Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 122: Chữa lỗi diễn đạt (lô-gíc)

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 122: Chữa lỗi diễn đạt (lô-gíc)

Tiết 122:

CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT (LÔ-GÍC)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: - Hiệu quả của việc diễn đạt hợp lô-gíc.

2. Kĩ năng: - Phát hiện và chữa được các lỗi liên quan đến lô-gíc.

- Bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về một vấn đề xã hội, tạo lập một văn bản ngắn về vấn đề đó và trình bày trước tập thể.

3. Thái độ: - Biết dùng từ, đặt câu hợp lô-gíc.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị bài của HS.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 122: Chữa lỗi diễn đạt (lô-gíc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.........................
Lớp 8A	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số:	Vắng:
Tiết 122:
Chữa lỗi diễn đạt (Lô-gíc)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: - Hiệu quả của việc diễn đạt hợp lô-gíc.
2. Kĩ năng: - Phát hiện và chữa được các lỗi liên quan đến lô-gíc.
- Bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về một vấn đề xã hội, tạo lập một văn bản ngắn về vấn đề đó và trình bày trước tập thể.
3. Thái độ: - Biết dùng từ, đặt câu hợp lô-gíc.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra: - Sự chuẩn bị bài của HS.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 – Củng cố kiến thức.
I. Củng cố kiến thức.
- Giữa các thành phần câu và các từ ngữ trong câu luôn có quan hệ về lô-gíc.
- Nguyên nhân của việc diễn đạt sai lô-gic.
- Các bước sửa lỗi:
+ Tìm ra lỗi sai.
+ Chỉ ra nguyên nhân mắc lỗi.
+ Sửa chữa lỗi.
* Hoạt động 2 – Luyện tập.
II. Luyện tập.
? Các câu mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gíc. Hãy phát hiện và sửa chữa những lỗi đó.
1. Bài tập 1.
? Câu a) mắc lỗi diễn đạt như thế nào?
? Nêu cách chữa?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nêu cách chữa.
a) 
A = quần áo, giày dép
B = đồ dùng học tập
- A, B không cùng loại nên B không bao hàm được A.
- Chữa: ... những vùng bị bão lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác.
? Câu b) mắc lỗi diễn đạt như thế nào?
? Nêu cách chữa?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nêu cách chữa.
b) 
A = thanh niên nói chung
B = bóng đá nói riêng.
A, B không cùng loại nên A không bao hàm được B.
- Chữa: Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng...
? Câu c) mắc lỗi diễn đạt như thế nào?
? Nêu cách chữa?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nêu cách chữa.
c)
A = Lão Hạc, Bước đường cùng: Tên các tác phẩm.
B = Ngô Tất Tố: Tên tác giả.
A, B không cùng trường từ vựng.
- Chữa: ... và “Tắt đèn” đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc...
? Câu d) mắc lỗi diễn đạt như thế nào?
? Nêu cách chữa?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nêu cách chữa.
d)
A = trí thức.
B = bác sĩ.
- Khi đặ câu hỏi lựa chọn A hay B thì A, B phải bình đẳng với nhau, không cái nào bao hàm cái nào.
- Chữa: ... giáo viên hay bác sĩ?
? Câu e) mắc lỗi diễn đạt như thế nào?
? Nêu cách chữa?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nêu cách chữa.
e) Lỗi giống câu d).
- Chữa: ... mà còn sắc sảo về nội dung.
? Câu g) mắc lỗi diễn đạt như thế nào?
? Nêu cách chữa?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nêu cách chữa.
g) Lỗi giống câu c).
- Chữa: ... Một người thì cao gầy, còn một người thì lùn mập.
? Câu h) mắc lỗi diễn đạt như thế nào?
? Nêu cách chữa?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nêu cách chữa.
h) 
A = cần cù, chịu khó
B = (nên) chị Dậu rất mực yêu thươg chồng con.
A – B không phải quan hệ nhân quả.
- Chữa: “nên” => “và”.
? Câu i) mắc lỗi diễn đạt như thế nào?
? Nêu cách chữa?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nêu cách chữa.
i) 
A = không phát huy... người xưa
B = người phụ nữ... nặng nề đó.
A – B không phải quan hệ điều kiện – kết quả nên không thể dùng “nếu... thì” được, ngoài ra dùng từ “đó” không đúng chỗ.
- Chữa: ... người phụ nữ... khó mà hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề của mình.
? Câu k) mắc lỗi diễn đạt như thế nào?
? Nêu cách chữa?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Nêu cách chữa.
k)
A = vừa có hại cho sức khoẻ
B = vừa làm giảm tuổi thọ
- Khi dùng cặp vừa... vừa thì A, B phải bình đẳng với nhau không cái nào được bao hàm cái nào.
- Chữa: ... vừa tốn kém tiền bạc.
- Hướng dẫn HS làm Bài tập 2 ở nhà.
- Làm ở nhà.
2. Bài tập 2.
- Làm ở nhà.
	3. Củng cố.
	- Giáo viên nhận xét về giờ học.
	4. Dặn dò.
	- Làm Bài tập 2.
	- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 122.doc