Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Tuần 2

Tiết 5,6 TRONG LÒNG MẸ soạn :

giảng

A Mục tiêu cần đạt :

- Học sinh hiẻu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thàn của nhân vật chú bé Hồng . Cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với mẹ.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và hiểu tác phẩm hồi kí

- Giáo dục tình yêu thương con người đặc biệtk là tình cảm đối với phụ nữ và trẻ em.

- Thấy được cách viết nhẹ nhàng két hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.

B. Chuẩn bị :

- Thầy : Đọc kĩ phần trích, soạn bài.

- Trò :soạn bài.

C.Kiểm tra bài cũ :

1. Kỉ niệm trong bài “Tôi đi học ” được trình bày theo trình tự nào? kỉ niệm nào cho em nhièu xúc động nhất?

2. Tâm trạng ngỡ ngàng, hồi hộp của nhân vật tôi được thể hiện qua những hình ảnh nào?

 

doc 86 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1133Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tiết 5,6
Trong lòng mẹ 
soạn :
giảng
A Mục tiêu cần đạt :
- Học sinh hiẻu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thàn của nhân vật chú bé Hồng . Cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với mẹ.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và hiểu tác phẩm hồi kí
- Giáo dục tình yêu thương con người đặc biệtk là tình cảm đối với phụ nữ và trẻ em.
- Thấy được cách viết nhẹ nhàng két hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
B. Chuẩn bị :
- Thầy : Đọc kĩ phần trích, soạn bài.
- Trò :soạn bài.
C.Kiểm tra bài cũ :
1. Kỉ niệm trong bài “Tôi đi học ” được trình bày theo trình tự nào? kỉ niệm nào cho em nhièu xúc động nhất?
2. Tâm trạng ngỡ ngàng, hồi hộp của nhân vật tôi được thể hiện qua những hình ảnh nào?
D Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 :Khởi động:
Cuộc đời Nguyên Hồng ....
Những ngày thơ ấu ghi lại tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng ....
Trong lòng mẹ là đoạn trích thể hiện tình cảm của Hồng với người mẹ bất hạnh và niềm hạnh phúc được sống trong tình mẹ .
Hoạt động 2: hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích:
- Em hãy tóm tắt một số thông tin về tác giả và tác phẩm?
(Học sinh dựa và chú thích để tóm tắt.)
GV nhận xét bổ sung về tác giả, tác phẩm
* Hướng dẫn đọc văn bản: gọi 2 học sinh đọc và gv nhân xét.
Cho học sinh đọc chú thích 5,8,12,13,14,17.
3/ Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
* Tìm hiểu bố cục:
Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần? 
- Trong đoạn đầu của văn bản, người cô đã nói mấy lần? Em thấy người cô nói những lời ấy có mục đích gì? 
- Thái độ của Hồng khi nghe những lời đó như thế nào? 
- Có ý kiến cho rằng không nên đánh giá bà cô là người có tâm địa độc ác. ý em như thế nào? 
- Theo em bà cô bé Hồng ghét bé Hồng hay ghét mẹ bé Hồng?
* Như vậy bà cô bé Hồng là người có định kiến đối với mẹ Hồng. Đây là yếu tố xã hội, là tập tục đã in sâu vào nếp nghĩ của con người . Cô bé Hồng là người phát ngôn cho tập tục ấy. Và rõ ràng bé Hồng chỉ căm tức cái tập tục ấy là rất đúng. Tuy nhiên rắp tâm tanh bẩn của cô bé Hồng thật đáng trách.
Tiết 2
 Trong đoạn 2 của tác phẩm ta sẽ cảm nhận tình thương mẹ của bé Hồng được thể hiện thật xúc động: 
- HS đọc : đoạn truyện Hồng ao ước và gặp mẹ:
Tác giả đã miêu tả niềm khao khát gặp mẹ của Hồng bằng đoạn văn hay. Đó là đoạn văn nào? cách so sánh có gì độc đáo ?
Cảnh Hồng chạy theo mẹ là cảnh thật xúc động. Chi tiết nào trong cảnh ấy nói lên tình thương mẹ của Hồng? Tại sao Hồng gọi trong bối rối?
- Khi gặp lại mẹ, Hồng có những cử chỉ nào làm em xúc động? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả trong đoạn này?
Tiếng khóc của Hồng lần này có gì khác với đầu tác phẩm? 
Đoạn nào có lời bình hay? “Phải bé lại ...” do đâu tác phẩm có lời bình xúc động như thế?
( Nguyên Hồng viết bằng chính cuộc đời mình, chính cảm xúc tràn đầy tình thương mẹ của bé Hồng đã tạo những đoạn văn có sức rung động lớn).
* GV phân tích:
Tình huống câu chuyện.
Nội dung câu chuyện.
Dòng cảm xúc.
* Hướng dẫn tìm hiểu thể văn hồi ký :
-Em hiểu hai chữ hồi, ký như thế nào?
-Như vậy thể hòi ký có những đặc điểm gì? 
Tôi đi học có phải là hồi ký không ? đặc điểm chung là ? ( kể lại)
 Hoạt động 4 : hướng dẫn tổng kết bài học:
- Đọc phần ghi nhớ
- GV nhấn mạnh nội dung chính của bài học.
5/ Hướng dẫn luyện tập: 
* Bài tập 5 trang 20:
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện tổ báo cáo- các tổ khác góp ý.
- GV hoàn thiện bài tập. 
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Tác giả, tác phẩm:
2. đọc văn bản:
3. Tìm hiểu chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Nhân vật người cô:
Bà cô bé Hồng là người đáng trách, vì định kiến xã hội mà tỏ ra đối xử không tốt với Hồng . Thái độ lạnh lùng của cô bé Hồng vô tình là sự độc ác. 
2 . Tình thương yêu mãnh liệt của bé Hồng với mẹ:
a. Những ý nghĩ cảm xúc của chú bé khi trả lời cô :
Thông minh, sớm nhận ra ý nghĩ của cô.
Tâm trạng đau đớn đến cực độ.
b. Cảm giác sung gướng đến cực điểmkhi dược ở trong lòng mẹ:
Cố chạy theo xe...
-Vội vả, bối rối.
-Oà khóc nức nở.
Cảm giác sung gướng đến cực độ.
3. Chất trữ tình:
thể hiện ở tình huống và nội dung câu chuyện, ở dòng cảm xúc mãnh liệt về tình mẹ con, lời văn giàu cảm xúc.
5. Thể hồi ký: 
Người viết kể lại những chuyện, những điều mà chính mình trải qua, đã chứng kiến.
4. Ghi nhớ:
5. Luyện tập :
Nguyên Hồng viết nhiều cho phụ nữ ,trẻ em.
Nguyên Hồng dành cho trẻ em tấm lòng chan chứayêu thương, trân trọng.
Nhà văn diễn tả thấm thía những cơ cực mà phụ nữ và trẻ em phải gánh chịu
Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ và ttrẻ em.
E. Dặn dò: 
Đọc lại đoạn trích. Học phần ghi nhớ và nắm nội dung tìm hiểu trên lớp.
Soạn bài “Tức nước vỡ bờ” trả lời theo câu hỏi trong sách giáo khoa .
Tuần 2
Tiết 7
Trường từ vựng
soạn 
giảng
A Mục tiêu cần đạt :
Học sinh hiẻu thế nào là trường từ vựng? Biết cách xác định trường từ vựng đơn giản.
Bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa trường từ vựng và các hiện tượng ngôn ngữ đã học như hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá ...giúp cho viiệc học văn và làm văn
B. Chuẩn bị :
- Thầy : đèn chiếu.
- Trò : Đọc kĩ trước bài trường từ vựng, trả lời các câu hỏi .
C.Kiểm tra bài cũ :
 Một từ ngữ được xem là có nghĩa rộng khi nào? Một từ ngữ được xem la có nghĩa hẹp khi nào? cho ví dụ?
Giải bài tập 5 - kiểm tra chuẩn bị ở nhà.
D Hoạt động dạy học :
Ôn lại kiến thức ba phần của văn bản:
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động 2:
 GV dùng đèn chiếu đưa đoạn văn của Nguyên Hồng lên bảng, hs đọc đoạn văn.
Những từ gạch chân có nét chung nào về nghĩa?
Chỉ người hay vật?
Bộ phận cơ thể hay phẩm chất của người?
Như vậy phần gạch chân trên có nét chung nào về nghĩa ?
* GV kết luận Tập hợp những từ gạch chân đều chỉ về bộ phận của cơ thể người. Như vậy nó có một nét chung về nghĩa. Gọi nó là trường từ vựng, vậy trường từ vựng là gì?
* Đọc ghi nhớ:...
Như vậy cơ sở hình thành trường từ vựng có đặc điểm chung về nghĩa. Không có đạc điểm này không thể có trường từ vựng.
- Tay có thể có những hoạt động nào? ( Hs liệt kê)
- Vậy những từ trên có cùng trường từ vựng?
GV dùng đèn, chiếu nội dung sau lên bảng:
“ Tôi cảm thấy sau lưng tôi...vuốt mái tóc tôi” 
- tìm những từ cùng trường từ vựng? Chúng có chung nghĩa nào? 
Hoạt động 3: 
GV lưu ý: Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ:
* Người :
Bộ phận của cơ thể người.
Hoạt động của người:
Hoạt động trí tuệ.
Hoạt động cảm giác.
Hoạt động dời chỗ
- Trường từ vựng về mắt gồm những tư nào sau đây:
Nhìn, đọc, liếc, mù, đỏ?
- Có thể chia ra làm nhữn cụm khác nghĩa nhau như thế nào? 
Hoạt động 4:
Gọi hs đọc phần ghi nhớ và 4 điều cần lưu ý.
Hướng dẫn luyện tập :
Bài tập 1 :
Hoạt động nhóm, trình bày kết quả.
Bài tập 2 :Đặt tên trường từ vựng:
Bài tập 4: Xếp vào bảng:
Khứu giác: mũi, thơm, thính.
Thính giác: Tai , điếc, nghe , rõ.
Bài tập 5: Yêu cầu đối với hs khá giỏi
Bài tập 6: Tác giả chuyển trường từ vựng từ trường quân sự sang nông nghiệp. 
Củng cố :
Đọc ghi nhớ.
Tìm trường từ vựng về dụng cụ học tập.
II. Luyện tập:
Bài tập 1 :
Trường từ vựng người ruột thịt : thầy, mẹ, cô, em, cậu. 
Bài tập 2 :Đặt tên trường từ vựng:
1.Dụng cụ đánh bắt.
2.Dụng cụ để đựng.
3.Hoạt động của chân.
4.Trạng thái tâm lý.
5.Tính cách.
6.Dụng cụ để viết.
 E Dặn dò : 
Học bài cũ , làm bài tập 3,7.
Soạn bài từ tượng hình, từ tượng thanh.( đọc đoạn văn, trả lời câu hỏi, nắm nội dung chính, làm bài tập.)
Soạn bài bố cục của văn bản.
Tuần 2
Tiết 8
Bố cục của văn bản
soạn 
giảng
A Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
Nắm được thế nào là bố cục của văn bản đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần thân bài.
 Biết xây dựng vb mạch lạc, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc. 
 B Chuẩn bị :
Thầy : Hướng dẫn cách sắp xếp, tổ chức nội dung phần thân bài .
Trò : chuẩn bị bài trước : xem bài, trả lời câu hỏi.
C.Kiểm tra bài cũ :
Chủ đề của vb là gì? Thông thường một vb hoàn thành thường có mấy phần?
 Nêu nhiệm vụ từng phần
Chủ đề của vb thể hiện khi nào?1 Một từ ngữ được xem là có nghĩa rộng khi nào? Một từ ngữ được xem la có nghĩa hẹp khi nào? cho ví dụ?
Giải bài tập 5 - kiểm tra chuẩn bị ở nhà.
D Hoạt động dạy học :
HĐ 1 : Khởi động :
Thông thường một bài văn thường gồm mấy phần? 
Em hãy nêu cụ thể từng phần?
- Đọc vb người thầy đạo cao đức trọngvà trả lời câu hỏi bên dưới:
Văn bản gồm mấy phần?
 Nêu cụ thể những phần đó?
Nhiệm vụ của từng phần:
( phần 1: giới thiệu , đề cao đức trọng của người thầy.
Phần 2 : Chỉ ra những phẩm chất cao quý của người thầy, sự kính trọng của học trò đối với ông .
Phần 3: Khẳng định một lần nữa tài và đức của ông )
Hãy phân tích mối quan hệ giữa ba phần?
Nhận xét về bố cục của văn bản?
HĐ2 : cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài trong vb:
Tác phẩm tôi đi học đã kể về nhưnngx sự kiện nào? các sự kiện được sắp xếp theo thứ tự nào?
( Thảo luận theo nhóm - cử đại diện trả lời )
* Hướng dẫn: 
Kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của tác giả.
Sắp xếp theo hồi tưởng. Các cảm xúc được sắp xếp theo thứ tự thời gian, cảm xúc trên đường đến trường, khi vào lớp học ...
Phần thân bài của vb trong lòng mẹ sắp xếp theo thứ tự nào?
Em hãy kể một số trình tự thường dùng trong văn miêu tả, kể chuyện?
Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc thể hiện người thầy Chu Văn An 
* Như vậy phần thân bài được sắp xếp theo những trình tự nào?
HĐ3: Luyện tập:
Bài tập 1: Gợi ý :
A/trình bày theo thứ tự không gian: nhìn xa -đến gần- đến tận nơi- đi xa dần.
B . Trình bày theo thứ tự thời gian: về chiều- lúc hoàng hôn
C Hai luận cứ sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.
Bài tập 2,3 làm ở nhà .
2/ Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài trong vb:
III/ Luyện tập:
BT1:đọc và xcs định trình tự:
Bài tập 2,3 : tham khảo sách bài tập để làm - sẽ chấm vào tiết sau.
 E Dặn dò : 
Học bài cũ , làm bài tập 2,3.
Soạn bài tức nước vỡ bờ đọc văn bản, trả lời câu hỏi, nắm nội dung chính, làm bài tập.)
Soạn bài xây dựng đoạn trong vb.
Tuần 3
Tiết 9
Tức nước vỡ bờ 
soạn 
giảng
A Mục tiêu cần đạt :
Học sinh hiẻu dược bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thươg của người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy, cảm nhận được quy luật của hiện thực: có áp bức, có đấu tranh. Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng trong người phụ nữ nông dân.
Thấy được những nét dặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả.
Giáo dục tình yêu thương con người đặc biệt là tình cảm đối với phụ nữ và trẻ em.
B. Chuẩn bị :
- Thầy : Đọc kĩ tác phẩm tắt đèn. Đọc kĩ phần trích, soạn bài.
- Trò :soạn bài.
C.Kiểm tra bài cũ :
Tình thương mẹ của bé Hồng thể hiện như thế nào khi nghe cô nói về mẹ mình ? đoạn truyện nào em thích nhất?
Em hãy đọc đoạn văn thể hiệ ... ộng dạy học :
HĐ1: 
Giới thiệu bài :
Chúng ta vừa học xong các kiểu câu nào?
Còn một kiểu câu thường sử dụng trong nhiều trường hợp . Đó là câu trần thuật , chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về kiểu câu này .
HĐ2 : Hướng dẫn tìm hiểu :
* Hs quan sát các vd a,b,c,d. 
- Những câu nào không có đặc điểm hình thức của kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán ? ( tất cả chỉ trừ câu “Ôi, tào khê !”)
- Những câu không có đặc điểm hình thức của kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán dùng để làm gì?
( hướng dẫn nhận ra từng chức năng của câu trần thuật qua ví dụ )
- Thế nào là câu trần thuật ?
 * Hs đọc ghi nhớ .
Gv nêu vd 5 e,g trong mục 2 
- Câu e có nội dung gì ?
- Câu d có nội dung gì ?
gv kết luận như mục 2
gv nêu tiếp mục 3: h,i 
Đây vẫn là câu trần thuật nhưng 2 câu này có gì khác với các câu trên ?
- Trong một vb kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất ?
HĐ3 : Hướng dẫn luyện tập 
Bt 2,5 làm theo nhóm .
- Các bài tập còn lại hs tự làm.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng :
1. Câu trần thuật không có dặc điểm hình thức của kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để nhận định, thông báo, miêu tả...
vd :
a. Trong tù không rượu cũng không hoa . (kể )
b. Bẩm ...quan...lớn ...đê vỡ mất rồi.
 (thông báo )
 c. Đi đường mới biết gian lao.
 (nhận định )
d. Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa .
 ( miêu tả )
2. Ngoài những chức năng chính sau đây ,câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị, hay bộc lộ tình cảm ,cảm xúc.
Vd: 
e. Chúng ta phải ghi nhớ công ơn của các anh hùng dân tộc ...
 ( yêu cầu)
g. Cảnh đẹp đêm nay khó hửng hờ.
 ( cảm xúc )
3.Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng:
vd:
h. Nươc Tào Khê làm đá mòn đấy !
i. Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ...
4. Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp .
II/ Luyện tập :
Làm bài tập 1,2,3,4,5
E. Dặn dò : 
 Làm bài tập 6 .
Soạn bài chiếu dời đô.
Tuần : 23
Tiết :
chiếu dời đô 
soạn :
giảng :
A Mục tiêu cần đạt : Giúp hs hiểu :
Khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập thống nhấthùng cường và khí pghách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua chiếu dời đô 
Nắm được đặc điểm của thể chiếu .Thấy được sức thuyết phục to lớn của chiếu dời đô là sự kết hợp giữa lý lẽ và tình cảm . Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.
B. Chuẩn bị :
- Thầy : soạn bài- xem thơ văn Lý Trần đặc biệt là thể chiếu . 
- Trò :soạn bài.
C.Kiểm tra bài cũ :
 Đọc bài thơ đi đường ? 
 Em suy nghĩ điều gì về vấn đề mà Bác đặt ra cho chúng ta trong bài thơ này
D. Tổ chức các hoạt động :
 HĐ1 : Giới thiệu bài : 
 Lý Công Uẩn là vị vua dầu tiên của triều Lý là người thông minh nhân ái, có chí lớn, có tầm nhìn xa . Năm Canh tuất- niên hiệu thuận thiên thứ nhất(1010) Vua quyết định dời đoo từ Hoa Lư- một vùng địa thế có núi rừng hiểm trởđể ra thành Đại La ( Hà Nội ) - Nơi có thế rồng cuộn hổ ngồi cho phù hợp với sự phát triển của đất nước . Vua viết bài chiếu này để bày tỏ ý định đó !
HĐ2 : đọc hiểu chú thích :
- Giọng trang trọng. Nhấn giọng ở những câu từ có sắc thái tha thiết,chân tình .
- gv đọc .
- hs lần lượt đọc cả bài .
- Kiểm tra việc tìm hiểu chú thích của hs bằng những câu hỏi với vài từ quan trọng :
- Em biết gì về vua LCU 
- biết gì về chiếu dời đô?
*gv bổ sung thêm .
HĐ 3: Tìm hiểu văn bản:
Gọi hs đọc đoạn 1 “....phồn thịnh”
Trong đoạn này t/giả nhắc laịi sự việc gì?
theo suy luận của t/giảthì việc dời đô của các vua... nhằm mục đích gì?
Tác giả đã nêu kết quả của việc dời đô ấy ra sao? 
Sự việc dời đô của người xưa nhằm mục đích gì?
* hs đọc đoạn “thế mà ...không dời đổi ”
Đoạn văn trên nêu lên nhiệm vụ gì?
Theo t/ giả ,kinh đoo cũ không còn thích hợp nữa vì sao?
( kết hợp chú thích 8 - gv giảng thêm sự cần thiết dời đô .)
Vì sao 2 triều đại trước đóng đô ở Hoa Lư?
*hs đọc “ huống gì....muôn đời”
Đoạn này nói lên sự việc gì?
Theo t/giả thànhĐại La có những thuận lợi gì để có thể làm nơi đóng đô ?
Em hãy chứng minh sức thuyết phục của văn bản?
Tại sao chiếu dời đôkết thúc bằng mộtcâu hỏi “ các khanh nghĩ như thế nào”
Vì sao nói chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cườngvà sự phát triển cả đất nước?
 I Đọc - hiểu chú thích:
II/ Tìm hiểu vb: 
1. Mở đầu bài chiếu, trong viện dẫn sử sách về chiếu dời đô của vua thời xưa lên Trung Quốc- Thời nhà Thương 5 lần dời đô, nhà Chu 3 lần dời đô nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn ,xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho các thế hệ sau. Việc dời đô vừ thuận theo mệnh trời ( phù hợp vơíi qui luật khách quan) vừa thuận theo ý dân)(phù hợp với nguyện vọng của nhân dân)
- Kết quả của việc dời đô là làm cho đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng .
Việc Lý Thái Tổ viện dẫn sử sách nói vf việc dời đô của 2 triều đại Thương ,Chu là để chuẩn bị cho lý lẽ ở phần sau: Trong lich sử đã có nhưẽng cuộc dời đô và đã từng đem lại những kết quả tốt đẹp. Việc lý thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, là trái với qiu luậtmà là muốn phát triển đất nước, làm cho đất nước phồn vinh .
2. Từ sử sách soi vào thực tế, tác giả nêu lên nhận xét có tính chất phê phán triều đình Lê cứ đóng đô ở vùng núi Hoa Lư.
 Theo tg ,việc dời đô sẽ phạm sai lầm : Không theo mệnh trồi , không biết học theo cái đúng của người xưa 
và hậu quả là triều đại thì ngắn ngủi, nhân dân thì khổ sở , vạn vật không thích nghi, không thể phát triển thịnh vượng trong một vùng đất chật chội.
ở đoạn này bên cạnh lý và tình “ Trẫm rất đau xót về việc đó”lời văn tac động sâu xa đến người đọc.
3. Trong đoạn cuối ta khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để định đô 
- Về vị trí địa lý :
Đại La là trung tâm của đất trời,mở ra 4 hươpngs đông tây nam bắc, có núi lại có sông , đất rộng mà bằng phẳng,cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội chật chội 
- Về vị thế chính trị văn hoá : Đại la là đầu mối giao lưu”Chốn tụ hội của 4 phương ”là mảnh đất hưeng thịnh “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi” .
Tóm lại thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của một nước
4.”Chiếu dời đô” có sức thuyết phục lớn:
- Trình tự lập luận rất chặt chẽ :
+ Nêu sử sách làm tiền đề ,làm chỗ dựa cho lý lẽ.
+ Soi sáng tiền đề vào thực tếhai triều Đinh -Lê để chỉ rõ thực té ấy không còn phù hợp với sự phát triển đất nước , nhất thiết phải dời đô
- Đi tới kết luận : khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô .
+ Có sự kết hợp giữa lý và tình : Lời ban bố mệnh lệnh mà lại có những đoạn bày tỏ nỗi lòng , có những lời như đối thoại.
5/ Cách kết thúcmang tính chất đối thoại , trao đổi tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh với thần dân.
6. Chiếu dời đô phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnhcủa dân tộc Đại Việt . Dời đô từ vùng nuía Hoa Lư và đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều Lý đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của đân tộc ngang tầm vớiphương Bắc. Định đô ở hăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối , nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập ,tự cường .
E Dặn dò :Học thuộc lòng ‘Huống gì...muôn đời’
Chuẩn bị bài “chương trình địa phương- tập làm văn” Trang 55 sgk
phân nhóm sưu tầm:
+ di tích Mĩ Sơn.
+ Chùa Cầu .
+ Mộ nhà thơ Xuân Quý.
+ Thành Trà Kiệu.
+ Thuỷ điện Duy Sơn.
+ Đập Vĩnh Trinh 
Viết bài thuyết minh không quá 1000 từ .
Tuần : 23
Tiết :
câu phủ định 
soạn :
giảng :
A Mục tiêu cần đạt : Giúp hs hiểu :
Đặc điểm hình thức của câu phủ định.
Nắm vững chức năng của câu phủ định.
Biết sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. Chuẩn bị :
- Thầy : soạn bài- bảng phụ ghi hệ thống ví dụ. 
- Trò :soạn bài.
C.Kiểm tra bài cũ :
Đặc điểm hình thưc và chức nưng ủa câu trần thuật?
Chấm vỏ bài tập.
D. Tổ chức các hoạt động :
HĐ1: tìm hiểu :
Gv treo bảng vd
- các câu b,c,d có đặc điểm hình thưc nàokhác so với câu a
Chưc snăng của các câu b,c,d có gì khác so với câu a?
- Các câu b,c,d được coi là câu phủ định . Vậy câu phủ định là gì ?
-Hs đọc đoạn trích mục2 :
 trong đoạn trên , câu nào là câu phủ định?
Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì/ ( phản bác 1 ý kiến , nhận định của người đối thoại hay để thông báo, xác nhận không có sự việc,tính chất, quan hệ nào đó).
HĐ2 : Hướng dẫn luyện tập :
 I/ Đặc điểm hình thức và chức năng:
1. Câu PĐ: là câu có những từ ngữ phủ định:không , chẳng, chả ,chưa, không phải chẳng phải, đâu có phải, đâu...
2/ câu PĐ dùng để
a. Thông báo xcs nhậnkhông có sự sật sự việc, tính chất quan hệ nào đó(câu PĐ miêu tả)
vd: Trong tù không rượu cũng không hoa .
Năm nay hoa đào nở 
Không thấy ông đồ xưa .
Tôi không phải là anh nó.
b. phản bác môtk ý kiến một nhận định:
(câu PĐ bác bỏ)
vd: Nó có vẻ chăm học hơn.
 Nó chăm gì mà chăm!
II/Luyện tập :
Làm bài tập 1,2,3,4
E Dặn dò:
Làm bài tập 5,6.
huẩn bị bài thuyết minh di tích, thắng cảnh của địa phương.
Tuần : 23
Tiết :
chương trình địa phương
 phần tập làm văn 
soạn :
giảng :
A Mục tiêu cần đạt : Giúp hs hiểu :
Vận dụng kĩ năng làm văn thuyết minh 
Tự giác tìm hiểu những di tích , thắng cảnh của quê hương .
Nâng cao lòng yêu quí quê hương .
B. Chuẩn bị :
- Thầy : chuẩn bị bài trước cho hs trong vòng 4 tuần soạn bài. Chuẩn bị tranh Mỹ Sơn, Hội An, Chùa Cầu, sông Thu Bồn .
- Trò : soạn bài.- chuẩn bị bài thuyết minh theo hướng dẫn của gv.
C.Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra chuẩn bị của hs
D. Tổ chức các hoạt động :
HĐ1: gv giới thiệu đề tài.
gv nhắc lại Chuẩn bị bài “chương trình địa phương- tập làm văn” Trang 55 sgk
phân nhóm sưu tầm:
+ di tích Mĩ Sơn.
+ Chùa Cầu .
+ Mộ nhà thơ Xuân Quý.
+ Thành Trà Kiệu.
+ Thuỷ điện Duy Sơn.
+ Đập Vĩnh Trinh 
Viết bài thuyết minh không quá 1000 từ .
HĐ2 : Hướng dẫn làm dàn bài
(gv cung cấp trước)
Cho hs đối chiếu bài viết với dàn bài )
Lần lượt cho hs đọc bài trước lớp .
Xây dựng bài viết .
I/ Đề tài :
gv gơị ý một trong những đề tài trên:
II/ Dàn bài thuyết minh :
1. Mở bài Giới thiệu khái quát về di tích, thắng cảnh.
2 . Thân bài :
a. Vị trí địa lý của di tích , tháng cảnh
( giáp với địa phương nào?
vị trí? 
diện tích)
b. Nét đặc sắc của di tích thắng cảnh
( kiến trúc? 
 cảnh vật? 
 gắn với nền văn hoá nào?)
c. Lịch sử xây dựng :
có từ năm nào ?
trải qua các thời kỳ lịch sử ?
Được tiếp tục trùng tu xây dựng như thế nào? 
3/ Kết luận :
Đánh giá nhận xét chung về giá trị của di tích. , thắng cảnh.
Bày tỏ lòng yêu mến , tự hào về thắng cảnh.
III/ Yêu cầu viết
- Không quá 1000 chữ
- có số liệu cụ thể , đáng tin cậy.
- không được chép lại các tài liệu khác.
IV/ Tổ chức trên lớp :
- Chon một số bài viết hay, đọc cho lớp nghe.
- Biểu dương những bài hay.
- hoàn chỉnh bài của hs.
E. Dặn dò :
Soạn bài hịch tướng sĩ.( trả lời câu hỏi, xem trước chú thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8 HK I.doc