Giáo án Ngữ văn 8 Phần Văn HKI

Giáo án Ngữ văn 8 Phần Văn HKI

* Bài dạy:

Tiết 39

 THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000

I. MỤC TIÊU: Qua bài học nhằm giúp HS:

 1.Kiến thức:

- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe con người của thói quen dùng túi ni lông.

- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.

- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ, hợp lí tạo nên sức thuyết phục cao

 - Tích hợp các môn: Hoá, địa, sinh có liên quan đến bao bì ni lông với môi trường.

 2.Kỹ năng:

 -Tích hợp với phần TLV để tập viết bài văn thuyết minh.

 - Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết

 3.Thái độ:

Giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường.

II- CHUẨN BỊ :

 1.Chuẩn bị của GV:

 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học

 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;

 - Soạn giáo án.

 2.Chuẩn bị của HS:

 - Tìm hiểu tình hình thực tế sử dụng bao bì ở nơi em ở.

 - Học bài cũ, làm bài tập,soạn bài mới theo sự hướng dẫn của GV.

 

docx 52 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 949Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Phần Văn HKI", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25.10.2011 * Bài dạy:	 
Tiết 39 
 THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
I. MỤC TIÊU: Qua bài học nhằm giúp HS:
 1.Kiến thức: 
- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khỏe con người của thói quen dùng túi ni lông.
- Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.
- Việc sử dụng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ và bố cục chặt chẽ, hợp lí tạo nên sức thuyết phục cao 
 - Tích hợp các môn: Hoá, địa, sinh có liên quan đến bao bì ni lông với môi trường.
 2.Kỹ năng: 
 -Tích hợp với phần TLV để tập viết bài văn thuyết minh.
 - Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết
 3.Thái độ: 
Giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường.	
II- CHUẨN BỊ : 
 1.Chuẩn bị của GV: 
 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
 - Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;
 - Soạn giáo án.... 
 2.Chuẩn bị của HS:	
 - Tìm hiểu tình hình thực tế sử dụng bao bì ở nơi em ở.
 - Học bài cũ, làm bài tập,soạn bài mới theo sự hướng dẫn của GV.
III- HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :	
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 - Nề nếp: ..
 - Chuyên cần: 8A1:, 8A4:, 8A5:
 2. Kiểm tra bài cũ :( 5’ )
 * Câu hỏi : Hãy so sánh sự giống và khác nhau các văn bản đã học?
 * Dự kiến trả lời : 
 * Giống:
 - Đều là văn tự sự, truyện kí hiện đại.
 - Đều lấy đề tài về con người, cuộc sống đương thời của tác giả, miêu tả số phận cùng cực của người dân.
 - Đều chan chứa tinh thần nhân đạo.
 - Đều có lối viết chân thực, gần đời sống ( bút pháp hiện thực).
 * Khác : Thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung,nghệ thuật.
 3. Giảng bài mới :
 a.Giới thiệu bài (1’) :Bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất đang bị ô nhiễm là nhiệm vụ quan trọng của cả nhân loại trên thế giới hiện nay. Một trong những vấn đề cần thiết và cấp bách mà chúng ta cần thực hiện ngay trong đời sống hàng ngày là hạn chế sử dụng bao bì ni lông. Vì sao vậy? Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 sẽ giải thích giúp chúng ta. 
 b.Tiến trình bài dạy : ( 35’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
7’
* Hoạt động 1/ Tìm hiểu chung :
1/ Tìm hiểu chung :
- Hướng dẫn HS đọc văn bản:đọc to, rõ ràng, mạch lạc chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp; 
- GV nhận xét, sửa chữa cách đọc cho HS
- Gọi HS đọc phần chú thích và hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó.
- Hỏi: Giải thích nghĩa của các loại ni lông , nhựa? 
- Hỏi: Nêu đặc tính của các loại ni lông, nhựa?
* GV nhận xét và bổ sung:
 Các loại ni lông, nhựa có một đặc tính chung là không thể tự phân huỷ, biến hoá, do thời gian, côn trùng và mầm sống khác phân huỷ như các chất hữu cơ hoặc vô cơ. 
è GV lưu ý : Về tính chất của Pla-xtíc (chất dẻo): còn gọi chung là nhựa được tổng hợp từ các phân tử pô-li-me. Túi ni lông được sản xuất từ hạt pô-li-me và nhựa tái chế có thể tồn tại từ 20 năm đến 5000 năm.
- Hỏi: Nếu nói VB thuyết minh nhằm trình bày tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và XH; thì theo em VB này có thuộc kiểu VB thuyết minh không? Vì sao?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Là VB thuyết minh vì đã cung cấp cho mọi người những căn cứ rõ ràng về tác hại của việc dùng bao bì ni lông và việc hạn chế sử dụng chúng.
- Hỏi: Văn bản này có phải là văn bản nhật dụng không? Vì sao?
è GV: Đây là văn bản nhật dụng vì nội dung của nó đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự, bức xúc đối vơí toàn nhân loại hiện nay, đó là vấn đề bảo vệ sự trong sạch của môi trường Trái đất.
- Hỏi: Nếu cần tìm bố cục 3 phần của văn bản này thì dự kiến tách đoạn của em sẽ như thế nào? Nội dung của từng đoạn ra sao?
* GV nhận xét và chốt lại:
Ba phần
-Phần 1: Nguyên nhân ra đời của bản thông báo về ngày trái đất.
- Phần 2: Tác hại nhiều mặt và giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông.
- Phần 3: Kêu gọi mọi người hãy bảo vệ Trái đất.
-HS nghe hướng dẫn cách đọc.
- Đọc theo yêu cầu của GV
- HS đọc VB và phần chú thích SGK/T.106
* Dự kiến trả lời:
4 Các loại ni lông, nhựa có một đặc tính chung là không thể tự phân huỷ, biến hoá, do thời gian, côn trùng và mầm sống khác phân huỷ như các chất hữu cơ hoặc vô cơ. 
Pla-xtic: chất dẻo (nhựa) vật liệu tổng hợp gồm các phân tử pôlime.
* Dự kiến trả lời:
 Là VB thuyết minh vì đã cung cấp cho mọi người những căn cứ rõ ràng về tác hại của việc dùng bao bì ni lông và việc hạn chế sử dụng chúng.
* Dự kiến trả lời:
 Đây là văn bản nhật dụng vì nội dung của nó đã đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường trái đất.
* Dự kiến trả lời: 3 phần
-Phần 1: Nguyên nhân ra đời của bản thông báo về ngày trái đất.
- Phần 2: Tác hại nhiều mặt và giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông.
- Phần 3: Kêu gọi mọi người hãy bảo vệ Trái đất.
a.Đọc văn bản và chú thích:
b. Kiểu loại văn bản :
Văn bản thuyết minh.
c. Bố cục: 3 phần
-Phần 1: Nguyên nhân ra đời của bản thông báo về ngày trái đất.
- Phần 2: Tác hại nhiều mặt và giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông.
- Phần 3: Kêu gọi mọi người hãy bảo vệ Trái đất.
18
* Hoạt động 2/ Tìm chi tiết:
2/ Tìm chi tiết:
- GV nhắc HS chú ý vào phần 2 củaVB.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về nguyên nhân và tác hại của việc sử dụng bì ni lông.
- Hỏi: Hãy chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường?
* GV nhận xét và chốt lại:
+Tính chất không phân huỷ của plastic tạo tác hại
+ Cản trở sinh trưởng các loài thực vật
+ Làm tắt cống, rãnh thoát nước muỗi phát sinh, truyền bệnh.
+ Làm ô nhiễm thực phẩm.
+ Sinh khí độc hại con người
- Hỏi: Theo em ngoài tác hại trên còn có tác hại nào nữa?
è GV: Bao bì ni lông vứt bừa bãi gây mất vẻ đẹp mĩ quan nhất là ở những nơi tôn nghiêm như di tích lịch sử hoặc các danh lam thắng cảnhBao bì ni lông dùng gói rác thải khác cũng sẽ gây ra những chất độc hại khác. Hằng năm có khoảng 100.000 chim, thú biển chết do nuốt phải bao bì ni lông.
 Qua đó, chúng ta thấy việc sử dụng bao bì ni lông lợi: tiện rẻ, tiết kiệm được nguyên liệu nhưng lợi ít hại rất nhiều...
GV liên hệ thực tế:
- Hỏi: Chúng ta đã đưa ra cách xử lí như thế nào?
* GV nhận xét và chốt lại:
Xử lí rác bì ni lông:
+ Vứt bừa bãi xuống các nguồn nước (cống, sông, ao, hồ) 
+ Chôn lấp thành bãi lớn
+ Đốt: gây ra chất đi ô xin , rất độc hại cho sức khỏe.
+ Tái chế: Gặp nhiều khó khăn nan giải, khó làm. 
è Cách xử lí trên không có tính khả thi và hiệu quả kém.
- Hỏi: Theo em, Ta cần có những biện pháp nào tích cực để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Giặt phơi khô để dùng lại.
- Không dùng khi không cần thiết .
- Sử dụng giấy hoặc lá để gói thực phẩm .
- Tuyên truyền tác hại của nó cho mọi người .
è Có thể thực hiện được , tuy nhiên chưa triệt để tận gốc
è Liên hệ vấn đề sử dụng bao bì ni lông ở gia đình và địa phương em hiện nay?
èGV gọi HS đọc từ: “ Mọi người hãy cùng nhau.... Bao bì ni lông”.
- Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoan văn ấy?và tác dụng?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Đoạn văn trên, Tác giả sử dụng điệp từ “hãy”à câu cầu khiến.
- Nhấn mạnh về ý thức sử dụng bao bì ni lông sao cho đúng.
- Hỏi: Qua đó tác giả muốn gửi tới chúng ta một thông điệp. Vậy thông điệp đó là gì?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Nhiệm vụ chung: Bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm.
- Hành động cụ thể: “ Một ngày không dùng bao bì ni lông”.
- HS chú ý vào nội dung đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
* HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:
+ Nhóm 2:
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Lớp nhận xét
- HS ghi phần giáo viên chốt lại.
* Dự kiến trả lời: 
 Ngoài ra sử dụng bao bì ni lông
còn có tác hại:
+ Ni lông vức bừa bãi sẽ làm mất mĩ quan của cả khu vực.
+ Rác đựng trong túi ni lông khó phân huỷ sinh ra các chất độc NH3, CH4, H2S
+ Ngăn cản sự phân hủy của các loại rác thải.
+ Diện tích chôn rác thải sẽ làm mất đi diện tích canh tác.
* Dự kiến trả lời: 
Xử lí rác bì ni lông:
+ Vứt bừa bãi xuống các nguồn nước (cống, sông, ao, hồ) 
+ Chôn lấp thành bãi lớn
+ Đốt: gây ra chất đi ô xin , rất độc hại cho sức khỏe.
+ Tái chế: Gặp nhiều khó khăn nan giải, khó làm. 
* Dự kiến trả lời:
- Giặt phơi khô để dùng lại.
- Không dùng khi không cần thiết 
- Sử dụng giấy hoặc lá để gói thực phẩm .
- Tuyên truyền tác hại của nó cho mọi người .
- Cá nhân HS tự liên hệ vấn đề này trong thực tế gia đình .
* HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:
+ Nhóm 2:
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Lớp nhận xét
- HS ghi phần giáo viên chốt lại.
* Dự kiến trả lời:
- Nhiệm vụ chung: Bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm.
- Hành động cụ thể: “ Một ngày không dùng bao bì ni lông”.
a . Nguyên nhân cơ bản khiến cho bao bì ni lông nguy hại đến môi trường: 
+Tính chất không phân huỷ của plastic tạo tác hại
+ Cản trở sinh trưởng các loài thực vật
+ Làm tắt cống, rãnh thoát nước muỗi phát sinh, truyền bệnh.
+ Làm ô nhiễm thực phẩm.
+ Sinh khí độc hại con người
-Ngoài ra sử dụng bao bì ni lông còn có tác hại:
+ Ni lông vức bừa bãi sẽ làm mất mĩ quan của cả khu vực.
+ Rác đựng trong túi ni lông khó phân huỷ sinh ra các chất độc NH3, CH4, H2S
+ Ngăn cản sự phân hủy của các loại rác thải.
+ Diện tích chôn rác thải sẽ làm mất đi diện tích canh tác.
* Xử lí rác bì ni lông:
+ Vứt bừa bãi xuống các nguồn nước (cống, sông, ao, hồ) 
+ Chôn lấp thành bãi lớn
+ Đốt: gây ra chất đi ô xin , rất độc hại cho sức khỏe.
+ Tái chế: Gặp nhiều khó khăn nan giải, khó làm. 
b . Những biện pháp hạn chế dùng bao ni lông :
- Giặt phơi khô để dùng lại.
- Không dùng khi không cần thiết .
- Sử dụng giấy hoặc lá để gói thực phẩm .
- Tuyên truyền tác hại của nó cho mọi người .
c. Kiến nghị:
- Nhiệm vụ chung: Bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm.
- Hành động cụ thể: “ Một ngày không dùng bao bì ni lông”.
3’
* Hoạt động 3/ Tổng kết bài:
3/ Tổng kết bài:
- Hướng dẫn HS tổng kết lại nội dung vừa tìm hiểu.
- Hỏi: Ý nghĩa mà vấn đề trong VB này đưa ra là gì?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Lời kêu gọi, tác hại của việc dùng bao bì ni lông và lợi ích của việc hạn chế chất thải ni lông để cải thiện môi trường.
- GV gọi HS đọc ghi nhớ.
- Hỏi: Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn thể mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống. Em hãy cho biết ở địa phương em hiện nay có những hoạt động nào nhằm bảo vệ mội trường sống?
GV chốt và nâng cao kiến thức: Những giải pháp mà VB đưa ra chỉ là những giải pháp tình thế, trước mắt nhằm hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông. Trong khi loài người chưa loại bỏ được hoàn toàn thì những biện pháp mà VB đề xuất là hợp tình, hợp lí và có tính khả thi.
- HS tổng kết lại nội dung vừa hướng dẫn HS tìm hiểu
* Dự kiến trả lời:
 Lời kêu gọi, tác hại của việc dùng bao bì ni lông và lợi ích của việc hạn chế chất thải ni lông để cải thiện môi t ...  1:
+ Nhóm 2:
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Lớp nhận xét
- HS ghi phần giáo viên chốt lại.
a. Khái niệm và phạm vi luyện tập:
- Khái niệm: Thơ 7 chữ là hình thức lấy câu thơ 7 chữ làm đơn vị, Nhịp thơ bao gồm thể thơ cổ thể. Đây là lối thơ tự do hơn cả miễn là có vần, không cần niêm luật, đối, số câu không nhất định. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật hay thất ngôn tứ tuyệt.
 Ngày nay thơ hiện đại cũng có nhiều khổ thơ với số câu 7 chữ.
- Phạm vi luyện tập: 4 câu mỗi câu 7 chữ theo đúng luật B – T giữa các câu.
è Cần xác định những yếu tố sau:
- Nhất – Tam – Ngũ: bất luận.
- Nhị - Tứ - Lục: phân minh.
 Có nghĩa là trong các câu 1,3,5 có thể linh hoạt trong việc sử dụng luật bằng trắc. Còn riêng các câu 2,4,6 luật bằng trắc phải rõ ràng.
12’
* Hoạt động2 Hướng dẫn HS phân tích mẫu:
2/ Phân tích mẫu: 
- GV treo bảng phụ: 
 a. Bánh trôi nước 
 của Hồ Xuân Hương.
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
 Bảy nổi ba chìm với nước non.
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
 Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Đoạn thơ:
“ Đi, bạn ơi, đi! Sống đủ đầy.
Sống trào sinh lực, bốc men say
Sống tung sóng gió thanh cao mới
Sống mạnh, dù trong một phút giây”
 ( Tố Hữu)
Đoạn thơ:
“ Bà tôi ở một túp lều tre,
 Có một hàng câu chạy trước hè.
 Một mảnh vườn bên rào giậu nứa,
 Xuân về hoa cải nở vàng hoe,”
 ( Anh Thơ, Tết quê bà)
- Hỏi: Nhận xét về: số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và luật bằng trắc trong từng câu?
* GV nhận xét và chốt lại:
* Nhận xét:
a.- Số câu: 4 câu.
 - Số chữ trongtừng câu: 7 chữ.
 - Gieo vần: on ( tròn, son, non).
b.- Gieo vần : ay ( đầy, say, giây).
c. – Gieo vần: e ( tre, hè, hoe)
- GV gọi HS đọc một số bài thơ đã sưu tầm?
- GV cung cấp cho HS một bài thơ:
 “ Áo đỏ” của Vũ Quần Phương
 Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng.
Em đi lửa cháy trong bao mắt,
Anh đứng thành tro em biết không?
è GV gọi HS nhận xét: số câu, số tiếng trong từng câu, gieo vần....
- HS đọc ví dụ abc SGK trang 156
* Dự kiến trả lời:
* Nhận xét:
a.- Số câu: 4 câu.
 - Số chữ trongtừng câu: 7 chữ.
 - Gieo vần: on ( tròn, son, non).
b.- Gieo vần : ay ( đầy, say, giây).
c. – Gieo vần: e ( tre, hè, hoe)
- HS trình bày.
- HS theo dõi bài thơ GV cung cấp.
Ví dụ: abc SGK trang 156.
* Nhận xét:
a.- Số câu: 4 câu.
- Số chữ trongtừng câu: 7 chữ.
- Gieo vần: on ( tròn, son,
non).
b.- Gieo vần : ay ( đầy, say, giây).
c. – Gieo vần: e ( tre, hè,hoe)
Trình bày tác phẩm sưu tầm:
18’
* Hoạt động 3/ Tập làm thơ: 
3/ Tập làm thơ:
- GV nêu yêu cầu: Cần sáng tác đúng thể loại ( Chủ đề tự chọn)
è GV nhận xét.....
- HS làm thơ theo yêu cầu của GV.
è HS trình bày.
2’
* Hoạt động 4/ Củng cố bài:
4/ Củng cố bài:
- GV củng cố về:
+ Khái niệm?
+ Phạm vi luyện tập?
+ Các yếu tố về thể thơ?
+ Kĩ năng về làm thơ 7 chữ?
- HS khắc sâu phần củng cố của GV.
 4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (3’ )
 a. Bài tập về nhà: 
 + Tự hoàn thiện phần làm thưo của cá nhân.
Chuẩn bị bài mới: Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ ( Tiếp theo)
 + Phóng tác?
 + Làm tiếp các bài còn dang dở ở SGK....
 + Tập bình ngắn về bài thơ: “ Áo đỏ” của Vũ Quần Phương?
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
 - Nội dung:
 - Phương pháp:..
 - Phương tiện:
 - Tổ chức:..
 - Kết quả:...	
Ngày soạn :30/12/2011 * Bài dạy: 
 Tiết : 71 Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ ( tiếp)
I. MỤC TIÊU: Qua bài học nhằm tiếp tục giúp HS:
 1.Kiến thức: Những yêu cầu tối thiểu khi làm bài thơ 7 chữ và tập làm thơ, bình ngắn một số bài thơ.
 2.Kỹ năng: 
 - Nhận diện thơ 7 chữ.
 - Đặt câu thơ 7 chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần....
 3.Thái độ: Yêu thích thơ 7 chữ và tạo hứng thú cho việc học tập môn Ngữ văn, sáng tác văn thơ.
II- CHUẨN BỊ : 
 1.Chuẩn bị của GV: 
 2.Chuẩn bị của HS:	
III- HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :	
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 - Nề nếp: ..
 - Chuyên cần: 8A1:, 8A4:, 8A5:
 2. Kiểm tra bài cũ :( Không thực hiện ) 
 3. Giảng bài mới :
 a.Giới thiệu bài (1’) Thơ 7 chữ là một thể thơ mà các em đã được học nhiều ở lớp 7. Vậy làm thơ 7 chữ tưởng chừng như không đơn giản và khó hơn là bình thơ. Qua tiết học hôm nay, Thầy giúp các em điều đó ... 
 b.Tiến trình bài dạy : ( 40’) 
TG
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
* Hoạt động1/ Hướng dẫn Nhận diện luật thơ:
1/ Nhận diện luật thơ:
- GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài tập a SGK trang 165 - 166.
* Bảng phụ: Chiều
Chiều hôm thằng bé cỡi trâu về,
Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe.
Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót,
Vòm trời trong vắt ánh pha lê.”
 ( Đoàn văn Cừ)
- Hỏi: Hãy đọc , gạch và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ?
* GV nhận xét và chốt lại:
 Chiều
Chiều hôm thằng / bé cỡi trâu về,
Nó ngẩng đầu lên / hớn hở nghe.
Tiếng sáo diều cao / vòi vọi rót,
Vòm trời trong vắt / ánh pha lê.”
 ( Đoàn văn Cừ)
- GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài tập b SGK trang 166.
* Bảng phụ: Tối
Trong túp lều tranh cánh liếp che,
Ngọn đèn mờ, tỏa ánh xanh xanh,
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng,
Như bước thời gian đếm quãng khuya.
 ( Đoàn văn Cừ)
- Hỏi:Bài thơ sau của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách chữa lại?
* GV nhận xét và chốt lại:
- Bài thơ có những chỗ sai luật:
+ Dấu phẩy sau từ : “ mờ” đã làm cho việc ngắt nhịp sai, không phải là nhịp 4/3 nữa mà là nhịp 3/4.
è Bỏ dấu phẩy và sửa lại thành là:
Ngọn đèn mờ tỏa, ánh xanh xanh,
+ Chữ “ xanh ở cuối dòng không bắt vần với “ che” vì chép sai.
è Chữa lại là”
Ngọn đèn mờ tỏa, ánh xanh lè,
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập a SGK trang 165 - 166.
HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:
+ Nhóm 2:
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Lớp nhận xét
- HS ghi phần giáo viên chốt lại.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập b SGK trang 166.
HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:
+ Nhóm 2:
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Lớp nhận xét
- HS ghi phần giáo viên chốt lại.
a. Đọc , gạch và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài thơ:
 Chiều
Chiều hôm thằng / bé cỡi trâu về,
Nó ngẩng đầu lên / hớn hở nghe.
Tiếng sáo diều cao / vòi vọi rót,
Vòm trời trong vắt / ánh pha lê.”
 ( Đoàn văn Cừ)
b.Bài thơ sau của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách chữa lại:
- Bài thơ có những chỗ sai luật:
+ Dấu phẩy sau từ : “ mờ” đã làm cho việc ngắt nhịp sai, không phải là nhịp 4/3 nữa mà là nhịp 3/4.
è Bỏ dấu phẩy và sửa lại thành là:
Ngọn đèn mờ tỏa, ánh xanh xanh,
+ Chữ “ xanh ở cuối dòng không bắt vần với “ che” vì chép sai.
è Chữa lại là”
Ngọn đèn mờ tỏa, ánh xanh lè,
10’
* Hoạt động2/ Hướng dẫn HS phóng tác:
2/ Phóng tác:
- GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài tập a SGK trang 166.
- Hỏi:Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi?
Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thàng Cuội ở cung trăng!
..................................................
* GV nhận xét và chốt lại:
Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thàng Cuội ở cung trăng!
Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
- GV yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài tập b SGK trang 166.
- Hỏi : Làm tiếp bài thơ còn dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của minh?
 Vui sao ngày đã chuyển sanh hè,
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
................................
* GV nhận xét và chốt lại:
Vui sao ngày đã chuyển sanh hè,
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
Phất phới trong lòng bao tiến gọi,
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập a SGK trang 166.
HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:
+ Nhóm 2:
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Lớp nhận xét
- HS ghi phần giáo viên chốt lại.
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập b SGK trang 166.
HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:
+ Nhóm 2:
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Lớp nhận xét
- HS ghi phần giáo viên chốt lại.
a.Làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi:
Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thàng Cuội ở cung trăng!
Đáng cho cái tội quân lừa dối
Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
b.Làm tiếp hai câu cuối trọn vẹn theo ý của mình: 
Vui sao ngày đã chuyển sanh hè,
Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
Phất phới trong lòng bao tiến gọi,
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê
18’
* Hoạt động 3/ Bình ngắn: 
3 /Bình ngắn:
- GV hướng dẫn HS bình bài thơ:
 Áo đỏ của Vũ Quần Phương:
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng.
Em đi lửa cháy trong bao mắt,
Anh đứng thành tro em biết không?
è Tác giả xây dựng hình tượng ngọn lửa.
- Áo đỏ đã trưở thành một ngọn lửa thiêu đốt cả hồn vía, cả thiên nhiên, con người
- GV treo bảng phụ:
Tôi sợ chiều phai phớt nắng mờ
Chiều thu, hoa đỏ rụng. Chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy sang sông đứng ngóng đò
 ( Trích: Hai sắc hoa ti gon- TTKH)
* GV Nhận xét và chốt lại:
 Có một cái gì đó thật vấn vương luu luyến, thật mơ hồ da diết, thật lặng lẽ vấn vương...trong cái vòng xoáy âm thanh vang vọng tha thiết, không dứt.
+ Chiều thu à Nắng mờ.
+ Chiều thu à Hoa rụng.
+ Chiều thu à lạnh lẽo.
+ Chiều thu à mây vắng.
+ Chiều thu à ngóng đò.
è HS trình bày.
- HS đọc và tự bình theo cảm nhận cá nhân và trình bày trước lớp.
a.Bài thơ: Áo đỏ
 của Vũ Quần Phương
Áo đỏ em đi giữa phố đông
Cây xanh như cũng ánh theo hồng.
Em đi lửa cháy trong bao mắt,
Anh đứng thành tro em biết không?
è Tác giả xây dựng hình tượng ngọn lửa.
- Áo đỏ đã trưở thành một ngọn lửa thiêu đốt cả hồn vía, cả thiên nhiên, con người
b. Đoạn thơ:
Tôi sợ chiều phai phớt nắng mờ
Chiều thu, hoa đỏ rụng. Chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy sang sông đứng ngóng đò
 ( Trích: Hai sắc hoa ti gon- TTKH)
 Có một cái gì đó thật vấn vương luu luyến, thật mơ hồ da diết, thật lặng lẽ vấn vương...trong cái vòng xoáy âm thanh vang vọng tha thiết, không dứt.
+ Chiều thu à Nắng mờ.
+ Chiều thu à Hoa rụng.
+ Chiều thu à lạnh lẽo.
+ Chiều thu à mây vắng.
+ Chiều thu à ngóng đò.
2’
* Hoạt động 4/ Củng cố bài:
4/ Củng cố bài:
- GV củng cố về:
 + Phóng tác ( Sáng tác)
+ Tập bình thơ?
- HS khắc sâu phần củng cố của GV.
 4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (3’ )
 a. Bài tập về nhà: 
 + Tự hoàn thiện phần làm thưo của cá nhân.
Chuẩn bị bài mới: Soạn bài: Nhớ rừng ( Thế Lữ)
 + Đọc kĩ văn bản SGK ngữ văn 8 – Tập
 + Soạn bài theo các câu hỏi SGK phần Đọc – Hiểu.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
 - Nội dung:
 - Phương pháp:..
 - Phương tiện:
 - Tổ chức:..
 - Kết quả:...	

Tài liệu đính kèm:

  • docxNgữ van 8 Phần Văn HKI.docx