Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc

Văn bản ÔNG ĐỒ

 (Vũ Đình Liên )

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh

- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật Ông đồ. Qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa, gắn liền với một nét đẹp cổ truyền của dân tộc

- Thấy được sức truyền cảm đặc sắc của bài thơ.

B. CHUẨN BỊ :

1. GV: Soạn và thâm nhập giáo án .

2. HS: Đọc và soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :

1. Ổn định:

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: (Trong bài học)

3. Bài mới:

 

doc 100 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn://2010 
Tiết 73 Ngày dạy://2010
	 Văn bản ÔNG ĐỒ	
 (Vũ Đình Liên )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh
- Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật Ông đồ. Qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi tiếc nhớ ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa, gắn liền với một nét đẹp cổ truyền của dân tộc
- Thấy được sức truyền cảm đặc sắc của bài thơ.
B. CHUẨN BỊ :
1. GV: Soạn và thâm nhập giáo án .
2. HS: Đọc và soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: (Trong bài học)
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
Gọi học sinh đọc chú thích*.
? Em hãy cho biết vài nét về tác giả?
Ông sống chủ yếu ở Hải Phòng, thơ ông giàu tình cảm và hoài cổ.
? Kể một số tác phẩm chính của tác giả?
? Em biết gì về bài thơ được học hôm nay?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Đọc giọng thiết tha thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.
Giáo viên đọc một lần, gọi học sinh đọc và yêu cầu lớp nhận xét.
? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? 
? Dựa vào nội dung ta có thể chia bài thơ thành mấy phần? Đó là những phần nào? Nội dung của từng phần?
Hoạt dộng 3:Hướng dẫn phân tích.
? Theo dõi 2 khổ thơ đầu cho biết hình ảnh ông đồ xuất hiện trong thời điểm nào, khung cảnh xung quanh và thái độ của mọi người đối với ông như thế nào?
? Hình ảnh ông đồ được mọi người quan tâm đến và họ đánh giá tài nghệ của ông rất cao, chi tiết nào thể hiện điều đó?
? Ở đây tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
? Em hiểu gì về câu thơ: “Bao nhiêu..”? 
? Bằng những từ ngữ và nghệ thuật so sánh đó, em thấy hình ảnh Ông đồ lúc này đối với mọi người như thế nào?
Nhưng rồi thời gian trôi qua ông Đồ có còn được đắt hàng mãi như vậy không, ta qua 2 khổ thơ tiếp theo.
B2: ? Hai khổ thơ tiếp theo nói lên nội dung gì?
Sự thay đổi đã được mở đầu bằng từ “nhưng”. Quan hệ nhượng bộ đã được thể hiện rất rõ ngay đầu khổ thơ thứ 3, đó là một sự thay đổi lớn trong việc đánh giá vai trò của Ông đồ.
 ? Người thuê viết ở giai đoạn này có nhiều không? Điều đó thể hiện ở câu nào?
? Khi giấy mực và hình ảnh ông đồ vẫn tồn tại đấy nhưng không ai thuê viết nữa thì những đối tượng trên sẽ ra sao?
? Ở hình ảnh giấy và mực, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng?
? Khổ 4 là một khổ thơ tả cảnh và người, em có đồng ý không? 
? Qua cảnh đó em hiểu gì về sự hiện hữu của ông Đồ trong lòng mọi người? 
Bình : Bên góc phố lạnh lẽo của mùa đông, hình ảnh một ông Đồ ngồi đơn độc bên nghiên mực đầy bụi đường và lá vàng. Cảnh đó khiến ai ngoái nhìn lại cũng thấy xót xa và có lẽ Vũ Đình Liên là một trong số những người ít ỏi thấu hiểu được nỗi lòng của người đang ngồi đó.
? Với hai khổ thơ trên, hình ảnh Ông đồ thời tàn được thể hiện như thế nào?
? Khổ thơ cuối thể hiện tâm trạng nào của nhà thơ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết
? Bằng thể thơ ngụ ngôn bình dị, bài thơ đã thể hiện tình cảm gì của nhà thơ?
 Dự kiến trả lời
- Đọc chú thích.
- Trả lời theo chú thích.
- Kể theo chú thích.
- Nghe.
- Đọc.
- Nhận xét.
- Ngũ ngôn (5 chữ).
- 3 phần.
2 khổ đầu: Hình ảnh ông đồ thời đắc ý.
2 khổ thơ tiếp theo: Hình ảnh ông đồ thời tàn.
Khổ cuối: Niềm hoài cổ của tác giả.
- Tết đến, hoa đào nở
- Bên phố đông người qua.
- Bao nhiêu người thuê viết
 Tấm tắc ngợi khen tài
Như phượng múa rồng bay.
- So sánh.
- Nhiều người thuê.
- Đâu?
- Giấy đỏ buồn, mực sầu.
- Nhân hoá.
- Thể hiện nỗi buồn thấm cả lên sự vật.
- Đúng.
- Quên lãng.
- Trả lời.
- Tiếc nhớ, hoài niệm về một hình ảnh quen thuộc gắn với một nét đẹp truyền thống của dân tộc.
- Đọc ghi nhớ sgk
I. Sơ lược về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả:
Vũ Đình Liên (1913-1996). Quê ở Hải Dương.
2. Tác phẩm: “Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm.
II. Đọc-hiểu văn bản
III. Phân tích:
1. Hình ảnh ông đồ thời đắc ý
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Ông đồ là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ của mọi người.
2. Hình ảnh ông đồ thời tàn
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
 vẫn ngồi đấy.
=> Nghệ thuật nhân hoá và lối tả cảnh ngụ tình
- Ông đồ bị lãng quên trong lá vàng và mưa bụi.
- Nỗi buồn thấm vào cảnh vật.
IV. Tổng kết: 
*Ghi nhớ (sgk).
4. Củng cố: ? Bài thơ đã để lại trong em những tình cảm gì?
5. Hướng dẫn Hs học bài ở nhà: Học thuộc hai bài thơ, chuẩn bị bài Câu nghi vấn: 
Đọc và trả lời câu hỏi phần bài học về đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn. 
Lấy ví dụ về câu nghi vấn.
D. RÚT KINH NGHIỆM 
 Ngày soạn://2010 
Tiết 74 Ngày dạy://2010 
CÂU NGHI VẤN 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn.
- Phân biệt được câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
- Biết sử dụng câu nghi vấn trong các văn bản viết phù hợp. 
B. CHUẨN BỊ :
1. GV: Soạn và thâm nhập giáo án .
2. HS: Đọc và trả lời các câu hỏi và lấy ví dụ. tìm các câu nghi vấn có trong bài Ông đồ.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1. Ổn định: 	
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Đọc thuộc bài Ông đồ và nêu ý chính của bài thơ?
3. Bài mới: Giới thiệu bài	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học.
Treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc.
? Tìm câu nghi vấn?
? Căn cứ vào đâu để xác định đó là câu nghi vấn?
? Tìm từ ngữ nghi vấn trong các câu đó?
 ? Vậy câu nghi vấn có những đặc điểm hình thức nào?
? Em hãy đặt câu nghi vấn, đảm bảo hai đặc điểm hình thức đó?
Phân tích ví dụ.
? Câu trên dùng để làm gì? Vậy chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi.
? Để xác định và phân biệt câu nghi vấn với những kiểu câu khác ta dựa vào những điều kiện nào?
? Thiếu 1 trong 2 điều kiện trên có được không? Gv đưa ví dụ của bài tập 3.
? Đọc các câu ở bài tập 3 và cho biết có thể thêm dấu chấm hỏi để trở thành câu nghi vấn được không? Vì sao?
Vậy có từ nghi vấn thì vẫn không thể khẳng định đó là câu nghi vấn mà ta còn phải dựa vào nội dung ý nghĩa của câu đó. Vì vậy ta cần chú ý khi xác định kiểu câu.
Để nắm vững hơn, ta qua các bài tập khác.
Gọi Hs đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Đọc yêu cầu bài tập 1: Xác định yêu cầu.
Gọi học sinh lên bảng làm.
Yêu cầu Hs làm vào vở bài tập, theo dõi và nhận xét.
Gọi Hs đọc bài tập 2.
Yêu cầu học sinh thảo luận.
? Có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không ?
Bài 3 chúng ta đã thực hiện hoàn thành vào vở bài tập.
Gọi học sinh đọc bài 4 ở bảng phụ. Định hướng gọi Hs lên làm.
Yêu cầu lớp làm, theo dõi và nhận xét.
Yêu cầu Hs đặt câu: Như mô hình “có.. không” và “đã chưa” nó khác nhau, tuỳ trường hợp ta sử dụng cho phù hợp.
Tương tự hãy làm bài tập 5
Dự kiến trả lời .
- Đọc.
- Sáng ngày.lắm không?
- Thế làm saokhoai?
- Hay là quá?
- Có từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
- Không, làm sao, hay là..
- Trả lời
- Lấy ví dụ.
- Hỏi.
- Đặc điểm hình thức và chức năng .
Không 
Vì những câu đó không có nội dung nghi vấn ma là trần thuật
- Không.
- Câu a và b có từ nghi vấn là “cókhông”, “tại sao” nhưng chức năng của nó là làm bổ ngữ.
- Câu c và d có từ nghi vấn là “nào cũng”, “ai cũng” nhưng ý nghĩa của nó là khẳng định tuyệt đối chứ không phải nghi vấn.
- Đọc bài.
- Tìm câu nghi vấn và nêu điểm hình thức.
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu.
- Thảo luận.
- Làm hoàn thành bài tập 3.
- Đọc.
- Làm bài. - Nhận xét.
- Đặt câu:
1. Cái cặp này có cũ lắm không?
2. Cái cặp này đã cũ lắm chưa?
3.Cái cặp này có mới lắm không?
4.Cái cặp này đã mới lắm chưa? (sai).
I. Bài học: 
1. Đặc điểm hình thức:
 -Có chứa từ nghi vấn như: ai, gì,có không, đã chưa hoặc có từ hay nối các vế có quan hệ lựa chọn.
2. Chức năng chính :
 - Dùng để hỏi. 
* Ghi nhớ sgk.
II. Luyện tập:
1.
a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
b. Tại sao như thế?
c. Văn là gì? Chương là gì?
d. Chú mình vui đùa không?
Đùa trò gì?
Hừhừ..cái gì thế?
Chị cốc nhà ta đấy hả?
2. Căn cứ để xác định câu nghi vấn là từ “hay” và dấu chấm hỏi ở cuối câu.
Không thể thay từ hoặc vào được vì câu sẽ sai, ý nghĩa của câu hoàn toàn khác, nó thành câu trần thuật.
4. 
Hình thức: a có từ “có, không”
Câu b có từ “đã .chưa”
Ý nghĩa: câu a không có giả định về vấn đề sức khoẻ.
Câu b có giả định về vấn đề sức khoẻ, người hỏi đã biết tình trạng sức khoẻ của người được hỏi.
5. Hình thức:
a: “bao giờ” đứng trước.
b: “bao giờ” đứng sau.
Ý nghĩa:
a. Hỏi thời gian diễn ra hành động ở tương lai.
Câu b thời gian diễn ra hành động ở quá khứ.
 4. Củng cố: Gọi Hs nhắc lại nội dung bài học ( đặc điểm hình thức và chức năng).
 5. Hướng dẫn Hs học bài ở nhà: - Về nhà học thuộc bài, hoàn thành các bài tập, làm bài tập 6.
 - Chuẩn bị bài Nhớ rừng:
Trả lời các câu hỏi: Em hiểu thế nào về thơ mới? 
Phân tích tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú và cảm xúc khi nhớ về núi rừng đại ngàn nơi con hổ đã từng sống những ngày tháng đẹp đẽ ở đó? Mượn lời của con hổ tác giả đã gửi gắm tâm sự gì?
D. RÚT KINH NGHIỆM:.
Tiết 75 
 Ngày soạn://2010
Ngày dạy://2010
Văn bản: NHỚ RỪNG
 ( Thế Lữ )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời của con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
 - Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm. 
B. CHUẨN BỊ :
1. GV: Soạn và thâm nhập giáo án .
2. HS: Đọc và soạn bài.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 
- Em hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Hai chữ nước nhà. Qua đó thể hiện nội dung gì?
- Kiểm tra vở soạn của 2 Hs.
3. Bài mới: Từ 1930 văn học Việt Nam đã có bước chuyển mới về thể loại và cảm xúc trong từng tác phẩm. Lời thơ phóng khoáng, cảm xúc tràn đầy chất lãng mạn. Một trong những tác phẩm như vậy đó là Nhớ rừng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nét mới đó trong tác phẩm này.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Gọi Hs đọc chú thích.
? Em hãy nêu vài nét về tác giả Thế Lữ?
- Sau 1930, một số thi sĩ du học về và theo lối “Tây học” phê phán thơ cũ, đặc biệt là thơ Đường luật để làm theo lối phóng khoáng, tự do bộc lộ cảm xúc mà không bị trói buộc bởi khuôn sáo, niêm luật.
? Em hiểu như thế nào về Thơ mới?
Là những bài thơ sáng tác theo lối tự do về số câu, số chữ và không hạn định cảm xúc mạnh mẽ, phóng khoáng, Thơ mới gắn với Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ
? Em biết gì về bài thơ Nhớ rừng?
 Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản.
- Chính xác, thể hiện cảm xúc phù hợp với từng đoạn, lúc bực tức, căm hờn, lúc tiếc nhớ và có khi hào hùng
Gv đọc 1 đoạn, gọi 2 Hs đọc.
-Chú ý các chú thích 1, 3, 4.
 ? Bài thơ được  ... ấn đề đó bằng một bài văn ngắn.
B. CHUẨN BỊ :
1. GV: Soạn và thâm nhập giáo án.
 2. HS: Tập hợp tư liệu, báo cáo trình bày.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1. Ổn định:	
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 
 Kiểm tra kết quả đã thực hiện (vở soạn) 
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy:
Hoạt động của trò:
Nội dung:
Hoạt động 1: Cho Hs thảo luận trao đổi ý kiến chung. 
? Các văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập đến những vấn đề gì?
? Hãy tìm hiểu vài khía cạnh của một trongnnững vấn đề đó ở quê hương hoặc nơi đang sinh sống (thôn, xã)
Gv lần lượt gọi các tổ nhóm trình bày, tổ nhóm khác nhận xét chéo.
 Trong qúa trình HS trình bày, GV theo dõi uốn nắn cách trình bày diễn đạt trọn câu.
Nên linh hoạt bằng cách nói với hình thức thuyết trình.
Xoáy vào các nội dung sau:
Thực trạng
Nguyên nhân
Giải pháp
 Vấn đề có thể là một hoạt động văn hoá truyền thống của địa phương. 
 Gv gọi tổ trưởng báo cáo tình hình các bài viết của tổ mình, giới thiệu các bài được tổ chọn trình bày.
 Gv gọi 5 bài tiêu biểu đọc trước lớp, lớp nhận xét bổ sung.
 Gv đánh giá, khích lệ và gợi ý thực hành văn bản. 
I. Bài học:
 Báo cáo kết qủa về tình hình môi trường ở địa phương (vệ sinh, xử lý rác thải, khơi thông cống rãnh)
- Hình thức: Văn bản tự sự trữ tình không quá dài.
II. Thực hành:
Hs trình bày văn bản đã chuẩn bị
4. Củng cố: Gv nhận xét nhấn mạnh một số vấn đề Hs còn vấp trong việc trình bày đề tài.
 5. Dặn dò: Sưu tầm những bài thơ ca ngợi về quê hương.
 Chuẩn bị về những vấn đề mới hơn không lặp lại để hôm sau trình bày.
 Chuẩn bị bài Chữa lỗi diễn đạt.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 122 	 Ngày soạn: //2010
	 Ngày dạy: //2010
 CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT
 (Lô-gic)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:
- Nhận ra lỗi và biết cách sửa lỗi trong những câu sgk đã dẫn.
- Qua đó trau dồi khả năng lựu chọn cách diễn đạt đúng trong trường hợp tương tự khi nói và viết.
B. CHUẨN BỊ :
1. GV: Giáo án + bảng phụ.
 2. HS: Đọc lại các bài viết của mình xác định lỗi và tự sửa.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1. Ổn định:	
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 
 ? Thế nào là lưa chọn trật tự từ trong câu?
? Nêu tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu?
 Gv treo bảng 2 ví dụ Hs nhận xét. 
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy:
Hoạt động của trò:
Nội dung:
Hoạt động 1: Phát hiện và sửa lỗi.
Gv treo bảng phụ gọi Hs đọc
Những câu đó mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lôgic, hãy phát hiện và sửa lỗi đó. Hs thảo luận nêu các cách sửa.
 Gv ai nhanh tay hơn, gọi người đó lên trình bày.
 Ta đã học sắp xếp trật tự từ trong câu tuỳ theo mục đích nói của người viết.
 Vì vậy sẽ có nhiều câu sửa khác nhau tuỳ trường hợp.
Hoạt động 2: Cho HS phát hiện lỗi trong các bài viết, trao đổi với nhau tìm cách sửa.. 
- Đọc
a. A: Quần áo
 B: Đồ dùng học tập
 A và B không cùng loại thì ta có thể sửa lại như sau: 
b. A chung, B riêng
c. A, B, C không cùng loại,nó có quan hệ đẳng lập với nhau.
d. Từ có nghĩa rộng và nghĩa hẹp nằm trong nó thì không phù hợp cho câu hỏi lựa chọn.
e. Từ nghĩa rộng bao hàm nghĩa hẹp.
g. A và B không đối lập nhau thì không phải là dấu hiện để nhận biểt.
h. Dùng sai quan hệ từ, đó không phải là nguyên nhân, kết quả.
i. 2 vế câu này không có quan hệ nếu thì được.
c. Vừa, vừa được được sử dụng để nói một nội dung là không phù hợp.
I. Bài học:
 1. Phát hiện và chữa lỗi.
a. Phát hiện
b. Cách chữa.
a. Chúng em đã giúp 
dép và đồ dùng học tập
và nhiều đồ dùng khác và nhiều đồ dùng học tập => 
b. Trong thanh sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn tới thành công.
- Trong thể thao bóng đá nói riêng, niềm say mê
c. “Lão Hạc”, “Bước đường cùng”, và “ Tắt đèn”. 
- Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố.
d. Em muốn 1người trí thức hay một thuỷ thủ?
 Giáo viên hay bác sĩ?
e. Nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung
 hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ.
g. Cao gầy lùn mập
 áo trắng áo ca rô
h. Thay “nên” bằng “và” bỏ 1 “cho”
i. Thay “có được” bằng “hoàn thành được”
k. Vừa có hại cho sức khoẻ vừ tốn kém tiền bạc.
II. Thực hành:
Sửa lỗi các bài viết của Hs.
4. Củng cố: Nêu những lỗi lô gic thường gặp?
5. Dặn dò: Chuẩn bị ôn tập làmbài.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 125 	 Ngày soạn: //2010
	 Ngày dạy: //2010
 TỔNG KẾT PHẦN VĂN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:
- Bước đầu củng cố Nhận ra lỗi và biết cách sửa lỗi trong những câu sgk đã dẫn.
- Qua đó trau dồi khả năng lựu chọn cách diễn đạt đúng trong trường hợp tương tự khi nói và viết.
B. CHUẨN BỊ :
1. GV: Giáo án + bảng phụ.
 2. HS: Đọc lại các bài viết của mình xác định lỗi và tự sửa.
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1. Ổn định:	
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 
 ? Thế nào là lưa chọn trật tự từ trong câu?
? Nêu tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu?
 Gv treo bảng 2 ví dụ Hs nhận xét. 
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy:
Hoạt động của trò:
Nội dung:
Hoạt động 1: Phát hiện và sửa lỗi.
Gv treo bảng phụ gọi Hs đọc
Những câu đó mắc một số lỗi diễn đạt liên quan đến lôgic, hãy phát hiện và sửa lỗi đó. Hs thảo luận nêu các cách sửa.
 Gv ai nhanh tay hơn, gọi người đó lên trình bày.
 Ta đã học sắp xếp trật tự từ rong câu tuỳ theo mục đích nói của người viết.
 Vì vậy sẽ có nhiều câu sửa khác nhau tuỳ trường hợp.
Hoạt động 2: Cho HS phát hiện lỗi trong các bài viết, trao đổi với nhau tìm cách sửa.. 
- Đọc
a. A: Quần áo
 B: Đồ dùng học tập
 A và B không cùng loại thì ta có thể sửa lại như sau: 
b. A chung, B riêng
c. A, B, C không cùng loại,nó có quan hệ đẳng lập với nhau.
d. Từ có nghĩa rộng vvà nghĩa hẹp nằm trong nó thì không phù hợp cho câu hỏi lựa chọn.
e. Từ nghĩa rộng bao hàm nghĩa hẹp.
g. A và B không đối lập nhau thì không phải là dấu hiện để nhận biểt.
h. Dùng sai quan hệ từ, đó không phải là nguyên nhân, kết quả.
i. 2 vế câu này không có quan hệ nếu thì được.
c. Vừa, vừa được sử dụng để nói một nội dung là không phù hợp.
I. Bài học:
 1. Phát hiện và chữa lỗi.
a. Phát hiện
b. Cách chữa.
a. Chúng em đã giúp 
dép và đồ dùng học tập
và nhiều đồ dùng khác và nhiều đồ dùng học tập => 
b. Trong thanh sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn tới thành công.
- Trong thể thao bóng đá nói riêng, niềm say mê
c. “Lão Hạc”, “Bước đường cùng”, và “ Tắt đèn”. 
- Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố.
d. Em muốn 1người trí thức hay một thuỷ thủ?
 Giáo viên hay bác sĩ?
e. Nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung
 hay về bố cục mà còn sắc sảo về ngôn từ.
g. Cao gầy lùn mập
 áo trắng áo ca rô
h. Thay “nên” bằng “và” bỏ 1 “cho”
i. Thay “có được” bằng “hoàn thành được”
k. Vừa có hại cho sức khoẻ vừ tốn kém tiền bạc.
II. Thực hành:
Sửa lỗi các bài viết của Hs.
4. Củng cố: Nêu những lỗi lô-gic thường gặp?
5. Dặn dò: Chuẩn bị ôn tập làm bài.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 126 	 Ngày soạn: //2010
	 Ngày dạy: //2010
 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:
- Nắm vững nội dung kiến thức của các kiểu câu đã học, hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu. 
- Hệ thống hoá kiến thức để nhớ, phục vụ cho kiểm tra định kỳ và cuối kỳ.
B. CHUẨN BỊ :
1. GV: Giáo án + bảng phụ.
 2. HS: Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập..
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
1. Ổn định:	
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: 
 ? Nêu các kiểu câu đã học? Trình bày đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến và cho ví dụ?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy:
Hoạt động của trò:
Nội dung:
Hoạt động 1: Ôn tập các kiểu câu theo mục đích nói.
Gọi Hs đọc bài tập 1.
Gv treo bảng phụ, yêu cầu Hs xác định kiểu câu.
? Đoạn văn gồm mấy câu?
? Câu 1 thuộc kiểu câu gì?
? Thế nào là câu trần thuật?
 Gv lần lượt yêu cầu Hs nhắc lại đặc điểm hình thức của các kiểu câu., chức năng đặt câu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hành động nói.
? Thế nào là hành động nói?
? Có mấy kiểu hành động nói?
? Các cách sử dụng hành động nói ?
 Gv lấy ví dụ.
? Lựa chọn trật tự từ trong câu có tác dụng gì?
? Trật tự từ thể hiện những nội dung diễn đạt nào?
Hoạt động 3: Luyện tập
Hs đọc bài tập 1,Gv xác định yêu cầu gọi Hs lên bảng trình bày.
? Dựa vào câu 2 hãy đặt câu nghi vấn?
? Dựa vào câu 2 hãy đặt câu nghi vấn?
? Đặt câu cảm thán?
 GV gọi Hs lên bảng làm, lớp nhận xét.
Gv: Câu 7 là 1 câu hỏi thực sự vì nội dung của nó là một vấn đề nghiêm túc, một nỗi băn khoăn cần giải đáp: “Ăn  liệu?”
Kẻ bảng cho Hs lên bảng điền.
Gv hướng dẫn Hs đặt câu với hành động hứa hẹn hoặc cam kết.
Gv yêu cầu Hs đọc bài tập 1
? Giải thích lý do sắp xếp trật tự các bộ phận in đậm trong đoạn.
? Nhận xét các trật tự từ trong 2 câu ở bài tập 2?
- Đọc
- 3 câu
- Câu trần thuật
- Căn cứ theo kiểu câu hành động nói, có thể được chia làm các kiểu sau:
- Đạt được hiệu quả trong giao tiếp nếu trật tự từ phù hợp.
- Thứ tự: Trước sau, chính phụ
- Nhấn mạnh
- Liên kết
- Đảm bảo hài hoà về ngữ âm.
I. Bài học:
 1. Các kiểu câu phân theo mục đích nói:
Câu 1: Câu trần thuật ghép có một vế dạng câu phủ định.
- Câu nghi vấn:
- Câu cầu khiến:
- Câu cảm thán:
- Câu trần thuật là câu có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả.
- Câu khẳng định.
2. Hành động nói: Được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
- Các kiểu hành động nói:
+ Hỏi
+ Trình bày (báo tin, kể, tả)
+ Điều khiển (Cầu khiến, đe doạ)
+ Hứa hẹn
+ Bộc lộ cảm xúc.
- Cách thức hiện hành động nói:
+ Trực tiếp (chức năng chính)
- Gián tiếp (chức năng phụ)
3. Lựa chọn trật tự từ trong câu.
II. Thực hành:
1. Kiểu câu:
Câu 1 là câu trần thuật ghép, một vế có dạng câu phủ định.
Câu 2: Câu trần thuật đơn, ccâu 3 là câu trần thuật ghép, vế sau là vị ngữ có dạng phủ định.
 2. Đặt câu ngh vấn.
Cái bản tính tốt đẹp của người ta có thể bị buồn đau, ích kỉ che lấp mất hay không?
 Những nỗi lo lắng, buồn đau. Ích kỉ có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta không?
3.
- Ôi! Vui quá xá là vui!
- Ôi! Buồn quá!
- Chà đẹp thật!
4. a. Câu trần thuật là: 1, 3, 6.
 Câu nghi vấn là: 2, 5, 7.
 Câu cầu khiến là: 4
 b. Câu nghi vấn dùng để hỏi (7)
 c. Câu nghi vấn 2, 5 là những câu không được dùng để hỏi.
Câu (2) bộc lộ cảm xúc (ngạc nhiên)
Câu (5) trình bày (giải thích)
- Hành động nói:
(1) Hành động kể (Tbáo), (4) Đề nghị (đk)
(2) Bộc lộ cảm xúc, (5) Trìnhbày.
(3) Nhận định (Tb), (6) Trình bày (bác bỏ)
(7) Hành động hỏi.
- Lựa chọn trật tự từ trong câu.
1. Cách sắp xếp này theo trật tự trước-sau của hoạt động, trạng thái của sứ giả: Ngạc nhiên => mừng rỡ => về tâu.
2. a. Liên kết với câu trước.
 b. Nhấn mạnh làm nỗi bật sự giản dị của Bác. 
4. Củng cố: Nhắclại các kiểu câu, hành động nói và hội thoại.
5. Dặn dò: Về nhà làm 2 bài tập còn lại, chuẩn bị bài Văn bản tường trình. 
D. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGAN V8 TAP 2.doc