Giáo án Ngữ văn 8 dạy cả năm

Giáo án Ngữ văn 8 dạy cả năm

BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Giúp hs:

- Nắm được bố cục của văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp nội dung trong văn bản, nội dung từng phần của văn bản.

- Biết xây dựng bố cục của văn bản mạch mạch lạc, phù hợp.

- Rèn luyện kỹ năng, ý thức xây dựng bố cục của văn bản khi tạo lập văn bản.

II. CHUẨN BỊ.

Đây là bài học mà nội dung kiến thức liên quan đã được học ở chương trình lớp 7 (bố cục trong văn bản), gv yêu cầu hs xem lại kiến thức dã học.

Gv chuẩn bị bảng phụ.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. On định.

2. Bài cũ:

(1) Tính thống nhất về chủ đề trong văn bản là gì? vì sao văn bản cần có tính thống nhất về chủ đề? Muốn xây dựng văn bản có tính thống nhất về chủ đề, chúng ta cần phải làm gì? (kiến thức lớp 7: tính thống nhất, tính mạch lạc, tính liên kết)

(2) Chứng minh rằng chủ đề của văn bản “ Trong lòng mẹ” là Sự bất hạnh và tình yêu thương mẹ của bé Hồng?

 

doc 164 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 930Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 dạy cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2
TIẾT 8 	NS: 16/9 ND: 18/9/07
BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp hs: 
Nắm được bố cục của văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp nội dung trong văn bản, nội dung từng phần của văn bản.
Biết xây dựng bố cục của văn bản mạch mạch lạc, phù hợp.
Rèn luyện kỹ năng, ý thức xây dựng bố cục của văn bản khi tạo lập văn bản.
CHUẨN BỊ.
Đây là bài học mà nội dung kiến thức liên quan đã được học ở chương trình lớp 7 (bố cục trong văn bản), gv yêu cầu hs xem lại kiến thức dã học.
Gv chuẩn bị bảng phụ.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Oån định.
Bài cũ:
Tính thống nhất về chủ đề trong văn bản là gì? vì sao văn bản cần có tính thống nhất về chủ đề? Muốn xây dựng văn bản có tính thống nhất về chủ đề, chúng ta cần phải làm gì? (kiến thức lớp 7: tính thống nhất, tính mạch lạc, tính liên kết)
Chứng minh rằng chủ đề của văn bản “ Trong lòng mẹ” là Sự bất hạnh và tình yêu thương mẹ của bé Hồng?
Bài mới.
Giới thiệu bài.
Gv gợi lại cho hs mảng kiến thức về tạo lập văn bản mà các em đã được học ở chương trình ngữ văn 7.
Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
GHI BẢNG 
Trong văn bản, thông thường thì có bố cục như thế nào (thường thì được chia làm mấy phần chính)?
Đọc văn bản Người thầy đạo cao đức trọng và cho biết:
1, Nội dung chính của văn bản là gì?
Chủ đề của văn bản?
2, Văn bản có mấy phần? Chỉ rõ ranh giới các phần trên văn bản?
3, Nội dung từng phần?
4, Nội dung các phần này có mối quan hệ với nhau như thế nào?
5, Vậy bố cục của văn bản có đóng vai trò trong việc thể hiện chủ đề của văn bản hay không?
Từ đó kết luận:
1/ Một văn bản thông thường có mấy phần?
2/ Nhiệm vụ cụ thể của từng phần?
Trong văn bản Tôi đi học viết về tâm trạng của nhân vật tôi ở các thời điểm khác nhau, không gian khác nhau. Chúng ta đã học các cách sắp xếp nội dung văn bản miêu tả ở chương trình ngữ văn 6, ví dụ như miêu tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong
Vậy thì trong văn bản Tôi đi học diễn biến tâm trạng của Tôi được triển khai theo cách nào? (thời gian, không gian, cảm xúc)
Từ đó, hãy nêu các cách sắp xếp nội dung của văn bản mà em từng biết?
Ngoài các cách sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản một cách thông thường như các em từng biết đến thì còn có các cách sắp xếp nội dung khác nhau như: 
Sắp xếp nội dung theo logic khách quan.
(đó là logic của nguyên nhân-kết quả, logic toàn thể-bộ phận)
Sắp xếp theo logic chủ quan
( đó là logic của cách nhìn nhận mang tính cá nhân tác giả như: theo mạch suy luận, theo ý thức nhận thức)
à Đọc ghi nhớ.
Bài tập:
Gv yêu cầu hs đọc bt:
Thảo luận và trả lời câu hỏi:
Các đoạn văn lần lượt được trình bày theo thứ tự nào? Chứng minh điều đó?
Bài tập 2:
Cách triển khai ý: ý (a) – chứng minh trước rồi đến ý (b) - giải thích câu tục ngữ có phù hợp không?
I/ Bố cục của văn bản.
Phân tích mẫu:
Văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng”
Có bố cục 3 phần.
MB: Oâng Chu Văn An danh lợi.
TB: Học trò. Vào thăm.
KB: Khi ông mất. Thăng Long.
Nhiệm vụ từng phần.
MB: Giới thiệu ông CVA và phẩm chất đạo đức của ông.
TB: Triển khai vấn đề nêu ở MB ( Oâng là người đạo cao, đức trọng)
KB: Kết thúc vấn đề.
à Kết luận: 
Văn bản thường có bố cục 3 phần.
MB: Giới thiệu vấn đề cần đề cập.
TB: Triển khai, mở rộng vấn đề.
KB: Kết thúc vấn đề.
(Các phần tách rời về hình thức nhưng nội dung gắn kết với nhau)
II/ Cách bố rtí sắp xếp nội dung phần thân bài.
VD1: Văn bản Tôi đi học
Thân bài được sắp xếp theo thứ tự thời gian, không gian, cảm xúc.
VD2: Văn bản Trong lòng mẹ sắp xếp theo diễn biến tâm trạng của bé Hồng, sắp xếp theo thứ tự diễn biến của sự việc.
 à Ghi nhớ (SGK)
III/ Luyện tập.
Bài 1: 
a/ Miêu tà sân chim.
Từ toàn thể, tổng quát đến cụ thể.
b/ Cảnh Ba Vì.
Theo thứ tự thời gian.
c/ Đoạn văn nghị luận.
Nêu luận điểm chính à nêu các luận cứ chứng minh.
Bài 3:
Phải giải thích cho rõ nghĩa trước, sau đó mới chứng minh.
(muốn chứng minh tính đúng sai của một vấn đề, trước hết cần thông hiểu về vấn đề đó)
Hướng dẫn về nhà.
Làm bài tập 2; học bài, xem lại một cách có hệ thống mảng kiến thức rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản đã học ở lớp 6 và 7.
Đọc bài Cuộc chia tay của những con búp bê (ngữ văn 7) cho biết cách sắp xếp nội dung của văn bản này có gì đặc biệt?
Chuẩn bị bài Tức nước vỡ bờ: tìm đọc tác giả Ngô Tất Tố, tiểu thuyết Tắt đèn; xem phim Chị Dậu; trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
TUẦN 3
TIẾT 9 	NS: 17/9 ND: 21/9/07
TỨC NƯỚC VỠ BỜ 
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp hs: Cảm nhận được từ văn bản:
Bộ mặt tàn bạo của chế độ phong kiến thực dân áp bức bóc lột dã man; tình cảnh thống khổ của người nông dân mà ở đây điển hình là gia đình chị Dậu trứơc cách mạng tháng 8-1945.
Sức sống tiềm tàng và sự phản kháng mãnh liệt của người nông dân khi bị dồn nén.
Hiểu sơ lược khái niệm giá trị nhân đạo, giá trị tố cáo, giá trị hiện thực trong văn học hiện thực 30-45. Biết tìm giá trị của tác phẩm thuộc trào lưu sáng tác văn học hiện thực.
CHUẨN BỊ.
Gv: nếu có điều kiện về thời gian chuẩn bị trước phòng cho hs xem phim Chị Dậu 
Giới thiệu vài nét về tác phẩm và bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Oån định.
Bài cũ:
Hồng (trong văn bản Trong lòng mẹ) là một chú bé có hoàn cảnh như thế nào?
Chứng minh rằng: Hồng là một chú bé luôn tin và yêu thương mẹ?
Hình ảnh Chảng khác nào trên sa mạc là một hình ảnh rất sáng tạo rất độc đáo của nhà văn, nó gợi ra cảm giác gì? qua đó ta có thể khẳng định them điều gì về bé Hồng?
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Dùng 2 phương án: (1) nếu hs được bố trí xem phim: cho học sinh nhận xét và bình luận.
. Giới thiệu về tác giả và tác phẩm, tạo sự hứng thú cho hs.
Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG.
GV yêu cầu hs đọc chú thích (*) và trả lời các câu hỏi sau:
1/ Tác giả văn bản này là ai? Nêu các nét chính về tác giả này?
2/ Em hiểu thế nào là tiểu thuyết?
3/ Văn bản có xuất xứ như thế nào?
Đọc phần chú thích về tác phẩm, tóm tắt sơ lược tác phẩm và tóm tắt ngắn gọn toàn bộ tiểu thuyết này?
Gv giải thích một số từ và nhấn mạnh tính chất của nó: Sưu, thuế thân, (liên hệ: thuế muối), lực điền, cai lệ, lý trưởng
Đọc đoạn trích và:
1/ Tóm tắt nội dung chính của đoạn trích?
Đoạn trích nói về nhân vật chính nào, sự việc nào đã diễn ra? Ai là nhân vật chính?
Cai lệ có mặt trong làng với vai trò gì? hắn đến nhà chị Dậu trong vai trò gì? trong hoàn cảnh nào?
Tình thế của chị Dậu lúc này ra sao?
Cai lệ và người nhà Lí trưởng tiến vào nhà chị Dậu và mang theo những thứ gì? Thái độ của chúng ra sao? Tìm những chi tiết chứng tỏ điều đó?
Tâm trạng và thái độ của vợ chồng anh dậu khi thấy chúng đến?
Khi Chị Dậu xin khất, Cai lệ đã nói và làm những gì? hắn nhân danh ai để có thể nói và làm như thế?
Nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả trong đoạn văn này?
Cái nhà nước mà Cai lệ nói ra theo em hiểu như thế nào?
Chị dậu đã đối phó với chúng như thế nào? Khi biết không thể xin khất?
Thái độ của chị Dậu đã có sự thay đổi như thế nào? Từ việc thay đổi thái độ và cách cư xử của mình, em có thể nói gì về nhân vật người nông dân này?
Trao đổi và cho biết ý kiến: xuất phát từ đâu mà chị có thể vùng lên đánh ngã Cai lệ?
Đọc ghi nhớ: sgk
Phần luyện tập:
Cho hs thảo luận và trình bày.
“ Cái đoạn Chị Dậu đánh nhau với Cai lệ là một đoạn tuyệt khéo rất đúng với tâm lí dân quê”
Để có đoạn này, tác giả đã phục từ trước. Từ việc sắp xếp, xây dựng hình ảnh Cai lệ lèo khèo, khàn khànkhông chỉ phù hợp với tâm lí dân quê mà nó còn phù hợp với tâm lí con người nói chung, bởi lẽ ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh đó là quy luật.
Bài 6: hiểu từ Xui trong câu Xui người nông dân nổi loạn như thế nào? Từ Xui trong trường hợp này không hiểu theo nghĩa xấu (xúi bậy) mà là thúc dục, thức tỉnh thì đúng hơn. Việc tổ chức một đoạn văn có sự phản kháng của nông dân trước sự áp bức của nhà nước lúc này thể hiện sự nhận thức bước đầu của tác giả về tinh thần đấu tranh, ý thức đấu tranh. Tuy nhiên rất tiếc, tác phẩm lại là Tắt đèn kết thúc tác phẩm lại là đêm tối chứ chưa phải là ngọn cờ cách mạng như một số tác phẩm khác cùng thời. ( Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Vợ nhặt –Kim Lân)
I/ Tìm hiểu chung.
1/ Tác giả, tác phẩm.
(Sgk)
2/ Tiểu thuyết?
Là văn bản tự sự cở lớn (có số lượng nhân vật, phạm vi bao quát, nội dung đề cập, thời gian diễn biến thường rất lớn).
II/ Đọc hiểu văn bản.
1/ Đọc và tìm hiểu chú thích.
2/ Thể loại.
Tiểu thuyết.
3/ Phân tích.
Cai Lệ, người nhà Lý trưởng
Chị Dậu
Sầm sập tiến vào, mang theo tay thước, dây thừng, roi
Giọng hầm hè
Quát.
Đánh, Trói anh Dậu.
-> Giọng văn, cách dùng từ thể hiện sự khinh bỉ.
à Là những tên tay sai tàn bạo, ngang ngược (hiện thân của cái nhà nước bất nhân lúc bấy giờ).
Run run xin khất sưu à thiết tha xin khất.
àChịu đựng, nhẫn nhục.
Khi Cai lệ không đồng ý, hắn trói anh Dậu:
Xám mặt à Nghiến răng, thay đổi cách xưng hôàNảy sinh sự phản kháng à Quật ngã Cai lệ.
à Xuất phát từ lòng căm thù và tình yêu thương chồng con mãnh liệt.
Tác giả đã thành công trong nghệ thuật miêu tả, khắc họa chân dung nhân vật thông qua cử chỉ, hành động, lời nói. Qua đó thể hiện rõ bản chất hung hãn, thú tính của bọn tay sai; hình ảnh chị Dậu cam chịu và mạnh mẽ.
Đọc ghi nhớ: sgk
III/ Luyện tập
1/ Câu hỏi 5 trang 33 sgk:
2/ Câu ... ề trong văn bản nhật dụng đã học ở chương trình ngữ văn 8 học kì 1 để tìm hiểu một số vấn đề xung quanh và đang được nhiều người, nhiều ngành, nhiều quốc gia quan tâm như: dân số, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường
Bước đầu tập làm quen với việc thiệt lập theo nhóm một bài luận có chủ đề, biết bày tỏ ý kiến trước một vấn đề trong bài luận của mình.
CHUẨN BỊ.
Gíao viên hướng dẫn học sinh các bước thiết lập một bài luận đơn giản (hướng dẫn sớm cách khoảng 2 tuần)
Bao gồm:
Lựa chọn đề tài cần bàn luận. Cả nhóm thống nhất chọn chung một vần đề.
Thiết lập mối quan hệ giũa các thành viên trong nhóm và phân chia công việc cụ thể cho từng thành viên: ví dụ bạn A sưu tầm tranh ảnh hoặc trực tiếp chụp ảnh các vần đề liên quan, bạn B phỏng vấn một số người, bạn C tìm hiểu thực trạng tình hình (dân số có thể tìm hiểu qua cán bộ phụ nữ xã, tệ nạn xã hội có thể tìm hiểu qua công an xã, cán bộ văn hoá xã), bân D và các bạn còn lại tập hợp và tìm hướng giải quyết vấn đề
Tổng hợp, chọn lọc và viết bài.
Yêu cầu hs nạp bài trước thời điểm của tiết học chậm nhất là 2 ngày.
giáo viên đọc và có những nhận xét cho bài viết của các nhóm.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Oån định.
Gv trả lại bài cho các nhóm.
Các nhóm lần lượt trình bày phần bài của mình.
Giáo viên nhận xét.
Nhóm 1: 
TIẾT 122
TV: CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT.
(LỖI LOGIC)
NS: 15/4/07
ND: 17/4/07
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp hs:
Hiểu thế nào là logic trong diễn đạt.
Biết nhận ra lỗi logic khi diễn đạt câu, ý.
Biết khắc phục và có ý thức khắc phục lỗi trong văn viết, văn nói.
CHUẨN BỊ.
bảng phụ.
Gv chuẩn bị một số câu văn của học sinh trong quá trình làm bài tập làm văn đã mắc lỗi logic.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
ỔN ĐỊNH.
KIỂM TRA BÀI SOẠN CỦA HS.
BÀI MỚI.
Giới thiệu bài.
Giáo viên đưa ra một số lỗi trong khi nói và viết của học sinh, trong đó chú ý tới lỗi logic trong diễn đạt câu.
Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Đọc các ví dụ trong sách giáo khoa, sau đó:
Phát hiện lỗi trong câu này?
Khi nói: A và B khác 
Thì A và B phải có quan hệ như thế nào?
+/ A phải cùng trường với B và A thường “hẹp” hơn B về phạm vi nghĩa.
Vd: Trong phòng học có bàn, ghế, bảng và một số vật dụng khác.
Bàn, bảng, ghế có cùng trường nghĩa, một số vật dụng khác có phạm vi nghiã rộng và bao hàm bàn, ghế, bảng.
Qua sự phân tích này, gv yêu cầu hs đưa ra các cách sửa khác nhau cho câu:1.a.
Tương tự như cách phân tích câu 1, hãy thữ phân tích lỗi câu 2 và đặt ra yêu cầu trong cách đặt câu cho kiểu diễn đạt này?
Tương tự:
Hãy thảo luận và thực hiện theo các bước sau:
Tìm lỗi sai trong mỗi câu.
Phân tích nguyên nhân sai.
Tìm ra quy tắc viết câu cho mỗi kiểu câu 
Thực hiện sữa lỗi cho câu đó?
Báo cáo bằng bảng phụ.
4. Kểu “A hay B”?
A và B có thể đối lập, hoặc không, A và B phải cùng trường nghĩa.
Vd: Trường nghề nghiệp: Giáo viên hay bác sĩ? Trường dụng cụ học tập: Bút hay thước?
5. Kiểu “không chỉ A mà còn B”.
A không được trùng lặp B, B là sự liệt kê nối tiếp của A, bổ sung cho A. A và B đẳng lập về cú pháp và cấp độ khái quát, từ loại.
Vd: Bạn Nam không chỉ học giỏi mà còn ngoan.
Giỏi và ngoan là tính từ cùng vị ngữ của câu, cùng cấp độ khái quát nghĩa.
8/ Kiểu “Nếu không A thì không B”
Kiểu d8iều kiện hệ quả. A là tiền đề để phát sinh B. A phải khác B.
Kết quả phải tương xứng với tiền đề:
Vd: nếu tiền đề là “Sự phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa” thì kết quả không thể là “Nặng nề”
 Vì thế sửa lại là:
“ Nếu không phát huy.thì người phụ nữ Việt Namcó được nhựng thành tích vinh quang đó”
Mỗi nhóm trình bày phần sữa lỗi của mình. Giáo viên phân tích theo các định hướng trên.
I. SỮA LỖI
A và B khác.
Yêu cầu: A , B cùng trường nghĩa. A thuộc B (thuộc phạm vi nghĩa)
Chúng em đã giúp đỡ các bạn học sinh vùng lũ quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.
A nói chung và B nói riêng.
Yêu cầu: A và B cùng trường nghĩa, B có phạm vi nghĩa hẹp hơn A.
Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say. thành công.
Kiểu “A,B và C đã”
(hoặc A,B và C là)
Yêu cầu: A,B, C đẳng lập nhau về cú pháp, từ loại; cùng phạm trù; cùng cấp độ khái quát nghĩa.
->Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan (ba tác giả cùng thời, cùng đề cập chung các vần đề hiện thực, cùng là những tác giả có tiếng)
-> Lão Hạc, Tắt Đèn, Bước đường cùng
(ba tác phẩm của ba tác giả cùng đề cập tới người nông dân, cùng có các giá trị tương đương)
6/ Kiểu “Một thì A một thì B”.
A và B phải đối lập nhau về mặt nghĩa, cùng cấp độ khái quát, cùng từ loại.
Vd: Một người cao gầy, một người thấp mập
7/ Kiểu “Vì ( bởi, do, tại, rất) A, B nên C.”
 A và B cùng trường, cùng cấp độ, cùng từ loại, cùng đẳng lập về cú pháp.
C là kết quả của A và B tạo ra.
Vd: An rất cần cù và chịu khó nên đạt học sinh giỏi.
9/ Kiểu “vừa A vừa B”
A và B đối lập nhưng là sự đối lập bổ sung cho nhau, A và B là hai mặt của một vấn đề.
Vd: Công nghệ hạt nhân vừa mang lại nguồn lợi lớn trong kinh tế, khoa học nhưng vừa là một thảm hoạ cho loài người.
THỰC HÀNH
Phần thực hành sẽ thực hiện ở nhà.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
đọc lại bài tập làm văn của mình và tự nhận ra lỗi logic sau đó thực hiện sữalỗi vào vở bài tập.
Chuẩn bị bài viết tập làm văn số 7 (nghị luận có yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm).
-----------------------------------------------------
TIẾT 123 &124
	Ns:13/4/07
Nd:17/4/07
BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 7
(Văn nghị luận có sự kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Đây là bài nghị luận có sự kết hợp các phương thức biểu đạt phụ trợ, vì thế:
Hs xác định được trọng tâm của vấn đề cần nghị luận và đưa ra được một hệ thống luận điểm phù hợp.
Kết hợp được với các phương thức biểu đạt, đưa ra được những quan điểm của mình với vấn đề.
CHUẨN BỊ.
Gv yêu cầu hs chuẩn bị tốt bằng cách ôn lại lí thuyết phần tập làm văn nghị luận ở lớp 7 và lớp 8.
Gv chuẩn bị đề bài, thang điểm
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
ỔN ĐỊNH. Kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
ĐỀ BÀI
Yù kiến của em về câu nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”
YÊU CẦU BÀI VIẾT.
THANG ĐIỂM THEO DÀN Ý.
MB: (1,5 đ)
Dẫn dắt vấn đề, trích dẫn câu nói trên (hoặc câu nói có nghĩa tương đương)
Khẳng định vấn đề: dây là câu nói nhằm đề cao vai trò của sách đối với con người.
TB: (7đ)
Sách là nơi tập trung, ghi lại tri thức của loài người. Sách được thắp lên bằngø ánh sáng của nhân loại và nó soi sáng cho nhân loại.
Người xưa đã có những cách ghi lại những kinh nghiệm khác nhau để truyền lại cho đời sau như giáp cốt, thạch bản, ngày nay, khoa học phát triển, sách vẫn không thể thiếu đối với sự trưởng thành của mỗi con người.
Sách được thắp bằng ø ánh sáng của tri thức. Tri thức của loài người không thể mất đi. Vì thế ánh sáng đó sẽ không tắt (phân tích biện pháp ẩn dụ).
Liên hệ thêm: ngày nay, một số người không đọc sách (thật buồn), một số khác không quý sách ( miêu tả)
Nói tóm lại: sách là tri thức, chỉ có tri thức mới là con đường sống.
KB: (1,5đ)
Liên hệ bản thân: là học sinh, mình đã đọc sách như thế nào?...
Đưa ra lời khuyên cho mọi người: nên đọc sách.
Bài viết đạt điểm 9 – 10:
Có hệ thống luận điểm đầy đủ, xác đáng, luận cứ rõ ràng dễ hiểu. Thuyết phục người đọc bằng lập luận chặt chẽ, có yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả đúng đủ và phù hợp.
Bài đạt điểm 7 -8.
Hệ thống luận điểm chưa toàn diện như thang điểm 10, nhưng lập luận phải rõ ràng, sắc bén, có sức thuyết phục, có dẫn chứng cụ thể, biết đan xen các yếu tố biểu cảm, miêu tả và tự sự đúng thời điểm, đúng vị trí có tác dụng làm rõ vấn đề lập luận.
Bài điểm 5 -6.
 Là những bài đã xây dựng được một hệ thống luận điểm. Tuy nhiên hệ thống luận điểm đó chưa được làm rõ vì có thể thiếu các dẫn chứng cần thiết, phần lập luận còn thiếu sắc bén, thiếu tính khoa học, thiếu lo gic.. Có yếu tố phụ trợ (miêu tả, biểu cảm, tự sự) nhưng chưa có hiệu quả cao.
 Bài có điểm 3 -4.
 Là những bài không có sự đầu tư, không có một hệ thống luận điểm rõ ràng. Trình bày thiếu khoa học. Các vấn đề còn chưa làm rõ. Các dẫn chứng thiếu sức thuyết phục song cũng đã thể hiện được quan điểm ở mức độ sơ lược. Không mắc quá nhiều lỗi như chính tả, đặt câu, dùng từ.
Bài có điểm 0 đến dưới 3.
 Các trường hợp còn lại.
Giáo viên có thể tuỳ vào khả năng viết của học sinh chung của lớp mà có điều chỉnh phù hợp khi chấm bài. Có thể có những sáng tạo của hs mà gv cần phát hiện và phát huy.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
Hướng dẫn thực hiện tổng kết phần văn:
Dùng hệ thống tổng kết ở học kỳ 1 để tiếp tục hệ thống lại các văn bản ở học kỳ 2:
Cụ thể:
	Lập hệ thống các văn bản (bao gồm tên văn bản, tác giả, thể loại)
	Liệt kê các văn bản đó theo thứ tự như trong bảng tổng hợp học kỳ 1.
	Nắm lại các thể thơ đã học và lập thành một hệ thống khác. 
So sánh hai chặng thơ: “Thơ mới” và thơ trung đại. ( về vấn đề nói tới trong thơ, luật thơ)
------------------------------------------------------
TIẾT 125
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
(HỆ THỐNG VĂN BẢN)	
NS:20/4/07
ND:25/4/07
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp hs:
Củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong sgk nv 8
Nắm lại một số kiến thức trọng tâm của một số văn bản đã học.
Rèn kỹ năng tổng hợp hoá, khái quát hoá các vấn đề trong tư duy cho học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 8(38).doc