Giáo án Ngữ văn 8 - Năm học 2013-2014 - Phạm Thị Minh Lý

Giáo án Ngữ văn 8 - Năm học 2013-2014 - Phạm Thị Minh Lý

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên.

- Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng

Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.

3. Thái độ

Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.

II. Chuẩn bị:

- Thầy tìm hiểu kỹ văn bản, chuẩn kiến thức.

- Trò đọc văn bản, soạn bài.

- Chuẩn bị: Phiếu học tập, máy chiếu

 

doc 128 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1063Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Năm học 2013-2014 - Phạm Thị Minh Lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 11/08/2013
Ngµy d¹y: 8a1 : 13/08/2013	8a2 : 12/08/2013
Tiết 1 - BÀI 1: Văn bản TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
I. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên.
- Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng
Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.
3. Thái độ
Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.
II. Chuẩn bị:
- Thầy tìm hiểu kỹ văn bản, chuẩn kiến thức.
- Trò đọc văn bản, soạn bài.
- Chuẩn bị: Phiếu học tập, máy chiếu 
III. Phương pháp
- Nêu giải quyết vấn đề, vấn đáp, kích thích tư duy
IV. Các hoạt động dạy học : 
1. Ổn định tổ chức 
8a1: 
8a2: 
2. Kiểm tra bài cũ Việc chuẩn bị bài của học sinh. 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp thuyết trình.
- Thời gian: 1 phút.
Trong cuộc đời mỗi con người những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Để hiểu và cảm nhận được cảm nhận của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học. Chúng ta cùng học bài ngày hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5 phút.
Nội dung cần đạt
HĐ của thầy
HĐ của trò
I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm 
1. Tác giả
- Thanh Tịnh (1911-1988)
- Tác phẩm mang văn phong đằm thắm, êm dịu, trong trẻo.
? Bằng sự hiểu biết cá nhân và qua việc soạn bài, hãy giới thiệu về tác giả Thanh Tịnh và tác phẩm “Tôi đi học”? 
Thanh T ịnh tên khai sinh là TrầnVăn
Ninh, lên 6 tuổi đổi tên là Trần Thanh
Tịnh. Ông học tiểu học và trung học ở
Huế. Từ năm 1933 bắt đầu đi làm rồi
vào nghề dạy học.
Trình bày theo chú thích TGTP trang 8
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung văn bản
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung và n.thuật của văn bản.
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 10 phút
 Nội dung cần đạt 
HĐ của thầy 
HĐ của trò
2. Tác phẩm
- Hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu 1 đoạn.
- Đọc: Chú ý giọng gợi cảm, nhẹ nhàng tha thiết
- HS đọc tiếp
- Lưu ý chú thích 2,6,7 
 - Tự đọc CT
- Thể loại: Truyện ngắn 
- Phương thức biểu đạt
? VB thuộc thể loại gì? Vì sao? 
(Truyện ngắn mang đậm chất hồi kí)
? VB được viết theo phương thức biểu đạt?
- Trả lời câu hỏi
Tự sự - miêu tả - biểu cảm 
- Tự sự - miêu tả - biểu cảm 
- Bố cục: Theo trình tự thời gian và không gian 
? Kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường của nhân vật “ tôi” được kể theo trình tự nào? 
Thảo luận
 Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng. 
(Từ đầu ® “lòng tôi lại tưng bừng rộn rã)
 - Tương ứng với trình tự ấy là những đoạn văn nào? 
 Đánh dấu trong SGK.
 + Cảm nhận của “tôi” trên con đường tới trường. 
 (Từ “Buổi mai hôm ấy” ® Trên ngọn núi” );
- Ghi ND chính vào vở.
+ Cảm nhận của “tôi” lúc ở sân trường.
(Tiếp-> được nghỉ cả ngày nữa”) 
+ Cảm nhận của nhân vật “ tôi” trong lớp học (đoạn còn lại). 
G/V: Như vậy, từ những biến chuyển của đất trời vào dịp cuối thu và hình ảnh những em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên tới trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày ấy với những kỷ niệm trong sáng, được tái hiện theo trình tự thời gian. Kỷ niệm ấy đã sống dậy ào ạt trong lòng tác giả để từ đó ông viết thành truyện ngắn này.
Lắng nghe, suy ngẫm
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu Cảm nhận được tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu đi học.
- Mục tiêu : Cảm nhận được tâm trạng của nhân vật tôi trên đường đi học.
- Phương pháp: Phân tích, hoạt động nhóm, thảo luận, trả lời.
- Thời gian: 21 phút.
 Nội dung cần đạt 
HĐ của thầy 
HĐ của trò
II. Tìm hiểu văn bản
? Đọc VB, em có cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” không ? Đó là tâm trạng như thế nào? 
- Thảo luận lớp
1. Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường tới trường: 
? Tâm trạng ấy được thể hiện ở những thời điểm nào? 
- Trả lời dựa theo “bố cục”
- Con đường, cảnh vật vốn rất quen tự nhiên thấy lạ ® tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng. 
- Cảm thấy đứng đắn, trang trọng 
- Vừa lúng túng, vừa muốn khẳng định mình... 
* Đó là dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của một cậu bé trong ngày đầu tiên tới trường 
? Khi cùng mẹ đi trên con đường tới trường trong ngày khai giảng đầu tiên, nhân vật “tôi” có cảm nhận và tâm trạng như thế nào? 
 - Con đường cảnh vật vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ ® tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng. 
- Cảm thấy đứng đắn, trang trọng với bộ quần áo dài, với mấy quyển vở mới trên tay. 
- Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở. Vừa lúng túng, vừa muốn khẳng định mình khi xin mẹ được cầm bút thước như các bạn khác.
? Tâm trạng ấy xuất phát do đâu? 
* Yêu cầu đọc từ “trước sân trường Mĩ Lí” ® “rộn ràng trong các lớp” .
- Sự kiện quan trọng: Hôm nay tôi đi học. Đó là dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của một cậu bé giàu cảm xúc trong ngày đầu tới trường, tự thấy mình như đã lớn lên
- Đọc thầm “buổi mai” ® “ngọn núi”
- Liệt kê, phân tích chi tiết.
Quan sát đoạn văn sgkt 6, 7.
* Hoạt động 4: củng cố dặn dò
- Ghi nhớ những nét chính về tác giả tác phẩm
- Biện pháp nghệ thuật so sánh, lien tưởng, hình ảnh gần gũi giàu cảm xúc diễn tả tâm trạng náo nức của nhân vật tôi ngày đầu đến trường
V. Rút kinh nghiệm
.
Ngµy so¹n: 11/08/2011
Ngµy d¹y: 8a1 : 14/08/2013	8a2 : 14/08/2013
Tiết 2 - BÀI 1: Văn bản TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
I. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên.
- Thấy được thái độ, cử chỉ yêu thương và trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng
Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm, sáng tạo, kĩ năng phân tích, cảm thụ tác phẩm văn xuôi giàu chất trữ tình.
3. Thái độ
Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.
II. Chuẩn bị:
- Thầy tìm hiểu kỹ văn bản, chuẩn kiến thức.
- Trò đọc văn bản, soạn bài.
- Chuẩn bị: Phiếu học tập, máy chiếu 
III. Phương pháp
- Nêu giải quyết vấn đề, vấn đáp, kích thích tư duy
IV. Các hoạt động dạy học : 
1. Ổn định tổ chức 
8a1: 
8a2: 
2. Kiểm tra bài cũ Việc chuẩn bị bài của học sinh. 
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương pháp thuyết trình.
- Thời gian: 1 phút.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tâm trạng “tôi” trên sân trường
- Mục tiêu: Hiểu được cảm giác bỡ ngỡ sự thay đổi trong suy nghĩ của “tôi”
- Phương pháp: nêu giải quyết vấn đề, vấn đáp
- Thời gian: 15’
 Nội dung cần đạt 
HĐ của thầy 
HĐ của trò
2. Khi đứng giữa sân trường 
 - Cảm thấy mình bé nhỏ lẫn lo sợ vẩn vơ.
? Khi đứng giữa sân trường trong ngày khai giảng đầu tiên, nhân vật “tôi” thấy thế nào? 
- Thấy sân trường dày đặc cả người, ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa. 
- Thấy ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường =>cảm thấy mình bé nhỏ lẫn lo sợ vẩn vơ.
- Tóm tắt chi tiết
3. Khi nghe gọi tên vào lớp: 
 - Giật mình, lúng túng 
? Khi nghe ông đốc gọi tên từng người vào lớp, nhân vật “tôi” cảm thấy thế nào? 
Thảo luận lớp
(Nhận xét chi tiết VB)
 - Cảm thấy quả tim ngừng đập, giật mình lúng túng khi nghe gọi đến tên.
? Hình ảnh ông đốc được nhớ lại qua các chi tiết nào?
? Từ đó cho thấy tác giả đó nhớ tới ông đốc bằng tình cảm nào? 
- Kính trọng
- Tóm trong VB và nhận xét (ông núinhìntươi cười nhẫn nại chờ)
 - khóc nức nở
- Vừa lo sợ vừa cảm thấy ngỡ ngàng. 
 ? Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ như thế nào? 
- Cảm thấy sợ khi sắp phải xa mẹ, -> dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo bạn. 
? Tại sao lại có tâm trạng ấy? 
- Thấy mình bước vào thế giới khác và lần này em thấy cách xa mẹ hơn bao giờ hết, đó là cảm giác nhất thời của cậu bé nông thôn rụt rè, ít khi được tiếp xúc với đám đông. ® Đó là tâm trạng vừa lo sợ vừa cảm thấy ngỡ ngàng, vừa sung sướng. 
4. Khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên: 
- Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi người, mọi vật, vừa ngỡ ngàng vừa tự tin.
=> Yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ, cũng yêu cả sự học hành để khôn lớn, trưởng thành...
* Các hình ảnh so sánh:
- Những hình ảnh so sánh nên thơ, tinh tế, gần gũi, khiến người đọc cảm nhận sâu sắc tâm trạng của nhân vật..
? Những cảm giác nhân vật “tôi” khi bước vào lớp học là gì? 
? Hãy lý giải những cảm giác đó? 
GV: Là em nhỏ yêu thiên nhiên, yêu tuổi thơ, cũng yêu cả sự học hành để khôn lớn, trưởng thành...
- “Một con chim nhìn theo cánh chim...nhưng tiếng phấn của thầy cô đánh vần đọc...” 
gợi nhớ, tiếc nuối thời tuổi thơ hoàn toàn chơi bời tự do, chấm dứt êt 
những ngày thả diều nô đùa ngoài đồng, bước vào gđ mới gđ làm h s, 
gđ tập làm người lớn.
 ? Theo dòng hồi tưởng của tác giả trở về dĩ vãng. Đến đây em có thể lý giải Vì sao thời gian và không gian “Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh” ấy lại trở thành kỷ niệm không phải trong tâm trí tác giả? 
GV: Thời gian và không gian ấy gắn liền với kỷ niệm đầy ý nghĩa: Lần đầu tiên trong đời được cắp sách tới trường.
? Trong văn bản t/g sử dụng nhiều hình ảnh so sánh đẹp đặc sắc. E hãy tìm các hình ảnh so sánh đó?
- Tôi quên thế nào được , những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong ...
- Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây...
- Họ như con chim đứng bên bờ tổ ... khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.
? Phân tích, cảm nhận các hình ảnh so sánh trên?
Những hình ảnh so sánh thật nên thơ, tinh tế, gần gũi, dễ hiểu...phù hợp với tâm trạng của nhân vật-> khiến người đọc cảm nhận rõ hơn tình cảm, tâm trạng của nhân vật 
“tôi”=>Làm cho câu chuyện về buổi tựu trường đầu tiên .... thêm giàu chất thơ, trong sáng, hồn nhiên và đẹp đẽ...
- Đọc chi tiết đoạn cuối và nhận xét
* Hoạt động 3. Hướng dẫn tổng kết
- Mục tiêu: đánh giá đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn
- Phương pháp: nêu câu hỏi giải quyết vấn đề, vấn đáp
- Thời gian 5’
Nội dung cần đạt
HĐ của thầy
HĐ của trò
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Văn bản có sự kết hợp hài hòa tự sự - trữ tình – biểu cảm
- Bố cục chặt chẽ theo dòng hồi tưởng đan xem giữa hiện tại và quá khứ.
- Ngôn ngữ miêu tả tinh tế giàu nhạc điệu
2. Nội dung
Truyện ngắn viết về một kỉ niệm gần gũi mà thiêng liêng về buổi tựu trường đầu tiên đầy bỡ ngỡ với những kỉ niệm khó phai về trường lớp thầy cô, bạn bè
? Em hãy nhận xét về đặc s ... n khổng lồ và thảm bại
+ Hai thầy trò tiếp tục lên đường
? Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Xec-van-tec?
- Mighen Đơ Xécvantéc (1547-1616) sinh ra 1 thành phố gần thủ đô Mađrit. Thuở ấu thơ chịu nhiều khổ cực, di chuyển qua nhiều thành phố để kiếm sống. 1569 rời TBN sang Ý một năm sau ra nhập quân đội TBN. Ông trưởng thành trong giai đoạn TBN là cường quốc số 1 Châu Âu. Tham gia thủy chiến ông bị cướp biển Bắc Phi bắt cóc đòi tiền chuộc nhưng gđ ông k thể đáp ứng. Ông đã sống 5 năm ko có tự do. Gđ này là nguồn tư liệu cho sự nghiệp văn chương của ông. 1580 ông bắt đầu sáng tác nhưng k thành công. Chỉ đến 1605 phần 1 của Đoonkihote tên tuổi ông mới đc biết đến. 1615 ông xuất bản phần 2.
- Ông ko chỉ là nhà văn có tư tưởng tiến bộ hướng về quyền bình đẳng, tự do cho con người mà còn là ng khai sinh ra tiểu thuyết hiện đại. Đặc biệt là tiểu thuyết phiêu lưu.
? Em biết gì về tác phẩm “ Đôn Ki-hô-tê”?
- Nhan đề đầy đủ là “ Đônkihote – nhà quý tộc tài ba xứ Mantra’’ gồm 2 phần: p1 52 chương, p2 74 chương, gần 700 nhân vật xoay quanh 3 chuyến đi 
- “Đánh nhau với cối xay gió” là đoạn trích trongchuyên đi thứ 2 của tác phẩm này
? Nói ngắn gọn về nội dung của bộ truyện?
* Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
Chú ý các câu thoại vừa ngây thơ vừa bi hài
? Hãy xác định bố cục 3 phần của đoạn truyện này?
....không cân sức
....ngã văng ra xa
 - ....còn lại 
? Trong VB có 5 sự việc chủ yếu qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mã được bộc lộ. Hãy liệt kê 5 sự việc ấy? 
- Nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió. 
- Thái độ và hành động của mỗi người
- Quan niệm và cách xử sự khi bị đau 
- Chuyện ăn
- Chuyện ngủ
Hs trình bày
HS trình bày
Hs dựa vào chú thích (*) trình bày
3 HS đọc tiếp nhau
HS tóm tắt
Hs đánh dấu vào sgk
HS liệt kê
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản
- Mục tiêu: HS hiểu được sự tương phản dối lập giữa 2 nhân vật trong đoạn trích. Nhận thấy ở họ có những mặt tốt, có những điểm đáng chê trách.
- Phương pháp: Phân tích, trao đổi, thuyết trình.
- Thời gian: 20 phút.
Nội dung
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Hs
II.Tìm hiểu văn bản:
1. Hiệp sĩ mặt buồn 
Đôn ki- hô- tê
- Đôn ki hô tê mê muội tiểu thuyết hoang tưởng mình là hiệp sĩ lừng danh tìm diệt cái ác.
- Những hành động và suy nghĩ của Đôn Ki hô tê trái ngược với người bình thường.
- Tuy nhiên ngay cả lúc điên rồ nhất vẫn vẫn thể hiện rõ là con người cao thượng hết mình thực hiện quan niệm sống và lí tưởng cao đẹp của hiệp sĩ thời trung cổ 
à Đôn ki hô tê bơ vơ cô đơn trong thời đại của mình, thành trò cười của thiên hạ trên mỗi bước đường chu du.
? Qua việc tìm hiểu chú thích hoặc có thể đã đọc tác phẩm. Em hãy giới thiệu về nhân vật Đôn Ki-hô-tê ? 
- Ki- hô - tê là 1 lão quý tộc nghèo tuổi trạc 50, da dẻ sắt seo, thân thể gầy gò, lão vẫn chưa lấy vợ, suốt ngày mê mẩn đọc truyện kiếm hiệp.
- Lão đổi tên là Đôn Ki-hô-tê trạc tuổi 50 (Chữ “Đôn” ghép vào tên chỉ những người quí tộc ở Tây Ban Nha). Lão cưỡi một con ngựa còm, đặt tên là Rô xi man tê, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài – những thứ han gỉ của tổ tiên. Lão tìm bác nông dân xan chô- pan xa(giám mã). Lão bắt chước những nhân vật trong loại truyện hiệp sĩ mà lão ngốn quá nhiều, muốn là hiệp sĩ lang thang để tiêu trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện.
? Cảm nhận ban đầu của em về con người này?
? HS đọc những câu nói và hỏi của Đôn ki hô tê khi nhìn thấy những cối xay gió?
? Qua đó em thấy Đôn ki hô tê có giống như người bình thường? 
- Đầu óc mê muội, chẳng còn tỉnh táo bất kì nhìn, nghe, thấy việc gì đều liên tưởng đến kiếm hiệp, thấy cối xay gió ( 3-4 chục chiếc) lại tưởng là bọn khổng lồ gian ác sau đó lại tưởng là pháp thuật của pháp sư Phô-re-xtôn.
? Trong những suy nghĩ và hành động khi nhìn thấy cối xay gió có điểm nào đáng buồn cười, điểm nào tốt đẹp?
- Đôn Ki –hô- tê tự tin vào suy đoán của mình bỏ ngoài tai sự thật hiển nhiên qua những lời giải thích rành mạch của Xanchô Panxa. Những cánh quạt dài đang quay hóa thành những cánh tay khổng lồ
- Lí tưởng chiến đấu tiêu diệt bọn khổng lồ, bọn pháp sư, yêu ma..là cuộc chiến đấu chính đáng là lẽ sống của hiệp sĩ chân chính. Tinh thần chiến đấu kiên cường dũng cảm dám đương đầu với lực lượng kẻ thù mạnh gấp đôi
? Sau thất bại nhanh chóng và thê thảm Đôn ki hô tê đã có những thái độ nào?
- cố chịu đau đớn, không hề rên la, coi thất bại chẳng vao đâu. Nhờ sự bắt chước các hiệp sĩ.
- càng không tỉnh ngộ trước sự thật lại giải thích một cách mê muội và điên rồ vẫn tin rằng rồi có ngày tài năng và kiếm thuật của lão chiến thắng pháp thuật xấu xa
? Trên đường đi tiếp, trong cuộc trò chuyện với Xan chô và trong đêm hai người ở dưới vòm cây. Chúng ta còn thấy lão bộc lộ thêm những điểm đáng cười nào? Đáng khen nào?
- Không hề chú ý, quan tâm đến nhu cầu sống hàng ngày à học tập cách sống của các hiệp sĩ
- quyết giữ tinh thần cao thượng
? Cảm nhận của em về nhân vật này?
- Sống có lý tưởng: quét sạch mọi giống xấu xa khỏi mặt đất.
- Sẵn sàng liều mình vì lý tưởng cao đẹp.
- Thất bại không nản lòng.
 Hs đọc
Suy nghĩ phát biểu
Hs nhận xét
Hs suy nghĩ trả lời
Hs tìm chi tiết
Hs bàn luận trả lời
Phát biểu cảm nhận riêng
* Hoạt động 4: Củng cố bài học.
- Mục tiêu: Khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
- Phương pháp: Khái quát nội dung kiến thức bằng sự tổng hợp của thầy trò.
- Thời gian: 5 phút.
? Dùng câu hỏi khắc sâu kiến thức.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Nẵm vững lí thuyết.
- Hoàn chỉnh bài tập.
- Soạn tiếp bài: Đánh nhau với cối xay gió.
*Rút kinh nghiệm:...
Ngµy so¹n: 25/09/2013
Ngµy d¹y: 8a1 : 27/09/2013	8a2 : 02/10/2013
Tiết 26 – Bài 7: Văn bản:
ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
 (Trích Đôn Ki-hô-tê – Xéc van tét)
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức
- Thấy được tài nghệ của Xéc-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ki-hô-tê, Xanchô-Panxa tương phản về mọi mặt, đánh gia đúng đắn các mặt tốt xấu của 2 nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học.
- Tích hợp năng lượng: HS hiÓu cối xay gió quay được là nhờ vào đâu.
2. Kĩ năng
- Đọc, kể và tóm tắt truyện, kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh các nhân vật trong tác phẩm văn học
3. Thái độ
- Ý thức sống đúng đắn, có lý tưởng sống cao đẹp
- Qua bài học hs biết tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hµng ngày 
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên : sgk, giáo án, bảng phụ
2. Học sinh : đọc, soạn bài ở nhà
III. Các hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 8A1: 8A2:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tóm tắt đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Xéc van tét?
? Cảm nhận ban đầu của em về chàng hiệp sĩ Đôn Ki hô tê?
3. Bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và gây sự hứng thú học tập cho học sinh.
- Phương pháp: Thuyết trình
- Thời gian: 1 phút.
Nói tới Đôn Ki – hô – tê không thể không nói tới anh chàng giám mã Xan-chô Pan –xa . Xan-chô Pan-xa luôn song hành cùng ông chủ kì quặc của mình trên các nẻo đường. Nhưng Xan – chô được tả kể trong sự đối sánh tương phản toàn diện với Đôn Ki-hô-tê. Nhà văn Xéc van tét đã thành công trong việc xây dựng 2 nhân vật vừa song song vừa tương phản như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu...
Hoạt động 2: Tìm hiểu về văn bản.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu được những nét lớn về tính cách khác nhau của 2 nhân vật.
- Phương pháp: Trao dổi, thuyết trình, phân tích.
- Thời gian: 25 phút.
Nội dung
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Hs
2. Giám mã Xan Chô - Pan xa
- Xan chô pan xa thích danh vọng hão huyền
=> Xan-chô khỏe mạnh, thật thà, thực tế, hồn nhiên và cũng có phần hơi điên rồ theo kiểu riêng của mình, đi theo Đôn Ki-hô-tê để hy vọng sẽ được đền đáp khi chủ thành công.
3. Nghệ thuật xã hội cặp nhân vật tương phản 
- Hai nhân vật gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau, tạo nên sự hấp dẫn, sự độc đáo có một không hai trong VH trung đại TBN.
? Dựa vào sự hiểu biết của mình, hãy giới thiệu sơ bộ về nhân vật Xan-chô Pan-xa?
à Xan-chô béo lùn, nhút nhát, thực dụng, ăn khỏe thích uống, ngủ ngáy ngon lành, đau thì kêu rên.
? Vì sao Xan- chô đi theo Đôn – Ki ?
? Vẫn qua 5 sự việc đã liệt kê, chứng minh nhân vật Xan-chô Pan-xa cũng bộ lộ cả những mặt tốt lẫn mặt xấu?
Là một bác nông dân nhận làm giám mã cho Đôn Ki-hô-tê với hy vọng sau này khi ông chủ công thành danh tọai sẽ được làm thống đốc, cai trị một vài hòn đảo. Giám mã đủng đỉnh đi theo chủ, lúc nào cũng mang theo bầu rượu và cái túi hai ngăn đựng đầy đủ thức ăn.
- Hơi đau một chút là sẽ rên rỉ ngay.
- Quá quan tâm đến cái ăn, chuyện ngủ, quá chú trọng chăm lo cho bản thân mình nên trở thành kẻ tầm thường.
? Ở Xan chô pan xa có đặc điểm gì đáng ghi nhớ?
- Phát phiếu học tập cho học sinh
? Tìm điểm tương phản cña 2 nhân vật?
Hs trình bày
HS thảoluận
HStrình bày
? Theo em tác dụng của việc xây dựng 2 nhân vật vừa song song vừa tương phản?
Þ Mỗi khía cạnh ở nhân vật này đều đối lập với khía cạnh tương ứng ở nhân vật kia => làm nổi bật nhau lên
 Nhân vật
Đặc điểm
Đôn Ki-hô-tê
Xan-chô Pan-xa
Xuất thân
Dòng dõi quý tộc
Nguồn gốc nông dân
Ngoại hình
Gầy gò, cao lênh khênh, cưỡi ngựa còm => càng cao
Béo lùn, ngồi trên lưng lừa => càng lùn tịt
Quan niệm sống
Khát vọng cao cả
ước muốn tầm thường
Mục đích sống
Mong muốn giúp ích cho đời
Chỉ nghĩa đến cá nhân mình
Suy nghĩ
Mê muội, hão huyền
Tỉnh táo, thiết thực
Hành động
Dũng cảm
Hèn nhát
Hoạt động 3: Tổng kết.
- Mục tiêu: HS nắm vững những nét chính về nội dung và nghệ thuật.
- Phương pháp: Trao đổi, tổng hợp.
- Thời gian: 5 phút.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
2. Nội dung.
* Ghi nhớ: sgk – 80
Gv nhÊn m¹nh
? Qua v¨n b¶n cèi xay giã em n¾m ®­îc néi dung vµ nghÖ thuËt g× cña v¨n b¶n ?
Nghệ thuật tương phản có tác dụng khắc họa tính cách hai nhân vật: Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quý; Xan chô Pan-xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.
HS suy nghĩ
HS trình bày
HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 4: Luyện tập.
- Mục tiêu: HS hiểu làm được các yêu cầu trong bài tập.
- Phương pháp: Thảo luận, làm bài.
- Thời gian: 7 phút.
IV. Luyện tập:
? Em rút ra được bài học bổ ích và thiết thực gì từ câu chuyện về Đôn ki hô tê và Xan chô pan xa?
Gợi ý : 	
- Sống phải có lý tưởng, yêu chuộng chính nghĩa song không nên mê muội, hão huyền. 
- Nên có đầu óc thực tế, tỉnh táo chứ không nên quá thực dụng trở thành kẻ tầm thường
HS thảo luận, làm bài 
Hoạt động 5: Củng cố bài học.
- Mục tiêu: Khái quát và khắc sâu kiến thức vừa được học.
- Phương pháp: Khái quát nội dung kiến thức bằng sự tổng hợp của thầy và trò.
- Thời gian: 5 phút.
? Dùng câu hỏi khắc sâu kiến thức.
Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Nẵm vững lí thuyết.
- Hoàn chỉnh bài tập.
- Xem trước bài: Tình thái từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgµy so.doc