Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 109, 110: Văn bản: Đi bộ ngao du (Trích E-Min hay Về giáo dục) G. Ru-xô

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 109, 110: Văn bản: Đi bộ ngao du (Trích E-Min hay Về giáo dục) G. Ru-xô

Tiết 109, 110 – Văn bản:

ĐI BỘ NGAO DU

(Trích E-min hay Về giáo dục)

G. Ru-xô.

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.

- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.

- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể.

3. Thái độ: - Nhận thức được ý nghĩa của việc đi bộ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 109, 110: Văn bản: Đi bộ ngao du (Trích E-Min hay Về giáo dục) G. Ru-xô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Lớp 8A	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số: 	Vắng:
Tiết 109, 110 – Văn bản: 
Đi bộ ngao du
(Trích E-min hay Về giáo dục)
G. Ru-xô.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
- Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.
- Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.
- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể.
3. Thái độ: - Nhận thức được ý nghĩa của việc đi bộ.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Đọc và tìm hiểu Chú thích.
I. Đọc và tìm hiểu Chú thích.
- Hướng dẫn HS đọc văn bản.
- Đọc theo hướng dẫn.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu chú thích.
- Cho HS tìm hiểu Chú thích về tác giả, tác phẩm.
- Tìm hiểu Chú thích về tác giả, tác phẩm.
a. Tác giả.
Ru-xô (1712 - 1778) là nhà văn, nhà triết học có tư tưởng tiến bộ nước Pháp ở thế kỉ XVIII.
b. Tác phẩm.
- Trích trong quyển V – quyển cuối cùng của tác phẩm E-min hay về giáo dục (ra đời năm 1762). Tác phẩm nêu lên quan điểm: Muốn ngao du, học hỏi cần phải đi bộ.
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa một số từ khó.
- Giải thích từ khó.
c. Giải thích từ khó.
3. Bố cục.
? Theo em, văn bản chia làm mấy phần? Cho biết nội dung từng phần?
- Thảo luận, phát biểu.
Ba phần: 
- Phần 1: Từ đầu bàn chân nghỉ ngơi: Đi bộ ngao du và tự do.
- Phần 2: Tiếp làm tốt hơn: Đi bộ ngao du và sự làm giàu hiểu biết cuộc sống, thiên nhiên.
- Phần 3: Còn lại: Đi bộ ngao du và việc rèn luyện sức khoẻ, tinh thần.
* Hoạt động 2 - Đọc hiểu văn bản.
II. Đọc hiểu văn bản.
? Luận điểm này được tác giả nêu khái quát như thế nào?
? Cái “tự do” được thể hiện trên những phương diện nào? (Hành động, việc làm, suy nghĩ).
? Như vậy, việc “tự do” trong việc đi bộ ngao du có ý nghĩa như thế nào?
- Theo dõi, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
1. Đi bộ ngao du và tự do.
- “Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ.”.
- Chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm chỉ phụ thuộc vào bản thân.
- Đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua
=> Đi bộ ngao du tạo nên tinh thần sảng khoái, không bắt buộc, không phụ thuộc. 
? Theo quan niệm của tác giả, đâu là cách “đi bộ ngao du” đúng đắn?
? Theo dõi văn bản, cho biết kiến thức ở những lĩnh vực nào đã được thu thập trong quá trình “đi bộ ngao du”?
? Em có kết luận gì về ý nghĩa của “đi bộ ngao du” ở phần này?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Theo dõi, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
2. Đi bộ ngao du và sự làm giàu hiểu biết cuộc sống, thiên nhiên.
- Đi như Ta-let, Pla-tông và Pi-ta-go.
- Xem xét những tài nguyên mà mình giẫm chân lên.
- Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp đặc trưng cho từng vùng khí hậu và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy.
- Sưu tập và phân loại những mẫu vật phong phú, đa dạng thuộc về ngành tự nhiên học.
=> Đi bộ ngao du đem lại cơ hội trau dồi kiến thức, hiểu biết.
? Để khẳng định điều này, tác giả đã làm như thế nào?
? Kết luận gì về ý nghĩa của đi bộ ngao du trong trường hợp này?
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, phát biểu.
3. Đi bộ ngao du và việc rèn luyện sức khoẻ, tinh thần. 
- Đưa ra nhận xét.
- So sánh tinh thần người đi bộ với người đi xe.
- Đưa ra những “hiệu ứng tinh thần” thể hiện ý nghĩa của việc đi bộ.
- Đưa ra kết luận.
=> Đi bộ ngao du có tác dụng rèn luyện sức khoẻ, tinh thần.
* Hoạt động 3 – Tổng kết.
- Hướng dẫn HS Tổng kết văn bản về nghệ thuật và nội dung.
- Theo hướng dẫn của GV.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Dẫn chứng tự nhiên, sinh động, gắn với thực tiễn.
- Xây dựng các nhân vật của hoạt động giáo dục: Thầy giáo và học trò.
- Sử dụng đại từ nhân xưng “ta”, “tôi” hợp lí. -> trải nghiệm cá nhân, kinh nghiệm bản thân người viết => Lập luận thêm thuyết phục.
2. Nội dung.
* Ghi nhớ.
(SGK, tr. 102).
* Hoạt động 4 – Luyện tập.
- Cho HS làm Bài tập với đề bài:
Qua văn bản, ta hiểu gì về lợi ích của việc “đi bộ ngao du”? Từ đó, em rút ra được bài học gì?
- Làm bài tập theo đề bài đã cho.
IV. Luyện tập.
* Đề bài:
Qua văn bản, ta hiểu gì về lợi ích của việc “đi bộ ngao du”? Từ đó, em rút ra được bài học gì?
3. Củng cố.
- GV hệ thống lại bài học.
4. Dặn dò.
- HS về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài mới.	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 109, 110.doc