Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 126: Văn bản: Ôn tập phần tiếng việt

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 126: Văn bản: Ôn tập phần tiếng việt

Tiết 126 – Văn bản:

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT (Học kì II)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Các kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.

- Các hành động nói.

- Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với mục đích nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.

- Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo các câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.

3. Thái độ: - Vận dụng bài học để làm tốt bài Kiểm tra Học kì II.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 126: Văn bản: Ôn tập phần tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:................................
Lớp 8A	Tiết (theo TKB):	Ngày dạy:  Sĩ số:	Vắng: 
Tiết 126 – Văn bản:
Ôn tập Phần Tiếng Việt (Học kì II)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Các kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
- Các hành động nói.
- Cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với mục đích nói để thực hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.
- Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo các câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.
3. Thái độ: - Vận dụng bài học để làm tốt bài Kiểm tra Học kì II.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: - SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
	1. Kiểm tra: (5’) - Sự chuẩn bị của HS.
	2. Bài mới. (38’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 – Hệ thống hoá kiến thức (8’).
I. Hệ thống hoá kiến thức.
? Chúng ta đã học những kiểu câu nào trong chương trình học kì II?
- Hướng dẫn HS lập Bảng hệ thống các kiểu câu đã học.
- Hình dung, trả lời.
- Lập Bảng hệ thống.
1. Các kiểu câu đã học.
- Câu nghi vấn.
- Câu cầu khiến.
- Câu cảm thán.
- Câu trần thuật. 
- Câu phủ định.
- Lập Bảng hệ thống theo mẫu dưới đây:
Bảng hệ thống các kiểu câu
STT
Kiểu câu
Dấu hiệu hình thức
Chức năng
Câu nghi vấn.
Câu cầu khiến.
Câu cảm thán.
Câu trần thuật. 
Câu phủ định.
2. Các kiểu hành động nói thường gặp.
? Các kiểu hành động nói thường gặp?
- Hình dung, trả lời.
- Hỏi.
- Trình bày.
- Điều khiển (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán...).
- Hứa hẹn.
- Bộc lộ cảm xúc.
* Hoạt động 2 – Luyện tập. (30’).
II. Luyện tập.
A - Các kiểu câu.
- Cho HS đọc và tìm hiểu Bài tập 1. (SGK, tr. 130).
? Các câu trên thuộc kiểu câu nào?
- Hướng dẫn HS làm Bài tập 2. 
? Chuyển câu 2 thành câu nghi vấn?
- Đọc và tìm hiểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, chuyển đổi.
1. Bài tập 1.
- Câu 1: Câu trần thuật ghép, vế trước có dạng câu phủ định.
- Câu 2: Câu trần thuật đơn.
- Câu 3: Câu trần thuật ghép, vế sau có dạng phủ định.
2. Bài tập 2.
- Cách 1: Liệu cái bản tính tốt của người ta có bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất không?
- Cách 2: Những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ có thể che lấp mất cái bản tính tốt đẹp của người ta không?
- Cách 3: Cái bản tính tốt đẹp của người ta có thể bị những gì che lấp mất? (Câu bị động).
- Cách 4: Những gì che lấp mất cái bản tính tốt đẹp của người ta? (Câu chủ động).
- Hướng dẫn HS thực hiện Bài tập 3 theo yêu cầu của đề bài.
- Làm theo theo hướng dẫn và yêu cầu của đề bài.
3. Bài tập 3.
- Đặt câu theo yêu cầu.
- Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu Bài tập 4.
? Trong những câu trên, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu nghi vấn?
? Câu nào trong các câu nghi vấn trên đùng để hỏi (điều băn khoăn cần được giải đáp)?
? Các câu nghi vấn còn lại được dùng để làm gì?
- Đọc và tìm hiểu.
- Theo dõi, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
4. Bài tập 4.
* Câu trần thuật:
- Tôi bật cười bảo lão:
- Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ!
- Không, ông giáo ạ!
* Câu cầu khiến:
- Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
* Câu nghi vấn:
- Sao cụ lo xa quá thế?
- Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?
- Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
- Câu: Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
- Không dùng để hỏi.
+ Câu thứ nhất: Dùng để bộc lộ cảm xúc của ông giáo.
+ Câu thứ hai: Giải thích để khuyên Lão Hạc từ bỏ cái việc làm quá lo xa ấy.
B – Hành động nói.
- Hướng dẫn học sinh làm Bài tập 1 và 2 bằng việc lập bảng hệ thống kết hợp.
- Làm Bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
1. Bài tập 1 và 2: 
(Kết hợp hai bảng).
- Lập Bảng theo mẫu dưới đây.
Bảng phân loại các hành động nói
STT
Câu đã cho
Kiểu câu
Hành động nói được thực hiện
Cách dùng
Tôi bật cười bảo lão:
Trần thuật
Kể
Trực tiếp
- Sao cụ lo xa quá thế?
Nghi vấn
Bộc lộ cảm xúc
Gián tiếp.
Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ!
Cảm thán
Nhận định
Trực tiếp
Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay.
Cầu khiến
Đề nghị
Trực tiếp
Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?
Cầu khiến
Đề nghị
Gián tiếp
- Không, ông giáo ạ!
Phủ định
Phủ định bác bỏ
Trực tiếp
Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Nghi vấn
Hỏi
Trực tiếp
- Hướng dẫn HS làm Bài tập 3 theo yêu cầu đề bài.
- Làm theo hướng dẫn và yêu cầu.
2. Bài tập 3.
- Đặt câu theo yêu cầu.
C – Lựa chọn trật tự từ trong câu.
? Giải thích trật tự từ của các bộ phận in đậm nối tiếp nhau?
- Suy nghĩ, giải thích.
1. Bài tập 1.
- Theo trình tự diễn biến tâm trạng.
? Giải thích sự sắp xếp các từ in đậm?
- Suy nghĩ, giải thích.
2. Bài tập 2.
a. Lặp lại cụm từ ở câu trước để tạo liên kết câu.
b. Nhấn mạnh thông tin chính của câu.
? Đối chiếu hai câu đã cho (chú ý các từ in đậm) và cho biết câu nào mang tính nhạc rõ ràng hơn. 
- Đối chiếu, suy nghĩ, giải thích.
3. Bài tập 3. 
Câu a) có tính nhạc rõ ràng hơn, vì:
- Đặt “man mác” trước “khúc nhạc đồng quê” gợi cảm xúc mạnh hơn.
- Kết thúc thanh bằng (quê) có độ ngân hơn kết thúc thanh trắc (mác).
	3. Củng cố. (1’).
	- Bài học hôm nay chúng ta đã ôn tập được mấy nội dung?
	4. Dặn dò. (1’).
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 126.doc