Giáo án Ngữ văn 8 - Kì thứ II

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì thứ II

 Tiết 73 - 74 Bài 18 – Tiết 1+2

Văn bản: NHỚ RỪNG

 Thế Lữ

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1, Kiến thức : Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt những chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ

 2, Kĩ năng : Đọc diễn cảm và phân tích bài thơ dài.

 3, Thái độ : Bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước

 B- CHUẨN BỊ:

1, Đồ dùng : Tư liệu về nhà thơ Thế Lữ

2, Lưu ý : GV nghiên cứu tài liệu về phong trào thơ mới, tác giả .

C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 1, Ổn định tổ chức:

 2, Kiểm tra : Sự chuẩn bị sách vở, bài soạn của học sinh

 3, Bài mới :

 * Giới thiệu bài mới: “ Thơ mới” dùng để gọi tên một thể thơ: Thơ tự do. Khoảng sau năm 1930, một loạt thi sĩ trẻ xuất thân “Tây học” lên án “thơ cũ” (Chủ yếu là thơ Đường luật) là khuôn sáo, trói buộc. Họ đòi đổi mới thơ ca và đã sáng tác những bài thơ khá tự do, số chữ trong câu và số câu trong bài không có hạn định, gọi đó là thơ mới nhưng rồi thơ mới không còn chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi một phong trào thơ mới có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bắt đầu từ năm 1932 và kết thúc năm 1945, gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên

 

doc 122 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì thứ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngữ văn 8 – kì I i
Soạn :..../..../09 
 Giảng : ..../..../09 
 Tiết 73 - 74 Bài 18 – Tiết 1+2
Văn bản: Nhớ rừng
 Thế Lữ 
A- Mục tiêu bài học:
 1, Kiến thức : Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt những chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ
 2, Kĩ năng : Đọc diễn cảm và phân tích bài thơ dài. 
 3, Thái độ : Bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước 
 B- Chuẩn bị:
1, Đồ dùng : Tư liệu về nhà thơ Thế Lữ
2, Lưu ý : GV nghiên cứu tài liệu về phong trào thơ mới, tác giả .
C- Hoạt động dạy và học:
 1, ổn định tổ chức:
 2, Kiểm tra : Sự chuẩn bị sách vở, bài soạn của học sinh 
 3, Bài mới : 
 * Giới thiệu bài mới: “ Thơ mới” dùng để gọi tên một thể thơ: Thơ tự do. Khoảng sau năm 1930, một loạt thi sĩ trẻ xuất thân “Tây học” lên án “thơ cũ” (Chủ yếu là thơ Đường luật) là khuôn sáo, trói buộc. Họ đòi đổi mới thơ ca và đã sáng tác những bài thơ khá tự do, số chữ trong câu và số câu trong bài không có hạn định, gọi đó là thơ mới nhưng rồi thơ mới không còn chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi một phong trào thơ mới có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bắt đầu từ năm 1932 và kết thúc năm 1945, gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1
GV: Gọi HS đọc chú thích (*)
H: Nêu hiểu biết của em về nhà thơ?
- Bút danh : Lê Ta
GV: Thế Lữ không những là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho thơ mới mà còn là người tiêu biểu nhất cho phong trào thơ mới chặng ban đầu chính tên là Nguyễn Thứ Lễ, nhà thơ chọn bút danh Thế Lữ, ngoài việc chơi chữ (Nói lái) còn ngụ ý: Ông tự nhận là người lữ khách trên trần thế, chỉ biết đi tìm cái đẹp.
“ Tôi là người bộ hành phiêu lãng
 Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi”
Tuy tuyên bố như vậy nhưng Thế Lữ vẫn mang nặng tâm sự thời thế đất nước.
Hoạt động 2
 - GV: Nêu yêu cầu đọc -> Đọc mẫu
 - HS đọc – Nhận xét
GV: “ Nhớ rừng” là tâm sự của con hổ ở vườn bách thú.
H: Khi mượn lời con hổ ở vườn bách thú, nhà thơ muốn ta liên tưởng điều gì về con người?
H: Nếu thế phương thức biểu đạt của văn bản này là gì?
GV: ở đây 5 đoạn thơ diễn tả dòng tâm tư tập chung vào 3 ý lớn:
- Khối căm hờn và niềm uất hận.
- Nỗi nhớ thời oanh liệt.
- Khao khát giấc mộng ngàn
H: Hãy sắp xếp các đoạn văn bản tương ứng với mỗi ý trên?
H: Hãy quan sát bài thơ “Nhớ rừng” chỉ ra những điểm mới về hình thức bài thơ này so với các bài thơ đã học (Thơ Đường luật)
GV: Gọi HS đọc đoạn 1: Đoạn thơ diễn tả nỗi căm hờn trong cũi sắt và cho biết: Hổ cảm nhận những nỗi khổ nào khi bị nhốt trong cũi sắt ở vương bách thú?
H: Từ những nỗi khổ này dẫn đến tâm trạng cảm xúc gì của con hổ?
H: Khối căm hờn ấy biểu hiện thái độ sống và nhu cầu sống của con hổ như thế nào?
Gọi HS đọc đoạn 4: 
H: Cảnh rừng bách thú dưới cái nhìn của chúa sơn lâm được diễn tả như thế nào?
H: Cảnh tượng ấy gây nên phản ứng nào trong tình cảm của hổ
H: Em có nhận xét gì về giọng điệu cách ngắt nhịp của đoạn thơ?
- Giọng diễu nhại, với một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, với cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập ở hai câu thơ đầu và những câu thơ tiếp theo đọc liền như kéo dài ra, giọng chán trường khinh miệt.
H: Từ hai đoạn thơ vừa đọc em hiểu gì về tâm sự của con hổ ở vườn bách thú, từ đó là tâm sự gì của con người?
Gọi HS đọc đoạn 2+3
H: Cảnh rừng ở đây là cảnh rừng ở các thời điểm nào? Cảnh sắc ở đây có gì nổi bật?
H: Từ đó, thiên nhiên hiện lên một vẻ đẹp như thế nào?
 H: Giữa thiên nhiên ấy chúa tể của muôn loài sống như thế nào?
H: Đại từ “ta” lặp lại trong các lời thơ trên có ý nghĩa gì?
H: Trong đoạn thơ này, điệp từ “đâu” kết hợp với câu cảm thán “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” có ý nghĩa gì?
GV: Đến đây ta sẽ thấy hai cảnh tượng miêu tả trái ngược nhau: Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt >< cảnh rừng nơi con hổ từng ngự trị ngày xưa.
H: Hãy chỉ ra tính chất đối lập của hai cảnh tượng này?
H: Theo em sự đối lập này có ý nghĩa gì trong việc diễn tả trạng thái tâm lí của con hổ trong vườn bách thú?
GV: Nhà thơ đã làm nổi bật sự tương phản đối lập gay gắt hai cảnh tượng, hai thế giới để từ đó thể hiện nỗi bất hoà với thực tại và niềm khát khoa tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Đó là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn, đồng thời cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước lúc đó.
GV: Gọi HS đọc đoạn cuối.
H: Giấc mộng ngàn của hổ hướng về một không gian như thế nào?
H: Các câu thơ cảm thán trong đoạn thơ này có ý nghĩa gì?
H: Từ đó giấc mộng ngàn của hổ là một giấc mộng như thế nào?
GV: Từ nỗi đau của giấc mộng ngàn to lớn này phản ánh khát vọng mãnh liệt nào của con hổ ở vườn bách thú, cũng là của con người.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả- Tác phẩm
 - Thế Lữ (1907-1989) tên khai sinh Nguyễn Thứ Lễ. Quê Bắc Ninh.
 - Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới (1932-1945) chặng ban đầu.
 - Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2003.
* “Nhớ rừng” là một trong những bài thơ hay nhất tiêu biểu nhất của ông và phong trào thơ mới chặng ban đầu (1932-1945)
II. Đọc – Hiểu văn bản
* Đọc
* Tìm hiểu chú thích
* Tìm hiểu bố cục
 - Liên tưởng đến tâm sự con người.
- Biểu cảm gián tiếp.
* Cấu trúc:
- Đoạn 1+4
- Đoạn 2+3
- Đoạn 5.
* Hình thức thơ:
 - Không hạn định lượng câu, chữ, đoạn.
 - Mỗi dòng thường có 8 tiếng
 - Nhịp ngắt tự do.
 - Vần không cố định.
 - Giọng thơ ào ạt phóng khoáng
1. Khối căm hờn và niềm uất ức
 - Nỗi khổ không hoạt động trong không gian tù hãm “Ta nằm dài”
 - Nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ tầm thường “Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm”
 - Nỗi bất bình bị ở chung cùng bọn thấp kém “Chịu ngang bầy”
-> Con hổ vô cùng căm uất, ngao ngán (khối căm hờn)
-> Chán ghét cuộc sống tầm thường, tù túng.
 - Khát vọng tự do, được sống đúng với phẩm chất của mình:
 - Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng cây trồng
Dải nước đen giả suối chẳng thông dòng
Len dưới lách những mô gờ thấp kém
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
-> Cảnh tượng đểu giả, nhỏ bé, vô hồn -> Niềm uất hận.
-> Cảnh vườn thú (Tầm thường, giả dối) và tù túng dưới con mắt hổ cũng chính là cải thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thài độ ngao ngán, căm ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội.
2. Nỗi nhớ thời oanh liệt
- Những đêm, những ngày mưa, những bình minh, những chiều.
- Đêm vàng, ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh nắng gội, những chiều lênh láng máu sau rừng.
-> Thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, náo động, hùng vĩ, bí ẩn.
- Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
- Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
- Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
- Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.
-> Lặp đại từ “Ta”: Thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ. Tạo nhạc điệu hùng tráng.
- Điệp từ “đâu” + câu thơ cảm thán (Than ôi!...đâu?) -> Nhấn mạnh và bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nuối cuộc sống độc lập tự do của chính mình.
- Đối lập một bên là cảnh tù túng, tầm thường giả dối với một bên là cuộc sống chân thật, phóng khoáng, tự do.
-> Diễn tả niềm căm ghét cuộc sống tầm thường, giả dối.
-> Diễn tả khát vọng mãnh liệt về cuộc sống tự do, cao cả, chân thật.
3. Khao khát giấc mộng ngàn
 - Oai linh, hùng vĩ, thênh thang
 - Nhưng đó là một không gian trong mộng.
 - Các câu thơ cảm thán () -> Bộc lộ trực tiếp nỗi tiếc nhớ cuộc sống chân thật tự do.
-> Giấc mộng ngàn của hổ: Mãnh liệt, to lớn, nhưng đau xót, bất lực.
-> Khát vọng được sống chân thật cuộc sống của chính mình trong xứ sở của chính mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
* Những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ
 - Cả bài thơ tràn đầy niềm cảm hứng lãng mạn.
 - Với hình tượng con hổ bị nhốt trong vườn bách thú, tác giả có một biểu tượng rất thích hợp và vẻ đẹp thể hiện chủ đề bài thơ.
- Hình ảnh bài thơ giầu chất tạo hình
- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú.
* Ghi nhớ : sgk
V. Hướng dẫn học ở nhà
 - Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về bài thơ “Nhớ rừng”: “Ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường”
 H: Em hiểu sức mạnh phi thường ở đây là gì?
 - Đó là sức mạnh của cảm xúc. Trong thơ lãng mạn cảm xúc mãnh liệt là yếu tố quan trọng hàng đầu – Từ đó kéo theo sự phù hợp của hình thức câu thơ: ở đây cảm xúc phi thường kéo theo những chữ bị xô đẩy
 - Học thuộc lòng bài thơ
 - Soạn bài : Khi con tu hú ( Tố Hữu )
D- Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................................ 
 ******************************************************************
Soạn :..../..../09 
 Giảng : ..../..../10 
 Tiết 75 Bài 18 – Tiết 3
 Câu nghi vấn 
A- Mục tiêu bài học:
 1, Kiến thức : HS hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
 - Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: Dùng để hỏi. 
 2, Kĩ năng : Xác định và sử dụng câu nghi vấn 
 3, Thái độ : Sử dụng câu thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp
 B- Chuẩn bị:
1, Đồ dùng : Bảng phụ
2, Lưu ý : Trong 1 số trường hợp cá biệt cuối câu nghi vấn ko dùng dấu chấm hỏi mà dùng dấu chấm than hoặc dấu chấm.
C- Hoạt động dạy và học:
 1, ổn định tổ chức:
 2, Kiểm tra : Sự chuẩn bị bài của học sinh 
 3, Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1
Gọi HS đọc ví dụ trong bảng phụ
H: Xác định câu nghi vấn trong đoạn đối thoại trích từ tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố?
H: Dựa vào những đặc điểm hình thức nào mà em xác định đây là những câu nghi vấn?
H: Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì?
H: Đặt một số câu nghi vấn?
GV: Gọi HS đọc nghi nhớ SGK.
Hoạt động 2
GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1
GV chia nhóm
H: Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của nó?
GV cử đại diện các nhóm lên làm bài tập.
- HS đọc bài tập 2
- Làm bài tập. - nhận xét
- HS đọc bài tập 3
- Làm bài tập. - nhận xét
 - HS đọc bài tập 4
 - Làm bài tập. - nhận xét
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính.
 1. Ví dụ
 2. Nhận xét
 - Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không?
 - Thế làm sao mà u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
 - Hay là u thương chúng con đói quá?
-> - Dấu chấm hỏi
 - Những từ nghi vấn (cókhông, làm (sao), hay (là)
-> Dùng để hỏi (bao gồm cả tự hỏi)
VD: 
Người đâu gặp gỡ làm chi
Trăm năm biết có duy ... ủ định bác bỏ.
Là câu thực hiện hành động hỏi
Bài 2:
STT
Kiểu câu
Hành động nói được thực hiện
cách dùng
1
Trần thuật
Hđộng kể
trực tiếp
2
Nghi vấn
Bộc lộ cảm xúc
gián tiếp
3
Cảm thán
Nhận định
Trực tiếp
4
Cầu khiến
Đề nghị
Trực tiếp
5
Nghi vấn
Giải thích
Gián tiếp
6
Trần thuật
Phủ định bác bỏ
Trực tiếp
7
Nghi vấn
Hỏi
Trực tiếp
Bài 3:
a: Em cam kết không tham gia đua xe trái phép
b: Em hứa sẽ đi học đúng giờ.
3. Lựa chọn trật tự từ trong câu:
Bài 1:
	Các trạng thái và hoạt động của xứ giả được xếp theo thứ tự và trình tự diễn biến của tâm trạng kinh ngạc sau đó là mừng rỡ, cuối cùng là hoạt động về tâu vua.
Bài 2:
a. Nối kết câu.
b. Nhấn mạnh (làm nổi bật) đề tài của câu nói
Bài 3:
Câu a có tính nhạc hơn, vì:
Đặt “ man mác” trước “Khúc nhạc đồng quê” gợi cảm xúc mạnh hơn.
Kết thúc thanh bằng (quê) có độ ngân hơn kết thúc bằng thanh trắc (mái)
4, Hướng dẫ học sinh học bài :
 - Ôn tập kiến thức Ngữ văn học kì II
 - Làm bài tập phần 2
 - Chuẩn bị bài : Văn bản tường trình
 + Sưu tầm một số văn bản tường trình
D. Rút kinh nghiệm :
............................................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................................ 
 **********************************************************************
Soạn :..../..../10 
 Giảng : ..../..../10 
 Tiết 127 
 Bài 31 – Tiết 3
văn bản tường trình
A- Mục tiêu bài học:
 1, Kiến thức : Hiểu những trường hợp cần viết văn bản tường trình.
 Nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình.
 2, Kĩ năng : Biết cách làm một văn bản tường trình đúng quy cách.
 3, Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
 B- Chuẩn bị:
 - Một số văn bản mẫu
 C- Hoạt động dạy và học:
 1, ổn định tổ chức:
 2, Kiểm tra : Sự chuẩn bị bài của hs 
 3, Bài mới :
G: Chúng ta đã học các loại văn bản đơn từ, đề nghị, báo cáo.
H: Đó là những văn bản thuộc kiểu loại văn bản gì?
H: Mục đích của từng loại văn bản đó là gì?
- GV C2: Đó là những văn bản thuộc kiểu loại văn bản hành chính, văn bản này rất khác so với các kiểu loại tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, thuyết minh mà chúng ta đã học.
Hôm nay chúng ta sẽ học thêm 1 kiểu loại văn bản hành chính - công vụ mới đó là văn bản tường trình.
- Phải viết TT vì người có thẩm quyền và trách nhiệm chưa hiểu hết nội dung và bản chất vụ việc nên chưa có kết luận và cách thức giải quyết.
- Thái độ người viết TT: khiêm tốn, trung thực, khách quan thể hiện trong lời văn rõ ràng mạch lạc, từ ngữ chính xác.
- Thể thức trình bầy theo đúng quy cách của loại văn bản này.
- Hs đọc ghi nhớ
H: Tìm 1 số tình huống cần phải viết VBTT.
- Hs đọc 4 tình huống trong Sgk.
H: Trong 4 tình huống trên, những tình huống nào nhất thiết phải viết căn bản tường trình, những tình huống nào không cần viết, tình huống nào có thể viết hoặc không viết cũng được.
G: Như vậy, không phải bất kì sự việc nào xẩy ra cũng phải viết VBTT. Cần xác định sự việc này có cần viết hay không? Viết gửi cho ai, nhằm mục đích gì? 
I. Đặc điểm của văn bản tường trình.
1. Đọc văn bản mẫu
2. Nhận xét
- Người viết tường trình: người có liên quan đến vụ việc, người gây ra vụ việc, người là nạn nhân của vụ việc, người chứng kiến,...
- Người nhận TT: Là những người có thẩm quyền và trách nhiệm nhận biết và giải quyết.
-> Tường trình là loại văn bản rất thường gặp trong cuộc sống. Đó là các tình huống sự việc đã xẩy ra hậu quả, những người có thẩm quyền chưa có đủ cơ sở để kết luận và giải quyết 1 cách đúng đắn, chuẩn xác. Bởi vậy, người thực hiện hoặc chứng kiến sự việc cần viết (hoặc trình bầy miệng) văn bản tường trình để người có trách nhiệm giải quyết hiểu đúng bản chất sự việc.
VD:
 - Tường trình về việc luôn trong 2tiết em không học bài cũ.
 - Tường trình về vụ mất xe đạp ở lớp em tuần trước.
* Ghi nhớ1:
II. Cách làm văn bản tường trình.
 - Những tình huống cần viết văn bản tường trình.
 + Tình huống a,b: nhất thiết phải viết tường trình.
 + T.huống c: không cần viết, gv chỉ nhắc nhở.
 + T.huống d: tuỳ tài sản lớn hay nhỏ mà viết tường trình cho cơ quan công an, nếu mất không đáng kể không cần viết tường trình.
 - cách thức viết văn bản tường trình:
 - Lưu ý
III. Luyện tập
Quốc hiệu: CHXHCN..
.................
Tên văn bản
(Bản TT về)
- Địa điểm và thời gian làm tường trình
(Hoà Bình, ngày tháng năm) 
Người (tổ chức, cơ quan) nhận bản tường trình (Kq’...)
Nội dung TT (trọng tâm): trình bầy thời gian địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân, hậu quả.
Người chụi trách nhiệm... với thái độ khách quan, trung thực 
* Lời đề nghị (cam đoan), chữ kí và họ tên người viết TT
4, Hướng dẫ học sinh học bài :
 - Ôn tập kiến thức Ngữ văn học kì II
 - Tập viết văn bản thông báo
 - Chuẩn bị bài : Văn bản thông báo
 + Sưu tầm một số văn bản thông báo
 D. Rút kinh nghiệm :
............................................................................................................................................................ 
............................................................................................................................................................ 
 **********************************************************************
Soạn :..../..../10 
 Giảng : ..../..../10 
 Tiết 127 
 Bài 31 – Tiết 4
văn bản thông báo
A- Mục tiêu bài học:
 1, Kiến thức : Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo.
 Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.
 2, Kĩ năng : Biết cách làm một văn bản thông báo đúng quy cách.
 3, Thái độ : Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế
 B- Chuẩn bị:
 - Một số văn bản mẫu
 C- Hoạt động dạy và học:
 1, ổn định tổ chức:
 2, Kiểm tra : Sự chuẩn bị bài của hs 
 3, Bài mới :
H: Những tình huống nào trong cuộc sống xã hội cần có văn bản thông báo?
G: Khi cơ quan, nhà nước, lãnh đạo các cấp cần truyền đạt công việc, ý đồ, kế hoạch cho cấp dưới hoặc các cơ quan, tổ chức nhà nước khác được biết, hoặc các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội muốn phổ biến tình hình, chủ trương chính sách mới để đông đảo quần chúng nhân dân, hội viên biết và thực hiện. 
- Thông báo: có tầm vĩ mô rộng lớn hơn thường là các văn bản của nhà nước, trung ương.
VD: Thông báo về đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
- Chỉ thị: Có tính pháp lệnh, nặng về tác động, hành động phải thi hành.
VD: Chỉ thị của thủ tướng chính phủ về ATGT
-> Cả thông báo, thông cáo, chỉ thị,... đều thuộc về VBHC, được trình bầy theo mẫu.
- GV yêu cầu Hs đọc văn bản mẫu, trả lời câu hỏi.
H: Trong các văn bản trên ai là người viết thông báo?
H: Ai là đối tượng thông báo?
H: Thông báo nhằm mục đích gì?
H: Nội dung chính trong các thông báo ấy là gì?
H: Nhận xét về hình thức trình bầy thông báo?
- Gv khái quát -> Gọi Hs đọc ghi nhớ.
- Hs đọc các tình huống trong Sgk.
H: Trong các tình huống trên, thì tình huống nào cần phải viết thông báo? 
I.Tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo
1. Đọc văn bản mẫu
2. Nhận xét.
* Ghi nhớ:
II. Cách làm văn bản thông báo.
* Những tình huống cần làm văn bản thông báo.
+ Tình huống b: viết thông báo.
+Tình huống a: viết tường trình
+ Tình huống c: Có thể viết thông báo.
Với các đại biểu - khách thì cần phải có giấy mời cho trang trọng.
* Cách thức viết VB thông báo
Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc
* Nơi nhận thông báo
Tên văn bản thông báo
* Nội dung thông báo
1..........
2..........
3..........
Quốc hiệu (CHXHCN..)
Địa điểm, thời gian,..
Họ tên chức cụ, chữ kí
- Hs đọc ghi nhớ Sgk
- Tập viết một văn bản thông báo
* Lưu ý
* Ghi nhớ
III. Luyện tập
I - TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm)
 Chọn và ghi lại đỏp ỏn đỳng trong cỏc phương ỏn trả lời sau:
Cõu 1: Cõu nào là cõu phủ định dựng để khẳng định?
Dải nước đen giả suối chẳng thụng dũng
Dăm vừng lỏ hiền lành khụng bớ hiểm.
Giấy đỏ buồn khụng thắm.
Lỳc bấy giơ, dẫu cỏc ngươi muốn vui vẻ phỏng cú được khụng?
Cõu 2: Vai xó hội nào được thiết lập trong cuộc hội thoại giữa cụ giỏo và học sinh trong giờ học?
A. Trờn – dưới C. Trờn – dưới và thõn mật trong một số trường hợp.
 B. Ngang hàng D. Xó giao và trờn – dưới.
Câu 3: Cõu nghi vấn sau đõy “ Nếu khụng cú tiền nộp sưu thỡ ụng sẽ dỡ cả nhà mày ra chứ chửi mắng khụng thụi à?” (Ngụ Tất Tố) được dựng để :
Hỏi C. Phủ định
Đe doạ D. Bộc lộ cảm xỳc.
Cõu 4: Cõu văn: “ Tụi bất giỏc quay lưng rồi dỳi đầu vào lũng mẹ nức nở khúc theo”
 ( Thanh Tịnh - Tụi đi học) được sắp xếp theo thỳ tự nào?
Theo trật tự trước - sau của hoạt động.
Theo thứ tự quan sỏt của người kể chuyện.
Theo thứ tự phỏt triển tõm lớ nhõn vật.
D. Theo thứ tự quan trọng của hành động.
II. TỰ LUẬN: (8 điểm)
Cõu 1 (2đ)
 Hành động nói là gì ? Xác định mục đích của mỗi hành động nói trong các câu ( gạch chân ) trong đoạn văn sau :
 Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn (Nam Cao)
 Câu 2 (1đ) 
 Sắp xếp lại trật tự từ trong câu sau bằng nhiều cách khác nhau ; Nêu tác dụng của một cách sắp xếp.
 Câu 3: (5đ ) Cho câu sau: “ Cả khổ thơ là tâm trạng tiếc nuối khôn nguôi về dĩ vãng không bao giờ trở lại của chúa sơn lâm”
 Lấy câu văn trên làm câu chủ đề cho đoạn văn tổng- phân- hợp viết tiếp các câu khai triển để hoàn chỉnh đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu qua việc phân tích khổ thơ thứ ba trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu phủ định, 1 câu hỏi tu từ – Gạch chân dưới 2 câu ấy).
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm) 
Mỗi cõu trả lời đỳng được 0,5 điểm.
Cõu 1
Cõu 2
Cõu 3
Cõu 4
D
C
B
A
 II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 8 điểm)
Câu1: 
Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão
Hành động điều khiển (khuyên bảo)
Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão
Hành động hứa hẹn
.Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại
 cho hắn..
Hành động hứa hẹn
 Câu2: Hai câu trên khác nhau:
Câu1:Hỏi thời gian về hành động sẽ diễn ra trong tương lai
Câu 2:Hỏi thời gian về hành động đã diễn ra trong quá khứ
Cõu 3: Đảm bảo được cỏc yờu cầu sau:
*Về nội dung:
Đoạn văn phải làm rõ tâm trạng nuối tiếc khôn nguôi của con hổ khi nhớ lại dĩ vãng trongthời gian bị giam ở vườn bách thú:
Tâm trạng ấy được biểu hiện qua 4 cảnh nhớ núi rừng của chúa sơn lâm. ( Phân tích 4 cảnh)Cảnh nào cũng có hình ảnh của núi rừng hùngvĩ mà ở đó con hổ luôn là chúa tể
Tâm trạng ấy được nhà thơ thể hiện trong 1 loạt các từ ngữ gợi cảm, gợi hình và các câu hỏi tu từ mang tính chất ngày càng tăng tiến
*Về hình thức :
 - ĐV có câu chủ đề là câu cho sẵn. Các câu khai triển hướng về câu chủ đề. Trong ĐV phải có 1câu phủ định, 1câu hỏi tu từ

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 8 - KI II.doc