TIẾT 1
VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC (Thanh Tịnh)
I. Mục tiêu :
1. Về kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được từ văn bản Tôi đi học :
- Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là những kỷ niệm được nhớ mãi trong cuộc đời mỗi con người.
- Hiểu được tình cảm tha thiết của tác giả với tuổi thơ, với bạn bè và mái trường thân yêu.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
2. Về kỹ năng
Rèn cho học sinh kỹ năng đọc, sử dụng tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm .
3. Về thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác trong học tập ,yêu mến bạn bè thầy cô .
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên : Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học với đặc trưng bộ môn.
2. Chuẩn bị của học sinh : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
( Kiểm tra vở soạn của học sinh .)
Đặt vấn đề vào bài mới :(1 phút) Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn Tôi đi học diễn tả cảm xúc ấy ở nhân vật tôi ,gieo vào lòng ta bao nỗi niềm bâng khuâng, bao rung cảm nhẹ nhàng trong sáng.Giờ học hôm nay cô trò ta được cùng tác giả trở về ngày đầu tiên của tuổi học trò qua truyện ngắn Tôi đi học. (Giáo viên ghi đầu bài lên bảng)
Tuần 1 - Bài 1 Kết quả cần đạt : - Giúp học sinh hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên qua ngòi bút trữ tình của Thanh Tịnh. - Phân biệt được các cấp độ khái quát khác nhau của nghĩa từ ngữ . - Bước đầu biết cách viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề. Ngày soạn:14/ 8/2010 Ngày giảng: 16/ 8/2010 - lớp 8a,b,c Tiết 1 Văn bản: Tôi đi học (Thanh Tịnh) I. Mục tiêu : 1. Về kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được từ văn bản Tôi đi học : - Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là những kỷ niệm được nhớ mãi trong cuộc đời mỗi con người. - Hiểu được tình cảm tha thiết của tác giả với tuổi thơ, với bạn bè và mái trường thân yêu. - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. Về kỹ năng Rèn cho học sinh kỹ năng đọc, sử dụng tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm . 3. Về thái độ : Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác trong học tập ,yêu mến bạn bè thầy cô . II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Chuẩn bị của giáo viên : Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học với đặc trưng bộ môn. Chuẩn bị của học sinh : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ (3 phút) ( Kiểm tra vở soạn của học sinh .) Đặt vấn đề vào bài mới :(1 phút) Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là ấn tượng của ngày tựu trường đầu tiên. Truyện ngắn Tôi đi học diễn tả cảm xúc ấy ở nhân vật tôi ,gieo vào lòng ta bao nỗi niềm bâng khuâng, bao rung cảm nhẹ nhàng trong sáng.Giờ học hôm nay cô trò ta được cùng tác giả trở về ngày đầu tiên của tuổi học trò qua truyện ngắn Tôi đi học. (Giáo viên ghi đầu bài lên bảng) 2. Dạy nội dung bài mới: GV Hỏi HS Hỏi HS GV GV Hỏi HS GV GV Hỏi HS Hỏi HS Hỏi HS Hỏi HS Hỏi HS GV Hỏi HS Hỏi HS Hỏi HS GV Hỏi HS Hỏi HS Hỏi HS GV Hỏi HS Hỏi HS Hỏi GV HS Hỏi Trước hết ta cùng tìm hiểu phần I ( HS yếu) Nêu những hiểu biết của em về tác giả? Thanh Tịnh(1911-1988) tên thật là Trần Văn Ninh. Quê xóm Gia Lạc- Sông Hương (Huế) ( Tb) Ông viết văn, làm thơ trong thời điểm nào ? Những sáng tác của ông có đặc sắc gì? - Ông viết văn, làm thơ từ năm 1933. Sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm,tình cảm êm dịu, trong trẻo. Nhấn mạnh lại nét chính về tác giả: Trong sự nghiệp sáng tác của mình , Thanh Tịnh có mặt trên khá nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí... Song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ. Văn ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến. -Tác phẩm chính(sgk). (Tb) Em biết gì về tác phẩm ? -Tôi đi học in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản năm 1941. Hướng dẫn cách đọc: Văn bản mang đậm hồi ức của tác giả cần đọc diễn cảm thể hiện được những tình cảm cảm xúc của tác giả. - Gọi 2 học sinh đọc, nhận xét cách đọc của các em. ( khá) Xác định thể loại,và phương thức biểu đạt của văn bản? Trả lời-> ( Tb) Nói rằng tự sự là phương thức biểu đạt chính vậy có những nhân vật nào được nhắc tới trong truyện ngắn ? Nhân vật được nhắc tới bao gồm: Tôi, mẹ tôi, ông đốc, những cậu học trò. (HS yếu) Trong đó nhân vật chính là ai,vì sao em xác định như vậy? - Tôi là nhân vật chính (được kể nhiều nhất, mọi sự việc đều xoay quanh nhân vật này) ( Tb) Cảm nhận về kỷ niệm ngày đầu tiên đi học của nhân vật Tôi được kể theo trình tự không gian , thời gian như thế nào? - Cảm nhận của Tôi trên đường tới trường. - Cảm nhận của Tôi lúc ở sân trường. - Cảm nhận của Tôi khi ở trong lớp học. ( khá) Từ đó có thể xác định bố cục của văn bản như thế nào? - Phần 1: Từ đầu đến “trên ngọn núi” - Phần 2: Tiếp đến. “được nghỉ cả ngày nữa’’ - Phần 3: Còn lại. Chuyển ý: Để hiểu rõ hơn cảm xúc của nhân vật ttoi trong buổi đầu đi học như thế nào ta chuyển sang phần II -> ( Tb) Theo dõi phần đầu văn bản và cho biết những gì đã gợi lên trong lòng tôi kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? - Có cảm giác nao nức, mơn man. ( Tb) Những kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường được diễn tả theo trình tự như thế nào? Thời gian: Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh(một buổi sáng cuối thu). - Không gian: Trên con đường làng dài và hẹp. ( khá) Vì sao không gian thời gian ấy lại để lại những kỷ niệm khó quên trong lòng tác giả? Trả lời Bình : Đó là thời điểm nơi trốn quê quen thuộc,gần gũi gắn liền với tuổi thơ của tác giả ở quê hương. Hơn nữa đây lại là lần đầu tiên tác giả được đến trường. ( Tb) Vậy trên đường tới trường trong lòng Tôi có những cảm giác gì ? “ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần,nhưng lần này tự nhiên thấy lạ”. (khá) Cái cảm giác quen mà lạ đó của Tôi có ý nghĩa gì? Đó chính là những dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của một cậu bé ngày đầu tới trường: tự thấy mình như đã lớn lên,con đường làng không còn dài rộng như trước. Ngoài cái cảm giác đó ra trong Tôi còn có những dấu hiệu nào chứng tỏ sự thay đổi nhận thức bản thân? “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không nô đùa như thằng Sơn nữa.” Bình: Trẻ con thường là thích đi chơi hơn,cậu bé đã ý thức được từ nay mình đã lớn . ( Tb) Vậy việc học hành của Tôi được gợi nhớ lại như thế nào? “ Trong chiếc vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.lướt ngang trên ngọn núi”. Thảo luận nhóm nhỏ (3 phút) Có thể hiểu gì về nhân vật Tôi qua chi tiết:“Tôi ghì chặt hai quyển vở mới trên tay và muốn thử sức mình tự cầm bút thước” ? Có chí học ngay từ đầu,muốn tự mình đảm nhiệm việc học tập,muốn được chững chạc như các bạn, không thua kém bạn. (HS khá) Trong những cảm nhận mới mẻ trên con đường làng đến trường nhân vật “Tôi”đã tự bộc lộ đức tính gì của mình? Khi nhớ lại ý nghĩ chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước, tác giả viết: “ ý nghĩ ấy thoáng qua trong tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.” Thảo luận nhóm(3 phút) Hãy phân tích ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn trên ? Đại diện nhóm trả lời Giáo viên nhận xét - đưa kết quả: Nghệ thuật so sánh. Kỷ niệm đẹp cao siêu. Đề cao sự học của con người. I.Đọc và tìm hiểu chung (17ph) - Tác giả tác phẩm (sgk/8) - Thể loại: Truyện ngắn. - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Bố cục: Ba phần. II. Phân tích: 1.Cảm nhận của Tôi trên đường tới trường. (19ph) Yêu việc học, yêu bạn bè và mái trường quê hương 3. Củng cố, luyện tập (3phút) Hỏi : Cảm nhận của em trong ngày đầu tiên đến trường ? HS: Tự do phát biểu . GV: Nhận xét Hỏi:Tôi đi học của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào ? A. Bút kí C. Tiểu thuyết. B. Truyện ngắn trữ tình. D. Tuỳ bút ( HS: Chọn đáp án B) 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2phút) - Học bài cũ, chọn một đoạn văn mà em thích học thuộc. - Xem tiếp phần còn lại của văn bản, soạn nội dung tiết 2 (Trả lời câu hỏi 2,3,4 phần đọc hiểu văn bản) ------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 15/8/2010 Ngày giảng: 17/ 8/2010 - 8a,8b 18/ 8/2010 – 8c Tiết 2 Văn bản: TÔI ĐI HọC (Tiếp) I. Mục tiêu: Về kiến thức: Giúp học sinh: - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Đó là những kỷ niệm được nhớ mãi trong cuộc đời mỗi con người. - Hiểu được tình cảm tha thiết của tác giả với tuổi thơ, với bạn bè và mái trường thân yêu. - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. 2. Về kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng đọc, sử dụng tốt các yếu tố miêu tả,biểu cảm . 3. Về thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức tự giác trong học tập ,yêu mến bạn bè, thầy cô và mái trường. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học với đặc trưng bộ môn. 2. Chuẩn bị của học sinh : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ (2 phút) GV: Kiểm tra vở soạn của học sinh - nhận xét sự chuẩn bị bài của hs) Đặt vấn đề vào bài mới ( 1phút) ở tiết trước các em đã tìm hiểu những cảm nhận của tôi trên đường tới trường.Vậy khi tới sân trường và lúc ở trong lớp học Tôi có cảm nhận gì ? Cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiếp. 2. Dạy nội dung bài mới: (Giáo viên ghi đầu bài lên bảng) GV HS Hỏi HS Hỏi HS GV Hỏi HS Hỏi Tiết trước các em đã biết được những cảm giác của nhân vật tôi trên con đường từ nhà tới trường.Khi ở sân trường thì cảm giác của tôi như thế nào ta tìm hiểu tiếp. Quan sát đoạn văn bản tiếp theo và cho biết: (HS Tb) Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có gì nổi bật ? -Rất đông người (Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người ) - Người nào cũng đẹp (Người nào quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt cũng tươi vui, sáng sủa) . ( khá) Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì ? Trả lời: rất đông ,thể hiện sự quan tâm của bố mẹ... Bình: Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường thường gặp ở nước ta. Thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân ta. Đồng thời bộc lộ tình cảm sâu nặng của tác giả đối với mái trường tuổi thơ. ( Tb) Khi chưa đi học và khi được đến trường, mọi thứ trước mắt khiến Tôi có những suy nghĩ gì? Khi chưa đi học nhân vật tôi chỉ thấy: Ngôi trường Mĩ Lí cao giáo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần đầu tới trường câu thấy:Trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà ấp,khiến lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ. Thảo luận nhóm – 3ph) Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng? Tác dụng của phép ngth đó ? II. Phân tích: 1. Cảm nhận của tôi trên đường tới trường. 2. Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường: ( 15 ph) HS Hỏi HS Hỏi HS GV Hỏi HS Hỏi HS Hỏi HS Hỏi HS Hỏi HS GV Hỏi GV Hỏi HS Hỏi HS GV Hỏi HS Hỏi HS GV Hỏi HS Hỏi HS Hỏi HS GV Hỏi HS Hỏi HS GV GV HS GV Phép so sánh.Diễn tả cảm xúc trang nghiêm của tác giả về mái trường,đề cao tri thức của con người trong trường học. (HS yếu) Bên cạnh việc tả mái trường tác giả còn miêu tả những gì? Những trò nhỏ tuổi: Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. Tb) Em đọc được ý nghĩa nào từ hình ảnh so sánh ấy ? Miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng của các em nhỏ lần đầu tới trường. - Đề cao sức hấp dẫn của nhà trường. Thể hiện khát vọng bay bổng của tác giả đối với trường học. Bình giảng: Các so sánh trên xuất hiện ở các thời điểm khác nhau để diễn tả tâm trạng ,cảm xúc của nhân vật tôi. Đây là các so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm được gắn với những cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng, trữ tình. Nhờ đó mà ý cảm giác ,ý nghĩ của nhâ ... iả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người. - Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ văn học. 3. Thái độ: ý thức được sự gia tăng dân số sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.. II. Chuẩn bị của gv và hs : 1. Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu tài liệu,soạn bài, chuẩn bị bảng phụ. 2 . Chuẩn bị của hs : Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV ( tiết 47 ) III. Tiến trình bài dạy: 1 . Kiểm tra bài cũ: ( 3phút) Câu hỏi : Em hãy nêu tác hại của thuốc lá ? Theo em giải pháp nào là giải pháp tối ưu nhất trong các giải pháp sau để chống ôn dịch thuốc lá? Phạt nặng những người hút thuốc lá trong tàu xe, nơi công cộng, trong cơ quan nhất là giờ làm trong phòng họp . Cấm mua bán thuốc lá trong cả nước. Cấm vận chuyển thuốc lá, sản xuất thuốc lá Tuyên truyền các nhà máy không sản xuất thuốc lá, hoặc giảm sản xuất, tăng giá thuốc lá, không dùng thuốc lá trong việc tiếp khách. Tổ chức toàn dân không hút thuốc lá. Đáp án + biểu điểm : Câu 1 : ( 7 đ ) Tác hại của thuốc lá : - Huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ của con người. - Là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tử vong - Huỷ hoại lối sống, đạo đức nhân cách ( nhất là thanh thiếu niên) Câu 2 . A. ( 3đ ) Đặt vấn đề vào bài mới: ( 1 ph) Em hãy đọc một số câu ca dao về chủ đề sinh đẻ có kế hoạch. Nêu nhận xét của em về kinh nghiệm cổ truyền đó? - HS đọc - GV bổ sung : Một con, một của ai từ. Trời sinh voi, trời sinh cỏ . Con đàn cháu đống Đó là những câu tục ngữ của nhân dân ta thể hiện việc quý người, cần người, vì nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp . Quan niệm đó giờ không còn phù hợp nữa, dân số gia tăng sẽ ảnh lớn đến sự phát triển của đất nước. Văn bản “ Bài toán dân số” giúp các em hiểu rõ về vấn đề dân số. ( GV ghi tên bài học- h/s mở sgk/ 130 ) 2. Dạy nội dung bài mới : I. Đọc và tìm hiểu chung GV GT : Bài toán dân số trích từ báo Giáo dục- Thời đại – Chủ nhật – Số 28- 1995 của tác giả Thái An. Tên đầy đủ “ Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời ( 10 ph ) cổ đại” Hỏi - Văn bản ta học, người biên soạn đã rút gọn tên bài. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào? HS Phương thức biểu đạt chính là gì? Văn bản nhật dụng. Phương thức nghị luận( lập luận kết hợp với tự sự) Hỏi HS (yếu) Chủ đề của văn bản là gì ? -> Dân số và phát triển dân số. Phục vụ cho chủ đề lớn của đảng và nhà nước ta “ Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại” GV Tác giả mượn câu truyện cổ để báo động nguy cơ bùng nổ dân số nhất là ở nước ta. GV - Đọc bài Nêu yêu cầu đọc: Đọc to rõ ràng, chú ý các câu cảm, những con số, những từ phiên âm. GV Đọc đoạn văn mở đầu HS Đọc các đoạn còn lại Nhận xét bạn đọc. Hỏi Tìm bố cục của văn bản? HS Văn bản chia làm 3 phần P1: Từ đầu ... “ sáng mắt ra” ( Nêu vấn đề: Bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình dường như đặt ra từ thời cổ đại ) P2: tiếp ... “của bàn cờ” (Tốc độ gia tăng dân số hết sức nhanh chóng) P3: còn lại (Kêu gọi loài người hạn chế gia tăng dân số) Hỏi Tìm luận điểm của phần 3? HS Phần 3 chia làm 3 ý chính + Nêu bài toán lên bài toán cổ và dẫn đến kết luận: Mỗi ô bàn cờ chỉ có vài hạt thóc, nếu gấp đôi theo cấp số nhân thì số hạt thóc của bàn cờ là con số khủng khiếp) +So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô của bàn cờ : ban đầu : 2 người, thế mà năm 1995 : 5,63 tỉ người, đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy. + Mỗi phụ nữ chỉ nên có hai con trong khi họ có khả năng đẻ nhiều con. Hỏi (Khá) Em hiểu thế nào là kế hoạch hoá gia đình? Thế nào là dân số? ( HS suy nghĩ – phát biểu ) II. Phân tích ( 20 ph ) 1. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. GV - DS là số người sinh sống trên phạm vi một quốc gia, châu lục, toàn cầu. - Sự gia tăng dân số ảnh hưởng đến tiến bộ xã hội và là nguyên nhân của đói nghèo, lạc hậu. - Kế hoạch hoá gia đình : là vấn đề sinh sản trong gia đình( sinh đẻ có kế hoạch, phù hợp với hoàn cảnh gia đình, tương ứng với hoàn cảnh xã hội.) Hỏi Vấn đề đặt ra trong văn bản này là gì? Tại sao khi nghe bài toán cổ tác giả lại sáng mắt ra? HS - DS và KHHGĐ là một vấn đề mới xuất hiện, mới được đặt ra ở những năm cuối thế kỉ XX . Khi nghe xong bài toán cổ thì hoá ra vấn đề DSố đã được đặt ra từ thời cổ đại nên nó không còn mới. DS và kế hoạch hoá gia đình có tầm quan trọng đặc biệt với sự sống còn của nhân loại. Hỏi Em có nhận xét gì về cách mở bài của tác giả ? HS Mở bài thật nhẹ nhàng mà giản dị ,thân mật ,tình cảm , gần gũi ,tự nhiên ,dễ thuyết phục. GV Chuyển ý: 2. Chứng minh, giải thích vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. HS Đọc thầm đoạn văn 2- ý 1 Hỏi (khá) Có thể tóm tắt bài toán cổ như thế nào? HS - Có một bàn cờ gồm 64 ô - Đặt 1 hạt thóc vào ô1, 2 hạt vào ô 2 , các ô tiếp theo cứ thế nhân đôi => tổng số hạt thóc thu được phủ khắp trái đất. Hỏi Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới? HS + Gây sự tò mò, hấp dẫn người đọc, mang lại kết quả bất ngờ : tưởng chừng số thóc ít hoá ra thóc phủ kín trái đất. GV Liên hệ DS : Nếu dân số tăng theo cấp số nhân -> Hậu quả thật khủng khiếp. Vấn đề mà tác giả muốn nói tới -> Dân số tăng đem lại hậu quả khủng kiếp cho nhân loại. HS Đọc luận điểm 2 Hỏi Tóm tắt bài toán cổ có khởi điểm từ kinh thánh? HS Lúc đầu trái đất chỉ có hai người ( A- đam và E-va) theo Kinh Thánh. -Nếu mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì đến năm 1995 dân số trái đất là5,6 tỉ người. - So với bài toán cổ, con số này xấp xỉ ở ô thứ 30 của bàn cờ (ô bàn cờ có 64 ô ) HS Đọc phần ý 3 ( LĐ 3 ) Hỏi Việc đưa ra con số tỉ lệ sinh của một phụ nữ ở một số nước qua thông báo của hội nghị Cai- rô nhằm mục đích gì ? - Cắt nghĩa vấn đề tăng dân số tự nhiên của phụ nữ cảnh báo nguy cơ tiềm năng của gia tăng dân số - Cho thấy cái gốc của vấn đề, hạn chế tăng dân số là sinh đẻ có kế hoạch. GV - Các nước có tỉ lệ sinh cao : châu Phi, châu á, trong đó có VN. Hỏi Em có nhận xét gì về tư liệu thuyết minh cũng như cách lập luận của tác giả ở phần này? -DC cụ thể, dễ hiểu. - Lập luận : thống kê so sánh, phân tích => gây lòng tin, dễ thuyết phục người đọc Hỏi Nhận xét về DS và tốc độ tăng dân số, thực trạng dân số với KT văn hoá của các châu lục á Phi + DS đông nhất thế giới, tốc độ gia tăng dân số lớn ( số liệu - SGK ) + KT, VH nghèo nàn , lạc hậu Hỏi Kết luận của em về mối quan hệ giữa dân số với sự phát triển của xã hội ? Dân số tăng cao kìm hãm phát tiển xã hội, là nguyên HS -> nhân dẫn đến đói nghèo, Hỏi Việc tác giả nêu vài con số cụ thể dự báo DS hiện nay và cho đến năm 2015, dân số thế giới hơn 7 tỉ người đã nói lên điều gì ? lạc hậu. HS Cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số luôn có thể xảy ra trong thế giới, nếu mỗi quốc gia không có biện pháp hữu hiệu hạn chế sự gia tăng dân số thì nguy cơ loài người tự huỷ hoại mình là điều khó tránh khỏi . 3. Con đường tồn tại và phát triển của nhân loại HS Đọc đoạn văn kết Hỏi (khá) Em có suy nghĩ gì về câu nói của tác giả ở đoạn văn kết? HS Con người muốn tồn tại cần phải có đất đai, đất đai không sinh mà con người sinh ra ngày càng nhiều nên con người cần-> Điều chỉnh hay hạn chế Hỏi Quan điểm và hái độ của tác giả trong vấn đề DS và kế hoạch hoá g.đình ? sự gia tăng dân số là vấn đề nghiêm túc sống còn của nhân loại. Nhận thức rõ vấn đề dân số và tác hại của nó có trách nhiệm với cộng đồng Trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người . GV Chuyển ý: III.Tổng kết (3ph ) 1 . Nghệ thuật Hỏi Chỉ ra thành công về nghệ thuật trong văn bản? Lập luận bằng cách CM dẫn chứng cụ thể sinh động ,sử dụng các yếu tố thuyết minh hợp lí, bố cục rõ ràng. 2 . Nội dung Hỏi Bài văn đem lại cho em những hiểu biết gì về dân số? * Ghi nhớ- sgk/132 HS Đọc ghi nhớ IV. Luỵên tập (3 ph) Hỏi HS Hỏi Con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao ? Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ thoát khỏi áp bức và ngu dốt, không còn phụ thuộc vào quyền lực người khác. Vì sao sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với nhân loại, nhất là các dân tộc? V. Đọc thêm ( 3ph ) còn nghèo nàn, lạc hậu? - Dân số tăng thu hẹp môi trường sống của con người, con người sẽ thiếu đất sống. - Dân số tăng đi liền với các hiểm hoạ về đạo đức, kinh tế, văn hoá, kìm hãm sự pt của cá nhân và đồng loại... 3. Củng cố: ( 1 ph ) - HS liên hệ với việc phát triển DS ở địa phương mình. + Là tuyên truyền viên tích cực trong việc hạn chế gia tăng dân số. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà ( 1 ph ) Nắm kt cơ bản của bài học Tìm hiểu bài : Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. -------------------------------------------------------------------------------------------- Soạn:26 /11 /2008 giảng: 29 /11/ 2008 Tiết 50 TV. Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm A.Phần chuẩn bị I. MTBH:* HS hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. * Rèn kĩ năng SD dấu hai chấm khi tạo văn bản văn bản. * HS sử dụng dấu câu phù hợp với mục đích giao tiếp. II. Chuẩn bị : 1.Thầy: CB bảng phụ ghi ví dụ cho HS thảo luận nhóm. 2 .Trò : Chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV ( tiết 49 ) B.Phần thể hiện trên lớp : I . ổn định lớp ( 1 ph ) II .Kiểm tra bài cũ ( 4 ph ) Câu hỏi : Em hãy nêu các mối quan hệ của các vế trong câu ghép ? Trong câu “ Trời trong như ngọc,đất sạch như lau ( Vũ Bằng các vế câu có quan hệ như thế nào? A. Tương phản C. Nối tiếp B. Đồng thời D. Lựa chọn. Đáp án + biểu điểm : Các mối quan hệ thường xuyên có sử dụng trong câu ghép: ( 7 đ ) Tương phản, đồng thời, nguyên nhân hệ quả, nối tiếp ,tăng tiến, bổ sung lựa chọn.. ý 2 : B ( 3 đ ) III. Dạy bài mới Vào bài : Trong khi tạo văn bản có nhiều trường hợp chúng ta phải SD dấu () và dấu hai chấm. Vậy công dụng của những loại dấu đó như thế nào? Bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ. ( GV ghi tên bài họclên bảng ) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt I. Dấu ngoặc đơn ( 10 ph ) GV Treo bảng phụ ghi ví dụ – HS đọc ví dụ 1 Ví dụ H Dấu ngoặc đơn trong các đoạn trích sau dùng để làm gì ? + ĐVa : Đánh dấu phần giải thích làm rõ ngụ ý chỉ ai ( những người dân bản xứ) => đối tượng nêu ở phần trước” họ” +ĐVb : Dấu ( ) đánh dấu phần thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó ( ba khía ) => gọi con kênh => người đọc hình dung rõ đặc điểm của con kênh này + Đvc : Đánh dấu phần bổ sung thông tin về năm sinh ( 701 ) mất ( 762 ) của nhà thơ Lí Bạch và phần cho người đọc biết thêm về Miên Châu thuộc tỉnh nào ( Tứ Xuyên )
Tài liệu đính kèm: