Giáo án Ngữ văn 8: Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi

Giáo án Ngữ văn 8: Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA – NGUYỄN TRÃII. Giới thiệu về tác giả:

 Nguyễn Trãi (1380 -1442)

- Là nhà yêu nước, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

- Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc: chính trị, quân sự, ngoại giao. về văn hóa ông là một trong những tác giả lớn nhất của văn học trung đại Việt Nam.

- Tác phẩm: Trữ tình, chính luận (chữ Hán, chữ Nôm), Nguyễn Trãi đều có thành tựu lớn.

+ Văn chính luận chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập

+ Thơ trữ tình chữ Hán: ức Trai thi tập

+ Chữ Nôm: Quốc âm thi tập

II. Tìm hiểu chung về tác phẩm

1. Thể loại: cáo

2. Vị trí đoạn trích

*Bình Ngô đại cáo gồm 4 phần lớn:

- Luận đề chính nghĩa

- Lập bản cáo trạng tội ác của giặc Minh

- Phản ánh quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Tuyên bố kết thúc

* Đoạn trích: Phần đầu bài Bình Ngô đại cáo: nêu luận đề chính nghĩa với hai nội dung nguyên lý nhân nghĩa và chân lý về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền, của dân tộc Đại Việt.

 

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 892Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8: Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NƯỚC ĐẠI VIỆT TA – NGUYỄN TRÃI
I. Giới thiệu về tác giả:
 	Nguyễn Trãi (1380 -1442)
- Là nhà yêu nước, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
- Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc: chính trị, quân sự, ngoại giao... về văn hóa ông là một trong những tác giả lớn nhất của văn học trung đại Việt Nam.
- Tác phẩm: Trữ tình, chính luận (chữ Hán, chữ Nôm), Nguyễn Trãi đều có thành tựu lớn.
+ Văn chính luận chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập 
+ Thơ trữ tình chữ Hán: ức Trai thi tập 
+ Chữ Nôm: Quốc âm thi tập
II. Tìm hiểu chung về tác phẩm 
1. Thể loại: cáo 
2. Vị trí đoạn trích 
*Bình Ngô đại cáo gồm 4 phần lớn: 
- Luận đề chính nghĩa 
- Lập bản cáo trạng tội ác của giặc Minh 
- Phản ánh quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- Tuyên bố kết thúc 
* Đoạn trích: Phần đầu bài Bình Ngô đại cáo: nêu luận đề chính nghĩa với hai nội dung nguyên lý nhân nghĩa và chân lý về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền, của dân tộc Đại Việt.
III. Đọc - hiểu văn bản 
1. Hai câu đầu: Nội dung nguyên lý nhân nghĩa
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa là "yên dân", trừ bạo", yên dân: làm cho dân được hưởng thái bình hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn
- Người dân: Người dân Đại Việt đang bị xâm lược.
- Kẻ bạo ngược: chính là giặc Minh
Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống xâm lược, nhân nghĩa là mối quan hệ giữa người với người, giữa dân tộc với dân tộc. Đây là tư tưởng nhân nghĩa mới mà Nguyễn Trãi đã phát triển từ tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo.
2. Nội dung chân lý về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt (8 câu):
Đưa ra các yếu tố căn bản để xác lập chủ quyền dân tộc:
- Nền văn hiến 
- Cương vực lãnh thổ 
- Phong tục tập quán 
- Lịch sử riêng, chế độ riêng 
Với yếu tố căn bản này Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh về quốc gia dân tộc.
 + Nam quốc sơn hà: 2 yếu tố lãnh thổ - chủ quyền 
 + Bình Ngô đại cáo bổ sung 3 yếu tố: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử
Như vậy Nguyễn Trãi đã ý thức được: văn hiến, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất là hạt nhân để xác định dân tộc như vậy điều mà kẻ thù luôn phủ định (văn hiến nước Nam) thì lại chính là thực tế. Tồn tại với sức mạnh của chân lý khách quan.
Đế: vua, là thiên tử duy nhất, toàn quyền. "Vương" là vua, vua chư hầu phụ thuộc vào đế. Xưng đế thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc, khẳng định chủ quyền Đại việt có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc.
-> quan niệm của Nguyễn Trãi toàn diện và sâu sắc chứa đầy tinh thần tự hào dân tộc.
*Nghệ thuật văn chính luận:
+ Sử dụng từ ngữ thể hiện tính hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt tự chủ (từ trước - vốn xưng đã lâu, đã chia, cũng khác) 
+ Sử dụng biện pháp so sánh. So sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với Trung Quốc về chính trị, tổ chức chế độ quản lý quốc gia
3. Sức mạnh của nguyên lý nhân nghĩa và sức mạnh của chân lý độc lập:
Tác giả lấy dẫn chứng từ thực tế lịch sử " Lưu Cung, Triệu Tiết.. Toa Đô.. Ô Mã" để minh chứng cho sức mạnh chính nghĩa đồng thời hiện tinh thần tự hào dân tộc.
* Nam quốc sơn hà khẳng định sứ mệnh chân lý là chính nghĩa là độc lập dân tộc, kẻ xâm lược làm trái lẽ phải, phạm vào sách trời sẽ chuốc lấy thất bại.
* Bình Ngô đại cáo: Nêu nguyên lý nhân nghĩa. Tác giả đưa dẫn chứng đầy sức thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lý, của chính nghĩa, thể hiện niềm tự hào dân tộc.
IV. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Văn bản chính luận có sức thuyết phục cao bởi đây là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ với dẫn chứng, bởi những từ ngữ mang tính hiển nhiên và cách so sánh có hiệu quả cao.
2. Nội dung 
Đoạn trích có ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn Độc lập, khẳng định truyền thống văn hiến, truyền thống lịch sử và một nền độc lập lâu đời. Kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.

Tài liệu đính kèm:

  • docNuoc Dai Viet ta(2).doc