Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 23

Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 23

Tuần 23 Ngày soạn:

Tiết 82 Ngày dạy:

CÂU CẦU KHIẾN

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.

- Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 1 Kiến thức

 - Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.

 - Chức năng của câu cầu khiến.

 2. Kĩ năng

 - Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.

 - Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGK, Soạn gián, bảng phụ.

- SGK, soạn bài .

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 798Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Ngày soạn: 
Tiết 82 Ngày dạy: 
CÂU CẦU KHIẾN
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến.
- Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 1 Kiến thức
 - Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến.
 - Chức năng của câu cầu khiến.
 2. Kĩ năng
 - Nhận biết câu cầu khiến trong văn bản.
 - Sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Soạn gián, bảng phụ. 
- SGK, soạn bài .
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1 Ổn định tổ chức (1’)
2 Kiểm tra bài cũ (5’) 
	- Thế nào là câu nghi vấn? Cho ví dụ.
	- Câu nghi vấn có những chức năng gì?
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
 - Giới thiệu bài
- HS nghe, ghi tên bài
CÂU CẦU KHIẾN
Hoạt động 2 (20’)
- Gọi HS đọc đoạn trích.
? Tìm những câu cầu khiến trong đoạn trích?
? Dấu hiệu hình thức nào cho em biết đó là câu cầu khiến?
? Các câu ấy dùng để làm gì?
- Cho HS làm BT ví dụ 2 trang 30.
? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK tr 31.
- HS đọc 
- HS tìm, phát biểu.
- HS thảo luận lớp và trả lời.
- HS trả lời
- HS trình bày miệng tại chỗ.
- HS trả lời
- HS đọc 
I. Đặc điểm hình thức và chức năng 
* Ví dụ
1. Ví dụ 1
- Câu cầu khiến:
+ Thôi đừng lo lắng.
+ Cứ về đi. 
+ Đi, thôi con. 
=> Có những từ cầu khiến (đừng, đi, thôi)
- Chức năng:
- Thôi đừng lo lắng. (khuyên bảo)
- Cứ về đi. (yêu cầu) 
- Đi, thôi con. (yêu cầu) 
2. Ví dụ 2
 - Chú ý đọc sao cho 2 câu “Mở cửa” (câu trần thuật) và “Mở cửa” (câu cầu khiến) có ngữ điệu khác nhau, câu thứ 2 phát âm với giọng được nhấn mạnh hơn.
 - Chức năng của mỗi câu:
+ Câu thứ nhất dùng để trả lời câu hỏi.
+ Câu thứ hai dùng để ra lệnh, đề nghị. 
* Ghi nhớ: SGK tr 31
Hoạt động 3 (15’)
- Hướng dẫn HS luyện tập 
- Cho HS thảo luận nhóm bài tập sgk tr 31, 32
+ Nhóm 1 làm bài 1
+ Nhóm 2 làm bài 2
+ Nhóm 3 làm bài 3
+ Nhóm 4 làm bài 4
+ Nhóm 5 làm bài 5
- GV nhận xét và cho điểm.
- HS thảo luận nhóm và trả lời.
+ Nhóm 1 làm bài 1
+ Nhóm 2 làm bài 2
+ Nhóm 3 làm bài 3
+ Nhóm 4 làm bài 4
+ Nhóm 5 làm bài 5
II. Luyện tập 
Bài 1
- Có các từ: hãy, chớ, đừng.
- CN: chỉ người đối thoại. 
- Nếu thêm bớt hoặc thay đổi CN thì:
+ Câu 1, 2 không thay đổi, chỉ rõ ý hơn. 
+ Câu 3: thay đổi ý nghĩa của câu.
Bài 2
a. Thôi, im...đi. (TN cầu khiến: đi, vắng CN).
b. Các em đừng khóc. (TN cầu khiến: đừng; CN ngôi thứ 2 số nhiều).
c. Đưa tay ...mau! Cầm lấy ...này! (không có TN cầu khiến chỉ có ngữ điệu cầu khiến. Vắng CN.
Bài 3
- Câu a vắng CN.
- Câu b có CN ngôi thứ 2 số ít.
=> Nhờ có CN trong b, ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe.
Bài 4
- DC muốn DM đào giúp 1 cái ngách từ nhà mình sang nhà DM. (có mục đích cầu khiến).
- DC tự coi mình là vai dưới so với DM, là người yếu đuối, nhút nhát vì vậy ngôn ngữ khiêm nhường, rào trước đón sau.
Bài 5
- Hai câu này không thể thay thế cho nhau vì có ý nghĩa rất khác nhau.
- Trong trường hợp thứ nhất người mẹ khuyên con vững tin bước vào đời.
- Trường hợp thứ 2, người mẹ bảo con cùng đi với mình.
4. Củng cố (2’)
	- Thế nào là câu cầu khiến.
	- Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến?
5. Hướng dẫn (1’)
 - Tìm câu cầu khiến trong một vài văn bản đã học.
 - Biết phê phán cách sử dụng câu cầu khiến không lịch sự, thiếu văn hóa.
- Học bài, làm bài tập chưa làm ở lớp.
- Soạn bài: Thuyết minh một danh lam thắng cảnh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 83
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
I. MỤC TIÊU
 - Tiếp tục bổ sung kiến thức và kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
 1. Kiến thức
 - Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
 - Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
 - Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn giới thiệu danh lam thắng cảnh.
 2. Kĩ năng
 - Quan sát danh lam thắng cảnh.
 - Đọc tài liệu tra cứu, thu thập, ghi chép những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
 - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu : biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ. 
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, soạn giáo án, bảng phụ. 
- HS: SGK, soạn bài, chuẩn bị bảng phụ để thảo luận nhóm.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’) 
	- Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay nấu món ăn, cách nấu món ăn, may quần áo...) người ta phải làm thế nào?
- Cách làm được trình bày theo thứ tự nào?
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 (1’)
 - Giới thiệu bài
- HS nghe, ghi tên bài
THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
Hoạt động 2 (15’)
- Gọi HS đọc văn bản sgk.
? Bài văn đã cho chúng ta biết điều gì về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn?
? Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy cần có những kiến thức gì?
? Làm thế nào để có một kiến thức về một danh lam thắng cảnh?
? Bài viết được sắp xếp theo bố cục, thứ tự nào? Theo em bài này có thiếu sót gì về mặt bố cục?
? Theo em, nội dung bài thuyết minh trên đây còn thiếu những gì?
? Nêu cách thuyết minh về một danh lam thắng cảnh?
- HS đọc 
- HS trả lời 
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS trao đổi nhóm, phát biểu.
- HS trao đổi, phát biểu
- HS trả lời dựa vào ghi nhớ sgk.
I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
* Ví dụ:
Văn bản: “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn” 
1. Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. 
2. Phải có sự hiểu biết về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn (vị trí, đặc điểm...).
3. Người viết phải đi đến nơi, quan sát, tra cứu sách vở, hỏi han những người có hiểu biết để có kiến thức đúng.
4. Bài viết thiếu phần mở bài.
5. Nội dung còn thiếu miêu tả vị trí, độ rộng hẹp của hồ, vị trí của Tháp Rùa, của đền ngọc Sơn, cầu Thê Húc, thiếu miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối, màu nước xanh. Thỉnh thoảng rùa nổi lên... " Nội dung bài viết còn khô khan.
* Ghi nhớ: SGK tr 34
Hoạt động 3 (20’)
- Hướng dẫn HS luyện tập. 
- Cho HS thảo luận nhóm phần luyện tập SGK tr 35.
=> GV nhận xét, sửa chữa và cho điểm.
- Sắp xếp lại thứ tự danh thắng.
- Chọn chi tiết tiêu biểu.
- HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét và bổ sung. 
- Nhóm 1
- Nhóm 2
- Nhóm 3
II. Luyện tập 
Bài 1
Mở bài: 
 Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. 
Thân bài: 
 - Vị trí địa lý của thắng cảnh nằm ở đâu?
 - Thắng cảnh có những bộ phận nào? (Lần lượt giới thiệu và mô tả từng phần)
 - Vị trí của thắng cảnh trong đời sống tình cảm của con người.
Kết bài:
 Khẳng định lại vị trí của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
Bài 2 
- Từ xa đến gần theo thời gian.
- Từ ngoài vào trong: đường phố, cây xanh ven hồ, nước, rùa, đền, tháp(không gian, thiên nhiên)
Bài 3
- Lê Lợi trả gươm, rùa nhận gươm (gọi Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm là vì vậy).
- Gò Tháp Rùa đền Ngọc Sơn ghi chiến công đánh giặc ngoại xâm và thờ những anh hùng dân tộc và những giá trị văn hóa.
4. Củng cố (2’)
	- Muốn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ta phải làm như thế nào?
	- Bố cục của bài văn phải như thế nào? Lời văn ra sao?
5. Hướng dẫn (1’)
 - Đọc, tham khảo một số bài văn thuyết minh.
 - Quan sát, tìm hiểu, ghi chép, thu thập tài liệu về một số danh lam thắng cảnh ở địa phương.
 - Tập viết đoạn mở bài, kết bài.
- Học bài và hoàn chỉnh bài tập.
- Soạn bài: Ôn tập về văn bản thuyết minh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 84
ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU
 -Hệ thống được khiến thức về văn bản thuyết minh.
 - Rèn luyện, nâng cao một bước kĩ năng làm bào văn thuyết minh.
 1. Kiến thức
 - Khái niệm văn bản thuyết minh.
 - Các phương pháp thuyết minh.
 - Yêu cầu cơ bản khi làm văn thuyết minh.
 - Sự phong phú, đa dạng về đối tượng cần giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
 2. Kĩ năng
 - Khái quát, hệ thống những kiến thức đã học.
 - Đọc – hiểu yêu cầu đề bài văn thuyết minh.
 - qan sát đối tượng cần thuyết minh.
 - Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ. 
 	- HS: SGK, soạn bài, bảng phụ để thảo luận.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’) 
	- Muốn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ta phải làm như thế nào?
	- Bố cục của bài văn phải như thế nào? Lời văn ra sao?
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 (1’)
 - Giới thiệu bài
- HS nghe, ghi tên bài
ÔN TẬP VỀ VĂN BẢN THUYẾT MINH
Hoạt động 2 (15’)
- Hướng dẫn HS ôn tập phần lý thuyết 
- GV gọi HS trả lời lần lượt 4 câu hỏi trong SGK tr 35.
- Gọi HS khác bổ sung.
- GV chốt lại ý đúng cho HS ghi.
- HS đứng tại chỗ trả lời cá nhân. 
- HS khác bổ sung.
- HS ghi vở.
I. Ôn tập lý thuyết 
1. Vai trò, tác dụng của văn bản thuyết minh
 Là VB dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của SV, hiện tượng, sản phẩm nhằm đem lại cho con người kiến thức chuẩn xác để hành động và có thái độ đúng đắn đối với các sự vật, hiện tượng xung quanh mình.
2 So sánh văn bản thuyết minh với văn bản TS, MT, BC, NL.
 - VB TS: trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật. 
 - VB MT: trìmh bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người.
- VB NL: trình bày ý kiến, luận điểm.
- VBTM: chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan giúp con người hiểu biết được đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người. 
3. Muốn làm tốt VBTM cần phải có tri thức về sự vật, vấn đề cần thuyết minh
- Bài văn TM hay là VB trình bày rõ ràng, hấp dẫn đặc điểm cơ bản của đối tượng TM.
- VBTM sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.
4. Những phương pháp TM:
- PP nêu định nghĩa.
- PP nêu số liệu, VD.
- PP so sánh.
- PP phân tích, phân loại. 
Hoạt động 3 (22’)
- Hướng dẫn HS ôn cách lập dàn ý đối với một số kiểu bài.
- Chia 4 nhóm thảo luận 4 đề bài trong SGK tr 35.
- Gọi HS các nhóm trình bày.
- Gọi HS bổ sung. 
- GV đánh giá, cho điểm.
- Hướng dẫn HS viết đoạn 
- GV kiểm tra vở một số HS.
-HS thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhóm khác bổ sung.
- HS viết vào vở
II. Luyện tập 
Bài 1 
a) Giới thiệu đồ dùng
 - Cấu tạo 
 - Cách sử dụng
 - Cách bảo quản
b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh
 - Vị trí địa lý
 - Lịch sử
 - Các bộ phận 
 - Vị trí trong đời sống, tình cảm của con người 
c) Giới thiệu một TP, một VB, một thể loại 
 - Tác giả
 - Hoàn cảnh sáng tác
 - Thể loại 
 - Nội dung
 - Nghệ thuật 
d) Giới thiệu 1 phương pháp
 - Nguyên vật liệu 
 - Cách làm
 - yêu cầu thành phẩm
Bài 2: HS tự viết vào vở
4. Củng cố
	- Muốn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ta phải làm như thế nào?
	- Bố cục của bài văn phải như thế nào? Lời văn ra sao?
5. Hướng dẫn
 - Tiếp tục hoàn thiện bảng hệ thống hóa ở nhà.
 - Chuẩn bị một số đề bài văn thuyết minh thuộc các kiểu bài khác nhau.
 - Lập dàn ý một bài văn thuyết minh và viết đoạn văn theo dàn ý.
- Hoàn chỉnh bài tập .
- Soạn bài: “Ngắm trăng”, “Đi đường”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Kí duyệt của lãnh đạo 
Ngày//.
 Biện Lộc Tới
Kí duyệt tuần 23
Ngày//.
KiÒu ThÞ Phóc

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 23.doc