Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN tiết 81: Văn bản: Khi con tu hú (Tố Hữu)

Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN tiết 81: Văn bản: Khi con tu hú (Tố Hữu)

Ngữ văn - Bài 19 - Tiết 81

Văn bản: Khi con tu hú

 (Tố Hữu)

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- HS cảm nhận được lòng yêu sự sống,niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảmvà thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.

2. Kỹ năng:

- HS có kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ cái hay của thể thơ lục bát

3. Giáo dục:

- HS có lòng yêu đời, yêu lí tưởng cách mạng.

II- KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

1. tự nhận thức

2. giao tiếp

3. ra quyết định

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn KTKN tiết 81: Văn bản: Khi con tu hú (Tố Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N. soạn :14/1/2011 
N. giảng:8a:........ 8b:........... 
Ngữ văn - Bài 19 - Tiết 81 
Văn bản: Khi con tu hú
 (Tố Hữu)
I- Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- HS cảm nhận được lòng yêu sự sống,niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảmvà thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
2. Kỹ năng:
- HS có kỹ năng đọc, hiểu, cảm thụ cái hay của thể thơ lục bát
3. Giáo dục:
- HS có lòng yêu đời, yêu lí tưởng cách mạng.
II- Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
tự nhận thức
giao tiếp
ra quyết định
III- Đồ dùng dạy học:
1. GV: kiến thức về tác giả, tác phẩm. Chuẩn kt-kn
2. HS: SGK, vở soạn.
IV- Phương pháp: 
- Trao đổi, đàm thoại, phân tích.
V- các bước lên lớp:
1. ổn định lớp: (1p). 
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh” và phân tích khổ thơ cuối bài thơ?
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 *Khởi động:
 19 tuổi đời, đang hoạt động cách mạng sôi nổi, say xưa ở thành phố Huế thì Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt, giam ở xà lim số 1,nhà lao Thừa Phủ.Trong những bài thơ được in trong tập “Từ ấy”- phần 2: “Xiềng xích” có bài thơ lục bát ngắn: “Khi con tu hú”. Vậy nội dung của tác phẩm như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung chính
*HĐ1: Đọc và thảo luận chú thích:
- MT: HS đọc được văn bản, hiểu một số chú thích khó.
- GV hướng dẫn giọng đọc:6 câu đầu đọc với
giọng vui, náo nức, phấn chấn ; 4 câu sau đọc với giọng bực bội, nhấn mạnh các động từ, các từ ngữ cảm thán.
- GV đọc mẫu.
- 2 HS đọc	
- 1HS nhận xét.
- GV nhận xét, uốn nắn.
H:Nêu những hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu?
HSTL,nhận xét.
- GV khái quát.
H: Hoàn cảnh sáng tá bài thơ?
TL: Sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi nhà thơ bị bắt.
- GV yêu cầu HS thảo luận chú thích 1,2,4.
H: Theo em bài thơ được viết theo thể lọai
nào?
- Thể thơ: lục bát.
HĐ2 Bố cục:
- MT: HS xác định được bố cục của văn bản và nội dung từng phần.
H: Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- 2 phần
+ 6 câu thơ đầu: Cảnh mùa hè
+ 4 câu thơ sau : Tâm trạng của người tù.
H: Xác định phương thức biểu đạt chính của
bài thơ?
- Miêu tả+ biểu cảm.
HĐ3 Tìm hiểu văn bản:
- MT: HS cảm nhận được lòng yêu sự sống,niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảmvà thể thơ lục bát giản dị mà tha thiết.
H: Nên hiểu nhan đề bài thơ ntn?
HSTL, nhận xét,
H: Tóm tắt nội dung bài thơ?
- 1 HS đọc 6 câu thơ đầu.
H: Thời gian mùa hè được gợi tả bằng những
chi tiết nào?
H: Một sự sống ntn được gợi lên từ những âm
thanh đó?
GV bình: trong bài thơ “ Bếp lửa” của Băng
Việt cũng có tiếng tu hú:
 “ Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
 Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa’’
 Giống nhau gợi ko gian đồng quê, khác nhau là trong thơ cảu Bằng Việt gợi nhớ kỷ niệm thân thương của tình bà cháu nơi quê nhà.Còn trong bài thơ nàylà âm thanh báo hiệu mùa hè sôi động được cảm nhận từ tâm hồn yêu sống khao khát tự do .
H: Muà hè còn được gợi tả qua các tín hiệu của ko gian ntn?
 Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
 Trời xanh càng rộng càng cao
H: Không gian ấy nhuốm màu sắc nào?
H: Một sự sống ntn được gợi lên từ mầu sắc
ấy?
H: Những đặc sản nào cua mùa hạ được nhắc tới?
- Lúa chiêm đang chín
- Trái cây ngọt dần
H:Lúa chín, trái ngọt, bắp vàng là các sản vật gợi lên một sự sống ntn?
H:2 câu thơ cuối của đoạn thơ gợi lên một ko gian ntn?
- Không gian phóng túng tự do
H: Từ đó cho thấy tâm hồn của nhà thơ ntn?
- Nồng nàn t/y cuộc sống
- Tha thiết với c/đ tự do. – Nhạy cảm với biến
động c/đ
- Em có nhận xét gì về phạm vi miêu tả và cách sử dụng từ ngữ của tác giả? Tác dụng?
HSTL, nhận xét.
- 1 HS đọc 4 câu thơ còn lại.
H: Khi nghe hè dạy bên lòng người có cảm
giác ntn? ý nghĩa cáh diễn đạt này?
 “đạp tan phòng” Cảm giác bực bội u uất trong giam cầm bực bội, thiếu sinh khí.
H: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt trong
khổ thơ này?
- Cách ngắt nhịp bất thường.
- Từ ngữ mạnh:đạp, ngột, chết, kêu.
- Dùng từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao.
H: Em cảm nhận từ những lời bộc bạch đó
một tâm hồn ntn?
- Đầy nhiệt huyết sống, khao khát sống, khao
khát tự do.
- GV; Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú kêu thể hiện ở 2 câu thơ đầu và câu thơ cuối rất khác nhau.
H: Hai tâm trạng đó khác nhau ntn?
- HS thảo luận nhóm
- đại diện nhóm trả lời	
- HS khác nhận xét bổ xung.
- GV nhận xét kl:
+ Câu đầu:tâm trạng hòa hợp với sự sống mùa hè, biểu hiện niềm say mê cuộc sống.
+ Câu cuối: tâm trạng u uất nôn nóng, khắc khoải. Tâm trạng của kẻ bị cưỡng đoạt tự do, bị tách rời cuộc sống.
H: Vì sao có sự khác nhau đó?
- Vì 2 tâm trạng được khơi dậy ở 2 ko gian khác nhau: Tự do và mất tự do. 
H: Em cảm nhận được điều mãnh liệt nào
diễn ra trong tâm hồn con người từ những lời
thơ cuối cùng của bài thơ “ Khi con tu hú” ?
- Khao khát cao độ cuộc sống tự do
- Tâm hồn đang cháy bỏng lên khát vọng yêu
sống, yêu tự do.
GV: Bài thơ “ Khi con tu hú” cho ta thấy gì
trong tâm hồn thơ Tố Hữu?
+ Nhồn htơ nhạy cảm với mọi biểu hiện của
sự sống.
+ Hồn thơ yêu sự sống mãnh liệt.
+ Hồn thơ đấu tranh cho tự do.
+ Hồn thơ cách mạng.
H: Theo em những tác dụng của thể thơ lục bát đem lại cho bài thơ này là gì?
- Có ưu thế diễn tả cảm xúc tha thiết, nồng
cháy của tâm hồn.
- Giàu nhạc điệu.
- Dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc.
*HĐ4: ghi nhớ:
- MT: HS cảm nhận được ND&NT của bài thơ.
- CTH:
H: Từ việc tìm hiểu trên, em hãy cho biết
những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của
bài thơ?
- HS trả lời.
- GV chốt = ghi nhớ.
- GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ SGK
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc.
10p
 3p
25p
3p
I- Đọc và thảo luận chú thích:
1. Đọc:
2.Thảo luận chú thích:
 - * (sgk) 
 - từ khó :1,2,4.
II- Bố cục:
- 2p
III- Tìm hiểu văn bản:
1. Cảnh mùa hè:
- Thời gian: Mùa hè.
+ Tiếng tu hú.
+ Tiếng ve sầu.
->Sự sống rộn rã tưng bừng
tự do, thanh bình.
- Không gian:
 +Vàng, hồng, xanh.
 -> Rực rỡ sắc màu , đẹp đẽ lộng lẫy, thanh bình
- Sự sống đang sinh sôi nảy nở, đầy đặn, ngọt ngào.
- Không gian phóng túng tự do.
- Phạm vi miêu tả rộng lớn, có chọn lọc h/ả chi tiết, sử dụng nhiều động từ, tính từ->khung cảnh mùa hè hiện lên đầy màu sắc, âm thanh, hương vị, tràn đày nhựa sống, tự do.
2. Tâm trạng người tù:
- Cách ngắt nhịp bất
thường, dùng những động
từ mạnh, từ ngữ cảm thán
 ->trạng thái căng thẳng caođộ đang diễn ra trong tâmhồn người tù mất tự
do.
 IV- Ghi nhớ:
4. Củng cố và hướng dẫn học bài (2p)
- HS đọc diễn cảm bài thơ.
- Học bài, học thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài “Tức cảnh Pác Bó”.
- Chuẩn bị bài "Câu nghi vấn".
 .......................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet81.doc