NGỮ VĂN 8 – KÌ II
TUẦN 20
TIẾT 73 – BÀI 18
Ngày soạn:
Ngày dạy:
NHỚ RỪNG
( THẾ LỮ )
A. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
- Kỹ năng: - Thấy được tác dụng của thủ pháp nhân hoá, bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ.
- Tư tưởng: Giáo dục tình yêu nước, ý thức muốn vươn lên thoát khỏi cuộc sống tù túng giam cầm, nhạt nhẽo, giả dối
B. Chuẩn bị:
- GV: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo về nhà thơ Thế Lữ, cuốn Thi nhân Việt Nam
- HS: Soạn trước bài ở nhà, học thuộc thơ
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: Theo em, như thế nào gọi là thơ cổ? Kể tên một vài bài thơ cổ mà em đã học, đã đọc.
Ngữ Văn 8 – Kì II Tuần 20 Tiết 73 – Bài 18 Ngày soạn: Ngày dạy: Nhớ rừng ( Thế Lữ ) A. Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: - Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. - Kỹ năng: - Thấy được tác dụng của thủ pháp nhân hoá, bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của bài thơ. - Tư tưởng: Giáo dục tình yêu nước, ý thức muốn vươn lên thoát khỏi cuộc sống tù túng giam cầm, nhạt nhẽo, giả dối B. Chuẩn bị: - GV: Soạn giáo án, tài liệu tham khảo về nhà thơ Thế Lữ, cuốn Thi nhân Việt Nam - HS: Soạn trước bài ở nhà, học thuộc thơ C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: Theo em, như thế nào gọi là thơ cổ? Kể tên một vài bài thơ cổ mà em đã học, đã đọc. - HS đứng tại chỗ trả lời. GV nhận xét và nếu cần, có thể nêu một số khía cạnh để nhận diện thơ cổ như: thể thơ thất ngôn đường luật, tứ tuyệt đường luật; niêm luật chặt chẽ, ngôn ngữ tượng trưng, ước lệ, nhiều điển cố... 2. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Sau khi nêu đặc điểm của thơ cổ, GV chuyển tiếp vào "Nhớ rừng", một bài thơ tiêu biểu thuộc thơ mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. ? GV yêu cầu 1 HS dựa vào "chú thích" nêu những hiểu biết về tác giả. GV nhấn mạnh một số nét chính. - Thế Lữ (1907 - 1989), quê Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới 1932 - 1935. "Khi Thơ Mới vừa ra đời, Thế Lữ như vầng sao đột hiện sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam (Hoài Thanh). - Tác phẩm tiêu biểu: Mấy vần thơ (1935). - GV hỏi: "Nhớ rừng" là một bài thơ mới. Vậy, so với thơ cổ, thơ mới là loại thơ như thế nào? Em có hiểu biết gì về phong trào Thơ Mới? HS suy nghĩ, làm việc độc lập, GV tổng kết, bổ sung. GV: Mở rộng về khái niệm "thơ mới" và phong trào Thơ Mới - Khái niệm "thơ mới" dùng để gọi thể thơ tự do có số chữ, số câu trong bài không hạn định. Nhớ rừng là một ví dụ sinh động - Phong trào Thơ Mới là tên gọi của phong trào thơ (còn gọi là thơ lãng mạn) Việt Nam 1932 - 1945 với những tên tuổi nổi tiếng như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,... GV: Hướng dẫn học sinh đọc:- Thay đổi, nhấn mạnh các sắc thái giọng điệu giễu nhại, kiêu hùng, bi tráng cho phù hợp với từng câu, từng đoạn thơ. - GV gọi một vài HS đọc, GV điều chỉnh, nhận xét và đọc mẫu. - GV hỏi: Bài thơ có bố cục như thế nào? Nên phân tích theo hướng nào cho hợp lí? HS trao đổi. GV tổng kết, định hướng. * Bố cục: - Bài thơ 5 đoạn nhưng được cấu trúc theo hai cảnh tượng tương phản: Con hổ trong thực tại và con hổ trong dĩ vãng. - Phân tích theo cấu trúc đó sẽ tự nhiên và thuận lợi hơn. . Phân tích Hướng dẫn HS phân tích tình cảnh con hổ trong vườn bách thú. - GV hỏi: Hiện tại, con hổ đang sống trong một không gian như thế nào? HS tái hiện, phát hiện. GV tổng kết. - Từ một vị chúa tể muôn loài tung hoành chốn nước non hùng vĩ, nay con hổ bị giam hãm trong cũi sắt, một không gian nhỏ bé, tù túng, thậm chí tầm thường, giả dối: hoa chăm, cỏ xén, nước đen giả suối, mô gò thấp kém, dăm vừng lá bắt chước vẻ hoang vu... - ý thức được thực trạng đó, tâm trạng của kẻ "sa cơ" chất chứa cả "khối căm hờn" ngùn ngụt. GV hỏi: Sống trong không gian đó, tâm trạng của con hổ như thế nào? Động tác nằm dài trông ngày tháng dần qua phải chăng là sự bằng lòng chấp nhận thực tại? Giọng điệu chính trong hai khổ thơ 1 và 4 là gì? - HS phân tích, trao đổi, thảo luận theo nhóm, nhóm cử đại diện trả lời. GV nhận xét và bình giảng định hướng. - Chán ghét, bất lực, nhưng con hổ không cam chịu chấp nhận hoà mình vào thực tại đó. - Thái độ, giọng điệu kẻ bị giam hãm vẫn toát lên vẻ ngạo mạn, kiêu hùng của một vị chúa tể rừng già: khinh bỉ lũ người ngẩn ngơ mắt bé và lũ gấu báo dở hơi, vô tư lự; khinh ghét và giễu cợt cái thực tại cố làm ra vẻ tự nhiên, nhưng càng cố càng lộ rõ cái vẻ tầm thường, giả dối. - Bằng những hình ảnh gợi cảm, giàu chất tạo hình và dòng cảm xúc cuồn cuộn, đoạn thơ 1 và 4 đã tạo nên bức tranh đầy tâm trạng về con hổ ở vườn bách thảo, một trang anh hùng lẫm liệt, bị sa cơ thất thế nhưng quyết không hoà nhập với thực tại xã hội đương thời. . Đoạn 2 và 3: Hướng dẫn HS phân tích cảnh con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ. - GV hỏi: Chốn giang sơn, nơi con hổ một thời "tung hoành hống hách" được hiện lên như thế nào? HS tái hiện. GV tổng kết. - Những câu thơ miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ ngự trị trong đó là những câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Đó là một bức cảnh dữ dội, hoang sơ, đầy uy lực của thiên nhiên: bóng cả cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, khúc trường ca dữ dội.... - GV hỏi: Chân dung của con mãnh thú được tác giả khắc hoạ bằng những hình ảnh đặc sắc nào? HS phát hiện, phân tích, bình giảng. GV tổng kết, bình giảng định hướng. - Hoà hợp và nổi bật giữa bức cảnh rừng già là hình ảnh con hổ oai phong, đường bệ với những "vũ điệu" đầy uy lực của rừng xanh: Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng - Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng - Vờn bóng âm thầm lá gai, cỏ sắc"... Sự im lặng âm thầm của nó không phải là dấu hiệu bình yên mà trái lại, đầy đe doạ đối với mọi vật. Những câu thơ sống động, giàu hình ảnh đã diễn tả chính xác và hấp dẫn vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh mà cũng rất mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. I. Giới thiệu tác giả tác phẩm. 1. Tác giả: Thế Lữ (1907 - 1989), quê Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới 1932 - 1935. - Tác phẩm tiêu biểu: Mấy vần thơ (1935). II. Đọc và tìm hiểu văn bản 1. Đoạn 1 và 4: Tình cảnh của con hổ trong vườn bách thú. - Từ một vị chúa tể muôn loài tung hoành chốn nước non hùng vĩ, nay con hổ bị giam hãm trong cũi sắt, một không gian nhỏ bé, tù túng, thậm chí tầm thường, giả dối: hoa chăm, cỏ xén, nước đen giả suối, mô gò thấp kém, dăm vừng lá bắt chước vẻ hoang vu... - Chán ghét, bất lực, nhưng con hổ không cam chịu chấp nhận hoà mình vào thực tại đó. - Thái độ, giọng điệu kẻ bị giam hãm vẫn toát lên vẻ ngạo mạn, kiêu hùng của một vị chúa tể rừng già: khinh bỉ lũ người ngẩn ngơ mắt bé và lũ gấu báo dở hơi, vô tư lự; khinh ghét và giễu cợt cái thực tại cố làm ra vẻ tự nhiên, nhưng càng cố càng lộ rõ cái vẻ tầm thường, giả dối. 2. Đoạn 2 và 3: Cảnh con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ trong dĩ vãng huy hoàng. - Đoạn 2: - Hoà hợp và nổi bật giữa bức cảnh rừng già là hình ảnh con hổ oai phong, đường bệ với những "vũ điệu" đầy uy lực của rừng xanh: Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng - Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng - Vờn bóng âm thầm lá gai, cỏ sắc"... 3. Củng cố – dặn dò Nhắc lại những thực tại mà con hổ đang chứng kiến phải chăng đó chính là những thực tại xã hội Việt Nam khi đó. Nhân dân ta cũng đang phải sống trong cảnh ngục tù, giả dối, đáng phê phán. Và tâm sự muốn tháo cũi sổ lồng của con hổ cũng chính là ước muốn của mỗi người dân Việt Nam nói chung, Thế Lữ nói riêng. Về nhà học thuộc lòng bài thơ. Chuẩn bị phần tiếp theo ---------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 74 – Bài 18 Nhớ rừng ( Tiếp ) A. Mục tiêu cần đạt: ( Như tiết 1 ) B. Chuẩn bị: ( Như tiết 1 ) C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu tình cảnh của con hổ trong vườn bách thú như thế nào? Tâm trạng của nó được thể hiện ra sao? 2. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - GV hỏi: Dáng điệu của con hổ trong bốn bức cảnh của bộ tứ bình như thế nào, có giống nhau không? Theo em, đâu là cái hay của đoạn thơ này? HS trao đổi, thảo luận theo nhóm, nhóm cử đại diện trả lời. GV có thể gợi ý: ở bức tranh thứ nhất, dáng điệu của con hổ trông giống ai? bức tranh thứ hai, thứ ba, thứ tư?... GV tổng kết, bình giảng định hướng. - Cũng tái hiện dĩ vãng huy hoàng nhưng đoạn 3 của bài thơ là một bộ tranh tứ bình tuyệt đẹp. Cả bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, hoành tráng và nổi bật giữa mỗi cảnh là hình ảnh con hổ uy nghi, nhớ rừng đến cháy ruột. Dáng điệu của nó được khắc hoạ hết sức phong phú, kì vĩ và thơ mộng. Khi thì nó được hiện lên như một chàng thi sĩ lãng mạn, hào hoa đứng uống ánh trăng tan bên bờ suối; khi nó giống một nhà hiền triết thâm trầm lặng ngắm đất trời thay đổi sau mưa bão; khi nó lại là một bậc đế vương hiền lành có chim ca hầu quanh giấc ngủ; và cuối cùng, nó là chính nó, vị chúa tể rừng già tàn bạo, dữ dội, làm chủ bóng tối, làm chủ vũ trụ. - GV hỏi: Theo em, có thể thay hình ảnh "mảnh mặt trời" bằng "mặt trời"; "đợi chết mảnh mặt trời" bằng "đợi lặn mảnh mặt trời" được không? Vì sao? HS trao đổi, thảo luận theo nhóm, nhóm cử đại diện trả lời. GV nhận xét, tổng kết và bình giảng định hướng - Mảnh mặt trời là một hình ảnh mới lạ trong thơ Thế Lữ. ở đây, mặt trời không còn là một khối cầu lửa vô tri vô giác mà là một sinh thể. Trong cả vũ trụ bao la rộng lớn, chỉ có một kẻ duy nhất được chúa sơn lâm coi là đối thủ, đó là mặt trời. Nhưng cả đối thủ đáng gờm đó cũng bị chúa sơn lâm nhìn bằng con mắt khinh bỉ, ngạo mạn: mặt trời tuy gay gắt nhưng cũng chỉ là một "mảnh". Nếu bỏ từ "mảnh" và thay từ "chết" bằng "đợi" thì câu thơ sẽ trở nên lạc lõng bởi nó không hợp với logíc tâm trạng cũng như tầm vóc của con mãnh thú. Với câu thơ "Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt", "bàn chân ngạo nghễ của con thú như đã giẫm đạp lên bầu trời và cái bóng của nó cơ hồ đã trùm kín cả vũ trụ" (Chu Văn Sơn). Tầm vóc của chúa tể rừng già đã được nâng lên ở mức phi thường và kì vĩ đến tột đỉnh. - GV hỏi: Theo em, các điệp từ, điệp ngữ, điệp câu hỏi trong đoạn thơ trên có tác dụng nghệ thuật như thế nào? (vấn đề tích hợp) HS trao đổi, thảo luận. GV tổng kết, bình giảng định hướng - Tuy nhiên, tất cả những điều đẹp đẽ trên giờ chỉ còn là dĩ vãng, là giấc mơ. Một loạt những câu nghi vấn "Nào đâu...?", "Đâu...?" không có câu trả lời được lặp đi lặp lại như một nỗi ám ảnh, như nỗi nhớ thương khắc khoải, vô vọng của con hổ về một thời vàng son, huy hoàng trong quá khứ xa xôi. Giấc mơ đột ngột khép lại trong một tiếng than, tiếng vọng đầy u uất, đau đớn, nuối tiếc: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?" - GV hỏi: Khổ thơ cuối thể hiện điều gì? HS tìm tòi, phát hiện. GV tổng kết, bình giảng định hướng - Khổ thơ cuối vừa tiếp tục mạch tâm trạng nhớ tiếc quá khứ vừa như một tiếng thở dài vĩnh biệt thời oanh liệt. Nhưng dù thời oanh liệt không còn nữa, không bao giờ trở lại thì nó vẫn thuộc về thời đã mất ấy chứ không cam tâm làm đồ chơi, một kẻ tầm thường, vui lòng hoà nhập với thực tại. Nó luôn sống với những giá trị của thời đã qua để phản ứng lại với thực tại xã hội đương thời, để vươn tới cái cao cả, tự do dù chỉ là trong mơ ước. - GV hỏi: Tâm sự của con hổ trong vườn bách thú gợi cho chúng ta nhữ ... rình không có đề nghị, cần trung thực, có cam đoan... - Văn bản thông báo: của tổ chức, có nội dung cụ thể, không có cam đoan nhưng lại có yêu cầu, đề nghị, đầy đủ thời gian, địa điểm... Lưu ý: GV có thể hướng dẫn HS cách sử dụng bảng tra yếu tố Hán Việt để HS bổ sung thêm những hiểu biết về nghĩa của từ Hán Việt và vốn từ Hán Việt. Mục lục Bài 18 .Nhớ rừng .Ông đồ .Câu nghi vấn .Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh Bài 19 .Quê hương .Khi con tu hú .Câu nghi vấn (tiếp theo) .Thuyết minh một phương pháp (cách làm) Bài 20 .Tức cảnh Pác Bó .Câu cầu khiến .Thuyết minh một danh lam thắng cảnh .Ôn tập về văn bản thuyết minh Bài 21 .Ngắm trăng (Vọng nguyệt) .Đi đường (Tẩu lộ) .Câu cảm thán .Câu trần thuật .Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh Bài 22 .Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) .Câu phủ định .Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) Bài 23 .Hịch tướng sĩ .Hành động nói .Trả bài tập làm văn số 5 Bài 24 .Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô đại cáo) .Hành động nói .Ôn tập về luận điểm Bài 25 .Bàn luận về phép học .Viết đoạn văn trình bày luận điểm .Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm .Viết bài tập làm văn số 6 - Văn nghị luận (làm tại lớp) Bài 26 .Thuế máu (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp) .Hội thoại .Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận Bài 27 .Đi bộ ngao du (Trích Ê-min hay Về giáo dục) .Hội thoại (tiếp theo) .Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận Bài 28 .Kiểm tra Văn .Lựa chọn trật tự từ trong câu .Trả bài tập làm văn số 6 .Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. Bài 29 .Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Trích Trưởng giả học làm sang) .Lựa chọn trật tự từ trong câu .Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. Bài 30 .Chương trình đại phương (phần Văn) .Chữa lỗi diễn đạt (lỗi logic) .Viết bài Tập làm văn số 7 - Văn nghị luận Bài 31 .Tổng kết phần Văn .Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt .Văn bản tường trình .Luyện tập làm văn bản tường trình Bài 32 .Trả bài kiểm tra Văn .Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng việt (tiếp theo) .Trả bài tập làm văn số 7 .Văn bản thông báo Bài 33 .Tổng kết phần Văn (tiếp theo) .Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) .Kiểm tra tổng hợp cuối năm Bài 34 .Tổng kết phần Văn (tiếp theo) .Luyện tập làm văn bản thông báo .Ôn tập phần Tập làm văn Trang ông đồ ( Vũ Đình Liên) *Mục tiêu cần đạt Giúp HS: - Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của ông đồ và niềm cảm thương, nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với một lớp người tài hoa, một nét sinh hoạt văn hoá từng gắn bó với đời sống của con người Việt Nam hàng trăm, nghìn năm, nay trở nên suy tàn, vắng bóng. - Nắm được nghệ thuật kết cấu chặt chẽ, ngôn ngữ bình dị nhưng giàu sức gợi và sức truyền cảm của bài thơ. * Tiến trình lên lớp A. ổn định lớp, kiểm tra bài cũ - Giáo viên ổn định những nền nếp thông thường. - Kiểm tra bài cũ: GV có thể yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ hoặc một đoạn tiêu biểu trong bài Nhớ rừng và nêu khái quát giá trị của tác phẩm. - Vào bài: Từ xưa, ở Trung Quốc và Việt Nam người ta đã biết thưởng thức chữ đẹp và có cái thú chơi chữ, chơi câu đối Tết. Các nhà nho, vì vậy, có một vị trí trung tâm trong đời sống văn hoá dân tộc. Nhưng từ đầu thế kỉ XX, chế độ thi cử chữ Hán bị bãi bỏ, chữ Nho bị rẻ rúng, nhường chỗ cho tiếng Pháp, chữ quốc ngữ. Các ông đồ, vì thế, trở nên lạc bước trong thời đại mới, bị người đời lãng quên dần. Xúc cảm trước tình cảnh đó, bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên đã ra đời. Bài thơ không lí lẽ, không bàn bạc về sự hết thời của chữ nho mà chỉ thể hiện tâm trạng của tác giả trước sự tàn tạ rồi vắng bóng của một lớp người từng có một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hoá dân tộc một thời qua. B. tổ chức Đọc - Hiểu văn bản Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. - GV yêu cầu 1 HS dựa vào "chú thích" nêu những hiểu biết về tác giả. GV tổng kết, nhấn mạnh một số nét chính. - GV gọi một vài HS đọc, GV nhận xét và đọc mẫu. - GV hỏi: Bài thơ thuộc thể thơ gì, bố cục bài thơ như thế nào? HS trao đổi, thảo luận. GV tổng kết, định hướng. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phân tích hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý. - GV hỏi: ở hai khổ thơ đầu, ông đồ có một vị trí như thế nào trong bức tranh và trong con mắt của người qua lại? HS phát hiện, phân tích. GV tổng kết, bình giảng định hướng. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích hình ảnh ông đồ, thời kì bị quên lãng. - GV hướng dẫn HS lần lượt phân tích, trả lời các câu hỏi: . ở hai khổ thơ tiếp theo, ông đồ có một vị trí như thế nào trong bức tranh? . Nếu ở trên ông đồ là biểu tượng cho thời kì đắc ý của nho học thì ở đây, hình ảnh ông đồ biểu tượng cho điều gì? . Nỗi buồn tủi, xót xa của ông đồ được khắc hoạ nổi bật qua những hình ảnh nào? . Hai khổ thơ giữa có phải dùng để tả cảnh ông đồ ế khách không? HS tìm tòi, phát hiện, và thảo luận nhóm ở câu hỏi cuối. GV gợi ý, tổng kết, bình giảng định hướng. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS phân tích khổ thơ cuối. - GV hướng dẫn HS lần lượt phân tích, trả lời các câu hỏi: . Các em hãy so sánh cảnh ở khổ thơ cuối với cảnh ở bốn khổ thơ đầu xem có gì giống và khác nhau? . "Những người muôn năm cũ" là ai? . Câu hỏi "Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ?" dùng để hỏi hay để nhà thơ bộc lộ cảm xúc là chính? HS trao đổi, thảo luận.GV tổng kết, bình giảng định hướng và nhấn mạnh chức năng, ý nghĩa của các câu nghi vấn trong bài thơ để thực hiện tích hợp. Hoạt động 5: Hướng dẫn HS phân tích tâm trạng của tác giả. - GV hỏi: Vũ Đình Liên miêu tả ông đồ bằng thái độ, tình cảm như thế nào? Tình cảm đó có được bộc lộ bằng những câu cảm trực tiếp như trong "Nhớ rừng" không? HS phát hiện, trao đổi. GV tổng kết. Hoạt động 6: Hướng dẫn HS phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về kết cấu cũng như cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ của tác giả trong bài thơ? HS khái quát. GV tổng kết, định hướng. Hoạt động 7: Hướng dẫn HS tổng kết. - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ, nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. GV nhấn mạnh những nét chính. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: - Vũ Đình Liên (1913 - 1996), quê Hà Nội, là một nhà thơ, nhà dịch thuật, nhà giáo. - Thơ ông thường mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. - Ông đồ là bài thơ thành công xuất sắc nhất của Vũ Đình Liên. 2. Đọc diễn cảm - Hai khổ thơ đầu đọc với giọng vui, hân hoan; ba khổ sau đọc với giọng trầm lắng, ngậm ngùi, da diết. 3. Thể thơ và bố cục bài thơ - Thể thơ ngũ ngôn nhiều khổ. - Bố cục: Có thể tạm chia bài thơ thành ba đoạn để dễ phân tích: hai khổ đầu, hai khổ giữa và khổ thơ cuối. II. Phân tích 1. Hai khổ thơ đầu: Hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý. - Tết đến, hoa đào nở, phố xá tưng bừng, người xe nườm nượp qua lại - một khung cảnh đông vui, nhộn nhịp; một bức tranh giàu màu sắc, đường nét tươi tắn, rực rỡ. Nổi bật giữa trung tâm bức tranh ấy là hình ảnh ông đồ. Ông đang là trung tâm chú ý, là đối tượng ngưỡng mộ, tôn vinh của mọi người: "Bao nhiêu người thuê viết. Tấm tắc ngợi khen tài". Hình ảnh ông hoà cùng cái đông vui, náo nức của phố phường ngày giáp Tết. Ông chính là một trong những nơi gặp gỡ, hội tụ của văn hoá - tâm linh người Việt một thời. 2. Hai khổ thơ tiếp theo: Ông đồ thời kì bị quên lãng - Cũng như bức tranh trước, ở đây, ông đồ vẫn là hình ảnh trung tâm của bức tranh, là đối tượng miêu tả chính của tác giả. Nhưng ngoại trừ điều đó, xung quanh ông, mọi sự đã thay đổi. Ông đồ "vẫn ngồi đấy", giữa phố xá đông đúc người qua lại nhưng lẻ loi, lạc lõng, không ai biết, "không ai hay". - Tác giả không miêu tả tâm trạng ông đồ, nhưng bằng biện pháp nhân hoá, hai câu thơ: "Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu" đã nói lên một cách thấm thía nhất, đắt nhất nỗi buồn tủi, xót xa của nhà nho buổi thất thế. Nỗi buồn tủi thấm đẫm lên cả những vật vô tri vô giác. Ông đồ "ngồi đấy" chứng kiến và nếm trải tấn bi kịch của cả một thế hệ. Đó là sự tàn tạ, suy sụp hoàn toàn của nền Nho học. Hình ảnh "lá vàng" lìa cành và "mưa bụi bay" trong trời đất mênh mang là những ẩn dụ độc đáo cho sự tàn tạ, sụp đổ đó. - Hai khổ thơ tả cảnh nhưng chính là để thể hiện nỗi lòng của người trong cảnh. Đó là nỗi xót xa lặng lẽ, nỗi đau đớn ngậm ngùi của lớp nhà nho buổi giao thời. 3. Khổ thơ cuối: Ông đồ - người "muôn năm cũ" - Hoa đào vẫn nở, Tết vẫn đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn, nhưng người thì không thấy nữa: "Không thấy ông đồ xưa." Tứ thơ: cảnh cũ còn đó, người xưa ở đâu và hình ảnh "người muôn năm cũ" gợi lên trong lòng người đọc niềm cảm thương, tiếc nuối vô hạn. - "Người muôn năm cũ", trước tiên là các thế hệ nhà nho và sau đó còn là "bao nhiêu người thuê viết" thời đó. Vì vậy, "hồn" ở đây vừa là hồn của các nhà nho, vừa là linh hồn của nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó thân thiết với đời sống của con người Việt Nam hàng trăm nghìn năm. - Hai câu cuối là câu hỏi nhưng không để hỏi mà như một lời tự vấn. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối bài thơ như rơi vào im lặng mênh mông nhưng từ đó dội lên bao nỗi niềm. Đó là nỗi day dứt, tiếc nhớ, thương xót ngậm ngùi của tác giả và cũng là của cả một thế hệ các nhà thơ mới. Đó còn là nỗi mong ước tìm lại, gặp lại vẻ đẹp của một thời đã qua. 4. Tâm trạng của tác giả - Bài thơ chủ yếu khắc hoạ hình ảnh ông đồ, tác giả không trực tiếp bộc lộ tình cảm của mình. Tuy nhiên, thông qua giọng thơ lúc hân hoan, lúc trầm lắng; qua hình ảnh thiên nhiên lúc đẹp tươi, lúc rơi rụng tàn tạ; qua những câu nghi vấn mà thực chất là lời tự vấn, nỗi day dứt, người đọc có thể dễ dàng nhận ra một Vũ Đình Liên như đang lặng lẽ đứng ở một góc phố khuất dõi theo số phận của ông đồ với một niềm mến yêu, thương cảm và nhớ tiếc rưng rưng. 5. Vài nét về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ - Thể thơ ngũ ngôn vừa phù hợp với lối kể chuyện, vừa thích hợp để diễn tả tâm tình. - Kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ của bài thơ đã làm nổi bật chủ đề tác phẩm: quá trình tàn tạ, suy sụp của nền nho học. - Ngôn ngữ, hình ảnh trong sáng, bình dị nhưng hàm súc, đầy ám ảnh, giàu sức gợi. III. Tổng kết - Nội dung: Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm cảm thương, nuối tiếc của tác giả đối với một lớp người, một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nghệ thuật: Tất cả được thể hiện qua kết cấu chặt chẽ, ngôn ngữ, hình ảnh thơ bình dị, trong sáng mà ám ảnh, giàu sức gợi. C. Hướng dẫn HS luyện tập và học bài ở nhà - Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ. - Qua bài thơ, hãy nêu cảm nghĩ sâu sắc của em về hình ảnh ông đồ. - Bài thơ có bao nhiêu câu nghi vấn? Những câu nghi vấn này có vai trò, chức năng gì?
Tài liệu đính kèm: