Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 27

Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 27

Tuần 27 Ngày soạn: ././2012

Tiết: 97,98 Ngày dạy:

 NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

( Trích : Bình Ngô đại cáo )

 Nguyễn Trãi

I. MỤC TIÊU.

 - Bổ sung kiến thức về văn nghị luận trung đại.

 - Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung và hình thức của một bài cáo.

 - Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn trích.

1. Kiến thức.

 - Sơ giản về thể cáo.

 - Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.

 - Nội dung, tư tưởng của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.

 - Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.

2. Kĩ năng.

 - Đọc – hiểu một văn bản viết ở thể cáo.

 - Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.

II. CHUẨN BỊ

 - GV: SGK, soạn giáo án.

 - HS: SGK, soạn bài.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 913Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 Ngày soạn: .../.../2012
Tiết: 97,98 Ngày dạy:
 NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
( Trích : Bình Ngô đại cáo )
 Nguyễn Trãi
I. MỤC TIÊU.
 - Bổ sung kiến thức về văn nghị luận trung đại.
 - Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung và hình thức của một bài cáo.
 - Nắm được đặc điểm nội dung và hình thức của đoạn trích.
1. Kiến thức.
 - Sơ giản về thể cáo.
 - Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô đại cáo.
 - Nội dung, tư tưởng của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.
 - Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.
2. Kĩ năng.
 - Đọc – hiểu một văn bản viết ở thể cáo.
 - Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.
II. CHUẨN BỊ
 - GV: SGK, soạn giáo án.
 - HS: SGK, soạn bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ. (4’)
Nêu hiểu biết của em về thể hịch. So sánh điểm giống và khác nhau giữa thể hịch và chiếu ?
3. Dạy bài mới.
Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một thể loại nữa đó là cáo trong bài “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi. “Bình Ngô đại cáo” (1428), bản thiên cổ hùng văn, rất xứng đáng được gọi là bản “Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai “ trong lịch sử dân tộc VN.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1:(18’) Hướng dẫn h/s đọc, chú thích, bố cục.
I.Đọc- tìm hiểu chung.
1. Đọc.
2, Tác giả:
 Nguyễn Trãi là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới 
3. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời:1428, sau chiến thắng giặc Minh.
- Cáo là thể văn nghị luận do vua chúa, thủ lĩnh.
Gv nêu yêu cầu đọc: giọng trang trọng, chậm rãi, khẳng định, tự hào.
? Gọi học sinh đọc văn bản ?
? Nêu hiểu biết của em về tác giả ? (Nhắc lại ở SGK Ngữ văn 7)
? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào ?
? Dựa vào chú thích nêu các đặc điểm chính của thể cáo về các mặt: mục đích, bố cục, lời văn ?
Gv: Cáo chủ yếu viết bằng văn biền ngẫu , lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ.
Gv: Đoạn trích nằm ở phần đầu của văn bản.
? Đoạn trích chia làm mấy phần. Nội dung của từng phần?
- Hs đọc văn bản 
- Nguyễn Trãi là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
- Là người có tài năng lỗi lạc: về chính trị, quân sự, ngoại giao, một tác giả lớn của nền văn học trung đại.
- Đầu năm 1428 sau khi chiến thắng giặc Minh xâm lược.
- Cáo là thể văn nghị luận do vua chúa hoặc thủ lĩnh viết để trình bày chủ trương, công bố kết quả.
- Bố cục : gồm 4 phần.
P1: Nêu luận đề chính nghĩa.
P2: Vạch rõ tội ác kẻ thù.
P3: Kể lại quá trình khiêu chiến.
P4: Tuyên bố chiến thắng, nêu cao chính nghĩa.
Hoạt động 2:(60’) Hướng dẫn h/s tìm hiểu văn bản.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nguyên lí nhân nghĩa.
=> Trừ giặc Minh bạo ngược để làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, thái bình.
2. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
? Đọc lại hai câu thơ đầu ? Em hiểu nhân nghĩa ở đây ntn? Cốt lõi tư tưởng ấy là gì ?
? Em hiểu thế nào “yên dân”, “trừ bạo” ?
? Dân ở đây là ai? Kẻ bạo ngược là ai ? Qua đó cho ta hiểu tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi muốn nói ở đây là gì ?
Gv: Như vậy Nguyễn Trãi nhân nghĩa không chỉ trong quan hệ giữa người với người mà còn trong quan hệ dân tộc với dân tộc -> Đây chính là sự phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi so với Nho giáo.
? Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?
- Nhân nghĩa: tình thương giữa con người với con người, lòng nhân ái.
 - Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân, trừ bạo”.
- Yên dân: giữ yên cuộc sống cho dân, làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc.
- Trừ bạo: diệt trừ kẻ thù độc ác, tàn bạo.
- Dân: là người dân nước Đại Việt.
- Kẻ bạo ngược: chính là giặc Minh cướp nước.
=> Trừ giặc Minh bạo ngược để làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, thái bình.
- Nền văn hiến lâu đời.
- Lãnh thổ riêng.
- Phong tục riêng.
- Lịch sử riêng.
? Có ‏ý kiến cho rằng ý thức dân tộc trong đoạn trích là sự tiếp nối và phát triển ‏ý thức dân tộc ở bài “Sông núi nước Nam”? ‏ý kiến của em như thế nào?
(HS thảo luận nhóm)
? Em hãy nêu những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền mà tác giả đưa ra?
? Chỉ ra những nét nghệ thuật đặc sắc của 8 câu tiếp theo?
Đọc đoạn tiếp: Vậy nênhết.
? Việc tác giả dẫn ra những dẫn chứng từ thực tế lịch sử nhằm mục đích gì ?
HS thảo luận nhóm.
Thời gian: 5’ Trình bày ‏ý kiến trên bảng phụ.
Trong bài “Sông núi nước Nam” quan niệm vể Tổ quốc, về chân lí độc lập xác định chủ yếu ở hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền (nước độc lập của vua).
“Nước Đại Việt ta”của Nguyễn Trãi bổ sung thêm 3 yếu tố: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử.
=> Trong quan niệm về dân tộc Nguyễn Trãi đã có ‏ý thức được “văn hiến, truyền thống lịch sử” là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Đó chính là bước tiến mới trong tầm cao của Nguyễn Trãi.
- Sử dụng những câu văn biền ngẫu.
- NT so sánh: so sánh ta với Trung Quốc, ngang hàng với trình độc chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia.
=> Khẳng định chủ quyền dân tộc Đại Việt ngang hàng với phương Bắc.
- Để nêu cao nguyên lí nhân nghĩa, tác giả đưa ra những minh chứng rất cụ thể và thuyết phục. Khẳng định về sức mạnh của chính nghĩa đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc Đại Việt.
- NT: sử dụng câu văn biền ngẫu, so sánh. 
=> Khẳng định chủ quyền dân tộc Đại Việt.
- Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc.
? Qua đoạn trích giúp em hiểu gì về tác giả?
Đề cao, tự hào về ‏ý thức dân tộc Đại Việt. Hào khí chiến thắng, niềm tự hào dân tộc như trào dâng trong lòng tác giả.
 -> Có sức lay động mạnh mẽ đến tình cảm người đọc.
3. Hình thức.
Tiêu biểu cho thể văn hùng biện.
- Viết theo thể biền ngẫu.
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng, tự hào.
-Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu? 
? Em hãy khái quát trình tự lập luận của đoạn trích?
HS khái quát bằng sơ đồ:
Nguyên lí nhân nghĩa
Yên dân. Bảo vệ đất nước để yên dân.
Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Trừ bạo.
Giặc Minh xâm lược.
Văn hiến lâu đời.
Lãnh thổ riêng.
Phong tục riêng.
Lịch sử riêng.
Chế độ, chủ quyền riêng.
Sức mạnh của nhân nghĩa . Sức mạnh của độc lập dân tộc.
? Qua đoạn trích giúp em hiểu gì về dân tộc Đại Việt?
? Nêu ý nghĩa văn bản? 
Gọi h/s đọc ghi nhớ.
HĐ3 : (13’)
- Nước ta có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ, phong tục tập quán riêng.
- Cuộc kháng chiến chống quân Minh là cuộc kháng chiến vì dân, chính nghĩa.
- Nêu ý nghĩa
HS đọc.
4. Ý nghĩa VB.
Thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
* Ghi nhớ SGK/69.
III. Luyện tập.
? So sánh với bài “Sông núi nước Nam”hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ‏ý thức dân tộc trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta”?
- Sự tiếp nối:
 Nước ta có độc lập chủ quyền, có vua riêng, địa lí riêng, không chịu khuất phục trước quân xâm lược.
- Sự phát triển:
+ Có nền văn hiến lâu đời.
+ Có phong tục tập quán riêng.
+ Có bề dày lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
=> Nền độc lập được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa, vì dân.
4. Củng cố:(2’) 
Nêu nguyên lí nhân nghĩa?
Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt
5. Hướng dẫn . (2’)
 - Đọc chú thích
 - Học thuộc lòng đoạn trích.
 - Soạn bài: Hành động nói. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 99
HÀNH ĐỘNG NÓI
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Nắm được cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
1. Kiến thức
	Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
2. Kĩ năng
	Sử dụng các kiểu câu để thực hiện hành động nói phù hợp.
3. Thái độ 
- Gi¸o dôc ý thøc tÝch cùc chñ ®éng trong häc tËp cho häc sinh.
II. CHUẨN BỊ 
 - GV: SGK, soạn giáo án, bảng phụ. 
- HS: SGK, soạn bài .
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’) 
	- Hành động nói là gì? Cho ví dụ.
	- Liệt kê các kiểu hành động nói mà em biết?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 (1’)
- GV giới thiệu bài...
- HS nghe, ghi tên bài.
 HÀNH ĐỘNG NÓI
(Tiếp theo)
Hoạt động 2 (16’)
- Gọi HS đọc đoạn ví dụ sgk. 
- Cho HS thảo luận nhóm bài tập tìm hiểu 1, 2 tr 70.
- Gọi HS các nhóm lên bảng trình bày.
- Gọi HS nhóm khác bổ sung 
- GV chốt lại kiến thức
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk/71 
- HS đọc ví dụ
- HS thảo luận nhóm và trả lời.
- HS trình bày 
- HS nhóm khác bổ sung 
- HS nghe, ghi
- HS đọc 
I. Cách thực hiện hành động nói
* Ví dụ (sgk)
Ví dụ 1
 Câu
Mục đích
1
2
3
4
5
Hỏi
-
-
-
-
-
Trình bày
+
+
+
-
-
Điều khiển
-
-
-
+
+
Hứa hẹn
-
-
-
-
-
Bộc lộ cảm xúc
-
-
-
-
-
* Trong khi sử dụng có trường hợp kiểu câu và chức năng của nó (hành động nói) trùng hợp với nhau, đó là trường hợp kiểu câu dùng đúng với chức năng vốn có của nó.
 - Kiểu câu cầu khiến được dùng để thực hiện hành động điều khiển. 
 - Kiểu câu nghi vấn được dùng để thực hiện hành động hỏi.
 - Kiểu câu cảm thán được dùng để thực hiện hành động bộc lộ cảm xúc. 
 - Kiểu câu trần thuật được dùng để thực hiện hành động trình bày.
Ví dụ 2
 HĐ 
 nói 
Kiểu 
câu 
Hỏi
Trình bày
Điều khiển
Hứa hẹn
Bộc lộ cảm xúc
Nghi vấn
+
-
-
-
+
Cầu khiến
-
-
+
-
-
Cảm thán
-
-
-
-
+
Trần thuật
-
+
+
-
+
 (+) Cách dùng trực tiếp
 (-) Cách dùng gián tiếp
* Ghi nhớ: (sgk/71)
Hoạt động 3 (19’)
- Bài 1: Cho HS đứng tại chỗ trả lời. 
- Bài 2: Cho HS trao đổi nhóm, đại diện nhóm trình bày. 
- GV nhận xét, cho điểm.
- Bài 3: Cho HS đứng tại chỗ trình bày. 
- Bài 4, 5: Cho HS trao đổi nhóm.
+ Nhóm 1, 2 bài 4
+ Nhóm 3, 4 bài 5
- GV nhận xét, cho điểm.
- HS đứng tại chỗ trả lời, lớp nhận xét và bổ sung. 
- HS trao đổi lớp, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. 
- HS đứng tại chỗ trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trao đổi nhóm, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
II. Luyện tập 
Bài tập 1
 Những câu nghi vấn đứng cuối đoạn văn trong bài Hịch thường dùng để khẳng định hay phủ định điều được nêu ra trong câu ấy. Còn câu nghi vấn được dùng để mở đầu đoạn dùng để nêu vấn đề cho tướng sĩ chuẩn bị tư tưởng đọc (nghe) phần lý giải của tác giả.
Bài tập 2
 Việc dùng các kiểu câu trần thuật để kêu gọi như vậy làm cho quần chúng thấy gần gũi với lãnh tụ và thấy nhiệm vụ mà lãnh tụ giao cho chính là nguyện vọng của mình.
Bài tập 3
 Cách nói của các NV thường thể hiện quan hệ giữa người nói với người nghe và tính cách của người nói.DC yếu đuối hơn DM nên nói lời đề nghị 1 cách khiêm nhường nhã nhặn, còn DM thì huênh hoang và hách dịch 
Bài tập 4
 Chọn phương án (b, e)
Bài tập 5
 Nên chọn hành đông (c) vì chỉ đưa giúp lọ gia vị mà không nói câu nào thì không lịch sự, còn trả lời rằng “Cái lọ ấy không nặng” là không hiểu ý người nói.
4. Củng cố (2’)
 Cho HS nhắc lại nội dung bài học.
5. Hướng dẫn (1’)
-Tìm hiểu đặc điểm nhân vật qua cách nhân vật thực hiện hành động nói ở mọt văn bản đã học.
- Học bài theo nội dung bài học và hoàn chỉnh bài tập.
- Soạn bài: Ôn tập về luận điểm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 100
ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM
I. MỤC TIÊU
 - Củng cố kiến thức về luận điểm và hệ thống luận điểm trong bài văn nghị lụân.
 - Nâng cao kĩ năng đọc-hiểu văn bản nghị luận và tạo lập văn bản nghị luận.
1. Kiến thức.
 - Khái niệm luận điểm.
 - Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
2. Kĩ năng.
 -Tìm hiểu, nhận biết, phân tích luận điểm.
 -Sắp xếp các luận điểm trong bài văn nghị luận.
3. Thái độ
- Gi¸o dôc ý thøc tù gi¸c, chñ ®éng tÝch cùc cho HS trong häc tËp.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, soạn giáo án, bị bảng phụ.
 	- HS: SGK, soạn bài.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (0’) 
	Kiểm tra lúc ôn tập
3. Dạy bài mới 
Ở lớp 7 chúng ta đã được tìm hiểu về văn nghị luận (Luận điểm, cách lập luận, bố cục), vậy luận điểm có vai trò như thế nào trong bài văn nghị luận, mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề nghị luận, mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nọi dung cơ bản
Hoạt động 1: (10’)Hướng dẫn h/s ôn lại khái niệm luận điểm.
I. Khái niệm luận điểm.
Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
- Luận điểm phải có hệ thống: có luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, cái đích của vấn đề) và luận điểm phụ (luận điểm xuất phát hay mở rộng).
- Các luận điểm không trùng lặp nhau mà cần có sự liên kết chặt chẽ. 
* Ghi nhớ SGK/ 75.
IV. Luyện tập
Bài tập 1
 Luận điểm: “Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”.
Bài tập 2
a) Cách chia luận điểm như vậy không hợp lí.
b) Sắp xếp các luận điểm hợp lý, theo thứ tự không trùng nhau:
- GD là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số; thông qua đó quyết định môi trường sống, mức sống trong tương lai.
- GD trang bị kiến thức và nhân cách; trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai.
- Do đó, GD là chìa khoá cho sự tăng trưởng KT trong tương lai.
- Cũng do đó, giáo dục là chìa khoá cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ XH sau này.
Gv: treo bảng phụ. Lựa chọn câu trả lời đúng về khái niệm luận điểm.
a, Luận điểm là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
b, Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
c, Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
Gv: Như vậy, luận điểm không phải là vấn đề, cũng không phải là một bộ phận của vấn đề. Vấn đề có thể là câu hỏi, nhưng luận điểm phải là câu trả lời.
? Gọi h/s đọc lại văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
Yêu cầu h/s thảo luận nhóm.
N1: Xác định luận điểm trong bài “Tinh thần yêu nước”.
N2: Có ‏ý kiến cho rằng bài “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn gồm có hai luận điểm.
LĐ1: Lí do cần phải dời đô.
LĐ2: Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Xác định luận điểm như vậy có đúng không ? Vì sao?
Gv: Luận điểm phải được thể hiện dưới dạng câu trần thuật không bao giờ ở dạng câu hỏi vì nhiệm vụ của luận điểm là đưa ra câu trả lời để giải đáp và làm sáng tỏ vấn đề.
Hoạt động 2: (7’)Tìm hiểu mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận
? Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì?
Gv: cho h/s quan sát lại hệ thống luận điểm của bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Nếu trong bài văn HCM chỉ nêu ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”, có thể làm sáng tỏ được vấn đề không?
- Quan sát hệ thống luận điểm “Chiếu dời đô”. ? Nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có đạt được không? Tại sao?
? Qua việc tìm hiểu em rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận?
Gv: Ngoài ra luận điểm phải giải quyết vấn đề một cách toàn diện, giải quyết ở mọi khía cạnh.
Hoạt động 3:(6’) Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
- Yêu cầu h/s thảo luận theo nhóm.
? Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập, em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong bảng hệ thống ?
Gv: Như vậy, bảng hệ thống (1) chỉ đưa ra ba luận điểm nhưng có sự liên kết chặt chẽ với nhau, cùng hướng tới làm sáng tỏ vấn luận điểm trước làm cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau kế thừa và phát triển luận điểm trước.
? Có ‏ý kiến cho rằng để giải quyết một vấn đề nào đó, có càng nhiều luận điểm càng tốt. Em có tán thành không? Vì sao?
?Qua việc tìm hiểu trên em rút ra nhận xét gì mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?
? Gọi h/s đọc ghi nhớ SGK/75
Hoạt động 4: (17’)
Hướng dẫn h/s luyện tập.
Đọc yêu cầu bài tập 1.
- Bài 1: Cho HS trình bày miệng trước lớp.
- Bài 2: Cho HS trao đổi nhóm.
- GV nhận xét, cho điểm.
-Lưa chọn câu trả lời đúng
Đáp án: C
Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận
HS đọc văn bản.
HS thảo luận theo nhóm. Ghi ra bảng phụ.
Thời gian: 5’
N1: - Tinh thần yêu nước là một truyền thống qúy báu của nhân dân ta ( luận điểm cơ sở, luận điểm xuất phát).
- Những biểu hiện của truyền thống yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
- Những biểu hiện cụ thể trong lĩnh vực chiến đấu, sản xuất, học tậptrong hiện tại.
- Nhiệm vụ của Đảng là làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong công việc kháng chiến (luận điểm chính dùng để kết luận ) 
-> Là cái đích hướng tới.
- Luận điểm trên cũng không đủ làm sáng tỏ vấn đề cần phải dời đô đến Đại La. Bởi vì người nghe chưa hiểu tại sao phải dời đô một cách cụ thể và thuyết phục.
=> Luận điểm phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ vấn đề.
Thảo luận nhóm.
Bảng hệ thống 1 đạt yêu cầu. Vì rất chính xác, các luận điểm có sự liên kết với nhau, không bị trùng lặp.
- Sắp xếp theo trình tự hợp lí: Có luận điểm (a) là cơ sở, tiền đề cho các luận điểm khác.
- Luận điểm (b) kế thừa phát triển ‏ý của luận điểm (a), trả lời câu hỏi vì sao phải thay đổi phương pháp học tập cũ.
Luận điểm (c) là kết luận, cái đích của bài đó là ưu điểm và hiệu qủa của phưong pháp học tập mới so với phương pháp cũ.
Bảng hệ thống 2:
- Luận điểm chưa chuẩn xác, chưa phù hợp với vấn đề cần giải quyết, trình bày lộn xộn vừa thiếu vừa thừa, các luận điểm chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
- Không phải cứ đưa ra nhiều luận điểm là tốt, mà luận điểm phải vừa đủ để làm sáng tỏ nội dung, có sự liên kết chặt chẽ với nhau để làm sáng tỏ vấn đề.
- Luận điểm phải có hệ thống: có luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, cái đích của vấn đề) và luận điểm phụ (luận điểm xuất phát hay mở rộng).
- Các luận điểm không trùng lặp nhau mà cần có sự liên kết chặt chẽ. 
- Dựa vào ghi nhớ trả lời
HS đọc ghi nhớ.
Hình thức làm cá nhân.
- Không phải là luận điểm. Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc, vì đoạn văn không giải thích, chứng minh và làm rõ ‏ý đó.
- HS trình bày miệng trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS trao đổi nhóm, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. 
4. củng cố (2’)
 Cho HS nhắc lại những điều cần nhớ trong mục ghi nhớ.
5. Hướng dẫn (1’)
- Học bài theo nội dung ghi nhớ, hoàn chỉnh bài tập.
- Sưu tầm một số bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học để nhận biết, phân tích luận điểm.
- Soạn bài :Viết đoạn văn trình bày luận điểm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Kí duyệt tuần 27
Ngày//2012
KiÒu ThÞ Phóc
Kí duyệt của lãnh đạo
Ngày//2012
 Biện Lộc Tới

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 27.doc