Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì II - Tuần 26

Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì II - Tuần 26

 Văn bản Bàn lụân về phép học

( Nguyễn Thiếp)

I Mục tiêu

- Học sinh thấy được mục đích tác dụng thiết thực và lâu dài của việc học chân chính. Nhận thức được phaương pháp học tập đúng đắn , học đi đôi với hành . Phân biệt giữa tấu – hịch –chiếu – cáo ; học tập cách lập luận của tác giả .

- Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích tác phẩm văn nghị luận cổ với thể tấu , cách trình bày luận điểm , luận cứ .

- Giáo dục ý thức và phương pháp học tập đúng đắn .

II Chuẩn bị

1 Thầy : Nghiên cứu bài , tìm hiểu về Nguyễn Thiếp

2, Trò : Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy

III Tiến trình lên lớp

Hoạt động1

1, Ổn định lớp (1)

2, Kiểm tra bài cũ (4)

? Hãy nêu quan đỉêm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong “Nước Đại Việt ta”?

? Quan điểm về tổ quốc ở trong “ Nước Đại Việt ta” có gì khác so với “ Nam quốc sơn hà”?

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Học kì II - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 
Tiết 101 
 Ngày soạn: 28 /2/2006 ; ngày dạy:
 Văn bản Bàn lụân về phép học 
( Nguyễn Thiếp)
I Mục tiêu
- Học sinh thấy được mục đích tác dụng thiết thực và lâu dài của việc học chân chính. Nhận thức được phaương pháp học tập đúng đắn , học đi đôi với hành . Phân biệt giữa tấu – hịch –chiếu – cáo ; học tập cách lập luận của tác giả .
- Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích tác phẩm văn nghị luận cổ với thể tấu , cách trình bày luận điểm , luận cứ .
- Giáo dục ý thức và phương pháp học tập đúng đắn .
II Chuẩn bị 
1 Thầy : Nghiên cứu bài , tìm hiểu về Nguyễn Thiếp 
2, Trò : Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của thầy 
III Tiến trình lên lớp 
Hoạt động1
1, ổn định lớp (1’)
2, Kiểm tra bài cũ (4’)
? Hãy nêu quan đỉêm nhân nghĩa của nguyễn Trãi trong “nước Đại Việt ta”?
? Quan điểm về tổ quốc ở trong “ Nước Đại Việt ta” có gì khác so với “ Nam quốc sơn hà”? 
3, Bài mới 
 Hoạt động2 : Giới thiệu bài mới(1’)
	Hoạt động3
? Nêu những hiểu biết của em về Nguyễn Thiếp ?
* GV: Nêu rõ lí do vì sao ông về ở ẩn
? Em hiểu gì về thể tấu ? 
- Tấu là một văn thư của bề tôi , thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc , ý kiến đề nghị – Có thể viết bằng văn xuôi , văn vần , văn biền ngẫu .
* Giới thiệu về bài tấu của nguyễn Thiếp gồm 3 phần , đây là phần thứ 3.
Hoạt động4
* GV: Nêu yêu cầu giọng đọc : Giọng khúc triết rõ ràng , nghiêm cẩn , chậm rãi 
? Gọi 3 học sinh đọc và nêu nội dung của từng đoạn ? Nhận xét ?
GV: Hướngd ẫn tìm hiểu chú thích ở SGK 
Giait thích thêm :Chính học – Con đường học đúng dắn , chính nghĩa 
Thịnh trị : ổn định phát triển giàu mạnh 
? Theo em bố cục của bài như thế nào?
- 3 phần : + “ Ngọc . Tệ hại ấy” : Bàn về mục đích của việc học 
+ “ Cúi xin . Bỏ qua “ : Chủ trường về việc dạy và học .
+ “ Đạo . thịnh trị “ : Kết quả dự kiến 
- kết luận : 
	Hoạt động 5
? Đoạn 1? Luận điểm chính nêu ra là gì ? 
- Đề cao mục đích tốt đẹp của sự học .
? Luận điểm này được nêu ra bằng những hình ảnh nào ?
- Nêu luận điển bằng hình ảnh ẩn dụ quen thuộc : Ngọc không mài không thành đồ vật – Người không học không biết rõ đạo .
? Cách nêu luận đỉêm này có ý nghĩa gì?
- làm tăng sự mạnh mẽ . thuyết phục trong nội dung luận điểm .
? ngay câu tiếp theo tác giả giải thích rõ điều gì?
- Giải thích rõ : Đạo là lẽ đối xử giữa con người với con người hành ngày 
GV: Đạo Vốn là khái niệm rộng , trừu tượng nhưng tác giả giải thích thật giản dị , dễ hiểu và câu thứ 3 khẳng định lại điều “ kẻ đi học là học điều ấy”
? Em hiều đi học là học điều gì?
- Học là sống tốt đẹp , học mối quan hệ đối sử tốt với mọi người 
? Sau đó tác giả phê phán điêu gì?
- Phê phán việc học thời hiện tại : Nền chính học bịo thây\ts truyền 
- Đua nhau lối học hình thức không theo lối chính học , không thực chất .
? Em hiểu : học “ không biết đến “ tam cương , ngũ thường “ nghĩa là gì?
Học sinh đọc chú thích 2,3 
? Sau đó là kết quả ra sao? – Chúa tâmd thường , thần nịnh hót , nước mất nhà tan
? Em hiểu đây là kết quả như thế nào?
- Kết quả xấu .
? Nhận xét cách đưa luận cứ , dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm ?
? Cách viết ấy làm nổi bật điều gì?
? Đọc đoạn 2? Đoạn dưa ra luận điểm gì?
- 
? Đoạn đưa ra những chủ trương phát triển sự học bằng những hình thức nào?
- Mở trường dến các phủ huyện 
- Trường tư 
? Những ai được đi học ? – Con cháu nàh văn võ , thuộc lại 
Tuỳ đâu tiện đấy mà đi học .
? Nhận xét những hình thức và người đi học nêu ở đây?
? Đọc đoạn 3? Đoạn văn bàn về nội dung gfi?
? Đoạn văn nói đến nội dung dạy học là gì ?
- Theo Chu tử , tứ thư , ngũ kinh có nghĩa là dạy theo nội dung nào ?
- Nội dung dạy học theo sách của Nho giáo .
? Về phương pháp dạy học thì sao?-
- Học tiểu học lấy gốc , tuần tự tiến theo lên 
- Học rộng rồi tóm lược cho gọn , theo diều học mà làm.
- Nhân tài mới lập được công nhà nước nhờ đó mà vững bền .
? Nhận xét về phương pháp được nêu ở đây?
GV: Những chủ trương phương pháp ngắn gọn nhưng thực tế
? Từ đó tác giả nhấn mạnh dự báo kết quả của sự học như thế nào?
- Đạo học thành người tốt nhiều , triều đình ngay ngắn , thiên hạ thịnh trị 
GV: Lời dự báo ngắn gọn , dự báo kết quả tốt đẹp đất nước giàu mạnh mong được vua xem xét ban lệnh thi hành.
Từ đó em cảm nhận gì về lời dự báo đó?
	Hoạt động 6
? Hai luận điểm chính trong văn bản là gì?
? Mối quan hệ giữa luận điểm ấy ? Hệ thống luận điểm nổi bật chặt chẽ nêu bật nội dung gì?
? Đọc phần ghi nhớ SGK?
GV: hướng dẫn làm bài tập 1-2 trong sách bài tập ngữ văn tập 2
GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập1-2 trong vở ngữ văn
4,Củng cố:
5, Hướng dẫn học bài :
- Học tập cách trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận cổ .
- Chuẩn bị bài : Thuế máu”
* Rút kinh nghiệm :
I Vài nét về tác giả , tác phẩm (5’)
1, Tác giả : Nguyễn Thiếp (1723- 1804)
- “ Thiên tư sáng suốt , học rộng , hiểu sâu”
- Người đời yêu quí gọi là :La Sơn Phu Tử.
- Đã từng đỗ làm quan dưới triều Lê. Sau đó cáo quan về ở ẩn , rồi ra làm quan dưới triều Tây Sơn . Tây Sơn sụp đổ ông lại về ở ẩn , không hợp tác với nhà Nguyễn .
2, Tác phẩm :- “ bàn luận về phép học” Trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào 8-1791 
II Đọc tìm hiểu từ khó , bố cục (5’)
*Đọc 
* Tìm hiểu từ khó 
* Bố cục của phần trích 
III Tìm hiểu chi tiết văn bản (25’)
1Mục đích tốt đẹp của việc học
- Lời bàn luận chân thật , thẳng thắn , lập luận chặt chẽ , xác đáng 
- làm nổi bật mục đích tốt đẹp của việc học chân chính , phê phán những lối học hình thức dẫn đến những tai hại , hậu quả xấu .
2, Bàn luận về phép dạy và phép học 
a, bàn luận về phép học 
- Hình thức các loại trường công , tư thuận lợi cho con em các gia đình đều có thể đi học - Đây là chủ trương tiến bộ – Chính sách ấy ngày nay Đảng và nhà nước ta vẫn phát huy mở rộng giáo dục .
b, Bàn về đổi mới và nội dung phương pháp dạy học 
- Nội dung học theo sách Nho 
- phương pháp học : Học từ thấp đến cao , liên tục không nhảy cóc , giám đoạn .
- Học kết hợp giưã rộng và sâu , diện và điểm , cốt nắm kiến thức cơ bản trọng tâm. 
- Học kết hợp với hành và vận dụng vào kiến thức thực tế , ích nước .
3, Dự báo kết quả của sự học đúng đắn 
- Lời dự báo đúng đắn, tương lai đất nước tốt đẹp
IV Tổng kết (5’)
Ghi nhớ : SGK
V Luyện tập (4’)
Bài tập 1/SGKVBT
Bài tập 2/SGKVBT
	Ngày soạn :29/2/2008 Ngày dạy:
Tiết 102 
 Luyện tập xây dựng đoạn và trình bày luận điểm
I Mục tiêu 
- Củng cố nhứng kiến thức về xây dựng đoạn và trình bày luận điểm . Vận dụng vào việc tìm , sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi quen thuộc .
- Tích hợp với : Bàn luận về phép học .
- Rèn kĩ năng tìm ý , tìm luận điểm ( phát triển luận điểm thành những luận cứ và sắp xếp luận cứ thành dàn ý )
- Giáo dục ý thức chuẩn bị chu đáo khi viết văn nghị luận .
II Chuẩn bị :
1, Thầy : Nghiên cứu soạn bài 
2 , Trò : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn 
III Tiến trình lên lớp 
Hoạt động1
1, ổn định lớp (1’)
2, Kiểm tra sự chuẩn bị bài (2’)
3, Bài luyện tập 
Hoạt động2(1’)
 Hoạt động3
? nêu yêu cầu của đề?
- Thể loại nghị luận 
- Vấn đề nghị luận : khuyên các bạn trong lớp học tập chăm chỉ hơn .
? Đọc ? “ một bạn dự định . Trong cuộc sống” / 83?
? Nhận xét hệ thống luận điểm nêu trong SGK ? 
- Hệ thống 5 luận diểm tương đối phong phú nhưng lại chưa đảm bảo các yêu cầu chính xác , phù hợp đầy đủ và mạch lạc . 
+ Luận điểm a thừa , lạc ý lao động tốt.
+ Thiếu luận điểm cần giải quyết vấn đề toàn diện , triệt để hơn.
? Em có thể thêm luận điểm nào ?
+ Đất nước bao giờ cũng cần có người tài giỏi.
 + Người tài giỏi không tự nhiên mà có , phải qua quá trình học tập chăm chỉ .
? Sự sắp xếp các luận điểm đã hợp lí chưa? Có thể sắp xếp như thế nào? 
- Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đẩy mạnh xây dựng đất nước .
- Trên đất nước ta đã và đang có nhiều bạn học sinh chăm chỉ học tập là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
- Muốn học giỏi đòi hỏi người học phải chuyên cần , siêng năng 
- Đáng tiếc là trong lớp còn một số bạn ham chơi , chưa chăm chỉ làm 
- Hậu quả tồi tệ 
- Vậy các bạn nên bớt vui chơi , chịu khó học tập...
GV: nhận xét
? Đọc luận điểm e SGK/83
? Cách nêu luận điểm trên học tập ở bài nào? Của ai?
- Cách nêu luận điểm ở bài “Hịch tướng sĩ”- Trần Quốc Tuấn.
? ở SGK có 3 cách trình bày luận điểm e ? Em thích cách nào ? Vì sao?
- HS: cách 1: Vì nó vừa có tác dụng chuỷên đoạn vừa giới thiệu được luận điểm mới 
 a – HS 2: Cách 3: Vì nó không chỉ giới thiệu được luận điểm mới , nối với luận điểm trước , tạo giọng điệu thân mật , gần gũi giọng đói thoại trao dổi trong văn nghị luận.
- Hoặc tự nêu ra một luận điểm mới 
B, Nên sắp xếp những luận cứ sau theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên rành mạch , rõ ràng.
? Tuy nhiên có cách sắp xếp khác mà vẫn đảm bảo yêu cầu không?
- Cách :2,3,1,4 
 Hoặc : 4,3,2,1 
? Đọc các luận cứ theo trình tự trình bày này?
? Ban em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống bài “ Hịch tướng sĩ” ? Theo em nên viết như thế nào?
VD : c : Lúc bấy giờ các bạn muốn vui chơi nữa liệu có được không? 
Hoặc : Lúc bấy giờ , các bạn không muốn vui chơi thoải mái nữa , liệu cũng có được hay chăng?
GV: Tất nhiên có thể kết đoạn bằng cách khác .
? Đoạn văn trên trình bày theo cách nào? Vì sao?
? Có thể biến đổi đoạn văn từ cách diễn dịch thành quy nạp được không , hoặc ngược lại ? Vì sao? 
Vì chỉ cần thay đổi vị trí câu chủ đề .
? Đọc đoạn văn của em trình bày theo cách diễn dịch? 
? Chuyển đoạn văn trình bày theo cách quy nạp ?
 ? nêu yêu cầu bài tập ? 
 ? bài tập yêu câu ta làm gì? 
GV: trên cơ sở các bạn vừa trình bày luận đỉenm , em hãy trình bày bài nói của mình?
HS: trình bày,GVnhận xét, bổ sung
 Hoạt động 4 (2’)
4 ,Củng cố : Để trình bày rõ luận điểm trong bài văn nghị luận có nhiều cách trình bày luận điểm .Nhưng ta nên trình bày theo cách viết diẽn dịch , hoặc theo cách quy nạp cho rõ .
5, Hướng dẫn về nhà : làm bài tập 4/84
* Rút kinh nghiệm :
Đề bài : Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp nên chăm chỉ học hành hơn?
1, Xây dựng hệ thống luận điểm 
(10’)
2, Trình bày luận điểm (19’)
* bài tập 3: Hãy phát biểu luận điểm mà em vừa chuẩn bị trước lớp, sau đó lắng nghe ý kiến của thầy cô giáp và các bạn để rút ra kinh nghiệm bổ ích cho bản thân
Tiết 103+ 104 
 Ngày soạn : 1/3/2007 ; Ngày dạy : 
 Viết bài tập làm văn số 6
I.Mục tiêu cần đạt 
- Củng cố khắc sâu kiến thức về phương pháp làm văn nghị luận. Thực hành viết bài văn nghị luận văn học về một vấn đề dễ thấy
rèn kỹ năng viết văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảmvà cách trình bầy luận điểm một cách rõ ràng mạch lạc
 - giáo dục ý thưc học tập bộ môn
II.chuẩn bị
Thầy: nghiên cứu thống nhất ra đề
Trò :ôn tập về văn nghị luận
III Tiến trình lên lớp 
1, ổn định lớp
2, Kiểm tra: chép đề : 
đề bài : nhà thơ hoài Thanh đã từng nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. bằng các dẫn chứng, qua các bài thơ Bác viết, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
- Yêu cầu và biểu điểm
 Hình thức yêu cầu viết đúng văn nghị luận chứng minh
 -thơ Bác có nhiều bài viết về trăng
- phạm vi dẫn chứng : những bài thơ của Bác (được học và đọc thêm)
- chữ viết sạch sẽ dễ xem
- biết đưa dẫn, phân tích các dẫn chứng
- thuộc thơ
 Nội dung (7đ)
+ Mở bài (0,5điểm ): Giới thiệu nhận xét của Hoài Thanh “ thơ bác đầy Trăng”
	 Giới hạn thơ Bác đã học và đẫ đọc 
+ thân bài( 6điểm) :- Thơ bác trong “Nhật kí trong tù”
 * Phân tích bài “ ngắm trăng”( Vọng nguyệt)
- Thơ Bác trong kháng chiến chống Pháp 
	* Phân tích : “ cảnh khuya” , Rằm tháng giêng”. “ Thư trung thu” ,” Tin thắng trận “
+ kết luận ( 0,5điểm) : Đánh giá chung về trăng trong thơ Bác 
 Cảm nghĩ 
3, Học sinh làm bài 
4, Hết giờ thu bài 
* Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 tuan 26.doc