Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 105, 106: Văn bản: Thuế máu (trích: Bản án chế độ thực dân Pháp) Nguyễn Ái Quốc

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 105, 106: Văn bản: Thuế máu (trích: Bản án chế độ thực dân Pháp) Nguyễn Ái Quốc

Tiết 105, 106 – Văn bản:

THUẾ MÁU

(Trích: Bản án chế độ thực dân Pháp)

 Nguyễn Ái Quốc

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa trong văn bản.

- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn bản chính luận của Nguyễn ái Quốc.

2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản chính luận hiện đại.

3. Thái độ: - Có thái độ cảm thương, đau xót khi hình dung ra số phận của nhân dân thuộc địa trong văn bản.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 105, 106: Văn bản: Thuế máu (trích: Bản án chế độ thực dân Pháp) Nguyễn Ái Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Lớp 8A	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số: 	Vắng:
Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số: 	Vắng:
Tiết 105, 106 – Văn bản: 
Thuế máu
(Trích: Bản án chế độ thực dân Pháp)
 Nguyễn ái Quốc
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị bóc lột, bị dùng làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa trong văn bản.
- Nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn bản chính luận của Nguyễn ái Quốc.
2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản chính luận hiện đại.
3. Thái độ: - Có thái độ cảm thương, đau xót khi hình dung ra số phận của nhân dân thuộc địa trong văn bản.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Tiết 1.
* Hoạt động 1 - Đọc và tìm hiểu Chú thích.
I. Đọc và tìm hiểu Chú thích.
- Hướng dẫn HS đọc.
- Đọc.
1. Đọc.
- Cho HS tìm hiểu Chú thích.
- Tìm hiểu.
2. Tìm hiểu Chú thích.
? Em biết gì về tên gọi Nguyễn ái Quốc?
- Suy nghĩ, trả lời.
a. Tác giả.
- NAQ là một trong những tên gọi của Bác trong thời kì hoạt động cách mạng trước 1945. Người là vị lãnh tụ kiệt xuất của phong trào cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Cho biết vài nét về tác phẩm?
* GV : Tác phẩm được NAQ dành nhiều thời gian, đầu tư nhiều công sức nhất trong những năm 1922 – 1925. Để hoàn thành tác phẩm, người đã từng đọc rất nhiều tài liệu, gặp gỡ nhiều nhân chứng, thống kê công phu rất nhiều con số. 
Mỗi chương của tác phẩm viết về một chủ đề và tất cả hợp thành một bản cáo trạng đanh thép về tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân, về cuộc sống khốn cùng của người dân các xứ thuộc địa. Sự ra đời của bản án chế độ thực dân là một đòn tiến công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân, vạch ra con đường cách mạng và tương lai tươi sáng cho các dân tộc bị áp bức.
- Trả lời.
b. Tác phẩm.
- Viết bằng tiếng Pháp
- Gồm 12 chương và phần phụ lục
- Đoạn trích “Thuế máu” là chương mở đầu của tác phẩm. Đây là chương tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất của tác phẩm.
- Cho HS giải thích một số từ ngữ.
- Giải thích từ.
c. Giải thích từ ngữ.
? Bố cục văn bản?
- Thảo luận, trả lời.
3. Bố cục.
Ba phần.
- Phần I: Chiến tranh và “người bản xứ”.
- Phần 2: Chế độ lính tình nguyện.
- Phần 3 kết quả của sự hi sinh.
* Hoạt động 2 – Đọc hiểu văn bản.
II. Đọc hiểu văn bản.
* Phần 1: Chiến tranh và “người bản xứ”.
? Em thấy số phận của người dân bản xứ và thái độ của bọn cai trị đối với họ ra sao?
? So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở 2 thời điểm trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra? 
(Tìm các chi tiết thể hiện thái độ của các quan cai trị đối với người dân bản xứ)
- Suy nghĩ, trả lời.
- Theo dõi, trả lời.
1. Thái độ của các quan cai trị đối với người dân bản xứ.
Trước chiến tranh
Khi chiến tranh xảy ra
- Họ là những tên “An-nam-mít” bẩn thỉu, chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn của ác quan cai trị
- Họ biến thành những đứa “con yêu”, người “bạn hiền” của các quan cai trị “Chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”
? Sự thay đổi về thân phận của những người dân bản xứ như thế nào qua hai thời điểm?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trước chiến tranh họ được xem là giống người hạ đẳng bị đối xử đánh đấp như xúc vât.
- Khi chiến tranh xảy ra họ được tâng bốc vỗ về, được phong danh hiệu cao quý.
? Chúng tâng bốc vỗ về người dân bản xứ nhằm mục đích gì?
- Trả lời.
- Dụ dỗ, lừa phỉnh họ.
? Thái độ của tác giả như thế nào?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Thái độ mỉa mai, phê phán của tác giả đối với những luận điệu lừa bịp của bọn thực dân.
2. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa
? Tìm chi tiết, số liệu viết về số phận của người dân bản xứ khi chiến tranh xảy ra, họ phải làm gì? tình cảnh của họ ra sao?
- Theo dõi, tìm.
- Họ phải dời bỏ quê hương, gia đình.
- Họ chết thảm thương trong chiến tranh “phơi thây trên các bãi chiến trường Châu Âu”, “bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái”, “đưa thân cho người ta tàn sát  lấy máu mình tưới  lấy xương mình chạm”
- ở địa phương – kiệt sức trong các công xưởng.
- Tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời.
? Đọc diễn cảm những từ ngữ, hình ảnh trong ngoặc kép và cho biết những từ ngữ, hình ảnh đó nói lên điều gì? Dụng ý của tác giả?
? Em có suy nghĩ gì khi đọc những từ ngữ, hình ảnh, số liệu này?
- Suy nghĩ, trả lời.
Những từ ngữ, hình ảnh, và số liệu này đã gợi lên trong em nỗi đau đớn xót xa cho số phận thảm thương của người dân bản xứ. Họ đã phải xa lìa gia đình, quê hương vì mục đích vô nghĩa đem mạng sống đánh đổi lấy vinh dự hão huyền. Họ đã bị biến thành vật hy sinh cho lợi ích, cho danh dự của những kẻ cầm quyền.
? Em có nhận xét gì về giọng điệu trong đoạn văn này? tác dụng?
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Giọng điệu vừa giễu cợt, vừa xót xa. Thể hiện thái độ căm phẫn trước những tội ác của chính quyền thực dân, vừa xót thương cho những người dân vô tội.
* Tiểu kết: Với giọng văn châm biếm, mỉa mai, nghệ thuật trào phúng đặc sắc tác giả NAQ đã vạch trần thủ đoạn lừa dối bỉ ổi của chính quyền thực dân và thể hiện niềm cảm thông xót thương của Người đối với số phận thê thảm của người dân bản xứ. Chính quyền thực dân đã thực hiện kế hoạch của mình ntn và số phận của những người dân bản xứ khi chiến tranh két thúc ra sao? chúng ta sẽ theo dõi tiếp phần II và III của văn bản trong tiết học sau.
- Nghe.
* Tiết 2.
* Phần II: Chế độ lính tình nguyện.
? Tìm và phân tích những luận cứ về chế độ lính tình nguyện (danh từ mỉa mai một cách ghê ghớm) và hậu quả của nó?
- Theo dõi, tìm.
- Chế độ lính tình nguyện thực chất là chế độ cưỡng bách, bắt lính một cách tàn bạo, dã man đã được thể hiện bằng những dẫn chứng và luận chứng rất cụ thể, bằng giọng điệu phẫn nộ, lên án mà vẫn rất trào phúng, hài hước một cách đau xót.
- Trước hết, tác giả gọi tên đúng bản chất của nó, đó là cái vạ mộ lính. Nghĩa là nó chỉ mang lại tai vạ cho người dân bản xứ.
- Đó là những cuộc vây lùng, bắt bớ nhân lực rộng khắp trên toàn cõi đông dương, bị bắt, bị nhốt với đủ các thứ tên sắc lính (khố đỏ, khố xanh, khố vàng).
? Em hiểu thế nào về khái niệm “vật liệu biết nói”? Để chống lại nhà cầm quyền, để thống lĩnh, những thanh niên bản xứ đã buộc phải làm gì? Những việc làm bất đắc dĩ đó càng chứng tỏ điều gì?
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Cụm từ “vật liệu biết nói” thể hiện ý nghĩa trào phúng, mỉa mai sâu sắc. Bọn chủ thực dân coi người dân bản xứ chỉ như thứ đồ vật biết nói, như thứ hàng hóa đặc biệt có thể sinh lợi mà thôi.
- Hởu quả của chính sách thu gom “vật liệu biết nói” đẻ ra hàng trăm cách xoay xỏa làm tiền trắng trợn: “đi làm lính tình nguyện hoặc xì tiền ra”.
* Phần III. Kết quả của sự hi sinh.
? Em hiểu gì về tiêu đề của đoạn?
? Mâu thuẫn trào phúng ở đây là gì?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Trả lời.
- Kết quả của sự hi sinh cũng là một câu tiêu đề mang đậm tính trào phúng. Vấn đề là ở chỗ hi sinh cho ai? mà vì ai mà phải hi sinh?
- Mâu thuẫn trào phúng ở đoạn này là ở chỗ sự đối lập giữa những lời hứa hẹn mĩ miều với những lời nói và hành động thực tế của các nhà cầm quyền khi chiến tranh kết thúc, khi đã không còn phải lừa mị, phỉnh phờ nữa thì các quan lớn lại quay ngay trở về với cách nói, cách làm xưa. Và bọn ngu mọi lại phải được đối xử xứng đáng với thân phận của chúng!
Hình thức bên ngoài
Lời nói và hành động thực chất
- Im bặt như có phép lạ
- Để ghi nhớ công lao
- Đưa về nước bằng tàu thủy
- Biết ơn, đón chào nồng nhiệt bằng diễn văn yêu nước.
- Thương binh và vợ con tử sĩ được cấp phương tiện sinh sống làm ăn.
- Chiến sĩ bảo vệ tự do -> giống người bẩn thỉu
- Lột hết của cải, kiểm soát, đánh đập vô cớ, cho ăn như cho lợn ăn, xếp xuống hầm tàu, chật, bẩn, thiếu không khí 
- Bây giờ không cần nữa, cút đi!
- Cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện
? Tác giả đã kết thúc đoạn bằng niềm tin như thế nào? Tác dụng?
- Suy nghĩ, trả lời.
- Đoạn văn kết thúc của tác giả vừa thể hiện niềm tin, niềm mong mỏi chính đáng và sâu sắc vào thái độ của nhân dân lao động bản xứ, vừa bước đầu nêu ra con đường đấu tranh cách mạng trên cơ sở tố cáo, lên án tội ác và sự dã man vô nhân đạo của thực dân Pháp.
* Hoạt động 3 – Tổng kết. 
- Hướng dẫn HS Tổng kết. 
- Làm theo hướng dẫn.
III. Tổng kết.
* Hoạt động 4 - Luyện tập.
- Hướng dẫn HS Luyện tập.
- Làm theo hướng dẫn.
IV. Luyện tập.
3. Củng cố.
- Giáo viên nhận xét về giờ học.
4. Dặn dò.
- Ghi nhớ một số đoạn tiêu biểu.
- Chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 105 - 106.doc