Giáo án Ngữ văn 8: Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

Giáo án Ngữ văn 8: Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

HỊCH TƯỚNG SĨ – TRẦN QUỐC TUẤN

I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm

 1. Tác giả (SGK, tr. 53)

* Trần Quốc Tuấn là người có phẩm chất cao đẹp: yêu nước, thương dân, quên hiềm khích riêng vì quyền lợi quốc gia dân tộc, yêu người hiền, trọng tử sĩ.

- Là người có tài năng, văn võ song toàn, có công lao lớn trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên lần 2 (1285), lần 3 (1287 - 1288).

2. Tác phẩm

* Hoàn cảnh ra đời:

- Trước khi xảy ra cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2, trong không khí sôi sục chiến đấu của nhân dân ta (hội nghị Diên Hồng 1284, cờ nghĩa của Trần Quốc Toản).

- Theo Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam,bài hịch được công bố vào tháng 9 - 1284 tại cuộc duyệt binh ở Đông Thăng Long nhằm mục đích thức tỉnh lòng yêu nước căm thù giặc, cổ vũ tinh thần kháng chiến, sẵn sàng chiến đấu, quyết thắng trả thù xâm lược của binh sĩ.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8: Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỊCH TƯỚNG SĨ – TRẦN QUỐC TUẤN
I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm 
 	1. Tác giả (SGK, tr. 53) 
* Trần Quốc Tuấn là người có phẩm chất cao đẹp: yêu nước, thương dân, quên hiềm khích riêng vì quyền lợi quốc gia dân tộc, yêu người hiền, trọng tử sĩ.
- Là người có tài năng, văn võ song toàn, có công lao lớn trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên lần 2 (1285), lần 3 (1287 - 1288).
2. Tác phẩm
* Hoàn cảnh ra đời: 
- Trước khi xảy ra cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2, trong không khí sôi sục chiến đấu của nhân dân ta (hội nghị Diên Hồng 1284, cờ nghĩa của Trần Quốc Toản).
- Theo Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam,bài hịch được công bố vào tháng 9 - 1284 tại cuộc duyệt binh ở Đông Thăng Long nhằm mục đích thức tỉnh lòng yêu nước căm thù giặc, cổ vũ tinh thần kháng chiến, sẵn sàng chiến đấu, quyết thắng trả thù xâm lược của binh sĩ.
* Thể loại: hịch
- Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, có tính chất cổ động, thuyết phục, thường dùng để kêu gọi chống thù trong, giặc ngoài. Cũng có khi hịch được dùng để hiểu dụ, răn dạy thần dân và người dưới quyền
- Mục đích của hịch là khích lệ tinh thần, tình cảm. Một bài hịch thường có kết cấu chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn, đanh thép.
- Thông thường bài hịch kêu gọi đánh giặc gồm có 4 phần chính: phần mở đầu nêu vấn đề; phần thứ hai nêu truyền thống vẻ vang trong sách sử để gây tin tưởng; phần thứ 3 nhận định tình hình để gây lòng căm thù giặc, phân tích phải trái để làm rõ đúng sai; phần kết thúc đề ra chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh.
* Đặc điểm tác phẩm:
- Hịch tướng sĩ về cơ bản giống kết cấu chung của thể hịch nhưng có sự thay đổi linh hoạt. Tác giả không nêu phần đặt vấn đề riêng vì toàn bộ bài hịch là nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 
- Bài hịch được viết bằng văn biền ngẫu, ngôn ngữ không nặng về khoa trương mà gần gũi, thân tình có sức thuyết phục sâu sắc.
* Bố cục:
 Đoạn 1: từ đầu đến “còn lưu tiếng tốt” -> nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
Đoạn 2: từ “huống chi” đến “cũng vui lòng” -> từ “các ngươi” cho đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?”
 	+ từ “các ngươi” đến “muốn vui vẻ phỏng có được không?” -> nêu mối ân tình giữa chủ và tướng, phê phán những biểu hiện sai tráI trong hàng ngũ tướng sĩ
 	+ từ “nay ta bảo thật” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?” -> khẳng định những hành động đúng nên làm để tướng sĩ thấy rõ điều hay, lẽ phải
Đoạn 4: Nêu nhiệm vụ cấp bách và khích lẹ tinh thần chiến đấu.
* Chiếu và hịch 
- Giống: cùng là một loại văn bản công khai cùng là thể văn nghị luận, kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, có thể viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu.
- Khác: Khác nhau về mục đích, chức năng: Chiếu dùng để ban bố mệnh lệnh. Hịch là để cổ vũ, thuyết phục, kêu gọi, mục đích là kích động tinh thần, tình cảm
III. Đọc - hiểu văn bản 
 	1. Nêu gương sử sách 
- Nêu gương trong sử sách Trung Quốc, những tấm gương cả tướng sĩ nhà Nguyên khích lệ lòng căm thù, khích lệ lòng hy sinh dũng cảm, ý chí lập công danh của tướng sĩ.
-> Đây là những tấm gương quên mình cứu chủ, những trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước 
- Nêu những tấm gương của nhà Tống, nhà Nguyên: Trần Quốc Tuấn có hàm ý so sánh ông đối với tướng lĩnh có kém gì vậy mà một bên quên mình vì chủ, một bên nhìn chủ nhục... Trần Quốc Tuấn đã gợi cho tướng sĩ phải suy nghĩ, gương hy sinh của người thì như vậy, còn ta như thế nào? 
- Cách nêu gương: vừa có tướng lĩnh cao cấp, những bề tôi, có người bình thường, có gương đời xưa, có gương rất gần. Cách nêu gương như vậy khích lệ được nhiều người, ai cũng có thể lập được công danh, lưu tên trong sử sách.
2. Tội ác của giặc và tâm sự của Trần Quốc Tuấn:
* Tố cáo tội ác của giặc:
 	+ Gọi giặc là cú diều, dê chó, hổ đói 
 	+ Hành động: đi lại nghênh ngang, xỉ mắng, bắt nạt, đòi ngọc lụa, thu bạc vàng, vét của kho 
-> Tác giả lột tả tội ác của giặc bằng hành động thực tế qua cảnh diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ để thấy được kẻ thù thì tham lam, tàn bạo, ngang ngược. Thấy được nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của TQT. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra nỗi nhục khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.
-> Đoạn văn có giọng điệu cao dần, càng lúc càng gay gắt hơn.
* Lòng yêu nước, căm thù giặc được thể hiện qua những lời tâm sự, bộc bạch:
 	- Hành động: quên ăn, quên ngủ đau đớn đến thắt tim, thắt ruột.
- Thái độ: uất ức, căm thù khi chưa trả được thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước
=> Đây là những câu văn chính luận thể hiện tâm huyết của tác giả, khắc hoạ thật sinh động hình tượng người anh hùng yêu nước đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước. Căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ, quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát.
=> Hai đoạn văn được thể hiện với hai giọng điệu khác nhau. Nếu ở trên là giọng trách cứ gay gắt thì đến đây lại có giọng tâm tình, thủ thỉ. Sự thay đổi giọng điệu đó tác động mạnh đến tư tưởng của người nghe.
 =>Trần Quốc Tuấn là một tấm gương yêu nước bất khuất có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ
* Đoạn văn "Các người ở cùng ta... kém gì” nêu lên 2 mối quan hệ: quan hệ chủ tướng và quan hệ giữa những người cùng cảnh ngộ.
- Quan hệ chủ tướng có tác dụng khích lệ tinh thần trung quân, ái quốc 
- Quan hệ cùng cảnh ngộ: khích lệ lòng ân nghĩa, thuỷ chung của người chung hoàn cảnh.
=> Trần Quốc Tuấn đã khích động được ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với lễ vua tôi cũng như tình cốt nhục.
 	3. Phê phán thái độ, hành động sai, chỉ ra hành động đúng 
* Hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh đất nước. Những việc làm sai: vui chọi gà, đánh bạc, vui thú ruộng vườn, quyến luyến vợ con, lo làm giàu, ham săn bắn, thích món ngon, mê tiếng hát...
* Hậu quả: thái ấp, bổng lộc, không còn... xã tắc tổ tông bị giày xéo.
+ Tác giả dùng cách nói thẳng, gần như sỉ mắng: không biết nhục, thẹn.. tức, căm...
+ Cách nói mỉa mai chế giễu.
* Trần Quốc Tuấn chỉ ra những việc nên làm: đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo tập dượt cung tên
* Dụng ý của tác giả: Làm cho tướng sĩ tức khí muốn mau chóng chứng minh tài năng, phẩm chất của mình bằng việc làm thiết thực. Kích động tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
* Nghệ thuật lập luận:
- So sánh: Tương phản giữa hai viễn cảnh (đầu hàng thì mất tất cả, thắng lợi thì được cả chung và riêng). Sử dụng từ mang tính chất phủ định và khẳng định khi so sánh 
- Sử dụng điệp từ, điệp ý tăng tiến có tác dụng nêu bật vấn đề từ nhạt đến đậm, từ nông đến sâu, từng bước thấy đúng sai, nhận ra điều phải trái.
4. Đoạn kết 
Tác giả vạch hai con đường chính tà (sống - chết) để thuyết phục tướng sĩ.
Thái độ của tác giả: dứt khoát, hoặc là địch, hoặc là ta, không có vị trí cho kẻ bàng quan trước thời cuộc.
Phê phán thái độ bàng quan, do dự trong hàng ngũ tướng sĩ, động viên những người còn thờ ơ, do dự hãy đứng hẳn sang phía lực lượng quyết chiến, quyết thắng.
Đoạn văn có tác dụng động viên tới mức cao nhất ý chí quyết tâm chiến đấu của mọi người.
Ghi nhớ 
Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Bài hịch đã phản ánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
thaM khảo
Trần Hưng Đạo tự liên hệ bản thân để làm gương cho tướng sĩ, vì rằng, muốn khơi bùng ngọn lửa yêu nước căm thù trong lòng tướng sĩ, trước hết, ông phải tự khơi bùng ngọn lửa đó trong lòng mình. Ông tự bộc bạch hết sức thành khẩn: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù..." (Nguyên văn: Dư thường lâm san vong thực, trung dạ phủ chẩm, thệ tứ giao di, tâm phúc như đảo, thường dĩ vị năng thực nhục tẩm bì, nhụ can ẩm huyết vi hận dã...). Đó không phải là câu văn suông, viết ra cho kêu, mà cả một uất hận trào lên từ gan ruột của bản thân Trần Hưng Đạo, linh hồn cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai và thứ ba sau đó. Ngoài những hư từ và động từ phụ, có tính cách đưa đẩy, nỗi uất hận của tác giả được khắc hoạ qua những câu văn bốn từ một, liên tiếp, biểu hiện như những mũi dao vô hình dường như từ phía giặc đâm vào tim gan tác giả, nhưng nhờ có tinh thần yêu nước, căm thù sâu sắc của mình, lại hoá thành những mũi dao của mình, chuẩn bị phóng ngược trở ra nhất quyết xả thịt lột da toàn bọn giặc nước cho hả giận...
Từ đoạn cuối trong phần thứ hai của bài hịch, Trần Hưng Đạo chuyển sang nhận định tình hình tư tưởng và hoạt động của tướng sĩ lúc đó, mà ông nghiêm khắc phê phán nhiều mặt: đây là một đoạn văn trọng tâm rất hay, ý văn có tình có lí, lời văn sắc bén, sôi động, đầy hình ảnh, âm thanh uyển chuyển nhờ có pha lối biền ngẫu. ở đoạn văn trên đây, tác giả đã khơi dậy tình cảm sâu sắc, đồng cam cộng khổ giữa ông và tướng sĩ, đến đoạn này, tác giả vẫn tiếp tục khơi dậy tình cảm đó, nhưng chuyển sang phía căm thù giặc. Nước bị nhục, chủ bị nhục, giặc lăng loàn, giặc hống hách, thân làm tướng sĩ của triều đình một nước độc lập mà lại là đầy tớ của giặc, dù giặc nấp dưới danh nghĩa sứ bộ đi nữa, cũng đành đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ để giết ngày tháng trong các lạc thú cá nhân như chọi gà, đánh bạc, uống rượu, nghe hát, hoặc nữa là vun vén gia đình, quyến luyến vợ con hay sao? Còn có cái nhục nào to lớn hơn, đau xót hơn bằng cái nhục quốc thể, dẫn đường cho cái nhục mất nước? Từ sự nhận định tình hình tư tưởng và hoạt động không hợp thời của tướng sĩ, nặng về mặt cầu nhàn và hưởng thụ cá nhân, thiếu tinh thần cảnh giác đối với mưu đồ đen tối và sâu xa của giặc, cũng như thiếu tinh thần trách nhiệm đối với vận mệnh và tiền đồ dân tộc, Trần Hưng Đạo đã dựng lên hai viễn cảnh: một viễn cảnh đen tối của nước mất nhà tan, một viễn cảnh sáng chói trong độc lập, tự do. Hai viễn cảnh trái ngược nhau, tất yếu sẽ diễn ra tình huống khác nhau mà nhân tố là do ta quyết định chứ không phải giặc quyết định.
Hãy nói về viễn cảnh thứ nhất có thể xảy ra: viễn cảnh của nước mất nhà tan: "Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc của các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ngươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên, chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà đến gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang tiếng là tướng bại trận. Lúc bấy giờ dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?".
Viễn cảnh đen tối mà tác giả dựng lên, tuy diễn đạt ngắn gọn, nhưng đầy đủ, bao gồm các mặt từ hiện tại, và ngược lên dĩ vãng, suốt đến tương lai: việc hiện tại là việc của bản thân từng người đang sống, chủ soái thì có thái ấp, tướng sĩ thì có bổng lộc, và ai cũng có gia đình, vợ con, việc dĩ vãng là việc xã tắc tổ tông, phần mộ cha mẹ, còn việc tương lai là tiền đồ con em ta cùng với lời bình luận của họ đối với việc làm hay hoặc dở của ta, v.v.
Nguyên nhân đưa đến viễn cảnh đen tối đó chính là những việc làm không hợp thời trước mắt của tướng sĩ đã nói ở trên, như chọi gà, đánh bạc, làm giàu, săn bắn, rượu chè, hát xướng... Tác giả vận dụng rất thích đáng lối điệp ngữ, điệp ý để làm nổi bật lối sóng đôi trong quan hệ tương phản giữa ta và giặc, hoặc lối sóng đôi trong quan hệ hoà đồng giữa bản thân Trần Hưng Đạo và tướng sĩ. Lối sóng đôi trong quan hệ tương phản giữa ta và giặc được diễn tả bằng những hình ảnh trào lộng có tính chất hài hước như làm sao mà dùng cựa gà chọi để thay kiếm sắc, chọc thủng áo giáp của giặc, hay làm sao mà áp dụng mẹo vặt trong đánh bạc để thay cơ mưu đánh giặc, v.v. Thật là khôi hài! Bao nhiêu tâm trí của tướng sĩ đáng lẽ phải tập trung vào việc chuẩn bị chống giặc, thì lại phung phí vào việc ăn chơi! Hiện tượng đó trước mắt có vẻ như không đáng quan ngại gì, nhưng hậu quả của nó dẫn đến sẽ bi đát không lường trước được, vì nếu giặc tấn công, mà phía ta không phòng bị, thì tất cả sẽ tan nát. Tác giả chuyển sang sử dụng lối sóng đôi phức tạp, dùng lối sóng đôi trong quan hệ hoà đồng giữa tác giả và tướng sĩ, xen vào lối sóng đôi trong quan hệ tương phản giữa ta và giặc, như về phía Trần Hưng Đạo: "Thái ấp của ta", "gia quyến của ta", "xã tắc tổ tông ta", "thân ta kiếp này", còn về tướng sĩ: "bổng lộc các ngươi", "gia thanh các ngươi"... Tất cả sẽ tan nát trong một trạng huống đau thương. Đây là một đoạn văn đậm tính chất trữ tình, nối tiếp đoạn văn có tính chất trào phúng kế cận ở trên.
Tuy nhiên, nếu như tự ta mà giác ngộ, biết lo lắng về tai hoạ sắp xảy ra, như ngày đêm nằm trên đống củi có lửa ngấm ngầm, hay biết cẩn thận như khi ăn canh nóng, để tâm trí vào việc luyện tập quân sự, bắn cung giỏi như Bàng Mông, Hậu Nghệ dám bắn cả mặt trời, ngày đêm quyết chí phục thù cho nhà cho nước, thề chặt cho được đầu Hốt Tất Liệt, hay phanh cho được thây Vân Nam Vương, nếu chúng và phe lũ dám dẫn xác đến đây, thì ta sẽ có một viễn cảnh trái ngược, không đen tối mà lại sáng chói: viễn cảnh của độc lập, tự do.
Nếu đoạn văn trên kia nhằm phê phán thói tệ cầu nhàn và hưởng lạc của tướng sĩ đậm tính chất châm biếm, thì đoạn văn khích lệ tướng sĩ chăm lo luyện tập quân sự này hết sức nghiêm chỉnh và tha thiết, khơi dậy lòng căm thù giặc một cách mãnh liệt, chỉ bằng một vài động từ thôi như: bêu đầu Hốt Tất Liệt (kiêu Hốt Tất Liệt chi đầu), làm rữa thịt Vân Nam Vương (hủ Vân Nam Vương chi nhục)...
Và viễn cảnh thứ hai trái ngược với viễn cảnh thứ nhất sẽ hiện ra như sau: "Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những danh hiệu của ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ, phỏng có được không?".
Trong đoạn văn này, tác giả vẫn áp dụng nghệ thuật hình ảnh sóng đôi, nhưng có khác với lối sóng đôi có tính chất phức hợp trong đoạn văn tả viễn cảnh thứ nhất trên kia, vì rằng nghệ thuật hình ảnh sóng đôi ở đây chỉ đơn thuần trong quan hệ hoà đồng giữa bản thân Trần Hưng Đạo và tướng sĩ, trong khung cảnh đất nước thanh bình, hoàn toàn sạch bóng quân thù. Một hạnh phúc hoà đồng sẽ diễn ra, như về phía chủ soái, thì: thái ấp vững bền, vợ con sum họp, tông miếu nghi ngút khói hương, bản thân đắc chí, danh hiệu lưu truyền; còn về phía tướng sĩ cũng vậy; bổng lộc đầy đủ, vợ con đề huề, tổ tông được thờ cúng, bản thân được ca ngợi, tên họ lưu truyền, v.v.
Nếu như ý văn trong đoạn tả viễn cảnh thứ nhất có đậm tính chất đau thương của cảnh nước mất nhà tan, thì ý văn trong đoạn tả viễn cảnh thứ hai này lại chan chứa nỗi niềm sảng khoái, chan chứa tinh thần lạc quan yêu đời trong khung cảnh đất nước thanh bình, khiến tướng sĩ có thể reo lên. Câu văn kết thúc đoạn này thật là đắc thể: "Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?".
Bùi Văn Nguyên
(Giảng văn, tập I, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H., 1982)

Tài liệu đính kèm:

  • docHich tuong si(1).doc