Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường TH &THCS Sơn Hải

Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường TH &THCS Sơn Hải

Tuần 18. Bài 1

 Tiết 70-71

HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN – LÀM THƠ BẢY CHỮ

 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Giúp học sinh:

 * Tiết 1:

- Nắm vững luật thơ bảy chữ ( thơ thất ngôn ) bao gồm cả thơ cổ thể ( thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt ) và thơ mới bảy chữ.

-Vận dụng được luật thơ bảy chữ vào việc phát hiện luật thơ của một số bài thơ.

 * Tiết 2:

- Biết vân dụng luật thơ bảy chữ vào việc hoàn thành một số đoạn thơ thất ngôn đã cho sẵn.

- Tập làm những đoạn thơ thất ngôn ngắn theo những đề tài cho sẵn hoặc đề tài tự do.

- Tạo không khí mạnh dạn, vui vẻ, sáng tạo

- Rèn kĩ năng sáng tạo cho một số học sinh có năng khiếu.

II/ Chuẩn bị của thầy và trò:

1- Thầy:

Bảng phụ và một số tư liệu có liên quan

2- Trò:

Sưu tầm một số bài thơ làm theo thể thất ngôn và tìm hiểu về luật thơ của nó.

 III/ Tiến trình tiết dạy:

1- Ổn định tổ chức: (1)

Kiểm tra vệ sinh, sĩ số

 

doc 147 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 2 - Trường TH &THCS Sơn Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 3-12-09
 Ngày day:5-12-09
Tuần 18. Bài 1
 Tiết 70-71
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN – LÀM THƠ BẢY CHỮ
 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 Giúp học sinh: 
 * Tiết 1:
- Nắm vững luật thơ bảy chữ ( thơ thất ngôn ) bao gồm cả thơ cổ thể ( thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt ) và thơ mới bảy chữ. 
-Vận dụng được luật thơ bảy chữ vào việc phát hiện luật thơ của một số bài thơ. 
 	* Tiết 2: 
- Biết vâïn dụng luật thơ bảy chữ vào việc hoàn thành một số đoạn thơ thất ngôn đã cho sẵn.
- Tập làm những đoạn thơ thất ngôn ngắn theo những đề tài cho sẵn hoặc đề tài tự do. 
- Tạo không khí mạnh dạn, vui vẻ, sáng tạo
- Rèn kĩ năng sáng tạo cho một số học sinh có năng khiếu. 
II/ Chuẩn bị của thầy và trò: 
Thầy: 
Bảng phụ và một số tư liệu có liên quan
Trò: 
Sưu tầm một số bài thơ làm theo thể thất ngôn và tìm hiểu về luật thơ của nó.
 	III/ Tiến trình tiết dạy: 
Ổn định tổ chức: (1’)
Kiểm tra vệ sinh, sĩ số
Kiểm tra bài cũ: 
Không tiến hành
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’)
Hôm nay chúng ta tập làm quen với luật thơ thất ngôn và tập làm thơ thất ngôn qua tiết hoạt động ngữ văn: làm thơ thất ngôn.
Vào bài mới :
TL
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiến thức
12’
12’
19’
Hoạt động 1:
- Bằng kiến thức của mình ở phần tập làm văn, em hãy thuyết minh một số đặc điểm cơ bản về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ?
GV cho học sinh thảo luận nhóm và trình bày .
Nhận xét và bổ sung .
- Hãy đọc một số bài thơ được làm theo thể thất ngôn bát cú đã học ?
Hoạt động 2:
GV treo bảng phụ bài thơ “ bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
- Gọi học sinh xác định luật B-T của bài thơ ?
GV nhận xét.
- Quan sát các tiếng ở vị trí : 2 ,4 , 6 trong các câu , trình bày luật thơ thất ngôn tứ tuyệt theo các mặt như thể thơ thất ngôn bát cú?
GV cung cấp thêm một số bài thơ thất ngôn tứ tuyệt khác để học sinh nhận diện : khóc tổng Cóc, mời trầu 
Hoạt động 3 :
GV treo bảng phụ với các đoạn thơ “đi” –Tố Hữu, “ Tết quê bà”- Anh Thơ.
-Xác định luật B-T của hai đoạn thơ trên ?
- Trên cơ sở quan sát luật B- T của các đoạn thơ, hãy chỉ ra sự giống và khác nhau giữa thơ thất ngôn cổ điển và thơ thất ngôn mới?
GV nhấn mạnh : thể thơ thất ngôn mới : muốn tạo nhạc điệu cho thể thơ thất ngôn mới thì nó cũng phải tuân thủ các yêu cầu về vần, đối, niêm
- GV treo bảng phụ bài thơ “ chiều”
Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về
Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe
Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót
Vòm trời trong vắt ánh pha lê
? Hãy xác định luật thơ trong bài thơ trên?
Gv nhận xét và bổ sung
- Gv treo tiếp bảng phụ bài thơ của Đoàn Văn Cừ: “tối”
Trong túp lều tranh cánh liếp che
Ngọn đèn mờ , tỏa ánh xanh xanh
Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng
Như bước thời gian đếm quãng khuya
? Bài thơ trên sai luật ở chỗ nào? Hãy sửa lại cho phù hợp?
HS thảo luận và trình bày:
+ Tám câu, mỗi câu bảy tiếng
+ Luật B- T : 
 Các cặp câu : 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 niêm nhau 
Các cặp : 3-4, 5-6 đối nhau.
+ Nhịp : 2/2/3, 4/3
+ Vần : tiếng cuối các câu 1,2,4,6,8
+ Học sinh tự trình bày.
HS đọc bài. Và xác định :
B-B-B-T-T-B-B
T-T-B-B-T-T-B
T-T-T-B-B-T-B
B-B-T-T-T-B-B	
+ HS trình bày 
Nhận xét và bổ sung .
HS đọc bảng phụ
HS xác định luật B-T của hai đoạn thơ.
Nhận xét .
- HS trình bày luật thơ thất ngôn mới, chỉ khác với thể thơ thất ngôn cổ điển ở số câu không hạn định.
Nhận xét, bổ sung.
HS đọc bài
Xác định luật thơ:
+ Vần gieo ở các tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 
Luật B- T : 
 B – T – B
 T – B – T 
 T – B - T 
 B – T – B 
HS đọc bài thơ và xác định:
+ Câu thứ hai dùng dấu phảy làm sai nhịp thơ.
+ Tiếng “xanh” cuối câu 2 làm cho bài thơ sai vần , sửa lại “xanh lè”.
I/ Tìm hiểu luật thơ:
Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật
2- Thất ngôn tứ tuyệt :
Bốn câu, bảy tiếng
Luật B-T : các cặp 1-2, 3-4 đối nhau, cặp 2-3 niêm
Vần : tiếng cuối các câu 1 ,2 ,4 thường là vần B
Nhịp 3/4
3- Thơ mới thất ngôn:
Số câu không hạn định
Luật B-T có hai dạng:
 + Dạng 1:
B – T – B
T – B – T 
T – B – T 
B - T – B 
 + Dạng 2:
T – B – T 
B – T – B 
B – T – B
T – B – T 
Vần thường gieo ở các câu : 1 ,2 , 4. 
Nhịp : 4/3
Hết tiết 1, chuyển sang tiết 2.
TL
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiến thức
5’
12’
17’
7’
Hoạt động 1:
- Một bài thơ thất ngôn mới cần đảm bảo những yêu cầu nào về vần, nhịp, luật B- T?
GV nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2:
- Hãy điền vào ô trống trong câu thơ sau cho đúng luật thơ thất ngôn:
Đươm nước chè xanh lại nhớ người
Bát đày anh muốn sẻ làm hai
Bao ngày anh vẫn nhìn em uống
Quấn quýt hương chè ủ tóc . 
GV hướng dẫn: hãy xem xét vần, luật B-T của các câu trên để tìm từ cho thích hợp.
Tổ chức cho hai dãy của lớp học thi tìm từ nhanh và phù hợp nhất
GV nhận xét và bổ sung.
- Tương tự giáo viên cho học sinh điền thêm một số đoạn thơ thất ngôn khác trong bài thơ “ núi đôi”
Anh nghĩ quê ta giặc chiếm rồi
Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi
Mỗi tin súng nổ vành đai giặc 
Sương trắng người đi lại nhớ..
Hoạt động 3:
- Gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu đề bài tập a- SGK.
- Làm thế nào để điền đúng hai câu thơ cuối cho phù hợp ?
GV : khi hoàn thành 2 câu sau cầøn đảm bảo phù hợp nội dung và các yêu cầu của thể thơ thất ngôn.
Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả.
GV nhận xét , động viên khuyến khích những ý kiến thể hiện sự sáng tạo.
Hoạt động 4:
Gọi một số học sinh có năng khiếu đã chuẩn bị đọc bài thơ của mình .
GV nhận xét, sửa đổi , bổ sung và tuyên dương một số bài thơ có nội dung hay, có sáng tạo.
+ Vần: thường gieo ở tiếng cuối các câu : 1 , 2, 4 
+ Nhịp : 4/3
+ Đối : cặp 1-2, 3-4
+ Niêm: 2-3
Các tiếng trong câu phải theo luật B-T
HS đọc bài .
Tìm từ nhanh điền vào ô trống: mai, mây
HS hoàn thành theo các yêu cầu của giáo viên.
+ Bài tập yêu cầu hoàn thành hai câu thơ sau của đoạn thơ thất ngôn.
+ Tìm hiểu nội dung của hai câu đầu , sau đó, xác định luật B- T của các câu đã cho.
 Nội dung: nói chuyện thằng Cuội ở cung trăng.
 Vần : gieo vần B
+ HS trình bày , nhận xét
HS trình bày.
Nhận xét.
II/ Luỵên tập:
 1 – Điền từ vào ô trống:
Quấn quýt hương chè ủ tóc mai.
2- Điền hai câu thơ sau cho hoàn thành bài thơ thất ngôn
+ Chứa ai chẳng chứa , chứa thằng cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng
+ Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng
+ Cõi trần ai cũng chường mặt nó
Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng
 4- Củng cố, hướng dẫn về nhà : ( 4’)
- Gv cho học sinh nhắc lại luật thơ thất ngôn cổ điển và luật thơ thất ngôn mới.
- Về nhà: tập làm thơ một số đoạn thơ thất ngôn theo những đề tài ở xung quanh mình
- Chuẩn bị bài mới : trả bài kiểm tra tiếng Việt:
+ Xem lại tất cả các kiến thức về phần tiếng Việt
+ Xem lại bài kiểm tra đã làm để nhận xét những mặt đã làm được và chưa làm được
 IV/ Rút kinh nghiệm bổ sung :
***********************
 Ngày soạn : 3-12-09
 Ngày dạy:5-12-09
Tuần 18. Bài 17
 Tiết 67
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/ Mục tiêu bài học:
 	Giúp HS :
Qua bài viết nhận ra những kiến thức đã nắm vững và những kiến thức còn hổng cần bổ sung .
- Hình thành những kĩ năng nhận xét và sửa chữa bài làm cho mình , nhất là phát hiện chỗ còn yếu trong việc giải quyết phần bài tập tự luận.
- Rèn luyện tư duy tổng hợp kiến thức.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò :
Thầy:
 Bài làm đã chấm và thống kê và sửa chữa 
Trò :
 Học và ôn tập kiến thức
 III/ Tiến trình tiết dạy:
Ổn định tổ chức : ( 1’)
Kiểm tra vệ sinh, sĩ số:
Kiểm tra bài cũ: 
 Không tiến hành.
Bài mới:
Giới thiệu bài: (1’)
 Hãy kiểm tra lại hệ thống kiến thức về tiếng việt đã học và đánh giá khả năng nắm bài của mình qua kết quả của bài kiểm tra.
Vào bài mới:
TL
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiến thức
5’
18’
15’
Hoạt động 1:
GV trả bài kiểm tra cho học sinh.
Hoạt động 2:
GV cho học sinh trình bày đáp án bằng cách cho học sinh tự kiểm tra chéo bào làm với nhau và nhận xét.
Hoạt động 3:
 GV gọi một số học sinh có bài viết tốt đọc cho lớp tham khảo:
Lớp 8A: Linh Kiều,Diễm Kiều, 
Lớp 8B:Nhất Duy,Cao Thị Siếu...
HS phát bài kiểm tra, quan sát phần chấm của giáo viên 
Phần trắc nghiệm:
Đề A
Đề B
Phần tự luận :
Yêu cầu viết đúng với nội dung mà đề bài yêu cầu , cần chỉ rõ các câu ghép được sử dụng trong câu văn.
HS đọc bài tham khảo và nhận xét.
Củng cố , hướng dẫn về nhà : (4’)
Yêu cầu học sinh về nhà ôn tập, củng cố tất cả các kiến thức ở phân môn Tiếng Việt trong học kì I , tạo cơ sở , nền tảng để các em tiếp thu các kiến thức tiếng việt ở học kì II. Cần lưu ý tăng cường rèn luyện thêm phần bài tập thực hành.
Oân tập kiến thức chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra cuối học kì I.
 IV / Rút kinh nghiệm bổ sung:
 Ngày soạn :24-12-09
 Ngày dạy:27-12-09
Tuần 18. Bài 17
 Tiết 72
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I
I/ Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
Qua kết quả bài kiểm tra cuối học kì I, thấy được chỗ đúng, chỗ sai của bài viết . Trên cơ sở đó, giúp các em bổ khuyết những mảng kiến thức còn hổng ở cả ba phân môn, phát huy những kiến thức mà các em đã nắm vững 
Rèn luyện tư duy tổng hợp , tự lực trong quá trình làm bài.
 II/ Chuẩn bị của thầy và trò :
Thầy:
 Chấm bài, chữa bài và thống kê kết quả.
Trò :
 Học và ôn tập tất cả các kiến thức ở học kì I
 III/ Tiến trình tiết dạy:
Ổn định tổ chức : (1’) Kiểm tra vệ sinh, sĩ số
Kiểm tra bài cũ : Không tiến hành
Bài mới :
Giới thiệu bài : (1’)
 Chúng ta cùng kiểm tra,đánh giá lại những kiến thức đã nắm vững và những kiến thứ ... in hoa)
b-Phần nội dung: ghi rõ vấn đề cần thông báo
c-Phần kết thúc:
-Nơi nhận ( phía trái)
-Kí tên ( phía phải)
4-Củng cố, hướng dẫn về nhà : (4’)
-Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
 -Về nhà:
+Học bài, nắm vững khái niệm, đặc điểm và cách viết văn bản thông báo 
+Cần phân biệt thông báo với chỉ thị, thông cáo...
 -Chuẩn bị bài mới : tổng kết phần văn (tt)
+Ôn tập kĩ các văn bản nghị luận trung đại
+Khai thức bài học theo hệ thống câu hỏi SGK
****************************************************************************************
 Ngày soạn : 10-5-10
Tuần 37
 Tiết 138
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN TIẾNG VIỆT)
I/ Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương 
Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của mình sao cho phù hợp với cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức trang trọng
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1-Thầy : 
Bảng phụ và một số tư liệu có liên quan
2-Trò :
Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của giáo viên
III/ Tiến trình tiết dạy :
1-Ổn định tổ chức : (1’)
Kiểm tra vệ sinh , sĩ số
2-Kiểm tra bài cũ 
 Không tiến hành
3-Bài mới :
a-Giới thiệu bài : (1’)
 Tiết này ta tìm hiểu vài nét về cách xưng hô của địa phương so với cách xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân qua tiết chương trình địa phương – phần tiếng việt
b-Vào bài mới :
TL
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiến thức
27’
12’
Hoạt động 1:
-GV treo bảng phụ bài tập 1 SGK
Hãy xác định từ xưng hô trong các đoạn trích trên?
-Trong các từ xưng hô đó, từ nào là từ xưng hô địa phương, từ nào là từ xưng hô toàn dân, từ nào không phải từ địa phương cũng không thuộc lớp từ toàn dân?
-Hãy tìm những từ xưng hô ở địa phương em và những địa phương khác mà em biết ?
-Hãy trình bày những cách xưng hô ở địa phương em mà em biết?
GV nhận xét và bổ sung
Hoạt động 2:
-Từ xưng hô địa phương có thể sử dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp nào ?
GV lấy ví dụ để chứng minh
Bài tập 4 yêu cầu học sinh về nhà thực hiện.
HS đọc bài tập
+Các từ xưng hô : u ( đoạn a) và từ mợ ( đoạn b)
+Trong đó, từ “u” là từ xưng hô địa phương, từ “mợ” là biệt ngữ xã hội nên khong thuộc lớp từ địa phương cũng không phải là từ toàn dân.
+HS tự trình bày
Đại từ trỏ người : tui, qua, tau, bầy tui, mi , hấn...
Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc cũng dùng để xưng hô : bọ, thầy, tía, má, mệ, bá, eng, ...
+Với thầy cô giáo : thầy /cô –em/con
+Với chị /em của mẹ mình : 
cháu- dì 
+Ông /bà : ông/ bà – cháu/ con ...
+Từ xưng hô địa phương chỉ sử dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp rất hẹp : là những người trong gia đình hoặc những người cùng địa phương, không dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính nghi thức
Bài tập 1:
-Từ “u” là từ xưng hô địa phương, từ “mợ” là biệt ngữ xã hội nên khong thuộc lớp từ địa phương cũng không phải là từ toàn dân.
Bài tập 2:
-Từ xưng hô địa phương:
+Đại từ trỏ người : tui, qua, tau, bầy tui, mi , hấn...
+Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc cũng dùng để xưng hô : bọ, thầy, tía, má, mệ, bá, eng, ...
-Cách xưng hô địa phương:
+Với thầy cô giáo : thầy /cô –em/con
+Với chị /em của mẹ mình : 
cháu- dì 
+Ông /bà : ông/ bà – cháu/ con ...
Bài tập 3:
Từ xưng hô địa phương chỉ sử dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp rất hẹp : là những người trong gia đình hoặc những người cùng địa phương
4-Củng cố, hướng dẫn về nhà : (4’)
 - Về nhà :
+Sưu tầm thêm một số từ xưng hô và cách xưng hô địa phương mà em biết
+Lưu ý khi sử dụng những từ xưng hô và cách xưng hô địa phương
Chuẩn bị bài mới : Luyện tập làm văn bản thông báo
+ Xem lại những đặc điểm và cách viết của văn bản thông báo
+Vận dụng để giải quyết những bài tập trong SGK
****************************************************************************************
 Ngày soạn :10- 5-2010
Tuần 37
 Tiết 139
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO
I/ Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
Ôn tập lại những kiến thức về văn bản thông báo : mục đích, yêu cầøu, cấu tạo của một văn bản thông báo.
Nâng cao năng lực viết văn bản thông báo cho học sinh
Rèn luyện kĩ năng viết văn bản hành chính công vụ.
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1-Thầy : 
Bảng phụ và một số tư liệu có liên quan
2-Trò :
Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của giáo viên
III/ Tiến trình tiết dạy :
1-Ổn định tổ chức : (1’)
Kiểm tra vệ sinh , sĩ số
2-Kiểm tra bài cũ : 
Không tiến hành
3-Bài mới :
a-Giới thiệu bài : (1’)
 Tiết này chúng ta luyện tập làm văn bản thông báo
b-Vào bài mới :
TL
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiến thức
10’
29’
Hoạt động 1:
-Hãy cho biết tình huống nào cần viết văn bản thông báo? Ai thông báo và thông báo cho ai?
-Nội dung và thể thức một văn bản thông báo?
-Văn bản thông báo khác với văn bản tường trình như thế nào?
Hoạt động 2:
-Gọi học sinh đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu đề.
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và trình bày.
GV nhận xét
-Gọi HS đọc bài tập 2
-Chỉ ra những chỗ sai trong văn bản thông báo trên?
GV bổ sung
-Trên cơ sở đó, hãy chữa lại cho phù hợp?
GV cho học sinh làm việc theo nhóm.
Gọi HS đọc và nhận xét.
-Hãy nêu một số tình huống cần viết văn bản thông báo?
Bài tập 4 yêu cầu học sinh về nhà thực hiện
+Khi có một công việc nào đó cần triển khai cho mọi người cùng thực hiện thì viết thông báo
Người viết là người quản lí, cấp trên , người nhận là những người cấp dưới hoặc những ai quan tâm đến nội dung thông báo.
+ Một văn bản thông báo cần có ba phần : phần mở đầu, phần nôïi dung và phần kết thúc.
+HS tự trình bày.
+Hãy chọn loại văn bản thích hợp trong những tình huống sau:
HS thảo luận và trình bày
a- Văn bản thông báo
b-Văn bản báo cáo
c-Văn bản thông báo
+Học sinh đọc văn bản
+Những chỗ sai trong văn bản: thiếu số công văn, thiếu nơi gởi ở góc trái phía dưới, nội dung thông báo không phù hợp với tên văn bản
+Học sinh sửa chữa văn bản thông báo và trình bày
Nhận xét và bổ sung
+Những tình huống cần viết văn bản thông báo: UBND thông báo cho nhân dân biết kế hoạch di dời chỗ ở, ...
I/ Ôn tập lí thuyết:
II/Luyện tập:
Bài tập 1:
a- Văn bản thông báo
b-Văn bản báo cáo
c-Văn bản thông báo
Bài tập 2:
Những chỗ sai trong văn bản: thiếu số công văn, thiếu nơi gởi ở góc trái phía dưới, nội dung thông báo không phù hợp với tên văn bản
4-Củng cố, hướng dẫn về nhà : (4’)
 -Hãy trình bày lại những đặc điểm của văn bản thông báo?
 -Về nhà :
+Hoàn thành lại tất cả các bài tập
+Sưu tầm thêm một số tình huống cần viết văn bản thông báo
 -Chuẩn bị bài mới : Ôn tập tập làm văn
+Ôn tập lại kiến thức về hai kiểu văn bản : thuyết minh và văn bản nghị luận 
+Tìm hiểu kĩ năng kết hợp các phương thức biểu đạt đã học.
:
*************************************************************************************
 Ngày soạn :19-5-2010
Tuần 37
 Tiết 140
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
I/ Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh:
 -Qua tiết trả bài tự kiểm tra được kết quả mà mình đã làm được và chưa làm được trong bài kiểm tra tổng hợp.
 -Định ra được những phương hướng để sửa chữa và khắc phục những hạn chế và bổ sung những phần kiến thức còn thiếu , định hướng để khắc sâu kiến thức chuẩn bị cho năm học sau
-Nâng cao kĩ năng tổng hợp kiến thức 
II/ Chuẩn bị của thầy và trò:
1-Thầy : 
Bài làm đã chấm và thống kê
2-Trò :
Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn của giáo viên
III/ Tiến trình tiết dạy :
1-Ổn định tổ chức : (1’)
Kiểm tra vệ sinh , sĩ số
 2-Kiểm tra bài cũ 
 Không tiến hành
3-Bài mới :
a-Giới thiệu bài : (1’)
b-Vào bài mới :
TL
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Kiến thức
6’s
13’
10’
10’
Hoạt động 1:
-GV công bố điểm thi học kì cho học sinh.
Hoạt động 2:
-Hướng dẫn học sinh thực hiện đáp án cho bài thi bằng hình thức : giáo viên cho học sinh đọc từng câu hỏi phần trắc nghiệm và yêu cầu học sinh trả lời.
-Riêng phần tự luận, giáo viên cho học sinh trình bày dàn bài, chú ý những luận điểm cơ bản thể hiện hiểu biết về tác phẩm “hịch tướng sĩ” và sự vận dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài văn nghị luận .
GV nhận xét và bổ sung
Hoạt động 3:
GV nhận xét ưu khuyết điểm bài làm
*Ưu :
-Có học bài, hiểu bài và nắm vững những kiến thức cơ bản về tác phẩm “hịch” , biết vận dụng hai phương thức thuyết minh và nghị luận trong việc giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm với việc lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định.
*Khuyết :
-Một số học sinh còn lười học, chưa nắm được những kiến thức về các tác phẩm, về phần tiếng việt, vẫn còn sai sót khi làm trắc nghiệm.
-Việc vận dụng kiến thức còn hạn chế, nhất làn các em chưa quen kết hợp trong bài viết hai phương thức : thuyết minh và nghị luận nên đôi lúc viết như trả lời câu hỏi văn.
Hoạt động 4:
-Đọc cho học sinh tham khảo một số bài viết tốt.
Nhận xét và chỉ rõ những ưu điểm.
HS thực hiện bài tập kiểm tra tổng hợp cuối học kì theo hướng dẫn của giáo viên.
+HS thảo luận nhóm và trình bày dàn bài cho đề bài tập tự luận.
Nhận xét và bổ sung.
HS tiếp nhận .
HS đọc bài và nhận xét bài viết của các bạn.
I/ 
4-Củng cố, hướng dẫn về nhà : (4’)
-Về nhà : xem lại toàn bộ những kiến thức đã học, tự nhận xét kiểm điểm kết quả học tập trong suốt năm học học qua, chuẩn bị những tiền đề tốt cho một năm học mới : 2010-2011. Chúc một mùa hè đầy vui vẻ!
 88888888888888**********************8888888888888888888

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van(1).doc