Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN tiết 84: Văn bản: Tức cảnh Pác Bó (Hồ chí Minh)

Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN tiết 84: Văn bản: Tức cảnh Pác Bó (Hồ chí Minh)

Ngữ văn- Bài 20- Tiết 84

 Văn bản: Tức cảnh Pác Bó

 (Hồ chí Minh)

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- HS cảm nhận được niềm thích thú thực sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó; qua đó thấy được vẻ đệp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như một khách lâm tuyền ung dung sống hòa hợp với thiên nhiên.

- Hiểu được giá trị độc đáo của bài thơ.

2. Kỹ năng:

- HS có kỹ năng đọc , hiểu, cảm thụ thể thơ TNTT hiện đại.

3. Thái độ:

- HS có lòng yêu thiên nhiên đất nước, lòng kính yêu lãnh tụ.

- Tích hợp tư tưởng HCM

II- KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. Tự tin

2. nhận thưc

3. giao tiếp

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN tiết 84: Văn bản: Tức cảnh Pác Bó (Hồ chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N. soạn: 16/1/2011
N. giảng:8a..............8b...........
Ngữ văn- Bài 20- Tiết 84 
 Văn bản: Tức cảnh Pác Bó
 (Hồ chí Minh)
I- Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- HS cảm nhận được niềm thích thú thực sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian khổ ở Pác Bó; qua đó thấy được vẻ đệp tâm hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa như một khách lâm tuyền ung dung sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Hiểu được giá trị độc đáo của bài thơ.
2. Kỹ năng:
- HS có kỹ năng đọc , hiểu, cảm thụ thể thơ TNTT hiện đại.
3. Thái độ:
- HS có lòng yêu thiên nhiên đất nước, lòng kính yêu lãnh tụ.
- Tích hợp tư tưởng HCM
II- Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
Tự tin
 nhận thưc
giao tiếp
III- Đồ dùng dạy học:
1. GV :Kiến thức về TG.TP
2. HS : Vở soạn, SGK.
IV- Phương pháp:
- Trao đổi, đàm thoại, thảo luận.
V- Các bước lên lớp.
1. ổn định lớp: (1p).s:
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu và pt khổ thơ cuối của bài thơ?
3. Tiến trình tổ chức hoạt động:
*Khởi động:
ở lớp 7 các em đã được học 2 bài thơ hay của Bác Hồ . Hãy nhớ lại tên, hoàn cảnh sáng tác và thể lọai 2 bài thơ đó?
- HS trả lời.
- Gv dẫn lời: Đó là những bài thơ nổi tiếng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết hồi đầu kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc. Còn hôm nay, chúng ta lại tìm hiểu một bài thơ hay của bác “ Tức cảnh Pác Bó”
 Hoạt động của thầy và trò
 tg
 Nội dung chính
HĐ1: Đọc và thảo luận chú thích:
- MT: HS đọc được diễn cảm văn bản, hiểu một số chú thích khó.
- GV hướng dẫn HS cách đọc: giọng vui, pha
chút hóm hỉnh, nhẹ nhàng, thanh thoát, thoải
mái, sảng khoái; nhịp thơ 4/3 hoặc 2/2/3.
- GV đọc mẫu.
- 2 HS đọc .
- 1 HS nhận xét.
- GV nhận xét.
H: Nêu vài hiểu biết của em về Hồ Chí Minh
và hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
- HS trả lời.
- GV giải thích thêm (SGV/36)
- Yêu cầu HS thảo luận chú thích 1,2.
*HĐ2 : Bố cục
- MT: HS xác định được bố cục của văn bản, nội dung từng phần.
H: Bài thơ được viết theo thể gì?
Thể thơ:thất ngôn tứ tuyệt
H: Xét theo nội dung bài thơ có thể tách nội
dung bài thơ ra làm mấy ý lớn?
- 2 ý lớn: 
 + Câu 1,2,3: Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác Hồ (thú lâm tuyền).
 + Câu 4:Cái sang của Bác.
H: Trong bài thơ sử dụng những phương thức
biểu đạt nào?
- Tự sự + biểu cảm.
H: Phương thức nào là chủ yếu?
- Biểu cảm.
HĐ3 Tìm hiểu văn bản:
- MT: HS cảm nhận được niềm thích thú thực
sự của Hồ Chí Minh trong những ngày gian
khổ ở Pác Bó; qua đó thấy được vẻ đệp tâm
hồn của Bác, vừa là một chiến sĩ say mê cách
mạng, vừa như một khách lâm tuyền ung
dung sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Hiểu được giá trị độc đáo của bài thơ.
	 1 HS đọc câu thơ đầu của bài thơ. 
H: Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp và
biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu
thơ?
H: em hãy chỉ ra cấu tạo đặc biệt của phép
đối đó?
 + Đối vế câu: sáng ra bờ suối / tối vào hang.
 + Đối thời gian: sáng /tối. 
 + Đối ko gian: ra / vào.
H: Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này?
HSTL, nhận xét.
H: Em hiểu hoạt động “ra suối” “ vào hang”
của Bác ntn?
- Ra suối: làm việc.
- Vào hang: nơi sinh hoạt của Bác.
- GV bình: Cuộc sống hài hoà thư tháivà có ý
nghĩa của người cách mạng luôn làm chủ
hoàn cảnh. 
1 HS đọc câu thơ thứ 2.
H cuộc sống của Bác được giới thiệu ntn?
- Bữa cơm đơn ,sơ giản dị
H: Em có nhận xét gì về giọng thơ2 câu thơ
đầu của bài thơ?
- GV liên hệ:
 “Cảnh rừng Việt Bắc thật là haymặc sức say”
- 1HS đọc câu thơ thứ 3.
H: Câu thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ
thuật nào ? tác dụng của nó?
HSTL, nhận xét.
- GV bình:Câu thơ thứ 3 nói về công việc hàng ngày của Bác, Người ngồi trên chiếc bàn đá tự tạo chông chênh để dịch cuốn “ Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô” ra tiếng Việt Nam, làm tài liệu học tập , tuyên truyền cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ.
- GV giới thiệu tranh SGK/29.
-1 HS đọc câu thơ cuối.
H: Từ nào có ý nghĩa quan trọng trong câu
thơ?
H: Em hiểu cái sang của cuộc đời cách mạng
trong bài thơ này ntn? 
-HS thảo luận nhóm 
- đại diện nhóm trình bày.
- Cái sang trọng, giàu có về mặt tinh thần
- Cái sang trọng giàu có của mộ tâm hồn luôn
hoà hợp ,tự tin, thư thái trong sạch.
- Cái sang của người tự thấy mình có ích
cho cách mạng ngay cả trong gian khổ thiếu
thốn.
H: Em có nhận xét gì về câu thơ kết thúc bài
thơ?
H: Theo em có gì mới trong hình thức
thơTNTT của Bác so với thể thơ TNTT thời
Đường?
- Lời thơ thuần việt, giản dị , dễ hiểu.
- Giọng thơ tự nhiên, nhẹ nhàng.
- Tình cảm vui tươi, phấn chấn.
 HĐ4: Ghi nhớ
- MT: HS cảm nhận được ND&NT của bài
thơ.
 H: Qua tìm hiểu em cảm nhận gì về nội
 dung và nghệ thuật của văn bản?
- HS trả lời.
- GV chốt kl:
- Gọi 1HS đọc phần ghi nhớ
8p
3p
 24p
3p
 I - Đọc và thảo luận chú thích:
1. Đọc:
2. Thảo luận chú thích:
- * 
- Từ khó: 1,2.
 II- Bố cục:
 2 phần.
III- Tìm hiểu văn bản:
1. Cảnh sinh hoạt và làm viêc của Bác Hồ ở hang Pác Bó:
 “ Sáng ra bờ suối tối vào hang”
- Sáng ra bờ suối / tối vào hang.
 + Nhịp thơ 4/3 tạo thành 2 vế sóng đôi.
 + Phép đối: sáng ra / tối vào.
- Diễn tả hoạt động đều đặn, nhịp nhàng của con người.
- Diễn tả quan hệ gắn bó hoà hợp con người với nhiên nhiên.
“Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”
- Giọng thơ êm ái,nhẹ nhàng.Trong gian khổ vẫn thư thái vui tươi, say mê cuộc sống cách mạng, hoà hợp với thiên nhiên.
“ Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
- Đối ý, đối thanh (B-T), từ láy.Cảnh tượng người chiến sĩ vừa chân thực sinh động vừa lớn lao uy nghi.
2. Cái “sang” của cuộc đời cách mạng.
 “ Cuộc đời cách mạng thật là sang”
- Chữ “sang” kết thúc bài thơ có thể coi là chữ thần, là nhãn tự của bài thơ-> lạc quan tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng.
IV- Ghi nhớ: (SGK-30)
4. Củng cố và hướng dẫn học bài (2p)
H: Bài thơ giúp em hiểu điều cao quí nào ở con người Hồ Chí Minh?	
- Học thuộc lòng bài thơ và nội dung bài học.
- Soạn bài:Ngắm trăng, Đi đường.
- Chuẩn bị bài "Câu cầu khiến"
...........................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet84.doc