Tiết97: Đọc – hiểu văn bản: Nước Đại Việt ta
( Trích “ Bình Ngô Đại cáo”) – Nguyễn Trãi
I Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh thấy được ý nghĩa tuyên ngôn độc lập của dân ta ở thế kỉ XV và bước đầu hiểu được vài nét nghệ thuật đặc sắc của “ Bình Ngô Đại cáo” qua đoạn trích đầu : Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn trong văn bản nghị luận của Nguyễn Trãi .
- Tích hợp với tập làm văn về văn bản nghị luận .
- Rèn kĩ năng đọc văn biền ngẫu , tìm và phân tích luận điểm , luận cứ trong một đoạn của bài cáo( một dạng nghị luận ).
II Chuẩn bị :
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu toàn bài “ Bình Ngô đại cáo”
PP:Đàm thoại gợi mở ,thuyết trình,Nêu vấn đề
HS: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy
Ngày soạn:29/2 Ngày dạy: Tiết97: Đọc – hiểu văn bản: Nước Đại Việt ta ( Trích “ Bình Ngô Đại cáo”) – Nguyễn Trãi I Mục tiêu cần đạt. - Học sinh thấy được ý nghĩa tuyên ngôn độc lập của dân ta ở thế kỉ XV và bước đầu hiểu được vài nét nghệ thuật đặc sắc của “ Bình Ngô Đại cáo” qua đoạn trích đầu : Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn trong văn bản nghị luận của Nguyễn Trãi . - Tích hợp với tập làm văn về văn bản nghị luận . - Rèn kĩ năng đọc văn biền ngẫu , tìm và phân tích luận điểm , luận cứ trong một đoạn của bài cáo( một dạng nghị luận ). II Chuẩn bị : GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu toàn bài “ Bình Ngô đại cáo” PP:Đàm thoại gợi mở ,thuyết trình,Nêu vấn đề HS: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy III Tiến trình lên lớp 1.ổn định lớp. 2.kiểm tra bài cũ: PBCN của em về nhân vật TQT? 3.Bài mới - Giới thiệu Nguyễn Trãi , thể cáo , Bình ngô đại cáo Hoạt động của thầy và trò ? Trình bày hiểu biết của em về Nguyễn Trãi ? GV: Ông quê ở Chi ngại( Chí Linh- Hải dương), sau dời về Nhị Khê- thường Tín -Hà Tây, cha là Nguyễn Phi khanh, mẹ là trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán- một quý tộc thời Trần, năm 1400, Nguyễn Trái đồ thái học sinh và ra làm quan cùng cha cho nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước. Nguyễn Phi Khanh bị chúng bắt đưa sang Trung Quốc.Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc cha.Nghe lời cha khuyên ông quay trở lại nước tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, nhưng bị quân Minh bắt giữ,. Sau đó ông theo Lê Lợi và có công lớn trong cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh cùng nghĩa quân lam Sơn. Đầu năm 1428, khi đất nước đã sạch bóng quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bị bắt giam. Sau đó được tha nhưng không còn được tin cậy như trước nữa. ông buồn và xin về Côn Sơn.Năm 1440 Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều việc quan trọng trong triều. ông hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại vải(Lệ Chi Viên, Bắc ninh). Bọn gian thần vu vho ông âm mưu hại vua, khép vào tội tru di tam tộcnăm 1442, nỗi oan tài trời hơn hai mươi năm sau, 1464, mới được vua Lê Thái Tông giải toả, cho sưu tầm lại thơ văn của ông và tìm người con trai còn sống sót lại cho làm quan. ? Bài “ Bình ngô đại cáo” được viết trong hoàn cảnh nào ? GV: Tháng chạp năm đinh Mùi (1428) Nguyễn Trãi đã thay lời Lê Lợi viết “ Bình Ngô đại cáo” để công bố cuộc khánh chiến chống quân Minh lâu dài gian khổ đã toàn thắng , đất nước đã hoàn toàn độc lập . * Yêu cầu đọc chậm : trang trọng , ngắt nhịp 3-4 , 5-2, 4-2 ,4-3 ? Em hiểu gì về thể cáo , bố cục chung của toàn bài như thế nào ? - Cáo là thể văn nghị luận cổ thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố một kết quả , một sự nghiệp để mọi người cùng biết – Thường viết bằng văn biền ngẫu , có tính chất hùng biện , lời lẽ phải đanh thép . lí luận sắc bén , kết cấu chặt , mạch lạc – Bố cục 3 phần GV: Nếu : “Sông núi nước Nam”là tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất thì “ Bình ngô đại cáo” là tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta . Bài dài , ta chỉ học đoạn đầu , nhan đề do SGK đặt. ? Đọc hai câu đầu ? Nêu nội dung ? – Nguyên lí nhân quả . ? Đọc 8 câu tiếp ? Nêu nội dung ? - Quan niệm về tổ quốc độc lập . ? Đọc phần còn lại ? Nêu nội dung ?- Kết luận *Hoạt động 2: Đọc hiểu chi tiết. ? Đọc hai câu đầu và nhắc lại nội dung ? ? Em hiểu “ nhân nghĩa” là gì ?, “ yên dân” là gì? ? “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” có nghĩa là gì? ? Qua đó em hiểu gì về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ? * GV: Đặt trong hoàn cảnh nước ta đang bị giặc Minh đô hộ , dân ta sống trong cuộc đời nô lệ lầm than . ? Vậy trừ bạo để yên dân ở đây là gì? - Đó là tiêu diệt giặc Minh , để bảo vệ đất nước , đảm bảo dân hưởng cuộc sống thái bình . ? Hai câu đầu giúp em hiểu gì về cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhân dân ta? *GV: Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc kháng chiến chống quân minh thắng lợi của nhân dân ta ? Đọc “ Như nước cũng có” ? Đoạn cáo nêu rõ đất nướcĐại Việt ta là đất nước có đặc điểm gì? - Vốn xưng nền văn hiến đã lâu - Núi sông bờ cõi đã chia - Phong tục Bắc Nam cũng khác ? Em hiểu Nam Bắc ở đây là gì? ? Nước Đại Việt là đất nước như thế nào? - Việt nam và Trung Quốc ( ở phái nam và phía bắc) - Là đất nước có nền văn hoá lâu đời , có bờ cõi phong tục tập quán riêng biệt không phụ thuộc vào Trung Quốc ? Triệu , Đinh , Lí , Trần là gì? - là những triều đại phong kiến trong lịch sử dân tộc Việt Nam . ? Hán , Đường , Tống, Nguyên là gì? - Những triều đại phong kiến ở Trung Quốc ? Em có nhận xét gì về cách nêu những triều đại phong kiến ở Việt Nam và ở Trung Quốc ? Các triều đại ở Việt nam song song tồn tại cùng các triều đại phong kiến Trung Quốc và ngang hàng với các triều đại trung quốc *GV: Cách trình bày theo kiểu câu văn biền ngẫu này có ý nghĩa gì ? - Khẳng định Đại Việt là một quốc gia phong kiến độc lập cùng tồng tại song song với các triều đại ở Trung Quốc tức là có nền đọc lập tự chủ riêng . ? Đọc và nêu nội dung hai câu cuối đoạn ?Cách trình bày có gì đặc biệt ? – Hai câu “Tuy Song” Cặp quan hệ từ thừa nhận trên con đường phát triển của các triều đại phong kiến độc lập có lúc mạnh , lúc yếu nhưng đời nào cũng có hào kiệt anh hùng góp công làm rạng danh đất nước . * GV: Cách trình bày độc đáo bằng những cặp câu văn biền ngẫu , cặp quan hệ từ , giọng thơ sang sảng thể hiện lòng tự hào ? Em cảm nhận thấy Nguyễn Trãi quan niệm như thế nào về tổ quốc độc lập ? ? Hãy so sánh quan niệm về tổ quốc độc lập của Nguyễn Trãi với của Lí Thường Kiệt ở bài sông núi nước Nam ? - Quan niệm về tổ quốc độc lập của nguyễn Trãi đầy đủ hơn , phong phú và sâu sắc hơn . Có điều đặt nhà Triệu đứng đầu trong lịch sử Việt nam là không đúng . ? Mặc dù vậy đoạn cáo này thể hiện tình cảm gì của Nguyễn Trãi ?- ? Đọc “ Vậy nên . Còn ghi” ? Đoạn văn dẫn ra những sự kiện lịch sử trên nhằm mục đích gì? - Những sự kiện lịch sử là sự thất bại thảm hại nặng nề của bọn xâm lược phương bắc được dẫn ra bằng các cặp câu biền ngẫu nhằm khẳng định sự thắng lợi vẻ vang của dân tộc đại Việt khi thực hiện nhân nghĩa của mình và sự thất bại không gì cứu vãn được của kẻ xâm lược đã xâm phạm vào nhân nghĩa của dân tộc ta . ? Nhận xét về thái độ của tác giả? ? Nhận xét cách lập luận trong đoạn cáo này ? *Hoạt động 3: Tổng kết luyện tập. ? Đoạn cáo này nêu bật nội dung gì? ? Đọc ghi nhớ SGK ? Gợi ý : So sánh thể loại , nội dung 4.Củng cố: ? Đọc và nêu yêu cầu ? ? Muốn so sánh được hai bản tuyên ngôn đọc lập thì em phải chỉ ra được điểm giống và khác nghau về quan điểm độc lập của hai tác giả.Vậy ở hai tác giả này có điểm gì giống và khác nhau HS : tự làm 5.Hướng dẫn học bài: Tìm đọc các bài cáo , phân tích đoạn trích Chuẩn bị bài: Bàn luận về phép học Nội dung I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả : Nguyễn Trãi: (1380-1442) - Là anh hùng dân tộc, nhà thơ lớn - Là một danh nhân văn hoá thế giới. 2. Văn bản : Ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Minh kết thúc thắng lợi . 3. Đọc. 4. Tìm hiểu chú thích. 5. Bố cục: 3 phần : - 2câu đầu : Nguyên lí của lòng nhân nghĩa - 8 câu tiếp theo : Quan niệm về tổ quốc độc lập - 6 câu còn lại : Kết luận về lòng nhân nghĩa II.Tìm hiểu chi tiết: 1.Nguyên lí của lòng nhân nghĩa. - Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là thương yêu nhân dân , vì dân mà lo trừ ác cốt để dân được yên ổn hạnh phúc . - Khẳng định cuộc kháng chiến chống quân Minh của Nhân dân ta là chính nghĩa , kẻ thù xâm lược là phi nghĩa. 2.Quan niệm về tổ quốc độc lập. - Tổ quốc Đại Việt là một quốc gia có nền văn hiến lâu đời , có bờ cõi , lãnh thổ rạch ròi , có phong tục tập quán riêng biệt , có nền độc lập tự chủ , có những anh hùng hào kiệt. - Thể hiện niềm tự hào về nền độc lập tự chủ của đất nước. - Tự hào về lịch sử chống ngoại xâm oai hùng của dân tộc . III.Tổng kết. 1. Nghệ thuật: Đoạn đầu bài cáo so sánh đối lập từ khái quát đến cụ thể , giàu chứng cứ lịch sử, cảm xúc tự hào, giọng thơ hào hùng, lời văn nhịp nhàng ngân vang. 2. Nội dung: Nước ta có độc lập chủ quyền có vua riêng, địa lí riêng, không chịu khuất phục trước quân thù. Có bề dày l.sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, một nền độc lập dân tộc được xây dung trên cơ sở nhân nghĩa vì dân. Ghi nhớ : SGK IV.Luyện tập : hãy so sánh hai bản tuyên ngôn độc lập “ Sông núi nước nam” của lí Thường kiệt và “Nước Đại Việt ta”. *Rút kinh nghiệm . Ngày 01/3/2012 Ngày soạn:29/2 Ngày dạy: Tiết 98 Hành động nói(tiếp). I Mục tiêu cần đạt. - Củng cố lại khái niệm về hành động nói , phân biệt được hành động nói trực tiếp với hành động nói gián tiếp . - Rèn kĩ năng xác định đúng hành động nói trong giao tiếp : Phân biệt giữa kiểu câu với hành động nói trong câu - Giáo dục ý thức sử dụng đúng kiểu câu để thực hiện đúng mục đích khi giao tiếp . II Chuẩn bị GV: Nghiên cứu tài lệu, SGV. HS: Học bài và chuẩn bị bài. III Tiến trình lên lớp 1.ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ:? Thế nào là hành động nói ? Người ta căn cứ vào đâu để đặt tên cho hành động nói ? Kể tên một số kiểu hành động nói ? 3.bài mới Hoạt động của thầy và trò *Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thực hiện HĐN. ? GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn ? Đọc đoạn văn ? Đoạn văn có nội dung gì? ? Được trình bày bằng mấy câu văn ? * Bảng phụ có ghi như trong SGK/70 ? Xác dịnh mục đích nói của những câu trần thuật trong đoạn văn vào bảng theo yêu cầu Câu Mục đích 1 2 3 4 5 hỏi - - - - - Trình bày + + + - - Điều khiển - - - + + Hứa hẹn - - - - - Bộc lộ cảm xúc - - - - - ? ở 5 câu trên đều là kiểu câu gì? - Trần thuật ? Những câu nào thể hiện đúng chức năng chính của câu trần thuật ? - Câu 1,, 2,3 ? Vì sao? ? Những câu nào thể hiện đúng chức năng của kiểu câu khác ? - Câu 4,5 *GV: Mỗi hành động có thể thực hiện bằng kiểu câu có thực hiện chức năng nào đó . Nếu thực hiện đúng với chức năng chính của kiểu câu ấy thì gọi là cách thực hiện bằng hành động trực tiếp . Nừu thực hiện chức năng chính của kiểu câu khác thì gọi thực hiện hành động bằng cách gián tiếp . ? ? Có mấy cách thực hiện hành động nói ? Đó là những cách nào ? ? Thế nào là thực hiện hành động nói một cách trực tiếp ? ? Thế nào là thực hiện hành động nói một cách gián tiếp ? *Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập ? Nêu yêu cầu bài tập ? * mở lại ăn bản “ Hịch tướng sĩ” ? Vì sao nói đây là câu nghi vấn ? Câu này dùng để làmg gì? - Thực hiện hành động khẳng định - Khẳng định từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước đời nào cũng có . ? Câu nghi vấn ở đoạn văn đầu có liên quan gì đến mục đích nói ở văn bản ? - Tạo tâm thế cho tướng sĩ chuẩn bị nghe những lí lẽ của tác giả . ? Vì sao nói đây là ... uyễn Thiếp ? * GV: Nêu rõ lí do vì sao ông về ở ẩn ? Em hiểu gì về thể tấu ? - Tấu là một văn thư của bề tôi , thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc , ý kiến đề nghị – Có thể viết bằng văn xuôi , văn vần , văn biền ngẫu . * Giới thiệu về bài tấu của nguyễn Thiếp gồm 3 phần , đây là phần thứ 3. Hoạt động4 * GV: Nêu yêu cầu giọng đọc : Giọng khúc triết rõ ràng , nghiêm cẩn , chậm rãi ? Gọi 3 học sinh đọc và nêu nội dung của từng đoạn ? Nhận xét ? GV: Hướngd ẫn tìm hiểu chú thích ở SGK Giait thích thêm :Chính học – Con đường học đúng dắn , chính nghĩa Thịnh trị : ổn định phát triển giàu mạnh ? Theo em bố cục của bài như thế nào? - 3 phần : + “ Ngọc . Tệ hại ấy” : Bàn về mục đích của việc học + “ Cúi xin . Bỏ qua “ : Chủ trường về việc dạy và học . + “ Đạo . thịnh trị “ : Kết quả dự kiến - kết luận : Hoạt động 5 ? Đoạn 1? Luận điểm chính nêu ra là gì ? - Đề cao mục đích tốt đẹp của sự học . ? Luận điểm này được nêu ra bằng những hình ảnh nào ? - Nêu luận điển bằng hình ảnh ẩn dụ quen thuộc : Ngọc không mài không thành đồ vật – Người không học không biết rõ đạo . ? Cách nêu luận đỉêm này có ý nghĩa gì? - làm tăng sự mạnh mẽ . thuyết phục trong nội dung luận điểm . ? ngay câu tiếp theo tác giả giải thích rõ điều gì? - Giải thích rõ : Đạo là lẽ đối xử giữa con người với con người hành ngày GV: Đạo Vốn là khái niệm rộng , trừu tượng nhưng tác giả giải thích thật giản dị , dễ hiểu và câu thứ 3 khẳng định lại điều “ kẻ đi học là học điều ấy” ? Em hiều đi học là học điều gì? - Học là sống tốt đẹp , học mối quan hệ đối sử tốt với mọi người ? Sau đó tác giả phê phán điêu gì? - Phê phán việc học thời hiện tại : Nền chính học bịo thây\ts truyền - Đua nhau lối học hình thức không theo lối chính học , không thực chất . ? Em hiểu : học “ không biết đến “ tam cương , ngũ thường “ nghĩa là gì? Học sinh đọc chú thích 2,3 ? Sau đó là kết quả ra sao? – Chúa tâmd thường , thần nịnh hót , nước mất nhà tan ? Em hiểu đây là kết quả như thế nào? - Kết quả xấu . ? Nhận xét cách đưa luận cứ , dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm ? ? Cách viết ấy làm nổi bật điều gì? ? Đọc đoạn 2? Đoạn dưa ra luận điểm gì? - ? Đoạn đưa ra những chủ trương phát triển sự học bằng những hình thức nào? - Mở trường dến các phủ huyện - Trường tư ? Những ai được đi học ? – Con cháu nàh văn võ , thuộc lại Tuỳ đâu tiện đấy mà đi học . ? Nhận xét những hình thức và người đi học nêu ở đây? ? Đọc đoạn 3? Đoạn văn bàn về nội dung gfi? ? Đoạn văn nói đến nội dung dạy học là gì ? - Theo Chu tử , tứ thư , ngũ kinh có nghĩa là dạy theo nội dung nào ? - Nội dung dạy học theo sách của Nho giáo . ? Về phương pháp dạy học thì sao?- - Học tiểu học lấy gốc , tuần tự tiến theo lên - Học rộng rồi tóm lược cho gọn , theo diều học mà làm. - Nhân tài mới lập được công nhà nước nhờ đó mà vững bền . ? Nhận xét về phương pháp được nêu ở đây? GV: Những chủ trương phương pháp ngắn gọn nhưng thực tế ? Từ đó tác giả nhấn mạnh dự báo kết quả của sự học như thế nào? - Đạo học thành người tốt nhiều , triều đình ngay ngắn , thiên hạ thịnh trị GV: Lời dự báo ngắn gọn , dự báo kết quả tốt đẹp đất nước giàu mạnh mong được vua xem xét ban lệnh thi hành. Từ đó em cảm nhận gì về lời dự báo đó? Hoạt động 6 ? Hai luận điểm chính trong văn bản là gì? ? Mối quan hệ giữa luận điểm ấy ? Hệ thống luận điểm nổi bật chặt chẽ nêu bật nội dung gì? ? Đọc phần ghi nhớ SGK? GV: hướng dẫn làm bài tập 1-2 trong sách bài tập ngữ văn tập 2 GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập1-2 trong vở ngữ văn 4,Củng cố: 5, Hướng dẫn học bài : - Học tập cách trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận cổ . - Chuẩn bị bài : Thuế máu” I Vài nét về tác giả , tác phẩm (5’) 1, Tác giả : Nguyễn Thiếp (1723- 1804) - “ Thiên tư sáng suốt , học rộng , hiểu sâu” - Người đời yêu quí gọi là :La Sơn Phu Tử. - Đã từng đỗ làm quan dưới triều Lê. Sau đó cáo quan về ở ẩn , rồi ra làm quan dưới triều Tây Sơn . Tây Sơn sụp đổ ông lại về ở ẩn , không hợp tác với nhà Nguyễn . 2, Tác phẩm :- “ bàn luận về phép học” Trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào 8-1791 II Đọc tìm hiểu từ khó , bố cục (5’) *Đọc * Tìm hiểu từ khó * Bố cục của phần trích III Tìm hiểu chi tiết văn bản (25’) 1Mục đích tốt đẹp của việc học - Lời bàn luận chân thật , thẳng thắn , lập luận chặt chẽ , xác đáng - làm nổi bật mục đích tốt đẹp của việc học chân chính , phê phán những lối học hình thức dẫn đến những tai hại , hậu quả xấu . 2, Bàn luận về phép dạy và phép học a, bàn luận về phép học - Hình thức các loại trường công , tư thuận lợi cho con em các gia đình đều có thể đi học - Đây là chủ trương tiến bộ – Chính sách ấy ngày nay Đảng và nhà nước ta vẫn phát huy mở rộng giáo dục . b, Bàn về đổi mới và nội dung phương pháp dạy học - Nội dung học theo sách Nho - phương pháp học : Học từ thấp đến cao , liên tục không nhảy cóc , giám đoạn . - Học kết hợp giưã rộng và sâu , diện và điểm , cốt nắm kiến thức cơ bản trọng tâm. - Học kết hợp với hành và vận dụng vào kiến thức thực tế , ích nước . 3, Dự báo kết quả của sự học đúng đắn - Lời dự báo đúng đắn, tương lai đất nước tốt đẹp IV Tổng kết (5’) Ghi nhớ : SGK V Luyện tập (4’) Bài tập 1/SGKVBT Bài tập 2/SGKVBT *Rút kinh nghiệm . Ngày 08/3/2012 Ngày soạn : 07/3/2012 Ngày dạy: Tiết 102 Luyện tập xây dựng đoạn và trình bày luận điểm I Mục tiêu - Củng cố nhứng kiến thức về xây dựng đoạn và trình bày luận điểm . Vận dụng vào việc tìm , sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi quen thuộc . - Tích hợp với : Bàn luận về phép học . - Rèn kĩ năng tìm ý , tìm luận điểm ( phát triển luận điểm thành những luận cứ và sắp xếp luận cứ thành dàn ý ) - Giáo dục ý thức chuẩn bị chu đáo khi viết văn nghị luận . II Chuẩn bị : 1, Thầy : Nghiên cứu soạn bài 2 , Trò : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn III Tiến trình lên lớp Hoạt động1 1, ổn định lớp (1’) 2, Kiểm tra sự chuẩn bị bài (2’) 3, Bài luyện tập Hoạt động2(1’) Hoạt động3 ? nêu yêu cầu của đề? - Thể loại nghị luận - Vấn đề nghị luận : khuyên các bạn trong lớp học tập chăm chỉ hơn . ? Đọc ? “ một bạn dự định . Trong cuộc sống” / 83? ? Nhận xét hệ thống luận điểm nêu trong SGK ? - Hệ thống 5 luận diểm tương đối phong phú nhưng lại chưa đảm bảo các yêu cầu chính xác , phù hợp đầy đủ và mạch lạc . + Luận điểm a thừa , lạc ý lao động tốt. + Thiếu luận điểm cần giải quyết vấn đề toàn diện , triệt để hơn. ? Em có thể thêm luận điểm nào ? + Đất nước bao giờ cũng cần có người tài giỏi. + Người tài giỏi không tự nhiên mà có , phải qua quá trình học tập chăm chỉ . ? Sự sắp xếp các luận điểm đã hợp lí chưa? Có thể sắp xếp như thế nào? - Đất nước đang rất cần những người tài giỏi để đẩy mạnh xây dựng đất nước . - Trên đất nước ta đã và đang có nhiều bạn học sinh chăm chỉ học tập là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. - Muốn học giỏi đòi hỏi người học phải chuyên cần , siêng năng - Đáng tiếc là trong lớp còn một số bạn ham chơi , chưa chăm chỉ làm - Hậu quả tồi tệ - Vậy các bạn nên bớt vui chơi , chịu khó học tập... GV: nhận xét ? Đọc luận điểm e SGK/83 ? Cách nêu luận điểm trên học tập ở bài nào? Của ai? - Cách nêu luận điểm ở bài “Hịch tướng sĩ”- Trần Quốc Tuấn. ? ở SGK có 3 cách trình bày luận điểm e ? Em thích cách nào ? Vì sao? - HS: cách 1: Vì nó vừa có tác dụng chuỷên đoạn vừa giới thiệu được luận điểm mới a – HS 2: Cách 3: Vì nó không chỉ giới thiệu được luận điểm mới , nối với luận điểm trước , tạo giọng điệu thân mật , gần gũi giọng đói thoại trao dổi trong văn nghị luận. - Hoặc tự nêu ra một luận điểm mới B, Nên sắp xếp những luận cứ sau theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên rành mạch , rõ ràng. ? Tuy nhiên có cách sắp xếp khác mà vẫn đảm bảo yêu cầu không? - Cách :2,3,1,4 Hoặc : 4,3,2,1 ? Đọc các luận cứ theo trình tự trình bày này? ? Ban em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống bài “ Hịch tướng sĩ” ? Theo em nên viết như thế nào? VD : c : Lúc bấy giờ các bạn muốn vui chơi nữa liệu có được không? Hoặc : Lúc bấy giờ , các bạn không muốn vui chơi thoải mái nữa , liệu cũng có được hay chăng? GV: Tất nhiên có thể kết đoạn bằng cách khác . ? Đoạn văn trên trình bày theo cách nào? Vì sao? ? Có thể biến đổi đoạn văn từ cách diễn dịch thành quy nạp (hoặc ngược lại) được không? Vì sao? Vì chỉ cần thay đổi vị trí câu chủ đề . ? Đọc đoạn văn của em trình bày theo cách diễn dịch? ?Chuyển đoạn văn trình bày theo cách quy nạp ? ? nêu yêu cầu bài tập ? ? bài tập yêu câu ta làm gì? GV: trên cơ sở các bạn vừa trình bày luận điểm , em hãy trình bày bài nói của mình? HS: trình bày,GVnhận xét, bổ sung Hoạt động 4 (2’) 4 ,Củng cố : Để trình bày rõ luận điểm trong bài văn nghị luận có nhiều cách trình bày luận điểm .Nhưng ta nên trình bày theo cách viết diễn dịch , hoặc theo cách quy nạp cho rõ . 5, Hướng dẫn về nhà : làm bài tập 4/84 Đề bài : Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp nên chăm chỉ học hành hơn? 1, Xây dựng hệ thống luận điểm (10’) 2, Trình bày luận điểm (19’) * bài tập 3: Hãy phát biểu luận điểm mà em vừa chuẩn bị trước lớp, sau đó lắng nghe ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để rút ra kinh nghiệm bổ ích cho bản thân *Rút kinh nghiệm . Ngày 08/3/2012 Ngày soạn : 07/3/2012 Ngày dạy : Tiết 103+ 104. Viết bài tập làm văn số 6 I.Mục tiêu cần đạt - Củng cố khắc sâu kiến thức về phương pháp làm văn nghị luận. Thực hành viết bài văn nghị luận văn học về một vấn đề dễ thấy rèn kỹ năng viết văn nghị luận có sử dụng yếu tố biểu cảmvà cách trình bầy luận điểm một cách rõ ràng mạch lạc - giáo dục ý thưc học tập bộ môn II.chuẩn bị Thầy: nghiên cứu thống nhất ra đề Trò :ôn tập về văn nghị luận III Tiến trình lên lớp 1, ổn định lớp 2, Kiểm tra: chép đề : đề bài : nhà thơ hoài Thanh đã từng nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. bằng các dẫn chứng, qua các bài thơ Bác viết, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên. - Yêu cầu và biểu điểm Hình thức yêu cầu viết đúng văn nghị luận chứng minh -thơ Bác có nhiều bài viết về trăng - phạm vi dẫn chứng : những bài thơ của Bác (được học và đọc thêm) - chữ viết sạch sẽ dễ xem - biết đưa dẫn, phân tích các dẫn chứng - thuộc thơ Nội dung (7đ) + Mở bài (0,5điểm ): Giới thiệu nhận xét của Hoài Thanh “ thơ bác đầy Trăng” Giới hạn thơ Bác đã học và đẫ đọc + thân bài( 6điểm) :- Thơ bác trong “Nhật kí trong tù” * Phân tích bài “ ngắm trăng”( Vọng nguyệt) - Thơ Bác trong kháng chiến chống Pháp *Phân tích:“ cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng”.“ Thư trung thu”, “Tin thắng trận” + kết luận ( 0,5điểm) : Đánh giá chung về trăng trong thơ Bác Cảm nghĩ 3, Học sinh làm bài 4, Hết giờ thu bài *Rút kinh nghiệm . Ngày 08/3/2012
Tài liệu đính kèm: