Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 – THCS Quỳnh Yên

Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 – THCS Quỳnh Yên

Tiết 1-2:

Văn bản: Tôi đi học

 Thanh Tịnh

A-Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS: - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi, ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

B- Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 Nhà thơ Viễn Phương đã từng viết : “ Ngày đầu tiên đi học.”Đúng vậy trong cuộc đời của mỗi con người, kỉ niệm được lưu giữ bền lâu nhất chính là tuổi học trò. Nhưng đặc biệt là những kỷ niệm về buổi đầu tiên đến trường. Truyện ngắn “Tôi đi học” đã diễn tả lại những kỷ niệm mơn man, bâng khuâng trong ngày đầu tiên của tuổi học trò đầy thơ mộng.

 I.Tác giả- Tác phẩm.

1.Tác giả.Thanh Tịnh (1911- 1988)

- Từng dạy học, viết báo, làm văn , nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ.

- Truyện ngắn của ông đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đằm thắm nhẹ nhàng mà lắng sâu, êm dịu .Tình cảm trong trẻo, vừa man mác buồn, vừa ngọt ngào, quyến luyến.

2.Tác phẩm. in trong tập “Quê mẹ” 1941.

 II.Tìm hiểu chung văn bản.

1. Đọc.

- Giọngchậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu.

- GV đọc mẫu. HS đọc tiếp.

 

doc 168 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 – THCS Quỳnh Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 14 tháng 8 năm 2008
Tiết 1-2: 
Văn bản: Tôi đi học 
 Thanh Tịnh
A-Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS: - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi, ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B- Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 Nhà thơ Viễn Phương đã từng viết : “ Ngày đầu tiên đi học.”Đúng vậy trong cuộc đời của mỗi con người, kỉ niệm được lưu giữ bền lâu nhất chính là tuổi học trò. Nhưng đặc biệt là những kỷ niệm về buổi đầu tiên đến trường. Truyện ngắn “Tôi đi học” đã diễn tả lại những kỷ niệm mơn man, bâng khuâng trong ngày đầu tiên của tuổi học trò đầy thơ mộng.
 I.Tác giả- Tác phẩm.
1.Tác giả.Thanh Tịnh (1911- 1988) 
Từng dạy học, viết báo, làm văn , nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ.
Truyện ngắn của ông đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đằm thắm nhẹ nhàng mà lắng sâu, êm dịu .Tình cảm trong trẻo, vừa man mác buồn, vừa ngọt ngào, quyến luyến.
2.Tác phẩm. in trong tập “Quê mẹ” 1941.
 II.Tìm hiểu chung văn bản.
Đọc.
- Giọngchậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu.
- GV đọc mẫu. HS đọc tiếp.
 2. Thể loại và ptbđ:
H: Văn bản thuộc thể loại gì? +Truyện ngắn 
H: Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt chính nào?
H: Truyện có mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính? Vì sao đó là nhân vật chính?
+Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
+ Tôi, mẹ, ông đốc, những cậu học trò.
- Tôi được kể nhiều nhất. Mọi sự việc được kể từ cảm nhận của nhân vật tôi.
 3. Bố cục: Truyện ngắn “TĐH” bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật “Tôi”.
H: Kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường của “Tôi” được kể theo trình tự nào? Tương ứng với các trình tự ấy là đoạn 
văn nào của văn bản?
-+ Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng:(Từ đầu đến Tưng bừng rộn rã) biến chuyển của trời đất cuối thu về h/ảnh của mấy em nhỏ rụt rè lần 
đầu tiên đến trường gợi cho nhân vật tôi nhớ lại mình, ngày ấy cùng những kỷ niệm trong sáng.
+Tâm trang, cảm giác của nhân vật tôi trên con đường cùng mẹ tới trường (Buổi mai hom ấytrên ngọn núi).
+Tâm trạng, cảm giác của “Tôi” khi đứng giữa sân trường, khi nhìn mọi người, các bạn, khi nghe gọi tên mình, lúc rời tay mẹ để vào lớp (Trước sân trường cả ngày nữachút nào hết).
+ Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “Tôi” lúc ngồi vào chổ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên (đoạn cuối).
III.Tìm hiểu chi tiết.
 a. Khơi nguồn kỷ niệm (Đoạn 1-giọng đọc chậm, bồi hồi)
H: Nỗi nhớ buổi tựu trường của tgiả được khơi nguồn từ không gian và thời gian ntn? 
 Không gian và thời gian đó có ý nghĩa gì?
+ Thời điểm: Cuối thu( đầu tháng 9)
+ Thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc
+ Sinh hoạt: Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường.
 Đây là thời điểm gợi nhớ. Chính thời điểm và những h/ảnh quen thuộc này đã giúp nhân vật “tôi” sống lại những kỉ niệm mơn man, trong sáng, xao xuyến, mới lạ, suốt đời không thể quên.
H: Giữa K gian và thời gian ấy, tâm trạng của nhân vật “tôi” hiện ra qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Tác dụng của nó?
+ Từ láy: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã
+ T/giả đã dùng h/ảnh so sánh đầy ấn tượng “ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”
 => Với những từ láy dùng để miêu tả tâm trạng, cảm xúc và cách so sánh giàu sức gợi cảm đã diễn tả một cách cụ thể tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, bồi hồi, xúc động của nhân vật“tôi”, góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại; dẫn người đọc vào một thế giới đầy ắp những cung bậc tâm tư tình cảm đẹp đẽ, trong sáng, đáng nhớ, đáng chia sẻ và lưu luyến. 
GV: Tất cả như đang trỗi dậy, đang lớn lên, đang mỉm cười vậy! Tất cả như có hình hài, vóc dáng, tư thế vậy!
 b. Cảm giác, và tâm trạng của tôi trên con đường cùng mẹ tới trường.
H: Tìm những h/ảnh, chi tiết miêu tả 
tâm trạng, cảm giác của tôi trong lần đầu theo mẹ đến trường?
H: Hãy phân tích tâm trạng, cảm giác của tôi lúc này?
+ Con đường, cảnh vật xung quanh vốn rất 
quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, tự cảm thấy có sự thay đổi trong lòng.
+ Cảm thấy mình trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo, với mấy quyển vở mới trên tay.
+ Cẩn thận nâng niu mấy quyển vở, vừa lúng túng, vừa muốn thử sức mình, muốn khẳng định khi xin mẹ được cầm bút, thước như bạn.
- Vẫn con đường ấy, vẫn là chính mình nhưng tất cả đều có sự thay đổi. Đây chính là tâm trạng,cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật tôi khi lần đầu tiên được đến trường đi học, được bước vào một thế giới mới lạ, được tập làm người lớn, không chỉ nô đùa, rong chơi, thả diều ngoài đê, ngoài đồng nữa.Chính ý nghĩ ấy làm cho “Tôi” cảm thấy trang trọng và đứng đắn.
 GV: Đi học quả là một sự kiện lớn, một thay đổi quan trọng đánh dấu bước ngoặt của tuổi thơ. Chính từ sự nhận thức về sự nghiêm túc học hành mà cậu muốn khẳng định mình, muốn thử sức mình, xin mẹ được cầm bút thước. Đó là tâm trạng, cảm giác rất tự nhiên của một đứa bé lần đầu tiên được đến trường.
H: Khi ‘’Tôi” có ý nghĩ vừa non nớt ngây thơ “ chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước. Nhưng ý nghĩ ấy thoáng qua tâm trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên gọn núi”.
 Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn trên?
 - Đây là một cách so sánh thú vị, giúp người đọc hình dung ra được đây là chú bé ngộ nghĩnh, ngây thơ, đáng yêu, đã biết đề cao việc học trong ngày đầu tiên đến trường với một tình cảm dịu dàng,trong sáng và khát vọng vươn tới chân trời học vấn. Cũng chính là đề cao sự h.tập của con người.
 c. Tâm trạng và cảm giác của tôi lúc ở sân trường.
H: Cảnh sân trường làng Mý Lý lưu lại trong tâm trí Tgiả có gì nổi bật?
H: Cảnh tượng ấy được nhớ lại có ý nghĩa gì?
H: Khi chưa đi học “ Tôi chỉ thấy ngôi trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà 
trong làng”. Nhưng lần đầu tới trường, cậu lại thấy “Trường Mỹ Lý trông xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng” khiến cậu đâm ra lo sợ vẩn vơ. Em hiểu ý nghĩa h/ảnh so sánh trên ntn?
H: Khi tả những cậu học trò lần đầu tiên đến trường Tgiả dùng H/ảnh nào? Phân tích H/ảnh ấy?
+Cảnh trường làng: Rất đông người (dày đặc cả người)
- Người nào quần áo cũng sạch - sẽ,gương mặt vui tươi và sáng sủa.
=> Phản ánh K2 đặc biệt của ngày hội khai trường.
- Thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân ta.
- Bộc lộ T/cảm sâu nặng của Tgiả đối với mái trường tuổi thơ. 
 +Tâm trạng của “Tôi”: So sánh lớp học với 
đình làng( nơi thờ cúng tế lễ, nơi linh thiêng cất dấu những điều bí ẩn) . 
 => Tác giả đã diễn tả cảm xúc trang nghiêm của cậu bé về mái trường. Cậu cảm thấy mình nhỏ bé làm sao trước tri thức của con người trong trường học.
+ Tgiả sdụng h/ảnh tinh tế: “ Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng lo sợ”.
 => Mtả sinh động h/ảnh và tâm trạng của các em nhỏ lần đầu tiên tới trường .
 Mái trường cũng chính là tổ ấm, mỗi học trò ngây thơ, hồn nhiên như một cánh chim đầy khát vọng và biết bao bồi hồi, lo lắng nhìn bầu trời rộng nghĩ tới chân trời học vấn mênh mang.=> Có thể nói, tác giả đã bằng nhiều hình ảnh, nhiều chi tiết cụ thể để biểu hiện những cung bậc tâm trạng khác nhau của nv tôi.
H: Hãy tìm những từ ngữ mtả cung bậc T/cảm của “Tôi” khi nghe tiếng trống trường, khi nghe gọi tên, rồi phải rời tay mẹ vào lớp học?
H: Em có nhận xét gì về cách mtả, kể tâm lý của tgiả?
_ Khi thấy các học trò cũ sắp hàng vào lớp “Tôi” cảm thấy chơi vơi, lúng túng, dềnh dàng, run run.
_ Khi nghe gọi tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập, giật mình và lúng túng, người nặng nề, nức nở khóc.
 => Cách mtả, kể rất phù hợp với quy luật chuyển biến tâm lý trẻ. Đó là tâm trạng ngỡ ngàng, cảm giác mới lạ, vô cùng xáo động, hồn nhiên trong sáng của những cậu học trò nhỏ đang tuổi ăn, tuổi chơi lần đầu tiên tới trường. 
=>Tác giả phải là người tinh tế, nhạy cảm và yêu trẻ thì mới có thể viết ra những câu văn truyền cảm và xúc động đến thế. Những câu văn đã giúp người đọc nhớ lại những kỷ niệm trong sáng và đẹp đẽ về tuổi thơ của chính mình.
Cũng có thể nói rằng, nhà văn không viết văn mà đang thực sự sống lại những kỷ niệm của chính mình để giãi bày tuổi thơ của chính mình. Những kỷ niệm ấy trong sáng và chân thực vô cùng.
 d. Tâm trạng và cảm giác của Tôi khi vào lớp học.
H: Vì sao khi sắp hàng vào lớp học “Tôi” lại cảm thấy “Trong thời thơ ấu chưa lần nào cảm thấy xa mẹ như lần này?”
H: Nhưng cảm giác mà “Tôi” nhận 
được khi vào lớp học là gì?
H: Hãy lý giải những cảm giác của “Tôi”?
H: Cuối văn bản có 2 chi tiết:- Một con chim con liệng đến.
 - Nhưng tiếng phấn thầy tôi đã đưa tôi về thực tại. 
 Những chi tiết đó có ý nghĩa gì?-
+ Vì “Tôi” bắt đầu cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học. Bước vào lớp học là bước vào Tgiới riêng của mình, phải tự mình làm tất cả, không còn có mẹ bên cạnh như ở nhà.
+ Một mùi hương lạ xông lên trong lớp.
- Trông hình gì treo trên tường tôi cũng cảm thấy lạ và hay hay.
- Nhìn bàn ghế chỗ mình ngồi : lạm nhận là vật riêng của mình.
- Nhìn bạn chưa hề quen biết nhưng lòng K cảm thấy xa lạ chút nào.
=> Cảm giác lạ vì lần đầu tiên được vào lớp học, một môi trường sạch sẽ, ngay ngắn.
- K cảm thấy xa lạ với bàn ghế, bạn. Vì bắt đầu ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó thân thiết với mình bây giờ và mãi mãi.
* Hình ảnh này K chỉ đơn thuần có ý nghĩa thực như một sự tình cờ mà có dụng ý nghệ thuật, có ý nghĩa tượng trưng rõ ràng: H/ảnh con chim gợi nhớ, gợi tiếc những ngày trẻ thơ được hoàn toàn tự do đã chấm dứt để bước vào một thế giới mới trong cuộc đời. 
 Gv: Phải chăng đây là giờ phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt tuổi thơ chỉ biết nô đùa nghịch ngợm để bước vào một thế giới tuổi học trò nghiêm chỉnh đầy khó khăn và biết bao hấp dẫn. Cậu đã bắt đầu trưởng thành trong nhận thức của mình.
 e. Thái độ,cử chỉ của người lớn đối với các em nhỏ lần đầu đi học.
H: Dẫn dắt đón chào các em vào Tgiới tuổi học trò là những bậc phụ huynh,các thầy cô giáo. Hãy trình bày cảm nhận của em về thái độ, cử chỉ của họ đối với các em nhỏ?
- Mẹ âu yếm, dịu dàng đưa tôi từ nhà đến trường.
- Các phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo mọi thứ cho con em, đều trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này. - Ông đốc đến thầy giáo trẻ ai cũng dịu dàng từ tốn, bao dung đón chào và động viên các em nhập trường.
 GV: Có lẽ trong trái tim của mọi người cũng đang bồi hồi xao xuyến, lo lắng, hồi hộp cùng con em mình.
 Qua các h/ảnh về người lớn, cta nhận ra trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai. Đó là một mái trường gia đình ấm áp, là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
H:Hãy so sánh với thái độ của người Nhật Bản trong văn bản Cổng trường mở ra?
(Bình dị hơn nhưng cũng thật chân tình,sâu sắc).
H: Cảm xúc của em khi học xong văn bản?  ... òng yêu nước sâu nặng của hai cha con Nguyễn Phi Khanh trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, qua đó hiểu được tấm lòng tha thiết với vận mệnh của đất nước và dân tộc của Trần Tuấn Khải.
B. Tiến trình các hoạt động dạy- học:
 1. ổn định tổ chức.
 2. Bài mới 
 I. Tác giả, tác phẩm.
 Chú ý : - TTK là một hồn thơ yêu nước, nhưng thơ ông lưu hành công khai, hợp pháp, cho nên nội dung yêu nước phải biểu hiện theo cách thức riêng để có thể lọt qua vong kiểm soát khắt khe của TD Pháp. Ông thường mượn đề tài 
lịch sử, hoặc những biểu tượng nghệ thuật để kí thác tâm sự yêu nước, cổ vũ, khích lệ đồng bào.
 - Bài thơ dài 101 câu. Đoạn trích gồm 36 câu ở phần đầu bài thơ. Tiếp theo là 12 câu tái hiện lịch sử anh hùng thời Trưng Vương, Trần Hưng Đạo; 28 câu tiếp theo là lời khuyên con và cũng là lời nhắc nhở đối với thế hệ thanh niên đương thời phải làm sao cho “ khỏi thẹn với gương Lạc Hồng"; 25 câu cuối trở lại với tâm sự của người cha, kí thác ý chí báo thù phục quốc lại cho con.
* Bố cục : Đoạn thơ được chia làm 3 phần:
 + Phần 1 ( 8 câu thơ đầu) Tâm trạng của người cha trước cảnh ngộ éo le, đau đớn.
 + Phần 2 (20 câu tiếp theo) Tình cảnh đất nước đau thương tang tóc.
 + Phần 3 ( 8 câu thơ cuối ) Thế bất lực của người cha voà lời trao gửi cho con.
 * Thể thơ: Song thất lục bát xuất hiện ở nước ta vào khoảng thế kỷ XVI - XVIII, do người VN sáng tạo.
 II. Hướng dẫn phân tích
 1. Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.
H: Trong 8 câu thơ đầu, bối cảnh không gian và hoàn cảnh éo le của hai cha con được biểu hiện ntn? Không gian và hoàn cảnh éo le đó phản ánh tâm trạng gì của người cha ?
- Bối cảnh không gian: Cuộc chia ly diễn ra ở một vùng biên giới ảm đạm heo hút,buồn bã, thê lương. Không gian chốn ải Bắc và cõi giời Nam phản ánh tâm trạng phân đôi.
- Hoàn cảnh éo le: Cha bị giải sang Tàu, con đi theo để phụng dưỡng cha già tròn chữ hiếu. Nhưng cha dặn con trở lại để tính chuyện trả thù nhà, đền nợ nước. Chính trong hoàn cảnh ấy , tâm trạng ấy đã phủ lên cảnh vật một màu tang tóc, thê lương và cảnh vật ấy lại gợi cơn sầu trong lòng người.
 => Trong bối cảnh không gian và tâm trạng ấy , lời khuyên của người cha có ý nghĩa như một lời trăng trối. Nó thiêng liêng, xúc động và có sức truyền cảm hơn bao giờ hết, khiến người nghe phải khắc cốt ghi xương.
 2. Tình cảnh đất nước trong đau thương, tang tóc.
H: Tại sao khi khuyên con trở về tìm cách cứu nước nhà, người cha lại nhắc đến lịch sử anh hùng của dân tộc? Điều đó cho thấy tình cảm sâu đậm nào của người cha?
- Nhắc đến lịch sử hào hùng của dân tộc, người cha muốn khích lệ dòng máu anh hùng của người con. Điều đó cho thấy niềm tự hào dân tộc của người cha. Đó là biểu hiện của lòng yêu nước.
H: Tiếp theo người cha nói đến cảnh mất nước bằng những từ ngữ nào? Qua đó em có thể thấy tình cảm sâu sắc nào trong lòng người cha ?
 - Tác giả diễn tả nỗi đau mất nước bằng những từ ngữ và hình ảnh thơ diễn tả cảm xúc mạnh và sâu: kể sao xiết kể, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc, than, thương tâmnhằm diễn tả nỗi đau thương, một nỗi đau cao cả, thiêng liêng 
vượt lên trên nỗi đau số phận cá nhân trở thành nỗi đau non nước, khinh động cả đất trời. Qua đó có thể thấy niềm xót thương vô hạn của người cha trước 
cảnh nước mất nhà tan và lòng căm phẫn vô hạn đối với tội ác của giặc Minh gây ra cho đồng bào, cho đất nước.
H: Hãy nhận xét giọng điệu trong đoạn thơ này ?
 - Giọng điệu trở nên lâm ly, thống thiết, xen lẫn phẫn uất căm hờn; một dòng thơ, một tiếng than, một tiếng nấc xót xa, cay đắng. Giọng thơ tâm huyết đầy bi phẫn là sở trường của TTK.
 3. Thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.
H: Phần cuối đoạn người cha đang ở trong cảnh ngộ ntn ?
 - Già yếu, bị bắt, đó là cảnh ngộ ngặt nghèo, bất lực.
H: Người cha nói đến thế bất lực nhằm mục đích gì ?
 - Hun đúc ý chí “gánh vác” của người con, làm cho lời trao gửi thêm sức nặng tình cảm. Tất cả những điều mà NPK muốn nhắc nhở con là hãy lấy nước làm nhà, lấy cái nghĩa với nước thay cho chữ hiếu với cha, như thế là vẹn cả đôi đường.
H: Từ lời khuyên nhủ của người cha, em cảm nhận được nỗi lòng của người cha đối với con, đối với nước ntn ?
- Đó là người cha yêu nước, yêu con, người cha đặt cả niềm tin tưởng vào con, vào đất nước. Tình yêu con đã hoà trong tình yêu đất nước, tình yêu dân tộc.
 III. Tổng kết: 
 - GV hướng dẫn HS tổng kết về NT và ND.
 - HS đọc ghi nhớ (SGK).
C. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới.
D. Rút kinh ngiệm:
 Ngày 14 tháng 12 năm 2008
Tiết 67, 68:
 Kiểm tra tổng hợp học kì I
A. Mục tiêu cần đạt:
Nhằm đánh giá:
 - Khả năng vận dụng linh hoạt thoe hướng tích hợp các kiens thức và kĩ năng ở cả 3 phân môn: Văn, tiếng Việt và Tập làm văn trong 1 bài kiểm tra.
 - Năng lực sử dụng phương thức thuyết minh và các kĩ năng tập làm văn nói chhung để viết được một bài văn.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp.
 1. kiểm tra sĩ số.
 2. GV nêu yêu cầu tiết kiểm tra.
 I. Đề bài:
Câu 1: (2 điểm) Cho đoạn văn sau:
 Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! ánh sáng kì dị làm sao! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng.
 Thật là dễ chịu! Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên. Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi thì khoái biết bao!
 (Cô bé bán diêm – An-đéc-xen)
Xác định trợ từ, thán từ và tình thái từ trong đoạn trích.
Tìm câu ghép.
Câu 2: (3 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8 câu) nói về việc sử dụng bao bì ni lông ở địa phương em.
Câu 3: (5 điểm) Thuyết minh về kính đeo mắt.
 II. Đáp án - biểu điểm:
Câu 1: (2 điểm) Trả lời đúng mỗi câu cho 1 điểm.
 a. - Trợ từ: đến.
 - Thán từ: chà.
 - Tình thái từ: làm sao, biết bao.
 b. Câu ghép:
 Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên.
Câu 2 (3 điểm) Đoạn văn cần làm rõ được:
 - Bao bì ni lông được sử dụng khắp nơi, trong mọi việc như thế nào.
 - Tác hại của việc người dân thiếu thái độ đúng đắn khi sử dụng bao ni lông.
 - Lo ngại về tác hại của bao bì ni lông và kêu gọi bảo vệ môi trường.
* Cho điểm:
 - HS làm được 3 ý, văn viết trôi chảy, trình bày chặt chẽ, mạch lạc: 3 điểm.
 - HS làm được 2 ý, văn viết rõ ràng, mạch lạc: 2 điểm.
 - HS làm được 1 ý, văn viết còn lủng củng, sai lỗi chính tả: 1 điểm.
 Câu 3: (5 điểm)
 a. Mở bài (0,5 điểm): Giới thiệu chung về kính đeo mắt
 b. Thân bài (4 diểm):
 - Kính đeo mắt là một vật dụng cần thiết cho mọi người. (0,5 điểm)
 - Sự xuất hiện của kính đeo mắt. (0,5 điểm)
 - Cấu tạo của kính (0,5 điểm):
 + Gọng kính: kim loại, nhựa.
 + Mắt kính: thủy tinh, nhựa
 - Tác dụng của các loại kính (2 điểm):
 + Kính thuốc: mắc các bệnh về mắt (cận thị, viễn thị, loạn thị); kính lão: tránh cho người sử dụng bị mỏi mắt, căng thẳng khi phải tập trung quá lâu vào một điểm.
 + Kính râm: (môi trường bụi bặm, ô nhiễm) mắt đỡ bị mỏi, bị chói do ánh nắng gay gắt ngoài trời
 + Kính thời trang: trang điểm, tạo dáng cho mắt và khuôn mặt.
 - Cách sử dụng và bảo quản kính (0,5 điểm)
 c.Kết bài (0,5 điểm):
 - Nhấn mạnh tác dụng của kính.
 - Lời khuyên về kính thời trang.
* Yêu cầu:
 - Nội dung: Phải thể hiện được một cách rõ nét đồ dùng đó có cấu tạo ra sao, được sản xuất ở đâu, có ích thế nào, sử dụng và bảo quản ra sao.
 - Hình thức: + Bố cục 3 phần, hợp lí.
 + Trình tự thuyết minh rõ ràng, mạch lạc.
 + Phương pháp thuyết minh thích hợp.
 * GV tùy vào bài làm của HS để chiết điểm cho phù hợp.
 Ngày 16 tháng 12 năm 2008 
 Tiết 69:
 Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
 - Nhận thức được kết quả cụ thể của bản thân qua bài kiểm tra, những ưu - nhược về các mặt: ghi nhớ và hình thức hóa kiến thức từ các bài đã học.
 - HS biết sửa những sai sót để hoàn chỉnh bài.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học.
 1. ổn định tổ chức.
 2. Bài mới.
I. Đề bài.
 - HS đọc lại đề bài.
 - GV lần lượt cho HS làm lại từng bài.
 - Cả lớp nhận xét, bổ sung.
II. Nhận xét.
 * Ưu điểm: 
 * nhược điểm:
 * GV đọc những bài làm tốt.
III. Trả bài, sửa chữa lỗi.
 - GV trả bài. HS xem lại bài và tự sửa chữa lỗi.
 - GV giải đáp những thắc mắc của HS.
C. Dặn dò: Về nhà tiếp tục hoàn thành những chỗ sai, lỗi mắc phải.
 Ngày 17 tháng 12 năm 2008
Tiết 70 - 71: 
 Hoạt động ngữ văn: Làm thơ 7 chữ
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS: 
 - Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu: Đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp, gieo vần đúng.
 - Tạo không khí mạnh dạn, sôi nổi, vui vẻ.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 1. ổn định tổ chức.
 2. Bài mới.
Nhận diện luật thơ.
H: Qua bài 15 (Thuyết minh thể thơ đã học) hãy cho biết muốn làm thơ 7 chữ (4 câu, 8 câu) chúng ta phải xác định được những yếu tố nào?
- Mỗi bài thơ 7 chữ:
 + Xác định số tiếng, số dòng ( 7 tiếng, 4 câu hoặc 8 câu).
 + Xác định luật bằng trắc cho từng 
tiếng
 + Xác định vần trong bài thơ: Có thể là vần bằng, trắc nhưng phần nhiều là vần bằng, gieo vần ở cuối câu 1, 2, 4.
 + Xác định cách ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3.
 * Luật bằng trắc theo mô hình sau:
A. B B TTT B B
 T T BBT T B
 T T BBB T T
 B B TTT B B
 B. T T B B T T B
 B B T T T B B
 B B T T T B B
 T T B B T B B
 ( Luật cơ bản: Nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh ; B - T - B ; T - B - T)
H: Chỉ ra luật bằng trắc ở bài thơ “Chiều”?
H: Đọc và chỉ ra chỗ sai luật trong bài 
thơ “Tối” của Đoàn Văn Cừ ?
 B B B T T B B
 T T B B T T B
- Chép sai hai chỗ sau:
 + Sau “ngọn đèn mờ” không có dấu phẩyđ dấu phẩy gây đọc sai nhịp.
 + “ánh xanh lè” chứ không phải là “ánh xanh xanh”, “xanh” sai vần.
- Chữa: 
 + Bỏ dấu phẩy ở giữa câu 2.
 + Chữ “xanh” thành chữ “lè” hiệp vần với chữ “che” hoặc có thể là “khè” hoặc “Bóng đèn mờ tỏ, bóng đèn nhoè”.
* Tập làm thơ 7 chữ:
 Làm tiếp 2 câu thơ theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã dấu đi.
 + Hai câu đầu kể chuyện thằng cuội ở cung trăng.
 + Đề tài: Xoay quanh chuyện thằng Cuội ở cung trăng.
 + Hai câu tiếp phát triển về đề tài đó theo một hướng nào đó (Muốn thế người viết phải biết các chuyện liên quan đến chú Cuội: nói dối, cung trăng có chị hằng, cây đa,) Chú ý phải tuân theo luật sau: B B T T B B T
 T T B B T T B
 Hai câu cuối trong nguyên văn: Chứ ai chẳng chừa, chứa thằng Cuội
	Tôi gốm gần cho cái chị Hằng.
 + Nếu nhấn mạnh việc nói dối, bị người đời cười chê có thể viết.
 Đáng cho cái tội quân lừa dối
 Già khắc nhân gian vẫn gọi thằng
 + Hoặc diễu chú Cuội cô đơn nơi mặt trăng:
 Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá
 Hết bụi suốt ngày đã sướng chăng.
C. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới.
D. Rút kinh ngiệm:
Tiết 72:
 Trả bài kiểm tra tổng hợp

Tài liệu đính kèm:

  • docTKBH NV8.doc