Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 134: Ôn tập phần tập làm văn

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 134: Ôn tập phần tập làm văn

Tiết 134:

ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Hệ thống hoá kiến thức về văn bản thuyết minh, tự sự, nghị luận.

- Cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự; miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận.

2. Kĩ năng:

- Khái quát, hệ thống hoá kiến thức về các kiểu văn bản đã học.

- So sánh, đối chiếu, phân tích cách sử dụng các phương tiện biểu đạt trong các văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính và trong tạo lập văn bản.

3. Thái độ: - Vận dụng bài học để làm tốt bài Kiểm tra Học kì II.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.

- Phương tiện: SGK, Giáo án, Hệ thống hoá kiến thức về các kiểu văn bản đã học.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của HS.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 3062Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 134: Ôn tập phần tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:................................
Lớp 8A	Tiết (theo TKB):	Ngày dạy:  Sĩ số:	Vắng: 
Tiết 134:
Ôn tập phần tập làm văn
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Hệ thống hoá kiến thức về văn bản thuyết minh, tự sự, nghị luận.
- Cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự ; miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận.
2. Kĩ năng: 
- Khái quát, hệ thống hoá kiến thức về các kiểu văn bản đã học.
- So sánh, đối chiếu, phân tích cách sử dụng các phương tiện biểu đạt trong các văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính và trong tạo lập văn bản.
3. Thái độ: - Vận dụng bài học để làm tốt bài Kiểm tra Học kì II.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án, Hệ thống hoá kiến thức về các kiểu văn bản đã học.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
* Hoạt động 1 - Tính thống nhất của văn bản.
I. Tính thống nhất của văn bản.
- Tìm hiểu tính thống nhất của văn bản.
- Suy nghĩ, tìm hiểu.
- Tính thống nhất của văn bản thể hiện trước nhất trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề của văn bản.
- Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, là đối tượng chính yếu mà văn bản biểu đạt.
* Hoạt động 2 - Ôn tập về văn bản tự sự.
II. Ôn tập về văn bản tự sự.
? Nhắc lại khái niệm văn bản tự sự?
? Việc tóm tắt văn bản tự sự nhằm mục đích gì?
? Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự được thể hiện như thế nào?
- Hình dung, nhắc lại.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ trả lời.
1. Khái niệm.
- Văn bản tự sự là văn bản kể chuyện, tái hiện lại những câu chuyện, sự việc, nhân vật cùng suy nghĩ, hành động trước mắt người đọc như là nó đang xảy ra.
2. Tóm tắt văn bản tự sự.
- Giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu, tạo cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích, bình giá.
- Muốn tòm tắt văn bản tự sự có hiệu quả cần  đọc thật kĩ nhiều lần tác phẩm, phát hiện mạch văn, các chi tiết chính => Kể lại bằng lời của mình.
3. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
- Làm cho câu chuyện, sự việc và nhân vật được kể thêm cụ thể, sinh động.
* Hoạt động 3 – Văn bản thuyết minh.
III. Văn bản thuyết minh.
? Nhắc lại khái niệm thuyết minh?
? Có những kiểu thuyết minh nào?
? Kể tên các phương pháp thuyết minh chủ yếu?
- Hình dung, nhắc lại.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Hình dung, kể tên.
1. Khái niệm.
- Thuyết minh là giới thiệu, trình bày về một đối tượng nào đó cho người đọc, người nghe hiểu đúng, hiểu rõ một cách trung thực, khách quan, khoa học.
2. Các kiểu thuyết minh.
- Thuyết minh về một sự vật.
- Thuyết minh về một phương pháp (cách làm).
3. Các phương pháp thuyết minh chủ yếu.
- Định nghĩa.
- Giải thích.
- Nêu ví dụ.
- Phân tích.
- Dùng số liệu.
- So sánh – phân loại.
* Hoạt động 4 – Văn bản nghị luận.
IV. Văn bản nghị luận.
? Phân biệt luận điểm, luận cứ, luận chứng?
? Luận điểm đóng vai trò như thế nào trong văn nghị luận?
? Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận?
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
1. Phân biệt luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Luận điểm là ý kiến, quan điểm của người viết để làm rõ, làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.
- Luận điểm đóng vai trò cực kì quan trọng trong bài văn nghị luận. Nó là bộ xương sống, là linh hồn của bài văn nghị luận.
- Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng, căn cứ để giải thích, chứng minh cho luận điểm.
- Luận chứng là quá trình lập luận, viện dẫn, phân tích, chứng minh làm sáng tỏ, bảo vệ luận điểm.
2. Các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận.
- Làm cho vấn đề nghị luận thêm cụ thể, sinh động, có sức thuyết phục.
* Hoạt động 5 – Luyện tập.
V. Luyên tập.
- Hướng dẫn HS Luyện tập.
- Luyện tập theo hướng dẫn.
1. Bài tập 1.
Viết đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau.
- Em rất thích đọc sách...
- ... Mùa hè thật hấp dẫn.
2. Bài tập 2.
- Lập sơ đồ hệ thống hoá các nội dung ôn tập phần Tập làm văn.
3. Củng cố.
- Giáo viên nhận xét về giờ Ôn tập.
4. Dặn dò.
- Học sinh về nhà hoàn thành nội dung bài ôn tập.
- Chuẩn bị Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 134.doc