Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 8

Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 8

Tuần 8 Ngày soạn:

Tiết 29 – 30 Ngày dạy :

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

(Trích)

 - O. Hen-ri -

I. MỤC TIÊU

 Giúp học sinh:

-Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện.

-Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả O Hen-ri.

1.Kiến thức

 -Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.

 -Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.

 -Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.

2.Kĩ năng

 -Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc –hiểu tác phẩm.

 -Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.

 -Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 
Tiết 29 – 30 Ngày dạy :
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
(Trích)
 - O. Hen-ri -
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
-Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện.
-Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả O Hen-ri.
1.Kiến thức
 -Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.
 -Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.
 -Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
2.Kĩ năng
 -Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc –hiểu tác phẩm.
 -Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
 -Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện. 
II . CHUẨN BỊ 
 - GV: SGK, SGV, giáo án và tư liệu về nhà văn O-hen-ri. 
- HS: SGK, đọc, tìm hiểu về truyện “Chiếc Lá Cuối Cùng” và trả lời câu hỏi trong phần đọc- tìm hiểu văn bản.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
Ổn định tổ chức (1’)
Kiểm tra sĩ số và nêu yêu cầu của giờ học.
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa trong đoạn trích: '' Đánh nhau với cối xay gió'' hiện lên với những đặc điểm tính cách gì?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài:
- Nghe, ghi tên bài
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 (O. Hen-ri) 
Hoạt động 2 (20’)
GV gọi HS đọc chú thích về tác giả và tác phẩm trong SGK.
? Nêu những hiểu biết củ em về tác giả O-hen-ri? 
? Nhìn chung, các truyện ngắn của nhà văn toát lên điều gì? 
? Đoạn trích được học trích ở phần nào trong truyện?
GV nêu yêu cầu đọc: Giọng nhẹ nhàng tình cảm, chú ‏ý lời đối thoại nhân vật .
- GV đọc mẫu sau đó gọi HS đọc và nhận xét?
- Cho HS giải thích chú thích 1, 4, 8 
? Hãy nêu chủ đề của văn bản?
? Theo em có nên chia văn bản trích này ra những đoạn nhỏ không? Vì Sao?
- Đọc phần chú thích về tác giả và tác phẩm.
- Trả lời dựa vào chú thích trong SGK.
- Trả lời dựa vào chú thích trong SGK.
- Trả lời
- Nghe GV hướng dẫn và đọc mẫu.
- Đọc văn bản, nghe và nhận xét cách đọc của bạn.
- 2 HS giải thích
- Trao đổi, phát biểu
Trả lời 
- HS: Không nên chia thành những đoạn nhỏ vì: Câu chuyện được kể liền mạch theo dòng thời gian, sự việc tiếp nối sự việc.
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm
a. Tác giả. ( 1862 – 1910)
- Là một nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn.
b. Tác phẩm.
- Truyện của nhà văn O-hen-ri thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ rất cảm động.
- Đoạn trích: là phần cuối truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.
2. Đọc văn bản
3. Tìm hiểu từ khó
4. Chủ đề của văn bản
- Đoạn trích kể về tình cảm gắn bó keo sơn của đôi bạn Xiu và Giôn-xi trong tình cảnh khó khăn và sự hy sinh dũng cảm của cụ Bơ-men đã cứu sống Giôn-xi và làm nên một kiệt tác nghệ thuật.
Hoạt động 3 (54’)
- GV yêu cầu học sinh theo dõi vào văn bản. 
GV: Cụ Bơ-men là một hoạ sĩ già, ngoài 60 tuổi, râu xồm, kiếm ăn bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ. Cụ mơ ước vẽ một kiệt tác, nhưng đã bốn chục năm nay vẫn chưa thực hiện được.
? Em hãy tìm những chi tiết có nhắc đến cụ Bơ-men?
? Qua các chi tiết trên, em thấy cụ Bơ-men có thái độ như thế nào?
? Chi tiết: Rồi họ nhìn nhau một lát chẳng nói năng gì gợi cho ta nhận thấy cụ Bơ-men đang suy nghĩ điều gì? 
? Qua những chi tiết trên, em thấy cụ Bơ-men hiện lên với những nét tính cách và phẩm chất gì? 
? Tại sao người kể chuyện bỏ qua không nói đến chuyện cụ vẽ chiếc lá ra sao mà đến cuối cùng mới cho biết qua lời kể của Xiu?
? Có thể gọi chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác nghệ thuật được không? Vì sao?
? Tại sao Xiu cùng cụ Bơ-men sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân rồi nhìn nhau chẳng nói năng gì?
? theo em Xiu có được cụ Bơ-men cho biết ý định của mình không? Sáng ngày hôm sau, Xiu có biết chiếc lá trên tường là lá giả hay không?
? Tình thương yêu của Xiu đối với Giôn-xi được biểu hiện như thế nào? Qua các chi tiết nào?
? Nếu như biết trước ý định của cụ Bơ-men, thì câu chuyện sẽ như thế nào?
? Trong đoạn trích, em thấy Giôn-xi đang ở trong tình trạng như thế nào? 
? Tình trạng ấy khiến cô họa sĩ trẻ này có tâm trạng gì?
? Suy nghĩ của Giôn-xi: Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì lúc đó cô sẽ chết ... nói lên điều gì?
? Tại sao tác giả viết: Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn-xi, con người tàn nhẫn lại ra lệnh kéo màn lên? Hành động này thể hiện tâm trạng gì của giôn-xi? Cô tàn hẫn với ai? Có phải bản chất đó là của cô hay không?
? Thái độ, tâm trạng và lời nói của cô sau đó như thế nào?
- GV: Ngày hôm sau Giôn-xi đã khỏi bệnh hẳn, cô đã muốn sống, đã vui hơn, đã lạc quan hơn.
? Vậy nguyên nhân nào làm cho Giôn-xi khỏi bệnh? Việc Giôn-xi khỏi bệnh đã nói lên điều gì?
?Em hãy nêu nghệ thuật đặc sắc của truyện.
? Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần gây bất ngờ và tạo sự hấp dẫn đặc biệt cho truyện ngắn này là ở chỗ nào?
- GV: Cả hai lần đảo ngược đều gắn liền với việc sưng phổi và hình ảnh chiếcc lá cuối cùng, bệnh xưng phổi không quật ngã được Giôn-xi nhưng lại làm cụ Bơ-men lìa cõi đời.
? Vậy theo em văn bản này có ý nghĩa gì.
-Cho HS đọc ghi nhớ
- Theo dõi văn bản và nghe GV giới thiệu.
-Tìm kiếm và trả lời.
- 1-2 HS trả lời
- Trao đổi và trả lời, nhận xét và bổ sung.
- HS: Cụ Bơ-men suốt đời không thành đạt, là một hoạ sĩ nghèo túng mượn rượu giải khuây, tính nóng nảy và mơ ước vẽ một kiệt tác. Là một ồng già tốt bụng, tính cương trực, giàu lòng thương người. Cụ vẽ chiếc lá trong đêm mưa lạnh với mục đích duy nhất là cứu sống Giôn-xi. Trả lại niềm tin yêu cuộc sống cho cô. Khi vẽ cụ không nghĩ mình đang .làm một kiệt tác, không báo tỷứơc cho một ai.
- HS: Không kể chuyện cụ vẽ chiếc lá để tạo bất ngờ cho Giôn-xi và gây hứng thú cho người đọc
- Trảo luận, phát biểu
- HS: Họ nhìn nhau không dám nói nng gì vì họ lo cho bệnh tật của Giôn-xi và Giôn-xi thì lại có ý định chết cùng chiếc lá cuối cùng. Họ còn biết nói gì nữa khi cứ theo chiều hướng này thì chỉ đêm tới là lá rụng và tất nhiên Gôn-xi cũng khó mà qua khỏi. 
- Trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Trao đổi tì và trả lời, lớp nhận xét và bổ sung
- Suy nghĩ và trả lời: (Nếu như biết trước ý định của cụ Bơ-men thì sẽ không bất ngờ và câu chuyện sẽ không hấp dẫn và người đọc sẽ không được chứng kiến đoạn văn nói lên tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người).
- Trả lời
- Trả lời
- Thảo luận và trả lời. 
- Thảo luận và trả lời.
- HS: Tâm trạng ấy không phải là bản chất của cô mà do bệnh tật, thiếu nghị lực gây nên.
- Trả lời
-Thảo luận và trả lời, nhận xét và bổ Sung.
+ Lần 1: Ai cũng tưởng Giôn-xi sẽ chết vì bệnh tật nặng và nghèo túng, chán sống còn chiếc lá sẽ rụng vào đêm mưa rét ấy. Nhưng chiếc lá không rụng, Giôn-xi dần khỏi bệnh.
+ Lần 2: Cụ già Bơ-men đang khoẻ mạnh bỗng cảm lạn, sưng phổi và qua đời sau hai ngày => Cụ để lại kiệt tác
-Đọc ghi nhớ (SGK)
II. Tìm hiểu văn bản
1.Nội dung
a.Cụ Bơ-men với kiệt tác Chiếc lá cuối cùng
- Các chi tiết có nhắc đến hình ảnh cụ Bơ-men:
+ “Khi hai người ... làm tảng đá”
+ “Tên là Bơ-men ...... chu đáo hơn”
+ “Chị có chuyện này muốn nói với em ....... chiếc lá cuối cùng đã rụng”
- Cụ sợ khi nhìn thấy những chiếc lá thay nhau rụng.
- Tấm lòng thương yêu, lo lắng cho số phận của Giôn-xi.
=> Cụ Bơ-men và Xiu nhìn nhau không nói năng gì có thể gợi suy nghĩ: => Có thể cụ đã có ý định vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-Xi.
=> Tính cách cao thượng quên mình vì người khác, lẳng lặng mà làm, không cần cho người khác biết ý định của mình.
- Chiếc lá cụ vẽ đúng là một kiệt tác vì:
+ Chiếc lá được vẽ giống như thật.
+ Nó đem lại sự sống cho Giôn-xi.
+ Vẽ bằng cả tình thương bao la và đức hi sinh cao thượng.
b. Nhân vật Xiu hay tấm lòng của một người bạn
- Xiu lo sợ khi nhìn những chiếc lá thường xuân còn lại cứ mỗi ngày một ít đi.
- Xiu lo sợ mình sẽ ra sao nếu Giôn-xi chết: “Em hãy nghĩ... chị sẽ làm gì đây”.
=> Sự động viên, chăn sóc Gôn-xi một cách tận tình.
c. Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi
- Giôn-xi đang bị bệnh sưng phổi nặng.
- Bệnh tật và nghèo túng khiến cô hoạ sĩ trẻ có tâm lí chán nản, thờ thẫn.
- Giôn-xi nghĩ: Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì lúc đó cô sẽ chết ® một cô gái yếu đuối, bệnh tật, ít nghị lực ngớ ngẩn và đáng thương. 
=> Giôn-xi đã chán sống lắm rồi.
- Tâm trạng: Tàn nhẫn, lạnh lùng, thờ ơ với chính bản thân mình, với cuộc sống đang tắt dần trong cơ thể mình ® Cô không để ý, không quan tâm đến sự lo lắng của mọi người.
- Chiếc lá còn đó ® Giôn-xi ngạc nhiên ® Cô muốn ăn, muốn nhìn, muốn uống rượu và muốn vẽ vịnh Na-pơ. 
2. Nghệ thuật của truyện
-Dàn dựng cốt truyện chu đáo, các tình tiết được sắp xếp tạo nên hứng thú đối với độc giả.
- Nghệ thuật kể chuyện đảo ngược tình huống hai lần tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện.
3.Ý nghĩa văn bản
Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó, tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
*Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 5 (5’)
? Em hãy thảo luận với bạn và viết một cái kết thúc khác cho truyện ngắn này.
- HS Làm bài tập và trả lời trước lớp.
IV. Luyện tập
4. Củng cố (3’)
 - Vì sao Giôn-xi khỏi bệnh? Hãy giải thích? 
 - Vì sao bức tranh cuối cùng là một kiệt tác.
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
 -Ngoài văn bản, Chú thích và câu hỏi đọc- hiểu văn bản, chú ý đọc tóm tắt phần đầu của truyện để nắm được cốt truyện.
 -Nhớ một số chi tiết hay trong tác phẩm
	- Học bài, chuẩn bị bài: Chương trình địa phương (phần tiếng việt)
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 31
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(PHẦN TIẾNG VIỆT)
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 -Hệ thống hóa từ ngữ chỉ quân hệ ruột thịt, thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương.
1.Kiến thức
 -Các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
2.Kĩ năng
 -Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt.
II . CHUẨN BỊ
 - GV: SGK, SGV, giáo án, sưu tầm một số từ ngữ địa phương nơi bản thân đang sinh sống để đối chiếu và so sánh với từ ngữ toàn dân.
	-HS: SGK, tìm hiểu hệ thống từ ngữ địa phương mình đang sinh sống.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
	- Tình thái từ có những chức năng gì? cho một số ví dụ minh họa?
	- Khi sử dụng tình thái từ ta cần lưu ý những gì?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài: Mỗi địa phương có sử dụng một số ngôn ngữ khác nhau những cùng một nghĩa. Hệ thống từ ngữ đó được chúng ta sử dụng như thế nào? Trong bài học ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
- Nghe, ghi tên bài
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)
Hoạt động 2 (18’)
- GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm, mỗi nhóm lập một bảng điều tra. Cuối bảng điều tra cần rút ra những từ ngữ không trùng với từ ngữ toàn dân.
- Sau khi lập bảng xong, đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả. Các nhóm khác theo dõi để bổ sung cho nhóm bạn.
- GV dựa vào kết quả học sinh đã làm để nhận xét và kết luận.
- Học sinh thảo luận theo nhóm để lập bảng điều tra.
- Từng nhóm lên trình bày kết quả.
- Nhận xét và bổ sung kết quả cho nhóm bạn.
I. Lập bảng đối chiếu từ ngữ
Chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương có nghĩa tương đương với từ ngữ toàn dân
TN toàn dân
TN dùng ở địa phương
Cha
Mẹ
Bác (anh của cha)
Bác (vợ anh trai của cha)
.
Cha, ba
Mẹ, má
Bác
Bác
.
Hoạt động 3 (8’)
- Gv cho học sinh hoạt động cá nhân.
- Yêu cầu mỗi em tìm từ 3 đến 5 từ ngữ địa phương khác mà em được biết. (Ngoài các từ ngữ các em đã được học trong chương trình).
- Sau khi học sinh tìm được đủ, GV gọi một số em lên bảng trình bày kết quả và cho các em khác theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn.
- Căn cứ vào bài làm của học sinh, GV đánh giá kết quả và cho điểm khuyến khích.
Hoạt động 4 (9’)
 - Giáo viên hướng dẫn HS sưu tầm một số bài thơ, bài văn, đoạn văn hay có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt và phân tích.
- Em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương? Dùng từ ngữ địa phương ta cần lưu ý những gì?
- Từng cá nhân làm việc.
- Từng cá nhân lên bảng trả lời.
- Các em ở lớp quan sát và bổ sung bài cho bạn.
-Sưu tầm, phân tích
- HS trả lời câu hỏi để củng cố bài.
II. Tìm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác mà các em biết
a) Chú cũng như cha.
b) Nó lú nhưng chú nó khôn.
c) Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng.
III. Sưu tầm một số bài thơ, bài văn, đoạn văn hay có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt và phân tích.
4. Củng cố (2’)
Em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương? Dùng từ ngữ địa phương ta cần lưu ý những gì?
5. Hướng dẫn (2’)
	- Làm các bài tập trong bài học.
	- Chuẩn bị trước bài :Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 32
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
	Biết lập bố cục và cách thức xây dựng dàn bài cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
1.Kiến thức
 Cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2.Kĩ năng
 -Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 -Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ. 
	- HS: SGK, tìm hiểu và trả lời câu hỏi trong SGK và tập lập dàn ý cho một bài văn cụ thể.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 
 2. Kiểm tra bài cũ (1’)
	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
 3. Bài mới
Thông thường một bài văn có bố cục mấy phần? 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
Hoạt động 2 (18’)
- GV yêu cầu học sinh đọc văn bản Món quà sinh nhật và gợi ý cho các em tìm hiểu bài.
? Em hãy xác định 3 phần: Mở bài, Thân bài và kết bài? Nêu nội dung chính của mỗi phần đó? 
? Hãy xác định các yếu tố sau:
+ Sự việc chính và ngôi kể?
+ Câu truyện xảy ra ở đâu? vào lúc nào và trong hoàn cảnh nào?
+ Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?
? Mở đầu văn bản nêu vấn đề gì? Điểm đỉnh câu truyện ở đâu? Kết thúc ở chỗ nào? Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ? 
? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào của văn bản? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này?
? Những nội dung trên được kể theo thứ tự nào? Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ của truyện? 
? Dàn ý bài văn tự sự kết hợp miêu tả gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần?
- Đọc văn bản và tìm hiểu văn bản.
- Xác định bố cục ba phần và trả lời câu hỏi.
- Trao đổi, thảo luận và trả lời. Các em khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Trao đổi, trả lời và bổ sung.
Thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm trình bày ® các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Dựa vào ghi nhớ trả lời.
- Trả lời, nhận xét, bổ sung.
I. Dàn ý của bài văn tự sự
1. Tìm hiểu dàn ý bài văn tự sự
* Văn bản: Món qùa sinh nhật
a. Bố cục gồm 3 phần:
 - Mở bài: Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
 - Thân bài: Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
- Kết bài: Cảm nghĩ về món quà sinh nhật.
b. Các yếu tố
- Sự việc chính: Trình bày lại diễn biến của buổi sinh nhật.
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất (Tôi = Trang).
- Không gian: Trong nhà Trang.
- Thời gian: vào buổi sáng.
- Hoàn cảnh: Ngày sinh nhật Trang có các bạn đến mừng. 
- Sự việc xoay quanh nhân vật Trang.
- Tính cách:
+Trang: hồn nhiên, vui mừng, sốt ruột.
+ Trinh: Đằm thắm, kín đáo, chân thành.
+ Thanh: Hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý.
- Mở đầu bằng vấn đề: Buổi sinh nhật vui vẻ sắp đến hồi kết thúc, Trang sốt ruột vì người bạn thân chưa đến.
- Diễn biến: Trinh đến => giải tỏa.
- Điểm đỉnh: Món quà độc đáo (Chùm ổi do Trinh tự chăm sóc).
- Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang.
- Các yếu tố miêu tả ® Giúp người đọc có thể hình dung ra không khí của buổi sinh nhật và cảm nhận được tình bạn giữa Trang và Trinh.
- Các yếu tố biểu cảm ® Bộc lộ tình cảm bạn bè chân thành và sâu sắc ® Giúp người đọc hiểu rằng tặng cái gì không quan trọng bằng tặng như thế nào?
- Thứ tự: Vừa trước – sau vừa hiện tại – quá khứ.
- Điều bất ngờ: Tình huống chờ đợi, chê trách người bạn ® Hiểu rõ lí do ® Món quà bất ngờ.
2. Dàn ý của bài văn tự sự
 Dàn ý gồm 3 phần: 
 + Mở bài
 + Thân bài 
 + Kết bài
* Ghi nhớ: (SGK)
Hoạt động 3 (20’)
GV cho học sinh rút ra dàn ý bài “Cô bé bán diêm”.
- Hình thưc hoạt động: Thảo luận nhóm.
- Yêu cầu đại diện nhóm trả lời trước lớp.
- cho các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Thảo luận nhóm, trình bày bài trước lớp lớp nhận xét đánh giá.
-Quan sát bảng phụ và ghi chép.
II. Luyện tập
 4. Củng cố (2’)
 Dàn ý bài văn tự sự kết hợp miêu tả gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần?
 5. Hướng dẫn (2’)
 -Xác định thứ tự các sự việc được kể trong một văn bản tự sự đã học theo yêu cầu của giáo viên.
 -Lập dàn ý cho một bài văn tự sự. Ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả và biểu cảm có thể kết hợp.
 - Học bài và làm bài tập số 2.
 - Chuẩn bị bài : Hai cây phong
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Kí duyệt tuần 8
Ngày//.
Kiều Thị Phúc

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 8.doc