Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 12

Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 12

Tuần 12 Ngày soạn:

Tiết 45 Ngày dạy:

ÔN DỊCH, THUỐC LÁ

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

- Biết cách đọc - hiểu, nắm bắt các vấn đề xã hội trong một văn bản nhật dụng.

- Có thái độ quyết tâm phòng chống thuốc lá.

- Thấy được sức thuyết phục bởi sự kết hợp chặt chẽ phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.

1. Kiến thức

 -Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.

 -Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.

2. Kĩ năng

 -Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.

 -Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 918Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Soạn tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn:
Tiết 45 Ngày dạy:
ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Biết cách đọc - hiểu, nắm bắt các vấn đề xã hội trong một văn bản nhật dụng.
- Có thái độ quyết tâm phòng chống thuốc lá.
- Thấy được sức thuyết phục bởi sự kết hợp chặt chẽ phương thức lập luận và thuyết minh trong văn bản.
1. Kiến thức
 -Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.
 -Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh trong văn bản.
2. Kĩ năng
 -Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
 -Tích hợp với phần Tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh một vấn đề của đời sống xã hội. 
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, giáo án, một số số liệu có liên quan.
- HS: SGK, trả lời câu hỏi trong SGK.
III. LÊN LỚP 
 1. Ổn định tổ chức (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Trong văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” nêu lên vấn đề gì? Nó có tầm quan trọng như thế nào? Từ sau khi học văn bản đó em đã thực hiện lời kêu gọi đó như thế nào? 
- Văn bản chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
 ÔN DỊCH, THUỐC LÁ
Hoạt động 2 (5’)
- GV nêu yêu cầu đọc: rõ ràng, mạch lạc, chú ‏ý những chỗ in nghiêng.
- Gọi HS đọc bài.
- Yêu cầu HS giải thích chú thích: 1, 2, 3, 5, 6, 9.
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
? Văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- 3 HS lần lược đọc văn bản.
- HS giải thích từ khó.
- Trao đổi, phát biểu.
- HS: Văn bản nhật dụng thuyết minh về một vấn đề khoa học.
I. Đọc, tìm hiểu chung 
1. Đọc 
2. Chú thích
3. Bố cục : 3 phần 
Phần 1: Từ đầu .... nặng hơn cả AIDS ® Thuốc lá trở thành ôn dịch. 
Phần 2: Tiếp .... sức khỏe cộng đồng ® Tác hại của thuốc lá.
Phần 3: Còn lại ® Lời kêu gọi chống hút thuốc lá.
Hoạt động 3 (25’)
? Tác giả so sánh ôn dịch thuốc lá với đại dịch nào? So sánh như thế có tác dụng gì? 
? Em hiểu thế nào là ôn dịch? Dấu phẩy đặt ở nhan đề văn bản có ‏ý nghĩa gì?
? Em có nhận xét đặc điểm lời văn thuyết minh trong đoạn văn này?
? Em đón nhận thông tin này với một thái độ như thế nào?
? Phần thân bài thuyết minh về tác hại của thuốc lá ở những phương diện nào?
? Theo dõi đoạn văn “Ngày trước ... quả là một tội ác”.Sự hủy hoại của thuốc lá đến sức khỏe con người được phân tích trên những chứng cớ nào?
? Nhận xét về các chứng cứ mà tác giả dùng để thuyết minh trong đoạn này?
? Qua các tư liệu đó cho thấy mức độ nguy hiểm của thuốc lá đối với sức khoẻ con người?
? Câu: “có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi !” được đưa ra như một dẫn chứng, một tiếng nói khá phổ biến của những con nghiện có ‏ý nghĩa gì? 
? Theo dõi đoạn tiếp “Bố và anh ... con đường phạm pháp”. Ở đoạn này tác giả đã sử dụng biện pháp NT gì? Tác dụng?
? Vậy thuốc lá có tác hại như thế nào đến lối sống đạo đức của con người?
? Những thông tin này có hoàn toàn mới lạ đối với em không? Vì sao? Hãy liên hệ thực trạng ở địa phương em?
? Phần cuối văn bản cung cấp thông tin về vấn đề gì? 
? Em hiểu thế nào là chiến dịch chống thuốc lá ?
? Cách thuyết minh ở đoạn này là gì? Chỉ ra các biểu hiện cụ thể?
? Tác dụng của phương pháp thuyết minh này là gì?
? Khi nêu kiến nghị chống thuốc lá tác giả đã bày tỏ thái độ như thế nào?
? Em hiểu gì về thuốc lá sau khi học xong văn bản ?
? Bản thân em dự định làm gì trong chiến dịch chống thuốc lá rộng khắp hiện nay?
?Kết hợp lập luận, dẫn chứng, thuyết minh, phân tích ntn.
?Sử dụng thủ pháp gì để thuyết minh
?văn bản này có ý nghĩa gì.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- HS: So sánh ôn dịch thuốc lá với ôn dịch nổi tiếng khác đó là AIDS. So sánh như vậy để gây sự chú ‏ý cho người đọc.
- HS thảo luận, phát biểu. 
- HS: Sử dụng các từ thông dụng của ngành y tế (ôn dịch, dịch hạch, thổ tả, AIDS).
- HS tự bộc lộ suy nghĩ.
- HS: Phương diện sức khỏe, lối sống, đạo đức, cá nhân và cộng đồng.
- HS: Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút:
+ Chất hắc ín: làm tê liệt các lông mao ở vòm họng, phế quản, nang phổi, tích tụ lại gây ho hen, viêm phế quản, ung thư vòm họng và phổi.
+ Chất ôxít các-bon: thấm vào máu không cho tiếp nhận ôxi khiến sức khoẻ giảm sút.
+ Chất ni-cô-tin: làm co thắt các động mạch gây huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, có thể tử vong.
- Khói thuốc lá còn đầu độc những người xung quanh: đau tim mạch, ung thư, đẻ non, thai nhi yếu.
- HS: Đó là các chứng cớ khoa học, được phân tích và minh họa bằng số liệu cụ thể nên có sức thuyết phục bạn đọc.
- HS: Hủy hoại nghiêm trọng sức khoẻ con người.
- HS: Đó là một sự thật chứng tỏ sự vô trách nhiệm trước gia đình, người thân, trước cộng đồng của họ. Họ chính là những kẻ đầu độc, làm ô nhiễm môi trường, vẫn đục bầu không khí trong lành, làm cho những người chung quanh chịu vạ lây.
- Sử dụng biện pháp so sánh: 
+ So sánh tỉ lệ hút thuốc của thanh thiếu niên các thành phố lớn ở VN với các thành phố Âu Mĩ.
+ So sánh số tiền nhỏ (một đô la Mĩ mua một bao 555) và số tiền lớn 15.000 ở VN.
® Dụng ý cảnh báo nạn đua đòi hút thuốc ở các nước nghèo, từ đó nảy sinh các tệ nạn xã hội.
- HS trả lời
‏SH- tự liên hệ ở địa phương.
- HS Chiến dịch chống thuốc lá.
- HS: “Chiến dịch”: là những việc làm khẩn trương huy động nhiều lực lượng trong một thời gian nhằm thực hiện một mục đích nhất định.
“Chiến dich chống thuốc lá” là các hoạt động thống nhất rộng khắp nhằm chống lại nạn ôn dịch thuốc lá.
- HS: Bằng số liệu:
+ ở Bỉ năm 1987....
+ Chỉ trong vài năm chiến dịch chống thuốc lá đã làm giàu ....
+ Nước ta nghèo hơn châu Âu.
- HS: Thuyết phục bạn đọc tin ở tính khách quan của chiến dịch chống thuốc lá.
- Cổ vũ chiến dịch chống thuốc lá.
- Tin ở sự chiến thắng của chiến dịch.
- HS: Thuốc lá là một ôn dịch gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, lối sống của cá nhân và cộng đồng. Chúng ta phải có quyết tâm chống lại nạn dịch này.
- HS tự bộc lộ.
-Suy nghĩ trả lời
-Trả lời
- HS đọc ghi nhớ.
II. Tìm hiểu văn bản 
1.Nội dung
a. Thông báo về nạn dịch thuốc lá
- Ôn dịch chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm, lây lan rộng làm chết người hàng loạt trong thời gian nhất định.
- Dấu phẩy đặt ở giữa: là một cách nhấn mạnh và mở rộng nghĩa, tác giả không chỉ muốn nói hút thuốc lá là ôn dịch nguy hiểm mà còn tỏ thái độ lên án, nguyền rủa việc hút thuốc lá.
b. Tác hại của thuốc lá 
* Thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
- Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút.
+ Chất hắc ín.
+ Chất ôxít cac bon. 
+ Chất ni-cô-tin.
- Đầu độc những người xung quanh.
* Thuốc lá ảnh hưởng đến lối sống đạo đức của con người.
=> Hủy hoại lối sống nhân cách người VN nhất là thanh thiếu niên.
c. Kiến nghị chống thuốc lá
- Cổ vũ chiến dịch chống thuốc lá .
- Tin ở sự chiến thắng của chiến dịch.
2. Hình thức
-Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học.
-Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học liên quan đến tệ nạn xã hội.
3.Ý nghĩa
Với những phân tích khoa học, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá.
* Ghi nhớ: (SGK)
Hoạt động 4 (5’)
? Nêu thực trạng hút thuốc lá ở gia đình em (người thân). Nguyên nhân nào dẫn đến nghiện thuốc lá?
? Bản thân em, em sẽ làm gì để góp phần để mọi người hạn chế và bỏ thuốc lá ?
- HS tự liên hệ.
III. Luyện tập 
 4. Củng cố (2’)
- Theo em giải pháp nào là tối ưu để chống: Ôn dịch thuốc lá?
	- Bản thân em dự định làm gì trong chiến dịch chống thuốc lá rộng khắp hiện nay?
 5. Hướng dẫn (1’)
- Học bài, làm bài tập số 2.
-Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tác hại của tệ nghiện thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người và cộng đồng.
- Chuẩn bị bài: Câu ghép
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 46
CÂU GHÉP
(tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh:
- Nắm được chắc quan hệ ‏ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép.
1. Kiến thức
 -Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
 -Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.
2. Kĩ năng
 -Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.
 -Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: SGK, giáo án, bảng phụ.
- HS: SGK, trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu ghép là gì? Nêu cách nối các vế trong câu ghép? Cho ví dụ?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
CÂU GHÉP
(tiếp theo)
Hoạt động 2 (17’)
- GV treo bảng phụ, gọi HS đọc ví dụ.
? Hãy xác định và gọi tên quan hệ giữa các vế trong câu ghép? Mỗi vế câu biểu thị ‏ý nghĩa gì?
? Hãy nêu thêm một số câu ghép trong đó các vế câu có quan hệ về ‏ý nghĩa khác với quan hệ trên?
? Vậy các vế của câu ghép có quan hệ với nhau như thế nào? Thường có quan hệ từ nào?
- Gọi HS đọc ghi nhớ 
- 1 HS đọc ví dụ.
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét và bổ sung.
- HS làm việc cá nhân, trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS tự rút ra từ ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Quan hệ ‏ý nghĩa giữa các vế câu
1. Ví dụ:
1. Quan hệ ‏ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép
- Vế A: Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp.
- Vế B: (bởi vì) tâm hồn của người VN ta rất đẹp.
- Vế A: kết qủa.
- Vế B: nguyên nhân.
- Vế A: biểu thị ‏ý nghĩa khẳng định.
- Vế B: biểu thị ‏ý nghĩa giải thích.
2. Tìm thêm mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu.
- Chúng em sẽ cố gắng học để thầy cô và cha mẹ vui lòng. ® Các vế câu có quan hệ mục đích.
- Nếu nó chăm chỉ học tập thì bài kiểm tra sẽ đạt điểm cao hơn. ® Quan hệ điều kiện - kết quả.
- Bạn Hoa càng nói mọi người càng chú ‏ý. ® Quan hệ tăng tiến.
2. Ghi nhớ: (SGK)
Hoạt động 3 (19’)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 SGK và làm bài tập theo yêu cầu.
Hình thức : Cá nhân .
- Chia 2 nhóm thảo luận bài tập 2
+ Nhóm 1: đoạn “Biển đẹp” 
+ Nhóm 2: Thi Sảnh 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3 và làm bài tập theo yêu cầu.
- 5 HS lên bảng làm bài tập, lớp nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm, cử đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
II. Luyện tập
Bài 1
a. + Vế 1 - vế 2: nguyên nhân - kết qủa.
 + Vế 2 và vế 3: giải thích.
b. Quan hệ điều kiện - giả thuyết.
c. Quan hệ tăng tiến.
d. Quan hệ tương phản.
e. “rồi” chỉ quan hệ thời gian nối tiếp ® quan hệ nguyên nhân hệ quả.
Bài 2
a. - Đoạn 1: Câu 2 và 3 là câu ghép.
 - Đoạn 2 : Câu 2 và 3 là câu ghép.
b. - Đoạn 1: quan hệ điều kiện - kết qủa.
 - Đoạn 2: quan hệ nguyên nhân - kết quả.
c. Khôn ... của lão Hạc. 
 4. Củng cố (2’)
Các vế của câu ghép có quan hệ với nhau như thế nào? Thường có quan hệ từ nào?
 5. Hướng dẫn (1’)
- Học bài và làm bài tập 4.
-Tìm câu ghép và phân tích quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của những câu ghép trong một đoạn văn cụ thể.
- Chuẩn bị bài: phương pháp thuyết minh
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 47
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
 Nâng cao hiểu biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh trong việc tạo lập văn bản.
1.Kiến thức
-Kiến thức về văn bản thuyết minh ( trong cụm các bài học về văn bản thuyết minh đã học và sẽ học)
-Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh.
2. Kĩ năng
 -Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.
 -Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật.
 -Tích lũy và nâng cao tri thức đời sống.
 -Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu.
 -Lựa chọn phương pháp phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng.
II. CHUẨN BỊ 
	- GV: SGK, giáo án, bảng phụ. 
	- HS: SGK, đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK và tìm hiểu thêm về văn thuyết minh.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (5’)
	 Em hiểu thế nào là văn thuyết minh? Cho một vài ví dụ về bài văn thuyết minh?
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (1’)
- Giới thiệu bài
- Nghe, ghi tên bài
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
Hoạt động 2 (15’)
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu mục I.1 trong SGK.
? Các loại tri thức được sử dụng trong một số văn bản thuyết minh đã học là những tri thức nào?
? Làm thế nào để có những tri thức ấy? Vai trò của quan sát, học tập, tích luỹ ở đây như thế nào?
? Bằng sự tưởng tượng, suy luận có thể làm bài văn thuyết minh được không? 
- Gọi HS đọc các câu văn ở mục 2.a trong SGK.
? Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta thường cung cấp kiến thức như thế nào? Hãy nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giải thích trong văn bản thuyết minh?
- Gọi HS đọc các câu văn ở mục 2.b.
? Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự vật? 
- Gọi HS đọc đoạn văn ở mục 2.c.
? Chỉ ra và nêu tác dụng của phương pháp nêu ví dụ trong đoạn văn? 
-GV cho một HS đọc đoạn văn. 
? Đoạn văn đã cung cấp số liệu nào? Nếu không có số liệu có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không? 
? Hãy đọc câu văn và cho biết: Tác dụng của việc dùng phương pháp so sánh? 
? Hãy đọc câu văn và cho biết: Tác dụng của việc dùng phương pháp so sánh? 
? Muốn có tri thức thuyết minh, người viết cần phải làm gì? 
- HS tìm hiểu văn bản theo yêu cầu mục I.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- Trao đổi và phát biểu ý kiến.
- HS trả lời.
- HS đọc các câu văn.
- Trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ xung.
- HS đọc
- Suy nghĩ và trả lời.
- Đọc, tìm kiếm và trả lời.
- Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi. Các em khác nhận xét và bổ sung.
- Đọc và trả lời câu hỏi
- Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi. Các em khác nhận xét và bổ sung.
-Trả lời dựa vào ghi nhớ.
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
1. Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh
a. Đó là các tri thức:
+ Sự vật: Cây dừa
+ khoa học: Lá cây, con giun đất.
+ Lịch sử: Khởi nghĩa Nông Văn Vân.
+ Văn hoá: Huế.
b. Nuốn có tri thức ấy ta phải học tập, quan sát, tích luỹ.
+ Quan sát: Sự vật có đặc trưng gì
+ Học tập: Đọc sách, tra cứu.
+ Tham quan, quan sát.
c. Có tri thức thì mới có thể thuyết minh và thuyết minh mới hay.
2. Phương pháp thuyết minh
a. Phương pháp nêu định nghĩa
 Trong các câu văn, ta thường gặp từ là, sau từ là, người ta cung cấp những tri thức về đối tượng (Kiến thức về khoa học, lịch sử, thân thế).
=> Giúp người đọc hiểu đối tượng.
b. Phương pháp liệt kê
 Nêu số liệu, thí dụ để thuyết minh.
=> Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện và có ấn tượng về nội dung được thuyết minh.
c. Phương pháp nêu ví dụ.
 Các ví dụ cụ thể có tác dụng thuyết phục người đọc, khiến cho người đọc tin vào những điều mà người viết đã cung cấp.
d. Phương pháp dùng số liệu.
 Dùng các số liệu chính xác để khẳng định độ tin cậy của các tri thức được cung cấp. => Nếu không có số liệu người đọc có thể chưa tin vào nội dung thuyết minh.
e. Phương pháp so sánh.
 Tăng sức thuyết phục và độ tin cạy cho nội dung được thuyết minh.
g. Phương pháp phân loại, phân tích 
 Chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh, vấn đề,  để lần lượt thuyết minh. 
=> Người đọc hiểu dần từng mặt có hệ thống, cơ sở, để hiểu đối tượng một cách cụ thể.
* Ghi nhớ: (SGK) 
Hoạt động 3 (20’)
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập số 1.
- Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập 2 và làm bài tập theo yêu cầu.
- Gọi HS xác định yêu cầu của bài tập 2 và làm bài tập theo yêu cầu.
- Làm bài tập 1 theo yêu cầu
- Làm cá nhân, trình bày trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
- Làm cá nhân, trình bày trước lớp, lớp nhận xét, bổ sung.
II. Luyện tập
Bài 1
- Kiến thức về khoa học: Tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe và cơ chế di truyền giống loài của con người.
- Kiến thức về xã hội: Tâm lí lệch lạc của một số người coi hút thuốc là lịch sự.
Bài 2
- Phương pháp so sánh: So sánh với AIDS, với giặc ngoại xâm.
- Phương pháp phân tích: Tác hại của ni-cô-tin, của khí cácbon.
- Phương pháp số liệu: Số tiền mua một bao thuốc 555, số tiền phạt...
Bài 3
* Kiến thức: 
+ Về lịch sử, về cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Về quân sự. 
+ Về cuộc sống của nữ thanh niên xung phong trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
* Phương pháp: Dùng số liệu và các sự kiện.
4. Củng cố (3’)
	- Em hiểu thế nào là văn thuuyết minh? Văn thuyết minh có những đặc điểm gì?
	- Nêu các phương pháp thuyết minh.
5. Hướng dẫn (1’)
 -Học thuộc bài, ghi nhớ các phương pháp thuyết minh và làm bài tập số 4.
 -Sưu tầm, đọc thêm các văn bản thuyết minh sử dụng phong phú các phương pháp để học tập.
 -Đọc kĩ một số đoạn văn thuyết minh hay.
 -Soạn bài : trả bài kiểm tra văn
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 48
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN 
I. MỤC TIÊU
 	Giúp học sinh: 
- Nhận thức được kết qủa cụ thể của bài viết: những ưu nhược điểm về các mặt ghi nhớ, hệ thống hóa kiến thức qua các truyện kí hiện đại Việt Nam đã học, vận dung những kiến thức đó để biết đoạn văn biểu cảm.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ trong các câu, đoạn trích.
- Biết cách sửa chữa những sai sót, nhầm lẫn để bổ sung hoàn chỉnh lại bài viết của mình.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, bài làm của HS đã chấm.
- HS: Xem lại lý thuyết đã học.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (0’)
 Kiểm tra nội dung kiến thức trong khi trả bài.
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (5’)
- Yêu cầu HS đọc lại đề bài?
- GV nêu đáp án cho bài kiểm tra.
- HS đọc lại đề bài
- HS nghe, ghi chép.
1. Đáp án
* Trắc nghiệm:
 1. C; 2. A; 3. B; 4. D; 5.A; 6.D; 7.B; 8.C
* Tự luận:
Câu 1: Niềm vui sướng vô biên của bé Hồng khi gặp lại mẹ.
Câu 2: 
 - Lão Hạc nghèo túng
 - Thương con.
 - Không muốn làm phiền hàng xóm.
=> Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và phẩm chất tốt đẹp.
Hoạt động 2 (5’)
- GV nhận xét chung về ưu và nhược điểm trong bài làm của HS.
- HS nghe, ghi chép.
2. Nhận xét
* Ưu điểm: 
 Hầu hết các em đã biết xác định nội dung cơ bản để triển khai viết thành đoạn văn.
* Nhược điểm: 
- Phần câu 1: chưa xác định đúng nội dung chính của đoạn văn.
- Kĩ năng viết đoạn văn rất kém, nhiều bài không viết thành đoạn văn hoàn chỉnh mà chỉ nêu ‏ý cơ bản bằng cách gạch ‏ý. 
Hoạt động 3 (5’)
- GV chép đoạn văn, câu, từ ngữ chưa đúng lên bảng sau đó yêu cầu HS đọc và sửa đoạn văn.
- HS đọc và sửa chữa.
3. Chữa lỗi 
Hoạt động 4 (4’)
- GV đọc một số bài viết tốt để lớp tham khảo và học hỏi.
- HS nghe và đối chiếu bài làm của mình.
- HS tự rút ra nhược điểm của mình.
4. Đọc bài văn mẫu
 4. Củng cố (0’)
	Củng cố lại kiến thức đã học về truyện kí Việt Nam khi trả bài.
 5. Hướng dẫn (1’)
	- Xem lại bài và làm lại cho hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị bài: trả bài Tập làm văn số 2
* Thống kê điểm và ghi vào sổ điểm
Lớp
Sĩ số
Điểm bài kiểm tra
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
8/A
38
8/E
36
IV. RÚT KINH NGHIỆM
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I. MỤC TIÊU 
	Giúp học sinh:
	- Biết được những ưu, nhược điểm của bài viết.
	- Rèn luyện kĩ năng chữa các lỗi liên kết và các lỗi chính tả.
	- Có ý thức tìm hiểu các lỗi sai và tự kiểm tra bài viết của mình và tự sửa chữa.
II . CHUẨN BỊ 
- GV: Chấm chữa bài, ghi chép lại một số lỗi quan trọng trong quá trình chấm bài để chữa cho học sinh trong giờ trả bài. 
- HS: Xem lại lý thuyết đã học.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định tổ chức (1’)
	GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 
 2. Kiểm tra bài cũ (0’)
	 GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh về việc đọc và chữa lại bài theo gợi ý.
 3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
Hoạt động 1 (6’)
- GV nhận xét đánh giá chung về chất lượng bài viết.
- HS theo dõi, ghi chép.
I. Nhận xét đánh giá chung về chất lượng bài viết
1. Những ưu điểm
- Một số bài viết có chất lượng khá tốt.
- Các bài viết đã có sự chú ý hơn trong việc sửa lỗi chính tả và lỗi dùng từ, đặt câu
- Bố cục bài viết khá rõ ràng, nhiều bài xây dựng được bố cục mạch lạc, chặt chẽ.
2. Tồn tại
- Chữ viết còn quá xấu, khó đọc.
- Một vài em chưa có tiến bộ và ý thức học tập chưa cao.
Hoạt động 2 (7’)
- GV hướng dẫn học sinh xây dựng đáp án cho đề bài.
- Xây dựng đáp án theo hướng dẫn của giáo viên.
- Ghi chép vào vở.
II. Đáp án
a. Mở bài
 Giới thiệu những việc làm em định kể có liên quan đến môi trường.
b. Thân bài
- Tự sự: Kể về những sự việc đã xảy ra, có sự việc và nhân vật (ở nhà, ở trường, nơi công cộng). 
- Miêu tả: Tả cảnh, tả hành động => Câu chuyện thêm sinh động.
- Biểu cảm: Tình cảm, suy nghĩ của em đối với việc làm đó.
c. Kết bài
 Cảm xúc của bản thân về những việc mà em đã làm. 
Hoạt động 3 (10’)
- GV cho học sinh đọc trao đổi bài và tự chữa bài cho bạn.
- Sau khi học sinh tự chữa bài cho nhau. GV gọi một số em đọc bài viết của mình trước tập thể lớp. Các em khác nghe sau đó GV gọi một số em nhận xét, đánh giá và sửa bài cho bạn.
- Đọc , trao đổi và tự sửa bài.
- Đọc bài trước lớp, lớp nghe, nhận xét và đánh giá.
III. Hướng dẫn học sinh chữa bài.
* Thống kê điểm và ghi vào sổ điểm
Lớp
Sĩ số
Điểm bài kiểm tra
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
8/A
38
8/E
36
Kí duyệt tuần 12
Ngày// 
Kiều Thị Phúc
4. Củng cố (0’)
	Củng cố lại kiến thức đã học về văn tự sự khi trả bài.
5. Hướng dẫn (1’)
- Tiếp tục đọc và sửa lại bài viết.
- Soạn bài “Bài toán dân số”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 12.doc