Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 93, 94: Văn bản: Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 93, 94: Văn bản: Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn

Tiết 93, 94 -Văn bản:

HỊCH TƯỚNG SĨ

 Trần Quốc Tuấn

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức.

- Sơ giản về thể Hịch.

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.

- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.

- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể Hịch.

3. Thái độ: Cảm nhận được lòng yêu nước tha thiết, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

1. Giao tiếp: Trao đổi, trình bày suy nghĩ về lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn.

2. Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích kết cấu, nghệ thuật lập luận và ý nghĩa nội dung của bài hịch.

3. Xác định giá trị của bản thân: Có trách nhiệm với vận mệnh dân tộc, đất nước.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 93, 94: Văn bản: Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:...........................
Lớp 8A	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số :	Vắng :
	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số :	Vắng :
Tiết 93, 94 -Văn bản: 
Hịch tướng sĩ
	Trần Quốc Tuấn
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Sơ giản về thể Hịch.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.
- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.
- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ. 
2. Kĩ năng: 
- Đọc hiểu một văn bản viết theo thể Hịch.
3. Thái độ: Cảm nhận được lòng yêu nước tha thiết, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
1. Giao tiếp: Trao đổi, trình bày suy nghĩ về lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn.
2. Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích kết cấu, nghệ thuật lập luận và ý nghĩa nội dung của bài hịch.
3. Xác định giá trị của bản thân: Có trách nhiệm với vận mệnh dân tộc, đất nước.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
+ Học theo nhóm: - Thảo luận, trao đổi, phân tích giá trị nội dung và ý nghĩa của bài hịch.
+ Động não: - Suy nghĩ về ý thức trách nhiệm của Trần Quốc Tuấn với vận mệnh đất nước dân tộc.
2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạyhọc.
1. Kiểm tra.
? Vì sao thành Đại La lại được chọn làm kinh đô của muôn đời?
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Đọc và tìm hiểu Chú thích.
- Hướng dẫn HS đọc văn bản.
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
- Hướng dẫn HS giải thích từ khó.
? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn, nội dung của từng đoạn ?
- Đọc.
- Trình bày.
- Giải thích từ khó.
- Suy nghĩ, trả lời.
I. Đọc và tìm hiểu Chú thích.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu Chú thích.
a. Tác giả.
Trần Quốc Tuấn (1231?- 1300), tước Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.
b. Tác phẩm.
- Được viết theo thể Hịch - một thể loại văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh.
c. Giải nghĩa từ khó.
(SGK).
3. Bố cục. 
Bốn đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu đến ...tiếng tốt. (Nêu gương những người trung thần, nghĩa sĩ trong sử sách Trung Hoa).
- Đoạn 2: Tiếp đến ...cũng vui lòng. (Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù ).
- Đoạn 3: Tiếp đến phỏng có được không? (Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai).
- Đoạn 4: Còn lại.
* Hoạt động 2 - Đọc hiểu văn bản.
? Những nhân vật nào đã được tác giả nêu ra? Mục đích của việc này là gì?
? Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được tác giả lột tả như thế nào?
? Nỗi lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua thái độ, hành động nào ?
? Vị chủ tướng nói lên nỗi lòng mình có tác động gì đối với các tướng sĩ ?
? Mối ân tình giữa chủ tướng và các tướng sĩ được thể hiện ra sao ?
? Giọng văn của đoạn này như thế nào?
? Tác giả đã phê phán những biểu hiện sai lầm nào trong hàng ngũ tướng sĩ?
? Vậy, những hành động như thế nào mới là đúng đắn? Kết quả của những hành động ấy sẽ như thế nào?
? Việc Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm có chung ‏‎ý gì?
? Nhiệm vụ cấp bách mà tướng sĩ phải làm lúc này là gì?
- Theo em, bài hịch này được viết ra nhằm mục đích gì?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Theo dõi, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Theo dõi, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Nêu gương sáng trong sử sách.
- Những nhân vật trong sử sách Trung Quốc.
- Khích lệ, động viên tướng sĩ.
2. Tình hình đất nước, nỗi lòng tác giả và ân tình của vị chủ tướng.
a. Tội ác của giặc.
- Lột tả bằng những hành động thực tế qua cách diễn đạt bằng những hình ảnh ẩn dụ tham lam tàn bạo, đòi sản vật bạc vàng hung hăng như hổ đói đi lại nghênh ngang bắt nạt tể phụ.
b. Nỗi lòng của tác giả.
- Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện:
+ Quên ăn, mất ngủ, đau đớn thắt tim, thắt ruột.
+ Uất ức khi chưa được trả thù.
+ Sẵn sàng hi sinh để rửa nhục cho đất nước.
c. Ân tình của vị chủ tướng.
- Quan hệ chủ tướng và các tướng sĩ là quan hệ cùng cảnh ngộ, tinh thần trung quân ái quốc.
 “...lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười”.
- Lời của vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền cùng cảnh ngộ.
3. Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai.
a. Phê phán những biểu hiện sai lầm trong hàng ngũ tướng sĩ.
- Thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước (nhìn thấy chủ).
- Ham thú vui tầm thường, nhỏ nhặt: Chọi gà, cờ bạc,
b. Hướng cho tướng sĩ hành động đúng đắn.
+ Biết lo xa: “đặt mồi lửa...”.
+ Tăng cường võ nghệ.
- Vừa nghiêm khắc răn đe để tướng sĩ nhận ra sai lầm, khẳng định lại mình bằng những việc làm thiết thực ; vừa ân cần chỉ bảo (những việc nên làm). 
=> Tất cả đều xuất phát từ mục đích quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược.
4. Nhiệm vụ cấp bách.
- Nhiệm vụ: Học tập “Binh thư yếu lược”.
5. Giá trị ý nghĩa của bài hịch.
- Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước.
- Khích lệ ý chí lập công danh xả thân vì nước.
- Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ ở mỗi người khi nhận rõ cái sai, thấy rõ cái đúng.
* Hoạt động 3: Tổng kết 
? Hãy nêu nội dung và nghệ thuật của bài hịch ?
- Gọi HS đọc Ghi nhớ.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Đọc Ghi nhớ.
III. Tổng kết. 
* Ghi nhớ: SGK
* Hoạt động 4 - Luyện tập.
- Gọi HS đọc diễn cảm bài văn.
- Đọc diễn cảm.
IV. Luyện tập.
Đọc diễn cảm bài hịch.
3. Củng cố:
Hệ thống lại kiến thức cơ bản
Phát biểu cảm nhân của em về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn ?
4. Dặn dò:
- Học bài cũ, soạn bài Hành động nói.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 93-94.doc