Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 1, 2, 3

Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 1, 2, 3

Tuần :

Tiết PPCT

Ngày soạn:

Ngày dạy :

Văn Bản: Tôi đi học

( Thanh Tịnh )

A. Mức độ cần đạt:

Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

1. Kiến thức:

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

3. Thái độ

Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.

C. Phương pháp:

- Đàm thoại, gợi tìm, phân tích, vấn đáp

D. Tiến trình dạy học:

1. OÅn định lớp: Kiểm diện học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

3. Bài mới:

Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Tiết học đầu tiên của năm học mới này, cô và các em sẽ tìm hiểu một truyện ngắn rất hay của nhà văn Thanh Tịnh. Truyện ngắn " Tôi đi học " Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy.

 

doc 25 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn - Tuần 1, 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 
Tiết PPCT
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
Văn Bản:	Tôi đi học
( Thanh Tịnh )
A. Mức độ cần đạt :
Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ
Giáo dục HS biết rung động, cảm xúc với những kỉ niệm thời học trò và biết trân trọng, ghi nhớ những kỉ niệm ấy.
C. Phương pháp :
- Đàm thoại, gợi tìm, phân tích, vấn đáp
D. Tiến trình dạy học :
1. OÅn định lớp : Kiểm diện học sinh ..................................................
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới : 
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên. Tiết học đầu tiên của năm học mới này, cô và các em sẽ tìm hiểu một truyện ngắn rất hay của nhà văn Thanh Tịnh. Truyện ngắn " Tôi đi học " Thanh Tịnh đã diễn tả những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Chú ý đọc giọng chậm, dịu, hơi buồn và lắng sâu; cố gắng diễn tả được sự thay đổi tâm trạng của nhân vật " tôi ". ở những lời thoại cần đọc giọng phù hợp
Cho HS đọc kĩ chú thích * và trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh? 
 HS trả lời. GV lưu ý thêm
HS đọc kĩ những chú thích.
? Bất giác có nghĩa là gì?
? Lạm nhận có phải là nhận bừa nhận vơ không?
? Lớp 5 ở dây có phải là lớp năm em học cách đây 3 năm?
Xét về thể loại văn học, đây là một truyện ngắn và truyện ngắn này có thể xếp vào kiểu văn bản nào? Vì sao? - Văn bản biểu cảm - thể hiện cảm xúc, tâm trạng.
Mạch truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật " Tôi ", theo trình tự thời gian của buổi tựu trường đầu tiên. Vậy có thể tạm ngắt thành những đoạn như thế nào?
- Đoạn 1: Khơi nguồn kĩ niệm
- Đoạn 2: Tâm trạng....trên con đường cùng mẹ đến trường.
- Đoạn 3: Tâm trạng .....Khi đến trưưòng.
- Đoạn 4: ....Khi nghe gọi tên rời tay mẹ.
- Đoạn 5: Khi ngồi vào chổ và đón nhận tiết học.
 ? Em hãy cho biết nhân vật chính của văn bản này là ai?
- Nhân vật " Tôi "
? Vì sao em biết đó là nhân vật chính?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
? Nỗi nhớ buổi tựu trường được khơi nguồn từ thời điểm nào?
? Em có nhận xét gì về thời điểm ấy? 
? Cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt hiện lên như thế nào?
Tâm trạng của nhân vật tôi khi nhớ lại những kỉ niệm cũ như thế nào?
? Những từ đó thuộc từ loại gì? tác dụng của những từ loại đó?
- Từ láy diễn tả cảm xúc, góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa hiện tại và quá khứ
Tiết 2
Vậy trên con đường cùng mẹ đến trường, nhân vật tôi có tâm trạng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp ở đoạn 2.
HS đọc diễn cảm toàn đoạn.
? Thanh Tịnh viết: " Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần...hôm nay, tôi đi học ". Điều này thể hiện như thế nào trong Đ2?
Theo em những từ " thèm, bặm, ghì, xệch, chúi, muốn....." là những từ loại gì? - Động từ được sử dụng đúng chổ -> Hình dung dễ dàng tư thế và cử chỉ ngộ nghĩnh, ngây thơ và đáng yêu.
HS đọc diễn cảm đoạn 3.
Nhân vật có tâm trạng và cảm giác như thế nào khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người và các bạn? 
? Em có nhận xét gì về cách kễ và tả đó? tinh tế, hay
? Ngày đầu đến trường em có những cảm giác và tâm trạng như nhân vật " Tôi " không? Em có thể kễ lại cho các bạn nghe về kĩ niệm ngày đầu đến trường của em? 
? Qua 3 đoạn văn trên em thấy tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
- Vit: So sánh.
? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? - Gợi cảm, làm nỗi bật tâm trạng của nhân vật " tôi " cũng như của những đứa trẻ ngày đầu đến trường.
HS đọc đoạn 4:
Tâm trạng của nhân vật " Tôi ". Khi nghe ông Đốc đọc bản danh sách học sinh mới như thế nào? Theo em tại sao " tôi " lúng túng?
? Vì sao tôi bất giác giúi đầu vào lòng mẹ nức nỡ khóc khi chuẩn bị vào lớp.
( Cảm giác lạ lùng, thấy xa mẹ, xa nhà, khác hẳn những lúc chơi với chúng bạn).
? Có thể nói chú bé này có tinh thần yếu đuối hay không?
HS đọc đoạn cuối:
Tâm trạng...của nhân vật " tôi" khi bước vào chổ ngồi lạ lùng như thế nào?
Dòng chử " tôi đi học " kết thúc truyện có ý nghĩa gì?
Dòng chử trắng tinh, thơm tho, tinh khiết như niềm tự hào hồn nhiên trong sáng của " tôi "
Thái độ, cử chỉ của những người lớn ( Ông Đốc, thầy giáo trẻ, người mẹ....) như thế nào? Điều đó nói lên điều gì?
Em đã học những văn bản nào có tình cảm ấm áp, yêu thương của những người mẹ đối với con? ( Cổng trường mở ra, mẹ tôi..... )
I. Tìm hiểu chung :
 1. Tác giả, tác phẩm:
 2. Tìm hiểu chú thích:
3. Tìm hiểu thể loại và bố cục:
 - Thể loại:
 - Bố cục:
 5 đoạn
II. Phân tích
 1. Tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên:
 a). Khơi nguồn kỉ niệm:
- Thời điểm gợi nhớ: cuối thu
Cảnh thiên nhiên: Lá rụng nhiều, mây bàng bạc
Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ rụt rè.............
=> Liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại - quá khứ.
- Tâm trạng: Nao nức, mơn man, tưng bừng rộn rã......
 b).Trên con đường cùng mẹ tới trường:
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn
- Cẩn thận, nâng niu mấy quyển vỡ, lúng túng muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ cầm bút, thước.
 c). Khi đến trường:
- Lo sợ vẩn vơ
- Bỡ ngỡ, ước ao thầm vụng
-Chơ vơ, vụng về, lúng túng
 d). Khi nghe ông Đốc gọi tên và rời tay mẹ vào lớp:
- Lúng túng càng lúng túng hơn
- Bất giác bật khóc
 e). Khi ngồi vào chỗ của mình đón nhận tiết học đầu tiên:
- Cảm giác lạm nhận
- Kết thúc tự nhiên, bất ngờ -> Thể hiện chủ đề của truyện
 2. Thái độ, tình cảm của người lớn:
- Chăm lo ân cần, nhẫn nại, động viên.....
- Nhân hậu thương yêu và bao dung.
Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
- Giọng điệu trữ tình trong sáng.
b. Nội dung:
Buổi tựu trường đầu tiêu sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
Hướng dẫn tự học:
- Đọc lại các văn bản viết về chủ đề gia đình và nhà trường đã học.
- Ghi lại những ấn tượng, cảm xúc của bản thân về một ngày tựu trường mà em nhớ nhất.
E. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 
Tiết PPCT
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
A. Mức độ cần đạt :
- Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
- Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
Các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
2. Kĩ năng :
Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
3. Thái độ
Giáo dục HS ý thức tự học, tự rèn để hiểu nghĩa của từ.
C. Phương pháp :
- Gợi tìm, thảo luận, trực quan
D. Tiến trình dạy học :
1. OÅn định lớp : Kiểm diện học sinh ..................................................
2. Kiểm tra bài cũ : ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa, trái nghĩa, hãy lấy một số ví dụ về 2 loại từ này.
3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV cho HS quan sát sơ đồ trong SGK
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim, cá? Tại sao?
Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu? Từ chim rộng hơn từ tu hú, sáo?
Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
Thế nào là một từ ngữ có nghĩa rộng? Thế nào là một từ ngữ có nghĩa hẹp?
Một từ ngữ có thể vùa có nghĩa rộng và nghĩa hẹp được không? Tại sao?
Em hãy lấy một từ ngữ vừa có nghĩa rộng và nghĩa hẹp?
HS đọc ghi nhớ: SGK
Cho HS lập sơ đồ, có thể theo mẫu bài học hoặc HS tự sáng tạo
Cho HS thảo luận 1 nhóm làm một câu
Cho 4 nhóm lên bảng ghi những từ ngữ có nghĩa hẹp của các từ ở BT3 trong thời gian 3 phút? ( Câu a, b, c, d)
Làm ở nhà
 1.Tìm hiểu: 
 a. Quan sát sơ đồ:
 b.. Nhận xét:
- Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá
- Vì: Phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của 3 từ thú, chim, cá
- Các từ thú, chim, cá có phạm vi nghĩa rông hơn các từ voi, hươu, tu hú....có phạm vi nghĩa hẹp hơn động vật.
Vì tính chất rộng hẹp của nghĩa từ ngữ chỉ là tương đối.
2. Ghi nhớ: SGK
 Bài tập 1:
 Bài Tập 2:
 a. Chất đốt.
 b. Nghệ thuật.
 c. Thức ăn.
 d. Nhìn.
 e. Đánh.
 Bài tập 3:
a. Xe cộ: Xe đạp, xe máy, xe hơi.
b. Kim loại: Sắt, đồng, nhôm.
c: Hoa quả: Chanh, cam.
d. Mang: Xách, khiêng, gánh.
 Bài tập 4:
 Bài tập 5:
- Động từ nghĩa rông: Khóc.
- Động từ nghĩa hẹp: Nức nỡ, sụt sùi.
Hướng dẫn tự học:
Tìm các từ ngữ thuộc cùng một phạm vi nghĩa trong một bài trong SGK Sinh học (hoặc Vật lí, Hoá học,...). Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát về nghĩa của các từ ngữ đó.
E. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 
Tiết PPCT
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
A. Mức độ cần đạt :
- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể.
- Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Chủ đề văn bản.
- Những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.
2. Kĩ năng :
- Đọc – hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
- Trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.
3. Thái độ
- H S có ý thức xác định chủ đề và có tính nhất quán khi xác định chủ đề của văn bản.
C. Phương pháp :
- Gợi tìm, thảo luận, giải quyết vấn đề.	
D. Tiến trình dạy học :
1. OÅn định lớp : Kiểm diện học sinh ..................................................
2. Kiểm tra bài cũ : Nêu nội dung chính của văn bản " Tôi đi học"
3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Để tái hiện được những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học, tác giả đã đặt nhan đề của văn bản và sử dụng những câu, những từ ngữ như thế nào?
Để tô đậm cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng nhân vật " Tôi " trong ngày đầu đi học, tác giả đã sử dụng các từ ngữ, chi tiết như thế nào?
Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
Tính thống nhất này thể hiện ở những phương diện nào?
Bài học cần ghi nhớ điều gì?
 GV cho HS đọc to phần ghi nhớ.
HS đọc kĩ văn bản " Rừng cọ quê tôi " và trả lời các câu hỏi SGK.
HS đọc kĩ bài tập 2, thảo luận nhóm sau đó
 I - Chủ đề của văn bản: 
1. Tìm hiểu: 
- Nhớ lại những kỉ niệm buổi đầu đi học.
- " Tôi " Phát biểu ý kiến và bộc lộ cảm xúc của mình về một kỉ niệm sâu sắc về th ...  niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho.
- Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định.
- Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp.
3. Thái độ
Giáo dục HS ý thức học tập
C. Phương pháp :
- Trực quan, thảo luận, giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học :
1. OÅn định lớp : Kiểm diện học sinh ..................................................
2. Kiểm tra bài cũ :
Bố cục của văn bản? Nhiệm vụ của từng phần? mối quan hệ giữa các phần?.
Cho biết cách sắp xếp nội dung phần thân bài?
3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HS đọc văn bản " Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn"
Văn bản trên gồm mấy ý?
Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn?
 - 2ý
 - Mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn
Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
 - Dấu hiệu: Viết hoa lùi đầu dòng và có dấu chấm xuống dòng.
Vậy theo em đoạn văn là gì?
( Đ.văn là đơn vị trên câu, có vai trò quan trọng trong việc tạo lập văn bản)
Đọc lại đoạn văn và tìm từ ngữ có tác dụng duy trì đối tượng trong đoạn văn?
 - Đ1: Ngô Tất Tố (ông, nhà văn)
 - Đ2: Tắt đèn
Đọc đoạn 2 của văn bản và tìm câu then chốt của đoạn văn?
 Đ2: Câu : Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất tố.
Tại sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn văn?
- Nội dung: Mang nội dung khái quát của cả đoạn văn.
Em hãy nhận xét gì về nội dung hình thức và vị trí của câu chủ đề?
 - Hình thức: Lời lẽ ngắn gọn, thường có 2 thành phần chính
 - Vị trí: Đầu hoặc cuối đoạn.
Đọc 2 đoạn văn về Ngô Tất Tố.
Đoạn 1 có câu chủ đề không? Em có nhận xét gì về các ý được trình bày trong câu?
 - Đoạn 1: Không có câu chủ đề -> Các ý được lần lượt trình bày trong các câu bình đẳng với nhau.
Câu chủ đề của đoạn 2 là gì? Nó được đặt ở vị trí nào? Mối quan hệ giữa câu chủ đề với các câu khác trong đoạn? 
- Đọc đoạn văn mục II2b. Đoạn văn có câu chủ đề ko? nếu có thì nó ở vị trí nào?
Gọi 2 HS đọc: ghi nhớ.
HS đọc văn bản " Ai nhầm" văn bản có mấy ý? Mỗi ý đc diễn đạt thành mấy đoạn văn?
HS đọc yêu cầu BT2
I/ - Thế nào là đoạn văn:
1. Tìm hiểu:
2. Kết luận:
Đoạn văn:
Đơn vị trực tiếp tạo nên vbản.
về hình thức: Viết hoa lùi đầu dòng.
Ndung: biểu đạt 1 ý tương đối hoàn chỉnh
II/ - Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn:
 a. Tìm hiểu:
 Ví dụ: (SGK)
 b. Kết luận: ( SGK )
2.Cách trình bày nội dung đoạn văn:
 a. Tìm hiểu:
 Đoạn1:
- trình bày theo cách song hành.
Đ2: Câu chủ đề đoạn đầu- mang ý nghĩa khái quát của cả đoạn, các câu sau bổ sung, làm rõ nội dung câu chủ đề ( Câu khai triển)
Đoạn 2b: 
Câu chủ đề: Cuối đoạn văn.
=> Trình bày theo cách quy nạp.
 b. Kết luận:
 Ghi nhớ: SGK
III/ - Luyện tập:
Bài tập 1:
- Văn bản gồm 2 ý.
- Những ý diễn đạt thành 1 đoạn văn
Bài tập 2:
- Đoạn a: diễn dịch.
- Đoạn b: Song hành.
- Đoạn c: Song hành.
Hướng dẫn tự học:
Tìm hiểu mối quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn cho trước, từ đó chỉ ra cách trình bày các ý trong đoạn văn.
E. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 
Tiết PPCT
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
Viết bài tập làm văn số 1 văn tự sự
A. Mức độ cần đạt :
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
Ôn tập lại kiểu bài văn tự sự đã học ở lớp 6. Đồng thời biết kết hợp với kiểu bài biểu cảm đã học lớp 7.
2. Kĩ năng :
Rèn luyện kĩ năng viết bài văn, đoạn văn, viết câu, kĩ năng diễn đạt mạch lạc, trôi chảy.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức nghiêm túc, độc lập suy nghĩ.
C. Phương pháp :
- Tự luận( Viết vở)
D. Tiến trình dạy học :
1. OÅn định lớp : Kiểm diện học sinh ..................................................
2. Kiểm tra bài cũ : 
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới : 
GV: Ghi đề lên bảng:
Đề: Người ấy ( bạn, thầy, người thân.....) sống mãi trong lòng tôi.
 Yêu cầu: - HS xác định đúng kiểu bài tự sự.
	 - Xác định được ngôi kể, nói được kỉ niệm khó phai về đối tượng ấy.
 Đáp án, biểu điểm.
 I/. Mở bài.
- Giới thiệu được đối tượng sẽ kể.
- ấn tượng khó phai về người ấy.
 II/. Thân bài.
- Kể lại những kỉ niệm khó phai, những tình cảm sâu sắc.
* Chú ý: Xác định trình tự kể: - Theo thời gian, không gian.
	 - Theo diễn biến của sự việc.
	 - Theo diễn biến tâm trạng, cảm xúc...
 III/. Kết bài.
- K/định lại tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với người ấy.
- Mong ước của bản thân dành cho người ấy.
* Biểu điểm:
+ Điểm 9, 10: - Bài viết xác định đúng kiểu bài, xác định được ngôi kể.
	- Kể một cách chân thành, cảm động về người đã để lại cho mình những ấn tượng khó quên.
	- Văn viết trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc. Không sai lỗi chính tả.
+ Điểm 7, 8: Trình bày khá đầy đủ những yêu cầu đề ra. Văn viết khá trôi chảy, mạch lạc, ít lỗi về dùng từ, đặt câu.
+ Điểm 5, 6: Biết cách kể song diễn đạt chưa trôi chảy. Có sai chính tả.
Điểm 3, 4: Kể còn lan man, chưa xác định đúng yêu cầu cuả đề.
Văn viết lủng củng, sai nhiều chính tả.
+ Điểm 1,2: Hiểu sai yêu cầu của đề, văn viết cẩu thả, sai nhiều lỗi chính tả.
 IV/. Đánh giá kết quả:
GV nhận xét giờ kiểm tra
 V/. Hướng dẫn dặn dò:
- Ôn lại lí thuyết văn tự sự.
- Chuẩn bị bài: Lão Hạc ( tiết 1). Đọc kĩ văn bản, nắm kĩ tác giả, tác phẩm. Xem trước các chú thích.
Tuần : 
Tiết PPCT
Ngày soạn: 
Ngày dạy :
Văn bản:	Lão Hạc
( Nam Cao)
A. Mức độ cần đạt :
- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao.
- Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân qua hình tượng nhân vật Lão Hạc ; Lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của người nông dân cùng khổ.
- Thấy được nghệ thuật viết truyện bậc thầy của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật.
2. Kĩ năng :
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ
Giáo dục HS biết yêu thương, cảm thông quý trọng con người nghèo khổ bất hạnh có tâm hồn cao cả.
C. Phương pháp :
- Tìm hiểu, vấn đáp, đàm thoại, giải quyết vấn đề.
D. Tiến trình dạy học :
1. OÅn định lớp : Kiểm diện học sinh ..................................................
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Từ các nhân vật chi Dậu, anh Dậu và bà lão hàng xóm, em có thể khái quát điều gì về số phận và phẩm chất của nd VN trước CMT8.
- Quy luật " Có áp bức có đấu tranh" Tức nước vỡ bờ trong đoạn trích được thể hiện như thế nào?
3. Bài mới : 
Có những người nuôi chó, quý chó như người, như con. Nhưng quý chó đến mức như Lão Hạc thì thật là hiếm và quý đến thế, tại sao lão lại bán chó để rồi dằn vặt, hành hạ mình và cuối cùng tự tìm đến cái chết dữ dội, thê thảm? Nhà văn Nam Cao muốn gửi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động này.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
? Hãy nêu những hiểu biết về tác giả, tác phẩm?
- HS nêu GV chốt nội dung
GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ thật kĩ ở nhà sau đó tóm tắt những nét chính? ( Tình cảnh gia đình LH, tình cảm của lão với cậu vàng, sự túng quẩn ngày càng đe dọa lão...)
Sau đó GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc đến hết đoạn trích.
Yêu cầu HS tóm tắt lại đoạn trích. Chú ý các chi tiết.
- Lão Hạc kể chuyện bán chó, ông giáo cảm thông, an ủi.
- LH nhờ cậy ông giáo 2 việc.
- CS của LH sau đó, thái độ của ông giáo và bà tư khi biết lão xin bã chó....
- Cái chết của lão Hạc.
 Chú thích: 5,6, 9, 10, 11, 15, 21, 24, 28, 31,40, 43.
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu phân tích tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu vàng.
 HS đọc đoạn đầu ....nhanh lắm "
 ? Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng được diễn tả qua những chi tiết nào ?
 - Cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước, mặt co rúm lại, nước mắt chảy ra, khóc hu hu...
 ? Qua những chi tiết trên, tâm trạng lão Hạc khi bán cậu vàng như thế nào?
 ? Nguyên nhân nào buộc lão phải bán cậu vàng /
 - Vì nghèo khổ quá
 - không muốn đụng đến số tiền giành dụm cho con
 ? Việc bán cậu Vàng, tâm trạng của lão Hạc cho em biết lão Hạc là người như thế nào ?
* GV giúp HS hiểu ý nghĩa cái chết của lão Hạc.
 HS đọc đoạn còn lại.
? Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của lão Hạc ?
 - HS trả lời
 ? Hãy kể vắn tắt cái chết của lão Hạc ?
 ? Nhân xét về cái chết của lão Hạc ?
 ? Cái chết đó có ý nghĩa gì ?
 - HS thảo luận rút ra nội dung - GV chốt
 * GV hướng dẫn HS tìm hiểu tình cảm, thái độ của Tôi đối với lão Hạc.
? Nhân vật Tôi đối xử với lão Hạc như thế nào?
 - Thương, thông cảm
* GV hướng dẫn Hs tìm bút pháp nghệ thuật trong văn bản
 Nhận xét nghệ thuật tác giả dử dụng trong văn bản?
Hướng dẫn HS rút ghi nhớ
 ? Học xong VB, em rút ra ghi nhớ gì?
 - HS đọc ghi nhớ - GV chốt nội dung
I/ - Tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm:
 - Tác giả: Nam Cao thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa nhân đạo, yêu thương trân trọng con người.
 - Tác phẩm: " Lão Hạc "truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao trước CM tháng Tám.
 2. Đọc,. tóm tắt:
 3. Từ khó:
II. Tìm hiểu nội dung văn bản 
1. Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng:
 - Day dứt, đau đớn, khổ sở, ân hận, xót thương...
 * Sống tình nghĩa thuỷ chung, trung thực.
2. Cái chết của lão Hạc:
- Cái chết dữ dội, thương tâm
 - Tự giải thoát
* Chết: - Giữ toàn vốn liếng cho con
 - Giữ được lòng tự trọng
 -> Để lại nổi ám ảnh cho mọi người => Phê phán, tố cáo XHTDPK
 3. Thái độ của nhân vật Tôi:
- Thương yêu, thông cảm và quí trọng.
4. Nghệ thuật:
 - Khắc hoạ thành công đặc điểm, tính cách nhân vật
 - Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc.
III. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với Lão hạt.
- Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động.
- Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách quan, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể hoá cao.
b. Nội dung:
Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng.
Hướng dẫn tự học:
Đọc diễn cảm đoạn trích (chú ý giọng điệu, ngữ điệu của các nhân vật, nhất là sự thay đổi trong ngôn ngữ kể của nhân vật ông giáo về Lão Hạc.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 8 chuan nam hoc 20102011.doc