Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 1 đến 12

Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 1 đến 12

Tuần: 1

Tiết: 1- 2

TÔI ĐI HỌC

 Thanh Tịnh

I. Mục Tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh.

 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình, man mác của Thanh Tịnh.

 - Trọng tâm: Tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp của nhân vật “tôi”.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Chân dung tác giả- tranh minh họa

 - Học sinh: Bài soạn

III. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới:

 giới thiệu bài:

 - Ngày tựu trường đầu tiên luôn để lại trong ta những cảm xúc thật khó quên. Thanh Tịnh cũng thế, ông đã thể hiện những bồi hồi rung động ấy thật thành công qua tác phẩm “ Tôi đi học” mà ta sẽ được tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

 

doc 72 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 1 đến 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết: 1- 2	
TÔI ĐI HỌC
	 Thanh Tịnh
I. Mục Tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh.
 - Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình, man mác của Thanh Tịnh.
 - Trọng tâm: Tâm trạng bỡ ngỡ, hồi hộp của nhân vật “tôi”.
II. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Chân dung tác giả- tranh minh họa
 - Học sinh: Bài soạn 
III. Các bước lên lớp: 
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
 giới thiệu bài:
 - Ngày tựu trường đầu tiên luôn để lại trong ta những cảm xúc thật khó quên. Thanh Tịnh cũng thế, ông đã thể hiện những bồi hồi rung động ấy thật thành công qua tác phẩm “ Tôi đi học” mà ta sẽ được tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Hoạt động 1: 
Hướng dẫn đọc- tìm hiểu chú thích
GV gọi hs đọc phần chú thích
? Khái quát vài nét chính về tác giả, tác phẩm?
GV yêu cầu hs giả thích một số từ khó
Họat động 2: 
 Hướng dẫn đọc- tìm hiểu văn bản
giáo viên hướng dẫn cách đọc cho học sinh
Giáo viên đọc mẫu- gọi hs đọc tiếp.
?Xét về mặt thể loại văn bản, bài này thuộc thể loại văn bản nào?
?Có thể gọi đây là văn bản nhật dụng, văn bản biểu cảm được không?
?Dựa vào dòng hồi tưởng của nhân vật, tìm bố cục? nội dung mỗi đoạn là gì?
Gọi học sinh đọc 4 câu đầu?
?Nỗi nhớ tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm? vì sao?
?Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại kỷ niệm cũ như thế nào? Tác giả sử dụng loại từ gì? Phân tích giá trị biểu cảm của 4 từ láy cảm xúc ấy?
?Những cảm xúc đó có trái ngược, khác nhau không? Vì sao?
GV Gọi học sinh đọc đoạn 2?
?Tác giả viết “Con đường này đi học” Tâm trạng thay đổi đó cụ thể như thế nào? Những chi tiết nào trong cử chỉ, hành động, lời nói của “tôi” làm em chú ý? Vì sao?
?Nhận xét những từ miêu tả cử chỉ, hành động, lời nói của “tôi”?-
?Tác dụng của việc sử dụng động từ?
Giáo viên đọc đoạn văn 3
?Cho biết tâm trạng của “tôi”?
?Nhận xét cách tả và kể ở đây?
?Vậy ý kiến của em như thế nào về tâm trạng đó của “tôi”
?Tâm trạng nào của “tôi” buồn cười nhất?
Gọi học sinh đọc đoạn văn 4?
?Khi nghe ông đốc đọc bản danh sách học sinh mới, “tôi” có tâm trạng như thế nào?
?Lúc ấy “tôi” đã làm gì? Vì sao?
?Có thể nói: chú bé này tinh thần yếu đuối hay không?
Gọi học sinh đọc đoạn cuối?
?Tâm trạng của “tôi” khi ngồi vào chỗ và đón nhận tiết học đầu tiên như thế nào?
?Hình ảnh con chim con ấy có phải đơn thuần chỉ có ý nghĩa thực hay không? Vì sao?
?Dòng chữ “tôi đi học” kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
?Nhận xét cách kết thúc ấy?
?Cho biết cảm nhận của em về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu tiên đi học?
Hoạt động 3:
 Hướng dẫn tổng kết
?Tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được tác giả vận dụng trong truyện?
?Tác dụng của hình ảnh so sánh ấy đối với tâm trạng nhân vật “tôi”?
?Truyện sử dụng nét nghệ thuật đặc sắc nào?
?Nội dung, chủ đề của tác phẩm là gì?
GV khái quát- gọi hs đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 4:
 Hướng dẫn luyện tập
GV cho hs phát biểu cảm nghĩ về dòng suy nghĩ của nhân vật “ Tôi”
Đọc chú thích
Khái quát các ý chính về tác giả- tác phẩm
Giải thích một số từ khó
Đọc diễn cảm- nghe- nhận xét
Xác định thể loại
Suy luận
Tìm bố cục
Đọc diễn cảm
Phát hiện- giải thích
Phát hiện- phân tích
Suy luận
Đọc diễn cảm phần 2
Phát hiện- giải thích
Nhận xét
Phát hiện- nhận xét
Đọc diễn cảm phần 3
Phát hiện- suy luận
Phát hiện- nêu giá trị
Chọn lựa- giải thích
Đọc diễn cảm phần 4
Phát hiện
Phát hiện- nhận xét
Đọc diễn cảm phần cuối
Phát hiện- nhận xét
Suy luận
Nêu ý nghĩa
Nhận xét
Nêu cảm nhận
Phát hiện- phân tích
Suy luận
Khái quát
Đọc ghi nhớ
Đọc- suy nghĩ- trình bày
I . Đọc – Tìm hiểu chú thích:
 1. Tác giả:
- Thanh Tịnh (1911-1988), tên Trần Văn Ninh.
- Dạy học, viết văn, làm thơ.
- Sáng tác mang đậm chất trữ tình, đằm thắm, trong trẻo.
 2. Tác phẩm:
- “tôi đi học” in trong tập Quê mẹ - 1941.
II. Đọc – Tìm hiểu văn bản:
 1. Đọc:
 2. Tìm hiểu văn bản:-
a . Nhân vật “tôi”:
 - Khơi nguồn kỷ niệm:
 +Thời điểm: cuối thu
 +Thiên nhiên: lá rụng nhiều, mây bàng bạc.
 + sinh hoạt: mấy em rụt rè cùng mẹ đến trường.
 + Tâm trạng: nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã.
à Từ láy: cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng.
 - Khi đi cùng mẹ đến trường:
 + Thấy lạ.
 + Cảnh vật đều thay đổi.
 + Lòng tôi có sự thay đổi lớn.
à Trang trọng, đứng đắn.
 + Cử chỉ, hành động, lời nói: thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn,
à Động từ: Ngộ nghĩnh, ngây thơ, đáng yêu è háo hức, hăm hở.
 - Khi đến trường:
 + Lo sợ vẫn vơ, vừa bỡ ngỡ, vừa ước ao thầm vụng.
 + Chơ vơ, vụng về, lúng túng, ngập ngừng, e sợ.
à Tả, kể rất tinh tế và hay: Chuyển biến hợp quy luật tâm lý trẻ.
 - Khi nghe gọi tên và rời tay mẹ vào lớp:
 + Lúng túng càng lúng túng hơn.
 + giúi vào lòng mẹ nức nở khóc.
à miêu tả tinh tế, so sánh hấp dẫn: sợ hãi.
 - Khi ngồi vào chỗ và đón nhận tiết học đầu tiên:
 + Thấy mới lạ, hay hay.
 + lạm nhận.
à hồn nhiên trong sáng.
 + hình ảnh con chim non: có ý nghĩa thực và dụng ý nghệ thuật, có ý nghĩa tượng trưng.
b. nhân vật những người lớn:
 - Phụ huynh: chuẩn bị chu đáo cho con, lo lắng, hồi hộp.
 - Ông đốc: từ tốn, bao dung, giàu tình thương yêu.
à Trách nhiệm, giàu tầm lòng đối với thế hệ tương lai.
 * Ghi nhớ: ( Học SGK trang 9)
III. luyện tập: 
 - Cảm nghĩ về dòng cảm xúc của nhân vật “ Tôi”
4. Củng cố: 
 - Văn bản có sự kết hợp của các loại văn bản nào?
 - Vai trò của thiên nhiên trong truyện ngắn?
5. Dặn dò: 
 - Học bài, làm bài tập.
 - Chuẩn bị “Trong lòng mẹ”
 - Thử ghi nhật ký về buổi tựu trường đầu tiên của em
Tuần: 1
Tiết :3	
	CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT NGHĨA CỦA TỪ
I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh
 - Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 - Thông qua bh, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Bảng phụ.
 - Học sinh: Bài soạn
III. Các bước lên lớp: 
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài:
 - Ở lớp 7 ta học 2 mối quan hệ về nghĩa của từ: đó là từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Bà học hôm nay nói đến mối quan hệ khác về nghĩa của từ, đó là mối quan hệ bao hàm hay còn gọi là “ cấp độ khái quát về nghĩa của từ”
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Hoạt động 1:
Hướng dãn tìm hiểu từ ngữ nghĩa rộng- từ ngữ nghĩa hẹp
GV gọi hs đọc phần 1
GV treo bảng phụ về mô hình như SGK
? Trong vd trên nghĩa của từ động vật rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ: thú, chim, cá? Vì sao?
?Nghĩa của từ thú rộng hay hẹp hơn nghĩa của các từ Voi, Hươu.
?Nghĩa của từ Chim rộng hay hẹp hơn nghĩa của từ Tu Hú, Sáo?
?Nghĩa của từ Cá rộng hay hẹp hơn nghĩa của từ Cá Rô, Cá Thu?Vì sao?
?Nghĩa của từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
?Vậy nghĩa của một từ có thể là gì?
- Giáo viên đưa ra sơ đồ vòng tròn từ sơ đồ ở SGK để học sinh thấy được mối quan hệ bao hàm.
Từ sơ đồ vòng tròn đó, em cho biết:
? Một từ ngữ được coi là nghĩa rộng khi nào? Ví dụ?
+ Một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi nào? Ví dụ?
? Một từ ngữ có nghĩa rộng, đồng thời là nghĩa hẹp khi nào?
GV khái quát cho hs đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 2:
 Hướng dẫn hs luyện tập
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập
GV yêu cầu hs đọc bài tập
? Xác định yêu cầu đề?
? Tìm từ có nghĩa rộng?
GV cho hs đọc bài tập 2
? Tìm những từ có nghĩa rộng hơn so với nhóm từ đã cho?
GV gọi hs đọc bài tập 3
? Điền nhữ từ có nghĩa hẹp?
GV cho hs đọc bài tập 4
? Tìm nhữ từ không thuộc phạm vi nghĩa của mỗi nhóm?
GV cho hs đọc bài 5
? Tìm 3 động từ thuộc 1 phạm vi nghĩa
Đọc ví dụ
Xác định từ có nghĩa rộng- từ có nghĩa hẹp
Giải thích
Giải thích
Phát hiện- giải thích
Khái quát- kết luận
Quan sát
Khái quát- Kết luận
Khái quát- tìm ví dụ
Khái quát
Đọc ghi nhớ
Đọc- xác định yêu cầu bài tập
Tìm từ nghĩa rộng
Tìm từ nghĩa rộng
Tìm từ nghĩa hẹp
Phát hiện
Phát hiện
I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp:
 - Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
1 – từ ngữ nghĩa rộng:
 - Nghĩa của nó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác
Vd: Xe
2 – từ ngữ nghĩa hẹp:
 - Nghiã của nó được bao hàm bởi nghĩa của một từ ngữ khác
ví dụ: xe máy, xe ô tô, xe xích lô
 * Ghi nhớ: (Học SGK trang 10)
II – luyện tập:
 Bài 1
 - Y phục: quần (quần đùi, quần dài); áo (áo dài, áo sơ mi)
 - Vũ khí: súng (súng trường, đại bác); bom (ba càng, bom bi)
Bài 2:
 a. chất đốt;	
 b. nghệ thuật;
 c. thức ăn;	
 d. nhìn;	
 e. đánh
Bài 3:
 a. xe cộ: xe đạp, xe máy, xe hơi
 b.kim loại: sắt, đồng, nhôm
 c.hoa quả: chanh, cam, xoài chuối
 d.họ hàng: họ nội, họ ngoại, bác, chú, cô, dì
 e.mang: xách, gánh, khiêng
Bài 4:
a.thuốc lào;	
b. thủ quỹ;	
c. bút điện;	
d.Hoa tai
Bài 5:
 - Động từ có nghĩa rộng: Khóc
 - Động từ có nghĩa hẹp: nức nở, sụt sùi
4. Củng cố:
 - Thế nào là từ có nghĩa rộng?
 - Thế nào là từ có nghĩa hẹp?
5. Dặn dò: 
 - Học bài. 
 - Viết một đoạn văn chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng từ ngữ nghĩa rộng, hẹp và ghi ra từ ngữ đó.
 - Chuẩn bị “Tính thống nhất về chủ đề của văn bản”
Tuần: 1
Tiết: 4
TÍNH THỐNG NHẤT 
VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh.
 - Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
 - Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
 - Chủ đề và tính thống nhất về chủ đề văn bản.
 - Tích hợp, thảo luận, quy nạp.
II. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Bảng phụ- một số văn bản
 - Học sinh: Bài soạn
III. Các bước lên lớp: 
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Một văn bản bao giờ cũng đòi hỏi có sự thống nhất cao. Vậy làm thế nào để đạt được điều ấy? Ta sẽ tìm hiểu ở tiết học hôm nay
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Hoạt động 1:
 Hướng dẫn tìm hiểu chủ đề của văn bản
 Giáo viên yêu cầu học sinh đọc văn bản “tôi đi học” và nêu câu hỏi thảo luận:
? Văn bản miêu tả những sự việc đang xảy ra (hiện tại) hay đã xảy ra (hồi tưởng, kỷ niệm)? Đó là kỷ niệm nào?.
? Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích gì?
Giáo viên gọi đại diện nhóm lần lượt trả lời câu hỏi trên.
?Nội dung các em tìm hiểu chình là chủ đề của văn bản. vậy chủ đề của văn bản đó là gì?
?Vậy chủ đề của văn bản là gì?
Hoạt động 2:
 Hướng dẫn tìm hiểu về tính thống nhất về chủ đề của văn bản
?Để biết được văn bản “tôi đi học” nói lên những kỷ niệm, tác giả đã bộc lộ ở những nội dung gì?
?Để tái hiện những kỷ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đặt nhan đề, văn bản, sử dụng từ ngữ, câu văn nào?
? Để tô ... ấn mạnh hiểm họa to lớn của nạn dịch
2 – Tác hại của thuốc lá:
a) Đối với sức khỏe con người:
à Các chứng cứ khoa học, phân tích minh họa bằng số liệu: hủy hoại nghiêm trọng sức khỏe con người; là nguyên nhân của nhiều bệnh chét người.
b) Đối với đạo đức con người:
à Sử dụng phép so sánh: Hủy hoại lối sống, nhân cách người Việt nam, nhất là thanh thiếu niên.
* Là một thứ độc hại ghê gớm đối với sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Có thể hủy hoại nhân cách tuổi trẻ.
3 – Kiến nghị chống thuốc lá:
à Dùng các ví dụ, số liệu thống kê và so sánh câu cảm thán: cả thế giới quyết liệt chống hút thuốc lá bằng nhiều biện pháp phong phú. Việt nam kêu gọi tha thiết, mong mỏi chống thuốc lá.
4 – Tổng kết:
 SGK
III – Luyện tập:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
4) Củng cố: 
Nghiện thuốc lá có nguy hiểm gì?
Em dự định sẽ làm gì trong chiến dịch chống thuốc lá rộng khắp hiện nay?
5) Dặn dò: 
- Học bài, làm bài tập Luyện tập; chuẩn bị “Bài toán dân số”
Tuần:12
Tiết: 46
CÂU GHÉP (TT)
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.
Hiểu được quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
Vận dụng việc này vào việc làm bài tập, viết đoạn văn đúng.
B - Trọng tâm: Hiểu được quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép.
C - Phương pháp: Hỏi đáp.
D - Chuẩn bị: 1 vài ví dụ.
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
Nêu đặc điểm của câu ghép? Cho ví dụ?
Trình bày cách nối các vế câu trong câu ghép? Ví dụ?
Làm bài tập 3.
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Gọi học sinh đọc ví dụ trong mục I.1?
?Xác định các vế và gọi tên quan hệ về ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép?
?Trong quan hệ đó, mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì?
?Dựa vào kiến thức đã học ở lớp dưới, hãy nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thể có giữa các vế câu? Cho ví dụ?
?Giáo viên cho ví dụ để học sinh phân tích và nắm rõ các quan hệ ý nghĩa có giữa các vế câu.
?Mỗi quan hệ thường được đánh dấu như thế nào?
?Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ
?Hướng dẫn học sinh làm bài tập Luyện tập.
I – Bài học:
* Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:
 SGK
Ví dụ:
 Các em phải cố gắng học tập để thầy cô, cha mẹ vui lòng.
à Quan hệ mục đích
- Nếu ai chăm chỉ học tập thì sẽ đạt kết quả tốt.
à Quan hệ điều kiện – kết quả
II – Luyện tập:
Bài 1:
 a.Vế 1 và vế 2: Quan hệ nguyên nhân – kết quả (vì) Vế 2 và vế 3: Quan hệ giải thích
 b.Hai vế câu có quan hệ điều kiện - (giả thiết) - kết quả.
 c.Các vế câu có quan hệ tăng tiến.
 d.Các vế câu có quan hệ tương phản.
 e.Câu 1: dùng quan hệ từ “rồi” nối 2 vế chỉ quan hệ thời gian nối tiếp Câu 2: có quan hệ nguyên nhân – kết quả.
Bài 2:
	Có thể giả định các câu ghép như sau:
 a. (Nếu) trời xanh thẳm (thì) biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch (Nếu) trời rải mây trắng nhạt (thì) biển mơ màng dịu hơi sương. (Nếu) trời âm u mây mưa (thì) biển xám xịt nặng nề (Nếu) trời ầm ầm giông gió (thì) biển đục ngầu giậndữ. à Cả 4 câu ghép, các vế câu đều là quan hệ điều kiện – kết quả.
 b.Buổi sớm, (khi) mặt trời lên ngang cột buồm (thì) sương tan, Buổi chiều, (khi) nắng vừa nhạt (thì) sương đã buông nhanh xuống mặt biển. à Quan hệ giữa các vế ở hai câu ghép đều là quan hệ nguyên nhân – kết quả. è Không nên tách mỗi vế câu trong câu ghép đã cho ra thành 1 câu đơn vì ý nghĩa của các vế câu có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Bài 4:
(Hướng dẫn học sinh làm)
4) Củng cố: Gọi học sinh đọc ghi nhớ
5) Dặn dò: Học bài, làm bài tập 3; chuẩn bị “Dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm”
Tuần: 12
Tiết: 47
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.
 - Nhận rõ yêu cầu của phương pháp thuyết minh.
B - Trọng tâm: Nắm được yêu cầu của phương pháp thuyết minh.
C - Phương pháp: Gợi tìm, tích hợp.
D - Chuẩn bị: Đọc lại các văn bản thuyết minh ở tiết 44.
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là văn bản thuyết minh?
Nêu các đặc điểm chung của văn bản thuyết minh?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Gọi học sinh đọc lại các văn bản thuyết minh ở tiết 44?
?Trong các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức gì?
?Làm thế nào để có các tri thức ấy?
?Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy?
?Bằng trí tưởng tượng, suy luận, có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được không?
?Vậy muốn có tri thức để làm bài văn thuyết minh thì ta phải làm những gì?
?Gọi học sinh đọc các câu trong mục 2a?
?Trong các câu trên ta thường gặp từ gì? (mô hình gì)?
?Sau từ ấy người ta cung cấp một kiến thức như thế nào?
?Nêu vai trò và đặc điểm của loại câu văn định nghĩa, giait thích trong văn bản thuyết minh?
?Gọi học sinh đọc ví dụ 2b?
?Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự vật?
?Gọi học sinh đọc ví dụ 2c?
?Chỉ ra ví dụ và tác dụng của nó?
?Gọi học sinh đọc ví dụ 2d?
?Cung cấp số liệu nào? Nếu không có số liệu, có làm sáng tỏ được vai trò của thực, vật không?
?Gọi học sinh đọc ví dụ 2e?
?Tác dụng của phương pháp so sánh?
?Gọi học sinh đọc ví dụ 2g?
?Bài Huế đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào? Tác dụng?
?Vậy để làm bài văn thuyết minh ta phải sử dụng những phương pháp nào? Và sử dụng như thế nào?
?Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK?
?Hướng dẫn học sinh làm bài tập Luyện tập?
I – Bài học:
1 – yêu cầu của phương pháp thuyết minh:
- Phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh.
- Nhất là phải bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
2 – phương pháp thuyết minh:
- Nêu định nghĩa, giải thích.
- Liệt kê.
- Nêu ví dụ.
- Dùng số liệu.
- So sánh.
- Phân tích, phân loại.
II – Luyện tập:
Bài 1:
 -Kiến thức về khoa học: tác hại của khói thuốc lá đối với sức khỏe và cơ chế di truyền giống loài của con người.
 - Kiến thức về xã hội: tâm lý lệch lạc của 1 số người coi thuốc lá là lịch sự.
Bài 2:
	Sử dụng các phương pháp:
 - Phương pháp so sánh: so sánh với AIDS, với giặc ngoại xâm.
 - Phương pháp phân tích: tác hại của ni-cô-tin, của khí các-bon.
 - Phương pháp nêu số liệu: số tiền mua một bao 555, số tiền phạt ở Bỉ.
Bài 3:
 *Kiến thức:
 - Về lịch sử, về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 - Về quân sự.
 - Về cuộc sống của các nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ cứu nước
 * Phương pháp chủ yếu: dùng số liệu, sự kiện cụ thể
4) Củng cố: 
Muốn có tri thức để làm tốt bài văn thuyết minh, ta phải làm gì?
Trong bài văn thuyết minh, người ta sử dụng các phương pháp nào? Tác dụng của các phương pháp đó?
5) Dặn dò: 
Học bài, làm bài tập 4.
Chuẩn bị “Trả bài tập làm văn số 2”
Tuần: 12
Tiết: 48
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI TLV SỐ 2
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
B - Trọng tâm: 
C - Phương pháp: 
D - Chuẩn bị: 
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động dạy
Hoạt động hoc
Nội dung
4) Củng cố: 
5) Dặn dò: 
Tuần: 13
Tiết 49
VĂN BẢN : BÀI TOÁN DÂN SỐ
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.
Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của chính loại người.
Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
B - Trọng tâm: Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình.
C - Phương pháp: thảo luận, gợi tìm.
D - Chuẩn bị: Các thông tin về dân số ở Việt Nam và các nước trên thế giới hiện nay.
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: Nêu những tác hại của thuốc lá? Biện pháp phòng chống?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
Hướng dẫn học sinh đọc văn bản? gọi học sinh đọc?
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích?
Văn bản này thuộc văn bản gì?
Tại sao nó là văn bản nhật dụng?
Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Tìm bố cục của văn bản? ý chính mỗi đoạn?
Ở phần 1, tác giả đã sáng mắt ra về điều gì? “Sáng mắt ra là thế nào? Từ ngữ ấy, tác giả sử dụng dấu câu gì? Tác dụng?
Em hiểu thế nào về vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình? Học sinh thảo luận nhóm?
Gọi đại diện nhóm trả lời?
Đoạn văn mở bài có cách diễn đạt như thế nào?
Cách diễn đạt đó có tác dụng gì?
Phần thân bài (2) để làm rõ vấn đề DS và KHHGĐ, tác giả đã lập luận và thuyết minh trên các ý chính nào, tương ứng với mỗi đoạn văn bản nào?
 Có thể tóm tắt bài toán cổ như thế nào?
Tại sao có thể hình dung vấn đề gia tăng DS từ bài toán cổ này?
Bàn về DS từ 1 bài toán cổ, điều đó có tác dụng gì?
Tóm tắt bài toán DS có khởi điểm từ chuyện trong kinh thánh?
Các tư liệu thuyết minh DS ở đây có tác dụng gì?
Cách tính toán DS từ câu chuyện trong kinhh thánh kết hợp với bài toán cổ động như thế nào đến người đọc?
Theo dõi đoạn thứ 3 của phần 2, cho biết:
+ Dùng phép thống kê để thuyết minh DS tăng từ khả năng sinh sản của người phụ nữ, tác giả đã đạt được mục đích gì?
Theo thống kê của họi nghị Cai-Rô, các nước có tỷ lệ sinh con cao thuộc các châu lục nào?
Bằng những hiểu biết của mình em nhận xét gì về sự gia tăng DS ở các châu lục này?
Em biết gì về thực trạng kinh tế, văn hóa ở các châu lục này.
Từ đó có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa DS và sự phát triển của xã hội?
Em học tập đựợc gì từ cách lập luận của tác giả trong phần thân bài của văn bản?
Đoạn kết văn bản, cho biết:
+ Em hiểu như thế nào về lời nói “Đừng để cho càng tốt”
Tại sao tác giả cho rằng: “đó là con đường tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người?
Qua đó, tác giả bộc lộ quan điểm và thái độ cuẩ mình về vấn đề DS và KHHGĐ đó là gì? Bài văn đem lại cho em hiểu biết gì về vấn đề DS và KHHGĐ?
Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng DS là gì?
I – Đọc, chú thích:
II – Tìm hiểu văn bản:
1 – Bài toán DS và KHHGĐ đã được đặt ra từ thời cổ đại:
à Diễn đạt nhẹ nhàng, giản dị, thân mật, tình cảm, dễ thuyết phục: DS và KHHGĐ là vấn đề đã và đang được quan tâm trên toàn thế giới.
2 – Làm rõ vấn đề tốc độ gia tăng DS:
à Dùng phép thống kê, so sánh, phân tích, lý lẽ đơn giản, dấu câu:
 Mức độ gia tăng DS nhanh chóng, một con số khủng khiếp.
è Tăng DS quá cao kìm hãm sự phát triển xã hội, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, lạc hậu.
3 – Lời kêu gọi kiến nghị khẩn thiết:
à Kết bài ngắn gọn, độc đáo, hấp dẫn:
 Con người muốn tồn tại phải biết điều chỉnh, hạn chế sự gia tăng DS.
è Có trách nhiệm, trân trọng cuộc sống con người.
4 – Tổng kết:
 SGK
II – Luyện tập:
 Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi phần Luyện tập.
4) Củng cố: 
Tại sao vấn đề dân số là vấn đề đáng lo lắng của thế giới, của mỗi quốc gia?
Theo em biết, cần sử dụng các biện pháp nào để hạn chế sự gia tăng DS?
5) Dặn dò: 
Học bài, hoàn thành bài tập Luyện tập.
Chuẩn bị “Chương trình địa phương phần văn”

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8 chuan KTKN moi.doc