Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN - Tuần 5

Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN - Tuần 5

TUẦN: 05

TIẾT: 17

 Tiếng Việt

 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ

 = =  =  = = =

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu thế nào là từ địa phương, biệt ngữ xã hội.

 - Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phượng, biệt ngữ xã hội trong văn bản.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

 - Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.

 - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.

 2/ Kĩ năng:

 - Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

 - Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.

III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 05
TIẾT: 17
Ngày soạn: 8/9/2011
Ngày dạy: 13/9/2011 Tiếng Việt
 TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ 
 = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu thế nào là từ địa phương, biệt ngữ xã hội.
 - Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phượng, biệt ngữ xã hội trong văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
 - Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
 - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
 2/ Kĩ năng: 
 - Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
 - Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân 
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 
Noäi dung
1. Ổn định : (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
? Thế nào là từ tượng hình? Cho ví dụ?
? Thế nào là từ tượng thanh? Cho ví dụ?
? Nêu tác dụng của nó?
3. Giới thiện bài: (1’)
Tiếng Việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao. Tuy nhiên bên cạnh sự thống nhất cơ bản đó, tiếng nói mỗi địa phương cũng có những khác biệt về ngữ âm, từ vựng. Sự khác biệt ấy như thế nào?
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người.
à Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể , sinh động, có giá trị biểu cảm
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. (15’)
 Gv yêu cầu hs đọc phần I.
?Từ bắp, bẹ, ngô từ nào là từ địa phương, từ nào là từ được sử dụng trong toàn dân? 
GV: Ngô là từ toàn dân vì nó mang tính chuẩn mực văn hoá cao. 
-Bắp, bẹ: Là từ địa phương vì chưa có tính chuẩn mực văn hoá. 
?Từ địa phương là gì? Cho một vài ví dụ? 
GV: Mô, tê, răng, rứa là từ địa phương trung bộ. 
?Từ toàn dân là gì? Cho một vài ví dụ? 
GV: Mũ, nhẫn, hoa tai, cha, mẹ, 
G
v yêu cầu hs đọc phần II.
? Tại sao đoạn văn này lúc dùng mẹ lúc dùng mợ.Tầng lớp xã hội nào gọi mẹ bằng mợ, gọi cha là cậu? 
GV:Cậu, mợ là biệt ngữ xã hội. 
?Các từ “trúng tủ”, “ngỗng” có nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng? 
?Cho một vài ví dụ về biệt ngữ xã hội?
GV:Cây gậy, còng, cây cuốc, trứng ngỗng,thuộc tầng lớp học sinh, sinh viên. 
?Biệt ngữ xã hội là gì?
Gv yêu cầu hs đọc phần III.
? Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì? Tại sao không nên lạm dụng khi sử dụng? 
GV: Trong từng địa phương có sử dụng từ ngữ khác nhau nên chúng ta cần quan tâm đến đối tượng giao tiếp. 
?Tại sao trong bài thơ tác giả lại dùng từ địa phương và biệt ngữ xã hội? 
Gv yêu cầu hs đọc ghi nhớ.
- HS đọc phần I. 
-Bắp, bẹ: Là từ ngữ địa phương. 
-Ngô: Là từ được sử dụng trong toàn dân. 
- Từ địa phương là từ được sử dụng trong một địa phương nhất định. 
VD: Trái thơm, mè, heo, muỗng, chén, bình thuỷ, là từ ngữ thuộc địa phương Nam Bộ. 
- Từ toàn dân là từ được sử dụng rộng rãi trong toàn dân. 
VD: Trái dứa, vừng, lợn, thìa,
-Hs đọc phần II. 
- HS thảo luận 2 phút. 
- Mẹ: từ toàn dân. 
- Mợ: Từ của một tầng lớp nhất định. 
žMẹ – mợ là hai từ đồng nghĩa. 
- Trong xã hội phong kiến mẹ được gọi là mợ, cha gọi là cậu đối với tầng lớp trung lưu và thượng lưu. 
- Ngỗng: Điểm 2 . 
- Trúng tủ: Thi, kiểm tra đúng phần đã học thuộc lòng. 
- Hai từ này được sử dụng trong tầng lớp hs và sinh viên. 
VD: Trẫm, long sàng, khanh, thần, bệ hạ,  Thuộc tầng lớp vua, quan thời phong kiến. 
-Hs đọc ghi nhớ. 
Hs đọc phần III và trả lời câu hỏi. 
- Chúng ta cần chú ý đến đối tượng giao tiếp, tình huống và hoàn cảnh giao tiếp. 
- Chúng ta không nên lạm dụng khi sử dụng vì nó gây sự tối nghĩa,khó hiểu đối với người nghe.
- Nhằm tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân, ính cách nhân vật. 
- HS đọc phần ghi nhớ. 
A/ Tìm hiểu chung.
I/ Từ ngữ địa phương. 
1/. Tìm hiểu ví dụ: Sgk/56
- Bắp, bẹ: Từ ngữ địa phương. 
- Ngô: Từ toàn dân. 
2/. Kết luận.
 Từ địa phương là từ được sử dụng trong một địa phương nhất định. 
II/ Biệt ngữ xã hội. 
1/. Tìm hiểu ví dụ : Sgk/57
* Ví dụ a.
- Mẹ: Từ toàn dân. 
- Mợ: Biệt ngữ xã hội. 
ž Mợ, mẹ là từ đồng nghĩa. 
- Cậu mợ dùng trong tầng lớp trung lưu và thượng lưu. 
 * Ví dụ b.
- Ngỗng: Điểm 2. 
- Trúng tủ: Đúng phần đã học thuộc lòng.
ž Thuộc tầng lớp học sinh, sinh viên. 
2/. Kết luận.
Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
III/ Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. 
- Phải phù hợp với đối tượng và tình huống giao tiếp. 
- Không nên lạm dụng chúng vì gây khó hiểu. 
-Trong văn chương tác giả dùng hai lớp từ này để thể hiện nét riêng của ngôn ngữ và tính cách nhân vật.
Hoạt động 2: Luyện tập. (20’)
? Tìm từ ngữ địa phương và từ toàn dân tương ứng? 
? Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh và tầng lớp khác, giải nghĩa? 
? Câu dùng từ địa phương đánh dấu (+), không dùng đánh dấu (-)?
- Hs đọc bài tập 1. 
- TNĐP - TNTD
+ Má + Mẹ 
+ Muỗng + Thìa 
+ Chén + Bát
+ Vịt xiêm + Ngan 
-HS đọc bài tập 2. 
- Ăn trứng: Điểm 0. 
- Bể tủ: Học không ngay đề ra. 
- Còng: Điểm 8. 
-Hs đọc bài tập 3. 
a.+ b. –
c. - d. –
e. - g. –
B/ Luyện tập.
Bài tập 1. 
TNĐP TNTD
+ Heo. + Lợn.
+ Cà rá. + Nhẫn.
+ Viết. + Bút.
- Ghe-thuyền
- Bông-hoa
- Trái-quả
- Hòm-quan tài
- Chén-bát
Bài tập 2. 
- Cây cuốc: điểm 7.
- Coppy: xem tài liệu thi hoặc kiểm tra.
Bài tập 3. 
Trường hợp a nên dùng từ ngữ địa phương, các trường hợp khác không nên dùng từ ngữ địa phương.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’)
 Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. 
4. Củng cố:	(3’)
 ? Tìm câu ca dao có sử dụng từ ngữ địa phương?
? Giải thích nghĩa của các biệt ngữ sau
+ Trẫm
+ Khanh
+ Ngự đệ
5. Dặn dò: 	(2’)	
 - Sưu tầm một số câu ca dao, hò, vè, thơ, văn có sử dụng từ địc phương và biệt ngữ xã hội. 
- Xem lại nội dung bài và học thuộc bài.
- Soạn bài: “Tóm tắt văn bản tự sự”
+ Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
+ Cách tóm tắt văn bản tự sự.
- Đứng bên ni đồngbát ngát
 - Đứng bên tê đồng mênh mông
à vua xưng hô
à vua gọi các quan
à em vua
C/ Hướng dẫn tự học.
Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. 
TUẦN: 05
TIẾT: 18
Ngày soạn: 8/9/2011
Ngày dạy: 13/9/2011 Tập làm văn
 TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
 = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Biết cách tóm tắt một văn bản tự sự.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
 Các yêu cầu đối với việc tóm tắt một văn bản tự sự.
 2/ Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân 
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 
Noäi dung
1. Ổn định : (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
? Để liên kết đoạn văn ta có các phương tiện liên kết nào?
 3. Giới thiện bài: (1’)
Tóm tắt là một kỹ năng rất cấn thiết trong cuộc sống cũng như trong học tập. Khi ta ra đường chứng kiến một sự việc ( hay đọc một tác phẩm văn học) ta không nhớ hết từng câu, từng chữ để truyền đạt lại cho người khác. Khi đó ta cần phải tóm tắt.
- Dùng từ ngữ có quan hệ liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập,tổng kết, khái quát
- Dùng câu nối.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. (15’)
 Gv yêu cầu hs đọc phần I.
?Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau? 
Gv giải thích và bổ sung thêm. 
?Cho biết những yếu tố quan trọng nhất trong tác phẩm tự sự? 
?Ngoài những yếu tố ấy tác phẩm tự sự còn có yếu tố nào khác? 
?Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? 
Gv yêu cầu hs đọc phần II
?Đoạn văn trên tóm tắt nội dung của văn bản nào?Tại sao em biết? 
?Đoạn văn có nêu được nội dung chính của văn bản không? 
?Văn bản tóm tắt có gì khác so với văn bản chính? 
Gv: Văn bản tóm tắt không phải là trích nguyên văn từ tác phẩm mà phải bằng lời lẻ của chính mình. 
? Nêu yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt? 
Gv: Không nên xuyên tạc văn bản. 
?Muốn viết một văn bản tóm tắt cần làm những gì? Thực hiện theo trình tự nào?
? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? Cách tóm tắt văn bản tự sự? 
Gv yêu cầu hs đọc ghi nhớ.
- Hs đọc phần I và trả lời câu hỏi. 
- Chọn câu b là đúng nhất. 
-Yếu tố quan trọng nhất là: Sự việc chính và nhân vật chính. 
- Ngoài ra còn có những yếu tố khác là sự việc phụ và nhân vật phụ. 
-Tóm tắt văn bản tự sự là ghi lại một cách trung thành, chính xác nội dung chính của một văn bản nào đó để người chưa đọc nắm được văn bản tự sự ấy. 
-Hs đọc phần II. 
- Đoạn văn tóm tắt nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. 
- Dựa vào các nhân vật, sự vịêc, chi tiết tiêu biểu nêu ở văn bản tóm tắt. 
-Đoạn văn tóm tắt đã nêu được nội dung chính của văn bản gốc. 
- VBG. – VBTT. 
+ Dài + Ngắn 
+ Nhân vật và sự + Ít nhân vật và 
việc nhiều. Sự việc. 
 + Dùng lời lẽ 
 của mình
- Đảm bảo tính hoàn chỉnh: Phải cho người đọc hình dung toàn bộ câu chuyện. 
- Đảm bảo tính khách quan: Trung thành với nội dung của văn bản . 
-Đảm bảo tính cân đối: Số lượng dành cho nhân vật chính và sự việc chính. 
-HS thảo luận 3p. 
 + Đọc kĩ văn bản được tóm tắt để nắm vững nội dung của văn bản ấy. 
+ Xác định nội dung chính cần tóm tắt :Lựa chọn các nhân vật chính và những sự vịec tiêu biểu. 
- Sắp xếp nội dung chính theo một trình tự hợp lí. 
- Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình. 
-Hs đọc phần ghi nhớ sgk. 
A/ Tìm hiểu chung.
I/. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
 Là ghi lại một cách ngắn gọn, chính xác, trung thành với nội dung chính của văn bản. 
II/. Cách tóm tắt văn bản tự sự.
1/ Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt. 
- Đảm bảo tính hoàn chỉnh. 
- Đảm bảo tính khách quan . 
-Đảm bảo tính cân đối. 
2/ Các bước tóm tắt văn bản tự sự . 
- Đọc kĩ văn bản gốc. 
- Xác định nhân vật và sự việc chính. 
- Sắp xếp theo trình tự hợp lí. 
- Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học. (5’)
4. Củng cố:	(3’)
- Tóm tắt văn bản tự sự là gì? 
- Trình bày những yêu cầu và cách tóm tắt văn bản tự sự? 
- Tóm tắt văn bản “ Con Rồng Cháu Tiên”. 
 5. Dặn dò: 	(2’)	
 - Học thuộc phần ghi nhớ sgk. 
- Chuẩn bị bài “Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự”. 
 + Tóm tắt văn bản “Lão Hạc”. 
 + Tóm tắt văn bản “Tức nước vỡ bờ”. 
B/ Hướng dẫn tự học.
 Tìm một văn bản tự sự đã học để tóm tắt ngắn gọn bằng lời văn của mình.
TUẦN: 05
TIẾT: 19
Ngày soạn: 9/9/2011
Ngày dạy: 14/9/2011 Tập làm văn
 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ	 	 = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Luyện tập cách tóm tắt một văn bản tự sự đã học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
 Ôn và nắm lại các yêu cầu đối với việc tóm tắt một văn bản tự sự.
 2/ Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu, nắm bắt được toàn bộ cốt truyện của văn bản tự sự.
- Phân biệt sự khác nhau giữa tóm tắt khái quát và tóm tắt chi tiết.
- Tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với yêu cầu sử dụng.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân 
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 
Noäi dung
1. Ổn định : (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
? Yêu cầu của văn bản tóm tắt?
? Các bước tóm tắt văn bản tự sự?
3. Giới thiện bài: (1’)
ở tiết trước các em đã nắm được mục đích và cách tóm tắt văn bản tự sự .Để thành thạo hơn trong việc tóm tắt văn bản,tiết này chúng ta sẽ đi vào tiết luyện tập.
- Dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn nội dung chính
-Có nhân vật chính, sự việc chính.
 + Nêu được nội dung chính
+ Lời văn ngắn gọn
+ Đọc kỹ
+ Xác định nội dung chính theo trình tự hợp lí
+ Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. (15’)
?Nhắc lại những yêu cầu và các bước tóm tắt văn bản tự sự? 
Hs ôn lại kiến thức cũ. 
- Các bước tóm tắt: 
+ Đọc kĩ văn bản. 
+ Xác định sự việc và nhân vật chính. 
+ Sắp xếp nội dung chính theo một trình tự hợp lí. 
+ Viết văn bản bằng lời văn của mình.
- Yêu cầu: 
+ Đảm bảo tính khách quan . 
+ Đảm bảo tính cân đối. 
+ Đảm bảo tính hoàn chỉnh. 
I/ Tìm hiểu chung.
- Yêu cầu: 
+ Đảm bảo tính khách quan . 
+ Đảm bảo tính cân đối. 
+ Đảm bảo tính hoàn chỉnh
Hoạt động 2: Luyện tập. (20’)
 ?Bản liệt kê đã nêu được những sự việc và nhân vật tiêu biểu chưa?Nếu bổ sung cân thêm những gì? 
?Viết tóm tắt truyện “Lão Hạc” bằng một văn bản ngắn gọn ?
GV: Nhận xét, đánh giá, sửa chữa và có thể cho điểm. 
? Hãy nêu sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố? 
? Ý kiến của em về nhận định sgk ?
-Hs đọc bài tập 1. 
-Bản liệt kê đã nêu rõ các sự việc và nhân vật tiêu biểu nhưng còn sắp xếp lộn xộn,thiếu mạch lạc. 
žCần sắp xếp lại. 
-Hs thảo luận 5p. 
- Lão Hãc có một con trai và một mãnh vườn, một con chó vàng. Vì không cưới được người mình yêu, con trai lão phẫn chí đi phu ở đồn điền cao su, lão chỉ còn cậu vàng. Muốn giữ mãnh vườn cho con,lão đành bán con chó dù lão rất đau khổ. Sau đó lão mang tiền dành dụm được gởi ông giáo và nhờ ông trông coi mãnh vườn cho con lão. Cuộc sống của lão ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp. Thế nhưng lão từ chối sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm lão xin Binh Tư ít bã chó để thuốc con chó lạ, ông giáo rất buồn về việc ấy. Nhưng lão bỗng nhiên chết, cái chết thật dữ dội, cả lang không ai hiểu vì sao lão chết một cách bất thình lình và đau đớn như thế trừ ông giáo và Binh Tư. 
-Hs thảo luận 3p. 
- Nhân vật chính: chị Dậu. 
- Sự việc chính: Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng. 
- Dựa vào sự việc và nhân vật chính để viết thành văn bản tóm tắt dài khoảng 10 dòng. 
-Hs đọc bài tập 3. 
-Văn bản “Trong lòng mẹ” và “Tôi đi học” là hai tác phẩm tự sự rất giàu chất thơ, ít sự việc. Các tác giả tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật. Vì thế hai văn bản này rất khó tóm tắt.
II/ Luyện tập.
 1/ Tóm tắt văn bản “Lão Hạc “ của Nam Cao. 
- Sắp xếp lại: b, a, d, c, g, e, I, h, k. 
2/ Tóm tắt văn bản “ Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố. 
3/ Văn bản “ Trong lòng mẹ” và “Tôi đi học”. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’)
4. Củng cố:	(3’)
 Gv cho hs đọc hai văn bản đọc thêm tóm tắt truyện Dế Mèn và Quan Âm Thị Kính?
5. Dặn dò: 	(2’)	
 - Học bài, nắm vững nội dung.
- Viết lại văn bản tóm tắt “ Tức nước vỡ bờ” theo hướng dẫn.
 - Đọc và tóm tắt 1 truyện cổ tích mà em thích.
 - Soạn bài: “ Cô bé bán diêm” : đọc kỹ, xem tác giả, tác phẩm, tóm tắt văn bản
III/ Hướng dẫn tự học.
Tìm một văn bản tự sự để tóm tắt.
TUẦN: 05
TIẾT: 20
Ngày soạn: 11/9/2011
Ngày dạy: 16/9/2011 Tập làm văn
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1	 
 = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Tạo lập được một văn bản tự sự theo yêu cầu.
- Đánh giá được chất lượng bài làm của mình trình độ tạo lập văn bản của bản thân nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa ở những bài sau.
 II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Củng cố lại kiến thức về kiểu văn bản tự sự kết hợp với việc tóm tắt văn bản tự sự
 2/ Kĩ năng: 
- Sử dụng ngôn ngữ về xây dựng đoạn văn và tổ chức văn bản.
- Vận dụng, kết hợp tốt các phương thức biểu đạt ttrong bài viết của mình.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân 
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 
Noäi dung
1. Ổn định : (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
Tóm tắt văn bản Tô đi học. 
3. Giới thiện bài: (1’)
 Các em đã làm bài viết số 1 ở tuần trước. Để biết được bài viết của mình có đi đúng hướng yêu cầu của đề không? Bố cục rõ ràng chưa? Hôm nay cô sẽ phát bài cho các em.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. (5’)
 Gv ghi đề lên bảng.
? Đề bài ra thuộc thể loại nào? 
?Yêu cầu của đề bài? 
- Hs đọc đề bài. 
-Thể loại: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. 
-Yêu cầu: Viết về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. 
I/ Tìm hiểu đề. 
Đề: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. 
Hoạt động 2: Lập dàn bài. (30’)
? Các em lập dàn ý cho đề văn? 
1/ Mở bài: Cảm nhận chung: Trong thời học sinh, ngày đầu tiên đi học bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu đậm.
2/. Thân bài: Diễn biến buổi khai giảng đầu tiên.
- Đêm trường ngày tựu trường: 
+ Chuẩn bị sách vỡ, quần áo mới.
+ Tâm trạng nôn nao, háo hức
- Trên đường đến trường:
+ Tung tăng bên mẹ, nhìn gì cũng đẹp
+ Ngôi trường đồ sộ >< mình nhỏ bé.
+ Ngại ngùng chỗ đông người.
+ Mẹ động viên à mạnh dạn hơn.
- Lúc dự lễ khai giảng: 
+ Tiếng trống vang lên dồn giã, thúc giục,
+ Lần đầu tiên trong đời, em được dự buổi lễ long trọng và trang nghiêm thế.
+Ngỡ ngàng, lạ lùng trước cảnh ấy.
+ Rụt rè làm quen với bạn mới. – 3/. Kết bài: Cảm xúc của em: thấy rằng mình đã lớn; tự nhủ phải chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ vui lòng.
II/ . Lập dàn bài.
1/ Mở bài: Cảm nhận chung: Trong thời học sinh, ngày đầu tiên đi học bao giờ cũng để lại ấn tượng sâu đậm.
2/. Thân bài: Diễn biến buổi khai giảng đầu tiên.
- Đêm trường ngày tựu trường: 
+ Chuẩn bị sách vỡ, quần áo mới.
+ Tâm trạng nôn nao, háo hức
- Trên đường đến trường:
+ Tung tăng bên mẹ, nhìn gì cũng đẹp
+ Ngôi trường đồ sộ >< mình nhỏ bé.
+ Ngại ngùng chỗ đông người.
+ Mẹ động viên à mạnh dạn hơn.
- Lúc dự lễ khai giảng: 
+ Tiếng trống vang lên dồn giã, thúc giục,
+ Lần đầu tiên trong đời, em được dự buổi lễ long trọng và trang nghiêm thế.
+Ngỡ ngàng, lạ lùng trước cảnh ấy.
+ Rụt rè làm quen với bạn mới. – 3/. Kết bài: Cảm xúc của em: thấy rằng mình đã lớn; tự nhủ phải chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ vui lòng.
GV nhận xét về ưu, khuyết điểm. 
- Ưu điểm: 
 + Phần đông các em có hiểu và bám sát yêu cầu đề bài.
 + Bố cục trình bày tương đối hợp lí.
 + Đa số trình bày sạch đẹp rõ ràng, không tẩy xóa nhiều ttrong bài viết.
 + Biết kết hợp một số phương thức biểu đạt trong bài viết.
 - Khuyết điểm:
 + Vẫn còn viết lạc đề, chưa bám sát đề không đúng với kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
 + Một số bài viết chưa chia đoạn, chia ý nhất là ở phần thân bài.
 + Còn mắc các lỗi: liên kết câu, liên kết đoạn, chưa chuyển ý, chuyển đoạn hợp lí.
 + Câu chưa đủ các thành phần, Sử dụng dấu câu chưa phù hợp.
 + Còn sai chính tả nhiều, một số bài viết chưa cẩn thận, trình bày còn tẩy xóa nhiều.
- Gv công bố điểm cho hs, trả bài, đọc một vài bài văn làm tốt.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’)
4. Củng cố:	(3’)
 - Cần đọc kĩ đề trước sau đó tìm ý và lập dàn bài. Trên cơ sở dàn bài đã lập mới viết bài, cuối cùng là cần đọc lại bài viết để có điều chỉnh kịp thời.
 - Xem kĩ các kiểu bài đã học để vận dụng linh hoạt trong các bài viết sau này.
 - Bố cục cần phải trình bày hợp lí, rõ ràng đặc biệt không nên gạch đầu dòng.
 - Giữa các câu, đoạn cần sử dụng các phương tiện liên kết để đoạn văn, bài văn có tính liên tục và mạch lạc hơn.
 - Cần viết chữ cẩn thận, trình bày sạch đẹp, không nên sử dụng viết xóa để tẩy xóa.
 - Xem lại bài viết số 1 và sửa chữa các khuyết điểm kịp thời.
5. Dặn dò: 	(2’)	
 - Về nhà học bài, tự sửa các lỗi trong bài viết của mình, tìm ra cách khắc phục các lỗi qua bài viết số 1.
 - Soạn bài: Cô bé bán diêm.
 + Đọc kĩ văn bản ít nhất 2 lần, sau đó tìm hiểu trước các chú thich trong SGK.
 + Xác định bố cục của văn bản.
 + Soạn trước các câu hỏi đọc – hiểu văn bản trang 68 SGK.
III/ Hướng dẫn tự học.
 Về nhà học bài, tự sửa các lỗi trong bài viết của mình, tìm ra cách khắc phục các lỗi qua bài viết số 1.
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI VIẾT SỐ 1.
LỚP
TỔNG SỐ HS
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
KÉM
S.lượng
%
S.lượng
%
S.lượng
%
S.lượng
%
S.lượng
%
8A1
25
8A2
8A3
Tổng cộng

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 5 CKTKN 2011.doc