Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 76: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 76: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

Tiết 76:

VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp học sinh biết nhận dạng, xắp xếp ý và viết một đoạn văn thuyết minh ngắn.

2. Kỹ năng: Xác định chủ đề, xắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.

II. CHUẨN BỊ

 - Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án.

 - Học sinh: Đọc và chuẩn bài mới.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY - HỌC

 * Hoạt động 1

 * Hoạt động 2

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 797Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 76: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp:.Tiết (TKB):Ngày giảng:Sĩ số:Vắng:
Tiết 76: 	
Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp học sinh biết nhận dạng, xắp xếp ý và viết một đoạn văn thuyết minh ngắn.
2. Kỹ năng: Xác định chủ đề, xắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.
II. Chuẩn bị
	- Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án.
	- Học sinh: Đọc và chuẩn bài mới.
III. Tiến trình bài dạy - học
	* Hoạt động 1
	* Hoạt động 2
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1
Đoạn văn là bộ phận của bài văn. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn. Đoạn văn thường gồm hai câu trở lên, được xắp xếp theo một trật tự nhất định.
? Đọc các đoạn văn sau. Nêu cách xắp xếp các câu trong đoạn văn (câu chủ đề, từ ngữ chủ đề và các câu giải thích, bổ sung)?
? Đọc thầm lại đoạn a, cho biết đoạn văn có mấy câu? Từ nào được nhắc lại trong các câu đó? Dụng ý?
? Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn?
? Vai trò của từng câu trong đoạn văn như thế nào trong việc thể hiện và phát triển chủ đề?
? Hãy cho biết đoạn văn trên là đoạn văn thuộc thể loại nào? Tại sao lại có thể nhận biết điều đó?
? Mối quan hệ giữa các câu như thế nào?
? Đọc lại đoạn b và cho biết đoạn văn có mấy câu? Nội dung của đoạn nói về điều gì?
? Chủ đề của đoạn văn là gì? 
? Từ nào thể hiện chủ đề ấy?
? Vai trò của từng câu thể hiện như thế nào?
? Vậy qua việc tìm hiểu 2 đoạn văn trên, em có thể suy ra cách nhận diện các đoạn văn thuyết minh như thế nào?
? Đọc các đoạn văn a, b (SGK, 14). 
? Đoạn văn a giới thiệu – thuyết minh về cái gì? cần đạt yêu cầu gì? Cách sắp xếp nên như thế nào?
? Đối chiếu với yêu cầu trên, em thấy đoạn văn a mắc lỗi gì? Cấn sửa chữa bổ sung như thế nào? 
? Đoạn văn b có nhược điểm gì? 
? Có thể sửa lại như thế nào? 
? Tóm lại, khi viết đoạn văn thuyết minh cần chú ý đến điều gì? 
? Hãy đọc phần Ghi nhớ (SGK, 15)?
* Hoạt động 2
* Yêu cầu:
- Mỗi đoạn viết ngắn gọn: từ một đến ba câu trong một đoạn.
- Hấp dẫn, ấn tượng, kết hợp biểu cảm, miêu tả, kể chuyện.
? Hãy viết đoạn Mở bài và đoạn Kết bài cho đề bài trên?
* Định hướng: Có thể cụ thể hóa, phát triển thành một vài ý nhỏ sau: 
- Năm sinh, năm mất, quê quán, gia đình.
- Đôi nét về quá trình hoạt động, sự nghiệp.
- Vai trò và cống hiến to lớn đối với dân tộc và thời đại.
? Viết đoạn văn giới thiệu sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 tập 1
- Hai học sinh đọc hai đoạn văn a và b.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời
- Học sinh suy nghĩ và trả lời
- Học sinh đọc các đoạn văn đã cho.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- Học sinh suy nghĩ và trả lời.
- 2 – 3 học sinh đọc.
- Học sinh suy nghĩ và làm bài.
- Học sinh dựa vào định hướng của giáo viên, suy nghĩ và làm bài.
* Hoạt động 1
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh.
a) “Thế giới sẽ thiếu nước”.
(Theo Hoa học trò)
b) “Phạm Văn Đồng người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
(Ngữ văn 7 – Tập 2)
a) - Đoạn văn gồm 5 câu; câu nào cũng có từ “nước” được sử dụng lặp lại một cách đầy dụng ý. Đó chính là từ quan trọng nhất để thể hiện chủ đề của đoạn văn.
- Câu đầu là câu chủ đề, chủ đề đoạn văn được thể hiện tập trung vào cụm từ “thiếu nước sạch nghiêm trọng”.
- Câu 1: Giới thiệu khái quát vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới.
- Câu 2: Cho biết tỉ lệ nước ngọt ít ỏi so với tổng lượng nước trên trái đất.
- Câu 3: Giới thiệu sự mất tác dụng của phần lớn lượng nước ngọt.
- Câu 4: Giới thiệu số lượng người khổng lồ thiếu nước ngọt.
- Câu 5: Dự báo tình hình thiếu nước.
ị Đoạn văn trên là đoạn thuyết minh vì cả đoạn văn nhằm giới thiệu vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới hiện nay. Thuyết minh một sự việc, hiện tượng tự nhiên – xã hội.
- Mối quan hệ giữa các câu rất chặt chẽ:
+ Câu 1: Nêu chủ đề khái quát.
+ Các câu 2, 3, 4 : Giới thiệu cụ thể những biểu hiện cụ thể của sự thiếu nước. 
+ Câu 5 : Dự báo sự việc trong tương lai.
b) - Đoạn văn gồm 3 câu, cùng nói tới đồng chí Phạm Văn Đồng.
- Chủ đề là giới thiệu về đồng chí Phạm Văn Đồng. 
- Cụm từ trọng tâm là Phạm Văn Đồng.
- Câu 1 : Vừa nêu chủ đề, vừa giới thiệu quê quán, khẳng định phẩm chất và vai trò của ông: Nhà cách mạng và nhà văn hóa.
- Câu 2 : Sơ lược giới thiệu quá trình hoạt động cách mạng và những cương vị lãnh đạo Đảng, nhà nước mà đồng chí Phạm Văn Đồng đã trải qua.
- Câu 3 : Nói về quan hệ của ông với Hồ chủ tịch.
ị Đoạn văn trên là đoạn văn thuyết minh – giới thiệu về một danh nhân, một con người nổi tiếng theo kiểu cung cấp thông tin về các mặt hoạt động khác nhau của người đó.
- Phải xác định câu chủ đề, từ ngữ chủ đề.
- Sau đó phải xét xem: Nếu đoạn văn đó không tả, không kể, không biểu cảm, không bàn luận, phân tích, giải thích, chứng minh mà là giới thiệu vấn đề, một sự việc, một hiện tượng tự nhiên, xã hội, một danh nhân, một con người theo kiểu cung cấp thông tin một cách chính xác, khách quan, sinh động về chủ đề đó thì đó là đoạn văn thuyết minh.
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn:
a) “Bút bi cho ngòi bút thụt vào”.
(Bài làm của học sinh)
b) “Nhà em rất tiện lợi”.
(Bài làm của học sinh).
- Đoạn văn a giới thiệu về một dụng cụ học tập quen thuộc, một đồ vật thông dụng: chiếc bút bi.
Yêu cầu tối thiểu của đoạn văn này là:
+ Nêu rõ chủ đề.
+ Cấu tạo của bút bi, công dụng của bút bi.
+ Cách sử dụng bút bi.
- Đoạn văn này còn nhược điểm:
+ Không rõ câu chủ đề.
+ Chưa rõ công dụng.
+ Các ý trình bày lộn xôn, thiếu mạch lạc.
Cần tách thành 3 ý rõ ràng: 
+ Cấu tạo.
+ Công dụng.
+ Cách sử dụng.
Khi dựng đoạn văn này cần để câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn.
Có thể sửa lại như sau:
“Hiện nay, bút bi là loại bút thông dụng trên toàn thế giới. Bút bi khác bút mực ở chỗ là đầu bút bi có hòn bi nhỏ xíu. Ngoài ống nhựa có vỏ bút. Đầu bút bi có nắp đậy, có móc thẳng để cài vào túi áo. Loại bút bi không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm. Khi viết, hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Khi viết, người ta ấn đầu cán bút cho ngòi bút trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bút thụt vào bên trong vỏ bút. Dùng bút bi rất nhẹ nhàng, tiện lợi. Nhưng học sinh các lớp tiểu học chưa nên sử dụng vì đầu bút bi tròn, cứng và trơn nên khó có thể luyện viết chữ nét thanh nét đậm.”
- Đoạn văn b giới thiệu về chiếc đèn bàn – một đồ dùng quen thuộc trong gia đình.
- Em học sinh đó trình bày quá lộn xộn, rắc rối, phức tạp hóa khi giới thiệu cấu tạo của chiếc đèn bàn. Câu 1 với các câu sau gắn kết gượng gạo.
- Có thể sửa lại như sau: 
“Đèn bàn là chiếc đèn để trên bàn làm việc ban đêm. Đèn bàn có hai loại chủ yếu: đèn điện, đèn dầu. ở đây chỉ giới thiệu cấu tạo sơ lược của một kiểu đèn bàn cháy sáng bằng điện nếu tính từ dưới lên, từ ngoài vào trong, ta thấy: đầu tiên là đế đèn (được làm bằng một khối thủy tinh vững chãi) có gắn công tắc để bật hay tắt đèn, tùy ý người sử dụng. Dây dẫn điện từ nguồn điện qua đế đèn nối với công tắc, luồn hướng lên trong một ống thép không gỉ, thẳng đứng, tới đầu ống, nối với đui đèn. Bóng đèn bàn công suất có thể từ 25 đến 75 oát. Để tập trung nguồn sáng, trên bóng đèn là chao đèn làm bằng đồng, sắt thay hợp kim (hoặc vải, lụa, có khung sắt và vòng thép gắn vào bóng đèn)”.
- Khi viết đoạn văn thuyết minh: cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác. 
Sắp xếp các ý theo một trình tự nhất định:
+ Theo thứ tự cấu tạo, thứ tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần).
+ Thứ tự diễn biến của sự việc trong thời gian trứơc sau.
+ Theo thứ tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau).
* Ghi nhớ: (SGK, 15)
* Hoạt động 2
II. Luyện tập
1. BT1: 
Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”.
Ví dụ: 
Đoạn mở bài:
“Mời bạn đến thăm trường tôi - một trường DTNT, nằm ở trung tâm thị trấn Phố Bảng. Đây là ngôi trường thân yêu – mái nhà chung của chúng tôi”.
Đoạn kết bài:
“Trường tôi như thế đó: giản dị, khiêm nhường mà xiết bao gắn bó. Chắc chắn những kỉ niệm về trường sẽ đi theo suốt cuộc đời tôi”. 
2. BT2: 
Viết đoạn văn thuyết minh cho chủ đề: Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.
3. BT3: 
Viết đoạn văn giới thiệu sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 tập 1.
Ví dụ: 
“Sách Ngữ văn 8 tập 1 gồm 17 bài học. Mỗi bài học thường gồm 3 phân môn: Văn, tiếng Việt, Tập làm văn. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng giống hệt nhau, có bài chỉ có hai phân môn, có bài lại thêm cả phần ôn tập, kiểm tra. Mỗi phân môn lại có một cách trình bày phù hợp với đặc điểm riêng. Ví dụ: phân môn văn thường có các mục: Văn bản, chú thích, đọc – hiểu văn bản, ghi nhớ, luyện tập”.
IV. Củng cố – Dặn dò
Giáo viên hệ thống lại bài học.
Học sinh:
	+ Nhận diện được văn bản thuyết minh.
	+ Biết dựng đoạn văn thuyết minh.
	+ Biết nhận xét và sửa chữa đoạn thuyết minh viết sai.
	+ Chuẩn bị bài “Quê hương” và “Khi con tu hú”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 76 - 8 - Viet doan van trong van ban thuyet minh.doc