TUẦN 20 TIẾT 73, 74
NHỚ RỪNG
_Thế Lữ_
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Biết đọc - hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới.
- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về phong trào Thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
TUẦN 20 TIẾT 73, 74 NS: 1/1/2011 NHỚ RỪNG _Thế Lữ_ I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Biết đọc - hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới. - Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Sơ giản về phong trào Thơ mới. - Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do. - Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Gv kiểm tra tập bài soạn của hs. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: 1’ Hoạt động 1: 8’ ? Nêu những hiểu biết của em về Thế Lữ? Gv cho học sinh xem ảnh Thế Lữ. - Thế Lữ (1907 – 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở Bắc Ninh. - Ông là một nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1932 – 1945). A. Tìm hiểu chung: I. Tác giả Thế Lữ (1907 – 1989) (?) Giới thiệu sơ nét về bài thơ Nhớ rừng? Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu biểu của Thế Lữ và là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của Thơ mới. II. Tác phẩm: * Gv đọc văn bản Hs đọc văn bản. III. §äc - Bố cục: (?) Câu hỏi thảo luận: Bài thơ được Thế Lữ ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung của mỗi đoạn? - GV chỉnh sửa, bổ sung. (?) Trong 5 đoạn. đâu là cảnh hiện tại, đâu là nhớ về quá khứ? HS thảo luận 2’. Đại diện trả lời. HS: Nội dung chính mỗi đoạn: - Đoạn 1: Tâm trạng khoi bị nhốt trong cũi sắt. - Đoạn 2: Nhớ lại cảnh sơn lâm khi con hổ còn là chúa tể. - Đoạn 3: Nuối tiếc thời oanh liệt không còn nữa. - Đoạn 4: Căm giận khinh ghét cảnh tầm thường giả dối hiện tại. - Đoạn 5: Nỗi nhớ rừng ghê gớm trong lòng con hổ. HS: - Đoạn 1 và 4: cảnh hiện tại nơi con hổ đang bị giam cầm. - Đoạn 2 và 3: cảnh ngày xưa, cảnh núi non hùng vĩ nơi con hổ tung hoành. - Đoạn 5: Cảnh hiện tại nói lên nỗi nhớ rừng. Ho¹t ®éng 2: 25’ b. Đọc - hiểu văn bản : I. Nội dung: Bước 1: Tìm hiểu đoạn 1 và 4. à GV gọi HS đọc lại đoạn 1. (?) Mở đầu bài thơ ta bắt gặp hình ảnh con hổ ntn? (?) Trong hoàn cảnh như vậy tâm trạng con hổ ntn? (?) Tìm các chi tiết, từ ngữ thể hiện tâm trạng đó? à Tiếp tục GV cho HS đọc đoạn 4. (?) Ở đoạn này chúng ta cũng thấy tâm trạng con hổ ntn? (?) Ngoài ra cho ta thấy con hổ nhận xét cái vườn bách thú nơi nó ở ntn? (?) Chi tiết nào cho thấy sự tầm thường giả dối đó (?) Câu hỏi thảo luận: Thông qua hình ảnh con hổ bị nhốt, nhận xét của nó về cái vườn bách thú đang ở, tg’ muốn cho ta thấy XH lúc bấy giờ ntn? GV chuẩn kiến thức. GV liên hệ GD KNS: quý trọng cuộc sống, sống có ý nghĩa. HS: Con hổ nằm dài trong cũi sắt “trông ngày tháng dần qua”. HS: Căm tức, chán ngán, buồn bã... HS: Uất hận, chán ghét nơi mình đang sống. HS: Vườn bách thú nơi con hổ đang sống: tầm thường, giả dối. HS: “Dãi nước đen bắt chước vẻ hoang vu”. - HS thảo luận nhóm 2’. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét. 1. Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú: (đoạn 1 & 4) - Mở đầu bài thơ là cảnh con hổ nằm dài trong cũi sắt “trông ngày tháng dần qua” với tâm trạng chán ngán, buồn bã, căm uất à Đó cũng chính là cái hiện thực XH lúc bấy giờ: con người bị mất tự do, XH giả dối, nhiễu nhương. Bước 2: Tìm hiểu đoạn 2 & 3: à GV cho HS đọc lại đoạn 2. à GV nhấn mạnh 2 câu thơ: “Nhớ cảnh sơn lâm nguồn hét núi” (?) Thông qua hai câu thơ này con hổ đã nhớ lại cảnh rừng nó là 1 cảnh rừng ntn? (?) Và trên cái nền rừng hùng vĩ đó con hổ hiện ra với tư thế ntn? Thể hiện qua những câu thơ nào? à GV gọi 1 HS đọc đoạn 3. (?) Nếu đoạn 2 miêu tả vẻ oai phong của con hổ thì ở đoạn 3 này miêu ta gì? (?) Tìm những chi tiết, từ ngữ miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy ấy? (?) Từ đoạn này 3 này ta thấy từ nào được lặp đi, lặp lại thường xuyên? (?) Từ “đâu” này cùng với câu thơ cuối thể hiện nỗi lòng gì của con hổ? (?) Và qua nỗi nhớ tiếc cũng cho ta thấy cái khát khao của con hổ đang bị giam cầm là gì? (?) Câu hỏi thảo luận: Qua sự đối lập sâu sắc giữa 2 cảnh tượng nêu trên (cảnh 1&2 >< cảnh 3&4) tâm sự của con hổ biểu hiện ntn? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự người dân đương thời? - GV nhận xét, chỉnh sửa. Gv liên hệ GD môi trường: môi trường sống của con hổ là rừng núi. - Con hổ nhớ lại cảnh rừng ngày xưa của nó: đầy hùng vĩ và kì bí. - Giữa cảnh rừng hùng vĩ ấy, chúa tể sơn lâm hiện lên thật đẹp với tư thế đầy oai phong lẫm liệt. HS: Vẻ đẹp lộng lẫy của núi rừng. - HS tìm. HS: (nào) đâu. HS: Nỗi nhớ rừng và nuối tiếc thời oanh liệt ngày xưa. HS: Cái khao khát tự do một cách mãnh liệt. - HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời. HS: Sự đối lập sâu sắc giữa 2 cảnh tượng đã bộc lộ rõ tâm sự của con hổ. 2. Cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị “những ngày xưa”: (đoạn 2 & 3) - Con hổ nhớ lại cảnh rừng ngày xưa của nó: đầy hùng vĩ và kì bí. - Giữa cảnh rừng hùng vĩ ấy, chúa tể sơn lâm hiện lên thật đẹp với tư thế đầy oai phong lẫm liệt. - Con hổ nhớ lại vẻ đẹp lỗng lẫy của núi rừng và nuối tiếc thời huy hoàng cùng cái khao khát tự do mãnh liệt. à Sự đối lập giữa hai cảnh tượng (đoạn 1&4 >< 2&3) đã bộc lộ tâm sự của con hổ: chán ghét cảnh sống tù hãm, khao khát trở lại núi rừng. Đó cũng là lời tâm sự của người VN lúc bấy giờ: mất nước, sống cảnh đời tù túng đang khao khát một cuộc sống tự do. Bước 3: Tìm hiểu đoạn 5. (?) Cho biết ngắn gọn nội dung của đoạn này? HS: Nỗi nhớ rừng ghê gớm cháy lên khôn nguôi trong lòng con hổ. 3. Nhớ rừng: (đoạn 5) Nỗi nhớ rừng ghê gớm cháy lên khôn nguôi trong lòng con hổ. Bước 4: Tìm hiểu nghệ thuật: ? Hãy phát biểu những nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? - Sử dụng bút pháp lãng mạn với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm. - Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa. - Có âm điệu thơ biến hóa qua mỗi đoạn thơ nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng trong toàn bộ tác phẩm. 2. Nghệ thuật: - Sử dụng bút pháp lãng mạn với nhiều biện pháp nghệ thuật ... - Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa. - Có âm điệu thơ biến hóa ... ? Hãy phát biểu ý nghĩa của văn bản? Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khao khát thoát khỏi kiếp đời nô lệ. 3. Ý nghĩa văn bản: *Yêu cầu hs đọc thêm ghi nhớ. *Đọc thêm ghi nhớ (sgk) Ho¹t ®éng 3: 2’ C. Hướng dẫn tự học: - Học thuộc lòng bài thơ. - Đọc kĩ, tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết biểu cảm trong bài thơ. 4. Củng cố: 2’ - Nêu nội dung và nghệ thuật cơ bản của: đoạn 1&4, 2&3, 5? 5. Dặn dò: 2’ - Học bài, thực hiện theo yêu cầu của “Hướng dẫn tự học”. - Soạn bài “Câu nghi vấn”: tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính, xem (làm) bài tập. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TUẦN 20 TIẾT 75 NS: 1/1/2011 CÂU NGHI VẤN I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. - Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. - Chức năng chính của câu nghi vấn. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và hiểu được tác dụng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể. - Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn. III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Đọc lại bài thơ Nhớ rừng và phát biểu nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: 1’ Hoạt động 1: 15’ à GV gọi HS đọc lại đoạn trích SGK. Trả lời câu hỏi: (?) Bằng sự hiểu biết ở lớp dưới, trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn? (?) Đặc điểm hình thức nào cho em biết đây là câu nghi vấn? (?) Vậy chức năng của câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để làm gì? (?) Khi viết, câu nghi vấn nghi vấn thường kết thúc bằng dấu gì? (?) Tương tự em thử cho 1 vd về câu nghi vấn mà em đã từng sử dụng? (?) Vậy qua tìm hiểu trên em hãy nêu những hình thức đặc điểm và chức năng như thế nào để tạo nên câu nghi vấn? à Xét đoạn trích – SGK11. * Các câu nghi vấn: - Sáng ngày lắm không? - Thế làm sao ăn khoai? - Hay là đói quá? * Đặc điểm hình thức: - Có các từ nghi vấn: không, thế, làm sao, hay. - Có dấu chấm hỏi. * Chức năng: Dùng để hỏi. HS: Dấu chấm hỏi. - HS cho vd. HS: Câu nghi vấn là những câu có những từ nghi vấn, chức năng chính là dùng để hỏi. A. Tìm hiểu chung: à Xét đoạn trích – SGK11. * Các câu nghi vấn: - Sáng ngày lắm không? - Thế làm sao ăn khoai? - Hay là đói quá? * Đặc điểm hình thức: - Có các từ nghi vấn: không, thế, làm sao, hay. - Có dấu chấm hỏi. * Chức năng: Dùng để hỏi. Ho¹t ®éng 2: 17’ BT1: GV gọi 1 HS đọc lại Bt1. (?) Hãy xác định câu nghi vấn cho các đoạn trích sau? (GV gọi 1 HS trả lời 1 câu). (?) Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? BT2. GV cho HS đọc Bt2. ?) Câu hỏi thảo luận: Căn cứ vào đâu để xác định những câu trên là câu nghi vấn? Trong các câu này, có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không? Vì sao? GV chuẩn kiến thức. BT3. GV đọc lại BT3 và cho HS làm. (?) Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối những câu sau được không? Vì sao? BT4. HS đọc BT. GV hướng dẫn HS trả lời. - Yêu cầu phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai dạng câu nghi vấn. Mục đích của bài tập này là giúp em nhận biết những sắc thái ý nghĩa tinh tế của hai kiểu câu nghi vấn. BT5. GV cho HS trả lời câu 5. Yêu câu: Phân biệt sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của 2 câu nghi vấn. BT6. GV cho HS đọc BT6. (?) Cho biết hai câu nghi vấn sau đây đúng hay sai? HS: a. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như vậy? c. Văn là gì? chương là gì? d. Chú mình... vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị Cốc đấy hả? * Đặc điểm hình thức: - Có các từ nghi vấn: không, tại sao, là gì, thế, hả. - Kết thúc bằng dấu chấm hỏi. - HS thảo luận nhóm 3’. Đại diện trả lời. - Nhóm khác nhận xét. - Căn cứ vào đặc điểm hình thức (có từ nghi vấn: hay; có dấu chấm hỏi). - Từ hay và từ hoặc đều là quan hệ lựa chọn. Tuy nhiên từ hoặc chỉ dùng trong câu trần thuật biểu thị lựa chọn mà không dùng trong câu nghi vấn. Vì thế không thể thay từ hay bằng từ hoặc được. 3. BT3. Không thể bỏ dấu chấm hỏi ở cuối được vì đó không phải là câu nghi vấn. 4. BT4. Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu nghi vấn: - Khác về hình thức: có – không; đã... chưa. - Khác về ý nghĩa: Câu thứ 2 có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khỏe, nếu điều giả định này không đúng thì câu hỏi trở nên vô lí, còn câu hỏi 1 không có giả định đó. 5 . BT5. Phân biệt sự khác nhau: - Về hình thức: Câu (a) từ bao giờ đứng đầu câu. Câu (b) từ bao giờ đứng cuối câu. - Về ý nghĩa: + Câu a: Hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ra trong tương lai. + Câu b: Hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ. 6. BT6. Phân biệt: - Câu a: đúng. Vì không biết bao nhiêu kg (đang phải hỏi) ta vẫn có thể cảm nhận được một vật nào đó nặng hay nhẹ (nhờ bưng, vác). - Câu b: sai. Vì chưa biết giá bao nhiêu (đang phài hỏi) thì không thể nói món hàng đắt hay rẻ. b. Luyện tập : 1. BT2. Xác định câu nghi vấn 2. BT2. Xét các câu và trả lời câu hỏi. 3. BT3. 4. BT4. Phân biệt hình thức và ý nghĩa của hai câu nghi vấn: 5 . BT5. Phân biệt sự khác nhau: 6. BT6. Phân biệt: Ho¹t ®éng 3: 2’ C. Hướng dẫn tự học: - Tìm văn bản đã học có chứa câu nghi vấn, phân tích tác dụng. - Liên hệ thực tế trong giao tiếp hằng ngày. 4. Củng cố: 2’ (?) Câu nghi vấn là gì? Cho vd? 5. Dặn dò: 2’ - Học bài. Hoàn tất các bài tập. - Soạn bài “Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh”: nhận dang, và chữa lỗi đoạn văn thuyết minh. TUẦN 20 TIẾT 76 NS: 1/1/2011 VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Luyện cách viết đoạn văn trong một văn bản thuyết minh. II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh. - Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh. 2. Kĩ năng: - Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh. - Diễn đạt rõ ràng, chính xác. - Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ. III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Nêu đặc điểm hình thức và công dụng của câu nghi vấn? Cho vd minh họa. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: 1’ Hoạt động 1: 15’ A. Tìm hiểu chung: Bước 1: Nhận dạng. à GV gọi HS đọc lại đoạn văn a – SGK. (?) Tìm câu chủ đề cho đoạn văn này? Nó nằm ở vị trí nào? (?) Từ ngữ chủ đề của đoạn này là từ nào? (Từ thường lặp đi, lặp lại – là đối tượng chính). (?) Tìm các câu giải thích, bổ sung cho câu chủ đề? àGV gọi 1 HS đọc tiếp đoạn văn b (?) Tìm câu chủ đề cho đoạn văn này? Nó nằm ở vị trí nào? (?) Từ ngữ chủ đề của đoạn này là từ nào? (Từ thường lặp đi, lặp lại – là đối tượng chính). (?) Tìm các câu giải thích, bổ sung cho câu chủ đề? Bước 2: Chỉnh sửa. à GV gọi HS đọc đoạn văn a – SGK. (?) Câu hỏi thảo luận: Nêu nhược điểm của đoạn văn này và tìm cách sửa lại cho đúng? GV bổ sung, chỉnh sửa. (?) Từ ý trên em hãy viết lại 2 đoạn thuyết minh cho hay hơn? àTiếp tục GV cho HS đọc đoạn văn b. (?) Nêu nhựơc điểm của đoạn văn và cách sửa. (?) Vậy từ những tìm hiểu trên hãy cho biết khi viết một đoạn văn thuyết minh ta cần lưu ý điều gì? a/ - Câu chủ đề: “Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng” (Vị trí: đầu đoạn). - Từ ngữ chủ để: nước (được nhắc đến 5 câu của đoạn văn). - Các câu giải thích, bổ sung: là 4 câu tiếp theo. b/ - Câu chủ đề: Ông là người học trò và người cộng sự gần gũi của chủ tịch HCM. (Vị trí: cuối đoạn). - Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng. - Các câu giải thích, bổ sung: đứng ở vị trí trước câu chủ đề như những dẫn chứng cụ thể để quy nạp thành câu chủ đề ở cuối đoạn. HS thảo luận 4’. Đại diện trả lời. Nhóm khác nhận xét. - Nhược điểm: Không rõ câu chủ đề. Các ý trình bày lộn xộn. - Cách sửa: Thêm vào câu chủ đề. Phân loại cấu tạo của bút bi cần rõ ràng, thứ tự. (Nên tách thành 2 đoạn: ruột bút, vỏ bút và các loại bút). HS: Bút bi gồm hai bộ phận: ruột bút bi và vỏ bút bi. Ruột bút là một ống nhựa nhỏ, dài, trong đựng mực, ở đầu có hòn bi nhỏ thay ngòi bút. Khi viết hòn bi lăn làm mực chảy ra, ghi thành chữ. Ruột bút bi được đặt trong vỏ làm bằng nhựa cứng có màu sắc xanh, đỏ, đen. Vỏ bút bi có nắp đậy cùng với móc để cài túi áo hoặc có thể thay nắp đậy bằng lò xo và nút bấm để điều khiển đầu mũi bút trồi ra hay thụt vào khi sử dụng. Bút bi có nhiều loại: loại có nắp hoặc loại không nắp với nhiều kiểu dáng đa dạng, xinh đẹp để đáp ứng nhu cầu ngưởi tiêu dùng. - Nhược điểm: Câu đầu tiên thuộc ý khác, không cùng mạch với các câu sau. - Cách sửa: Bỏ câu đầu sẽ thành một đoạn văn diễn đạt 1 ý trọn vẹn cấu tạo các bộ phận của chiếc đèn bàn. Hs dựa vào ghi nhớ trả lời I/ Đoạn văn trong văn bản thuyết minh: 1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh: a/ - Câu chủ đề: “Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng” (Vị trí: đầu đoạn). b/ - Câu chủ đề: Ông là người học trò và người cộng sự gần gũi của chủ tịch HCM. (Vị trí: cuối đoạn). 2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn: à Xét đoạn văn a – SGK. - Nhược điểm: Không rõ câu chủ đề. Các ý trình bày lộn xộn. - Cách sửa: Thêm vào câu chủ đề. Phân loại cấu tạo của bút bi cần rõ ràng, thứ tự. (Nên tách thành 2 đoạn: ruột bút, vỏ bút và các loại bút). à Xét đoạn văn b – SGK. - Nhược điểm: Câu đầu tiên thuộc ý khác, không cùng mạch với các câu sau. - Cách sửa: Bỏ câu đầu sẽ thành một đoạn văn diễn đạt 1 ý trọn vẹn cấu tạo các bộ phận của chiếc đèn bàn. Ho¹t ®éng 2: 17’ b. Luyện tập : BT1. GV cho HS đọc yêu cầu 1. Cho HS 5’ để viết. Gọi 1, 2 HS đọc bài làm của mình. GV chỉnh sửa, bổ sung. BT2. GV hướng dẫn tương tự như bài tập 1 BT3. GV gợi ý cho HS. (?) Sách có mấy phần? Phần nào? Các phần này có nhiệm vụ gì? HS khác nhận xét. - Mở bài: Trường AT1 thuộc địa phận huyện CLD, được thành lập 6năm nay, có nhiệm vụ đào tạo HS cấp II cho xã. - Kết bài: Dù trải qua bao khó khăn, thiếu thốn nhưng trường AT1 luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học bao năm qua. - “Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt nam ” - Phần bài học gồm 17 bài có 3 phần: Văn, Tiếng việt, TLV. - Phần mục lục cho HS dễ tìm các bài. 1. Viết đoạn Mở bài và Kết bài cho đề văn “Ngôi trường của em”. 2. Viết đoạn văn có câu chủ đề “HCM VN”. 3. Dàn ý: SGK Ngữ văn 8, tập I có hai phần: phần bài học và phần mục lục. Ho¹t ®éng 3: 2’ C. Hướng dẫn tự học: - Sưu tầm một số đoạn văn thuộc các phương thức biểu đạt khác nhau để so sánh, đối chiếu, làm mẫu tự phân tích, nhận diện. - Viết đoạn văn thuyết minh theo chủ đề tự chọn. 4. Củng cố: 2’ - GV cho HS đọc lại ghi nhớ. 5. Dặn dò: 2’ - Xem lại bài. Hoàn tất các bài tập. - Soạn văn bản “Quê hương”: tìm hiểu tác giả, tác phẩm, phân tích bài thơ.
Tài liệu đính kèm: