Tiết 1 : Văn bản TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Xác định được: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời, thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác.
2. Hưởng ứng: Sự trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ, những tình cảm ấm áp mà trong cuộc đời mình đón nhận.
3. Biết cách cảm thụ chất trữ tình, chất thơ trong văn xuôi, cảm nhận mạch truyện trong những truyện ngắn không có cốt truyện.
B. Chuẩn bị:
1. GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
2. HS: SGK, bài soạn trước.
C. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách, vở, đồ dùng của môn học.
D. Tiến trình dạy và học:
1. Ổn định:
2. Khởi động: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỷ niệm về buổi đến trường đầu tiên: Ngày đầu tiên đi học Mẹ dỗ dành bên em. Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả những kỷ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.
Ngày soạn: 15/8/2011 Ngày dạy: 16,19/8/2011. Tiết 1 : Văn bản TôI đI học (Thanh Tịnh) A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Xác định được: Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời, thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác. 2. Hưởng ứng: Sự trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ, những tình cảm ấm áp mà trong cuộc đời mình đón nhận. 3. Biết cách cảm thụ chất trữ tình, chất thơ trong văn xuôi, cảm nhận mạch truyện trong những truyện ngắn không có cốt truyện. B. Chuẩn bị: 1. GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ. 2. HS: SGK, bài soạn trước. C. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị sách, vở, đồ dùng của môn học. D. Tiến trình dạy và học: 1. ổn định: 2. Khởi động: Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỷ niệm về buổi đến trường đầu tiên: Ngày đầu tiên đi học Mẹ dỗ dành bên em. Truyện ngắn Tôi đi học đã diễn tả những kỷ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy. 3. Bài mới: ? Em hãy giới thiệu vài nét chính về tác giả? ? Em hãy cho biết xuất xứ của văn bản? - GVHD đọc (Giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu, phù hợp từng nhân vật), đọc mẫu, HS đọc VB, HS, GV nhận xét HS đọc. ? Có thể coi VB này là VB nhật dụng hay VB biểu cảm được không? Vì sao? - Không phải là VB nhật dụng vì đây là một TP văn chương thật sự có giá trị tư tưởng - nghệ thuật. - Có thể xếp vào loại VB biểu cảm vì toàn truyện là cảm xúc tâm trạng của nhân vật trong buổi tựu trường đầu tiên. ? Tìm bố cục và cho biết ý chính của mỗi phần? - Đoạn 1. Từ đầu đến trên ngọn núi: Cảm nhận của tôi trên đường tới trường. - Đoạn 2. Tiếp đến xa mẹ tôi chút nào hết: Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường. - Đoạn 3. Còn lại: Cảm nhận của tôi trong lớp học. (Có thể chia làm 5 đoạn như sau: - Đoạn 1. Từ đầu đến tưng bừng rộn rã: Khơi nguồn nỗi nhớ. - Đoạn 2. Tiếp đến trên ngọn núi: Tâm trạng và cảm giác của tôi trên đường cùng mẹ tựu trường. - Đoạn 3. Tiếp đến trong các lớp: Tâm trạng và cảm giác của tôi khi đứng giữa sân trường, khi nhìn mọi người, các bạn. - Đoạn 4. Tiếp đến chút nào hết: Tâm trạng của tôi khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp. - Đoạn 5. Còn lại: Tâm trạng của tôi khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên). ? Nỗi nhớ buổi tựu trường của TG được khơi nguồn từ thời điểm nào? Tìm những chi tiết thể hiện thời điểm đó? Nhận xét của em về cách gợi nỗi nhớ của tác giả? ? Trong đoạn văn TG đã sử dụng NT nổi bật gì? Em hãy phân tích giá trị biểu cảm của NT đó? - GV: Đó là cảm xúc khi TG nhớ lại cảm giác thực khi đó. Các từ láy đã góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại. Chuyện đã xảy ra từ bao năm rồi mà như mới xảy ra hôm qua, hôm kia ? Kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường của tôi gắn với thời gian, không gian cụ thể nào? Câu văn nào thể hiện rõ điều đó? ? Vì sao thời gian và không gian đó trở thành kỷ niệm trong tâm trí TG? - Thời điểm, nơi chốn quen thuộc gần gũi, gắn liền với tuổi thơ của TG ở quê hương. - Đó là lần đầu tiên được cắp sách tới trường. - TG là người yêu quê hương. ? Trong câu văn: Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ tôi không lội qua sông không đi ra đồng như thằng Sơn nữa. Hành động, cảm giác quen mà lạ của nhân vật tôi có ý nghĩa gì? - Đổi khác trong tình cảm và nhận thức: Tự thấy mình đã lớn lên, con đường làng không còn dài rộng như trước > Cậu bé nghiêm túc nghĩ đến việc học hành. ? Việc học hành gắn liền với sách, vở, bút, thước. Những hình ảnh này được TG nhớ lại bằng đoạn văn nào? ? Trong đoạn văn này TG sử dụng biện pháp NT gì? ? Các từ loại thể hiện động tác của chú bé? ? Em cảm nhận gì về ý nghĩa của biện pháp NT trong đoạn văn trên? - GV: Lần đầu tới trường, chưa quen, vẫn còn nhỏ lắm nên vẫn thèm được nhí nhảnh, cũng lại muốn thử sức mình đó là tâm trạng và cảm giác rất tự nhiên của một đứa bé lần đầu được tới trường. Những động từ và hình ảnh so sánh đã làm nổi bật cảm giác trong sáng và tư thế ngộ nghĩnh, cử chỉ đáng yêu, ngây thơ của nhân vật tôi trong ngày đầu tới trường. - HS đọc đoạn 2. ? Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật tôi? ? Em có thể khái quát về cách kể, tả của TG qua hình ảnh và chi tiết trên NTN? Vì sao em cảm nhận được rằng cách kể, tả đó tinh tế và hay? ? Trong đoạn văn em thích nhất hình ảnh nào? NTXD hình ảnh đó? ? Em hiểu ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó NTN? ? Hình ảnh mái trường gắn liền với thầy giáo. TG đã nhắc tới những thầy giáo nào? - Ông đốc, thầy giáo trẻ. ? Hình ảnh ông đốc và thầy giáo trẻ được nhớ lại qua chi tiết nào? ? Từ đó em thấy TG đã nhớ tới ông đốc và thầy giáo trẻ với tình cảm nào? ? Ngoài thầy học, còn có ai quan tâm đến các em nhỏ? ? Họ thể hiện sự quan tâm đó NTN? ? Qua các hình ảnh về thầy học, về những người lớn, em nghĩ gì về tình cảm, trách nhiệm của người lớn với các em học sinh? - GV: Đó là môi trường giáo dục ấm áp, là một nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành. - GV Đọc đoạn Các cậu lưng lẻo nhìn ra sân vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. ? Em nghĩ gì về tiếng khóc của các học trò bé nhỏ khi sắp hàng để vào lớp? - Khóc vì lo sợ (rời người thân), vì sung sướng (tự mình ). - Là những giọt nước mắt báo hiệu trưởng thành, những giọt nước mắt ngoan. - GV chuyển đoạn: Tâm trạng của tôi khi đến trường, khi đứng giữa sân trường, khi nhìn cảnh dày đặc người, khi nhìn các bạn học trò cũ vào lớp là tâm trạng lo sợ vẩn vơ, vừa bỡ ngỡ, vừa ước ao thầm vụng, lại cảm thấy chơ vơ, vụng về, lúng túng. Và nhân vật tôi đã khóc, khóc vì lo sợ phải rời người thân và cũng khóc vì sung sướng khi lần đầu được tự lâp. Với tiếng khóc ấy nhân vật tôi đã bước vào lớp học NTN nào? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu. - GV đọc đoạn cuối. ? Tâm trạng, cảm giác của tôi khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận tiết học đầu tiên được diễn tả qua những hình ảnh và chi tiết nào? TG đã diễn tả cảm giác đó bằng từ nào? ? Hình ảnh: Một con chim liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao mang ý nghĩa gì? - Chốt: + Nghĩa thực. + Có dụng ý nghệ thuật, có ý nghĩa tượng trưng, gợi nhớ, gợi tiếc những ngày chơi bời tự do để đến với giai đoạn làm học sinh, tập làm người lớn. ? Dòng chữ: Tôi đi học kết thúc truyện được hiểu NTN? - Kết thúc tự nhiên, bất ngờ. - Khép lại câu chuyện, mở ra một chân trời mới, một giai đoạn mới trong cuộc đời đứa trẻ. - Thể hiện chủ đề của truyện ngắn. ? Hãy nhận xét những nét đặc sắc về NT của truyện? ? Em hãy cho biết ND chính của truyện? - HS đọc ghi nhớ trong SGK Tr 9. - HS thảo luận theo nhóm. - Các nhóm trình bày. - HS, GV bổ sung. I. Đọc, tìm hiểu chung: 1. Tác giả, tác phẩm: a/ Tác giả: - Thanh Tịnh (1911-1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế. - Từ 1933, đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ. b/ Tác phẩm: - Sáng tác của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. - Tác phẩm chính: + Hận chiến trường (tập thơ - 1937). + Quê mẹ (tập truyện ngắn - 1941). + Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn - 1943). + Sức mồ hôi (ca dao -1954). + Những giọt nước biển (tập truyện ngắn - 1956) - Truyện ngắn Tôi đi học in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. 2. Đọc, văn bản: 3. Thể loại: - Văn bản tự sự, biểu cảm. 4. Bố cục: 3 phần. II. Đọc, hiểu văn bản: 1. Cảm nhận của tôi trên đường tới trường: - Khơi nguồn kỷ niệm: + Thời điểm: Cuối thu - mùa khai trường. + Cảnh thiên nhiên: Lá rụng, mây bàng bạc. + Con người: Mấy em bé rụt rè cùng mẹ tới trường. > Nỗi nhớ bắt nguồn từ sự liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ của nhân vật tôi. - So sánh: Tôi quên như quang đãng. - Từ láy: Nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. - Diễn tả tâm trạng, cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tác giả. - Tâm trạng và cảm giác của tôi khi cùng mẹ tới trường buổi đầu tiên: + Thời gian: Buổi sáng cuối thu một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. + Không gian: Trên con đường làng dài và hẹp. + Con đường làng quen mà lạ + Không ra đồng, không thả diều. > Thấy mình đã lớn lên, nghiêm túc nghĩ đến việc học hành. - Đoạn văn: Trong chiếc áo vải dù đen lướt ngang trên ngọn núi. - So sánh: . như - Động từ: Thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn - Kỉ niệm đẹp, trong sáng, tôi có chí học ngay từ đầu, muón tự mình đảm nhiệm việc học tập, muốn chững chạc như các bạn, không thua kém bạn. 2. Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường: - Tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật tôi: + Thấy sân trường dày đặc cả người, ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt vui tươI, sáng sủa. + Ngôi trường vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm khác thường, lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ. + Hồi hộp chờ nghe tên mình. Nghe gọi đến tên thì giật mình lúng túng. + Bỗng cảm thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ. Những tiếng khóc nức nở hay thuta thít bật ra như phản ứng dây chuyền. Cảm thấy xa mẹ hơn lúc nào hết. > Cách kể, tả rất tinh tế và hay. + Từ tâm trạng háo hức, hăm hở sang lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ, ngập ngừng, chơ vơ, vụng về, lúng túng đó là sự chuyển biến tâm lý rất phù hơp với trẻ em. - Hình ảnh: Trường Mỹ Lý trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hoà ấp. > So sánh lớp học với đình làng - nơi thờ cúng, tế, lễ, nơi thiêng liêng, nơi cất giấu những điều bí ẩn. Diễn tả cảm xúc trang nghiêm của TG về mái trường, đề cao tri thức của con người trong trường học. - Hình ảnh những học trò nhỏ tuổi: + So sánh: Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. + Miêu tả sinh động tâm trạng các em nhỏ lần đầu tới trường. + Đề cao sức hấp dẫn của nhà trường, thể hiện khát vọng bay bổng của TG với trường học. - Hình ảnh thầy học: + Ông đốc: Đọc DS HS, động viên phải gắng học nhìn hiền từ và cảm động tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi. + Thầy giáo trẻ: Gương mặt tươi cười. > Quý trọng, tin tưởng, biết ơn. - Những người lớn: Mẹ, các vị phụ huynh. + Chuẩn bị chu đáo. + Cùng đi tới trường. + Cùng tham dự lễ khai giảng. + Động viên con em mình vào lớp. > Những người lớn, thầy học không chỉ có trách nhiệm mà còn có tấm lòng đối với thế hệ tương lai. 3. Cảm nhận của tôi trong lớp học: - Nhìn cái gì cũng thấy lạ và hay. - Lạm nhận bàn, ghế, chỗ ngồi là vật riêng. - Nhìn người bạn mới mà không thấy xa lạ. - Nghiêm trang bước váo tiết học. > Quyến luyến, tự nhiên mà bất ngờ với lớp học, với bạn bè. - Hình ảnh: Một con chim liệng đến bay cao. + Nghĩa tả thực. + Dụng ý: Gợi tiếc, nhớ. - Dòng chữ: Tôi đi học. + Kết thúc tự nhiên, bất ngờ. + Khép lại câu chuyện. + Mở ra một giai đoạn mới. + Thể hi ... u gì? - HS đọc ghi nhớ. - GV treo bảng phụ ghi sẵn ND đoạn trích. - HS lên bảng điền dấu. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng. - HS lên bảng viết lại câu đã sửa theo yêu cầu của BT. - HS nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng. II. Các lỗi thường gặp về dấu câu: 1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc: - VD: Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc. - Câu sửa: Tác phẩm “Lão Hạc” làm em vô cùng xúc động. Trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão Hạc. 2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc: - VD: Thời còn trẻ, học ở trường này. Ông là học sinh xuất sắc nhất. - Câu sửa: Thời còn trẻ, học ở trường này, ông là học sinh xuất sắc nhất. 3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết: - VD: Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này. - Câu sửa: Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này. 4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu: - VD: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không. Đừng bỏ mặc tôi lúc này. - Câu sửa: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu. Anh có thể cho tôi một lời khuyên không? Đừng bỏ mặc tôi lúc này! * Ghi nhớ: (SGK). III. Luyện tập: * Bài tập 1: Thứ tự dấu câu thích hợp cần điền là: Phẩy, chấm, chấm, phẩy, hai chấm, gạch đầu dòng, chấm than, chấm than, chấm than, phẩy, phẩy, chấm, phẩy, chấm, phẩy, phẩy, phẩy, chấm, phẩy, hai chấm, gạch đầu dòng, chấm hỏi, chấm hỏi, chấm hỏi, chấm than. * Bài tập 2: a/ Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều nay. b/ Từ xưa, trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân ta có truyền thống thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy, có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”. c/ Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh. 4. Củng cố: Các lỗi thường gặp về dấu câu? 5. Dặn dò: Tiếp tục ôn tập về các dấu câu đã học, xem lại các bài tập, ôn tập chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt 1 tiết, chuẩn bị trước tiết 61: Thuyết minh một thể loại văn học./. Ngày soạn: 20/10/2009 Ngày dạy: 23/10/2009 Tiết 38 : ôn tập truyện ký việt nam A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Xác định được nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của phần truyện ký Việt Nam đã học từ đầu năm học. 2. Tư tưởng: Hưởng ứng các giá trị về nội dung và nghệ thuật của các văn bản. 3. Kỹ năng: Biết cách ghi nhớ, hệ thống hoá, so sánh, khái quát và trình bày nhận xét, kết luận trong quá trình ôn tập. B. Chuẩn bị: 1. GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ. 2. HS: SGK, ôn tập trước ở nhà. C. Kiểm tra bài cũ: KT phần chuẩn bị của HS ở nhà. D. Tiến trình dạy và học: 1. ổn định: 2. Khởi động: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản - GV yêu cầu HS trình bày những thông tin trong bảng ôn tập. - HS, GV nhận xét, bổ sung. - GV treo bảng phụ ghi sẵn ND ôn tập, đến VB nào, HS quan sát ND ôn tập về VB đó. 1. Bảng thống kê những văn bản truyện ký Việt nam đã học từ đầu năm học: Bảng thống kê ôn tập truyện ký Việt Nam Số TT Tên văn bản Tác giả Năm VB ra đời Thể loại Chủ đề, đề tài cụ thể Nội dung chính Nghệ thuật đặc sắc 1 Tôi đi học Thanh Tịnh (1911-1988) 1941 Truyện ngắn Nhà trường - Ngày tựu trường Những kỷ niệm trong sáng về ngày đầu tiên được đến trường đi học. - Tự sự kết hợp với trữ tình và miêu tả, biểu cảm, đánh giá. - Những hình ảnh so sánh mới mẻ và gợi cảm. 2 Trong lòng mẹ (trích) Nguyên Hồng (1918-1982) 1940 Hồi ký Tình cảnh khốn khổ của đứa trẻ mồ côi, mẹ đi lấy chồng ở xa. - Nỗi đau xót, tủi cực và tình cảm thương nhớ mẹ khi ở xa. - Cảm xúc hạnh phúc nồng nàn khi được nằm trong lòng mẹ. - Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Giọng văn chân thành tha thiết, cảm xúc tuôn trào mãnh liệt. - Hình ảnh so sánh độc đáo, mới mẻ. 3 Tức nước vỡ bờ (trích) Ngô Tất Tố (1893-1954) 1939 Tiểu thuyết Người nông dân cùng khổ bị đè nén uất ức đã vùng lên - Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. - Tố cáo chính sách thuế khoá vô nhân đạo. - Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và sức mạnh vùng lên đấu tranh của người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước cách mạng. - Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. - Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ hành động. - Nghệ thuật tương phản đối lập. 4 Lão Hạc (trích) Nam Cao (1915-1951) 1943 Truyện ngắn Số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân cùng khổ trong XH Việt nam trước CM 8, thái độ trân trọng của TG đối với họ. Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. - Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Giọng văn trầm, buồn, chân thực. - Miêu tả kết hợp phân tích diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc. - Cách kể chuyện linh hoạt. 2. Những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3,4: - Sự giống nhau: + Thể loại: Văn bản tự sự hiện đại. + Thời gian ra đời: Trước CM 8, giai đoạn 1930 - 1945. + Đề tài, chủ đề: Con người và cuộc sống XH đương thời của các TG, đI sâu vào miêu tả số phận của những con người cực khổ bị vùi dập. + Giá trị tư tưởng: Chan chứa tinh thần nhân đạo. + Giá trị nghệ thuật: Bút pháp chân thực, hiện thực gần gũi đời sống, ngôn ngữ giản dị, cách kể, tả cụ thể, hấp dẫn. - Sự khác nhau: Số TT Tên văn bản Tác giả Năm VB ra đời Thể loại Chủ đề, đề tài cụ thể Nội dung chính Nghệ thuật đặc sắc 2 Trong lòng mẹ (trích) Nguyên Hồng (1918-1982) 1940 Hồi ký Tình cảnh khốn khổ của đứa trẻ mồ côi, mẹ đi lấy chồng ở xa. - Nỗi đau xót, tủi cực và tình cảm thương nhớ mẹ khi ở xa. - Cảm xúc hạnh phúc nồng nàn khi được nằm trong lòng mẹ. - Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Giọng văn chân thành tha thiết, cảm xúc tuôn trào mãnh liệt. - Hình ảnh so sánh độc đáo, mới mẻ. 3 Tức nước vỡ bờ (trích) Ngô Tất Tố (1893-1954) 1939 Tiểu thuyết Người nông dân cùng khổ bị đè nén uất ức đã vùng lên - Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân nửa phong kiến. - Tố cáo chính sách thuế khoá vô nhân đạo. - Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và sức mạnh vùng lên đấu tranh của người phụ nữ nông thôn Việt Nam trước cách mạng. - Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. - Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ hành động. - Nghệ thuật tương phản đối lập. 4 Lão Hạc (trích) Nam Cao (1915-1951) 1943 Truyện ngắn Một ông già nghèo, giàu tự trọng, đã dằn vặt đau khổ vì chót lừa một con chó, đã tự tử vì muốn giữ bằng được mảnh vườn cho con Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. - Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Giọng văn trầm, buồn, chân thực. - Miêu tả kết hợp phân tích diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc. - Cách kể chuyện linh hoạt. 4. Củng cố: ND và nghệ thuật của các văn bản? 5. Dặn dò: Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết Văn, làm bài tập 3 (SGK tr 104) chuẩn bị trước văn bản: Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000./. ------------------------------ Ngày soạn: 12/12/2009 Ngày dạy: 16/12/2009 ôn tập tổng hợp cuối kỳ I A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Xác định được những nội dung kiến thức cơ bản đã được học trong học kỳ I. 2. Tư tưởng: Hưởng ứng ý thức tự hào, gìn giữ sự trong sáng của Tiếng Việt và yêu thích bộ môn Ngữ văn. 3. Kỹ năng: Biết cách vận dụng các kiến thức đã được học khi nói, viết. B. Chuẩn bị: 1. GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ. 2. HS: SGK, ôn tập trước ở nhà, chuẩn bị những câu hỏi thắc mắc (nếu có). C. Kiểm tra bài cũ: Điều quý giá trong tấm lòng của nhà thơ Trần Quang Khải là gì? D. Tiến trình dạy và học: 1. ổn định: 2. Khởi động: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản ? Nội dung cần nắm được trong văn bản tự sự là gì? ? Nội dung phần văn bản trữ tình? ? Kể tên các văn bản nhật dụng đã học và cho biệt ND, ý nghĩa của từng văn bản? ? Kể tên các biện pháp tu từ đã học và nêu tác dụng? Câu ghép là câu NTN? Kể tên các dấu câu đã học? Các dấu câu đó dùng để làm gì? ? Bố cục của bài văn tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả NTN? ? Hãy nhắc lại đặc điểm của văn bản thuyết minh? ? Bố cục bài văn thuyết minh gồm có mấy phần? ND từng phần? I. Về phần đọc - hiểu văn bản: 1. Văn bản tự sự: - Cốt truyện. - Nhân vật. - Chi tiết. - Lời kể. - Giá trị tư tưởng. 2. Văn bản trữ tình: - Vẻ đẹp và chiều sâu của tâm trạng. - Cảm xúc của nhân vật trữ tình. - Chủ thể trữ tình. - Ngôn ngữ và hình ảnh thơ. 3. Văn bản nhật dụng: - Nội dung. - ý nghĩa. II. Về phần Tiếng Việt: 1. Các lớp từ và nghĩa của từ. 2. Các biện pháp tu từ từ vựng và tác dụng. 3. Câu ghép. 4. Hệ thống các dấu câu: - Đặc điểm. - Vai trò. - Tác dụng. 5. Sự vận dụng. III. Về phần Tập làm văn: 1. Văn tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả: - Đặc điểm. - Các yếu tố. - Cách lập ý. - Cách làm bài. - Bố cục: + Mở bài: Giới tiệu sự việc, nhân vật, tình huống. + Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự nhất định. + Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ. 2. Văn thuyết minh: - Đặc điểm. + Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng. + Trình bày một cách khách quan những tri thức xác thực, hữu ích cho con người. + Ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, dễ hiểu. + Lập luận chặt chẽ. - Cách làm bài: Tìm hiểu kỹ đối tượng, xác định phạm vi, lựa chọn phương pháp thuyết minh - Bố cục: + Mở bài: Giới tiệu đối tượng thuyết minh. + Thân bài: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích của đối tượng. + Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng. 4. Củng cố: - Kể tên các biện pháp tu từ đã học và nêu tác dụng? - Kể tên các dấu câu đã học và cho biết các dấu câu đó thường được sử dụng trong những trường hợp nào? 5. Dặn dò: Tiêp tục ôn tập, chuẩn bị làm bài kiểm tra học kì I./. Kiểm tra tiếng việt 1. Phân loại các từ sau đây: Oang oang, lom khom, chan chát, kẽo kẹt, ngất ngưởng, lập cập. - Từ tượng hình: - Từ tượng thanh: . 2. Hãy đặt một câu có từ lom khom? .. 3. Hãy đặt một câu có từ ào ào? .. 4. Trong các câu sau đây, câu nào sử dụng phép nói quá? A Bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta. B Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta! 5. Cho câu thơ: Bà về năm ấy làng treo lưới (Tố Hữu) Từ về nói giảm, nói tránh: A Sự vất vả. C Sự nguy hiểm. B Cái chết. D Sự xa xôi. 6. Dấu ngoặc kép có những tác dụng là: A Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. B Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. C Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí, dẫn trong câu văn. D Tất cả các ý trên. 7. Tìm một ví dụ sử dụng dấu ngoặc đơn?
Tài liệu đính kèm: