Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 18

Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 18

TUẦN 18 TIẾT 69

HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN

LÀM THƠ BẢY CHỮ

I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

Nhận dạng và bước đầu biết cách làm thơ bảy chữ.

II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1. Kiến thức:

 Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận biết thơ bảy chữ.

 - Đặt câu thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần .

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 921Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 chính khóa - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18	TIẾT 69	NS: 18/12/2010
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
LÀM THƠ BẢY CHỮ
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
Nhận dạng và bước đầu biết cách làm thơ bảy chữ.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
	1. Kiến thức:
	Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ.
	2. Kĩ năng:
	- Nhận biết thơ bảy chữ.
	- Đặt câu thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần ...
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: /
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 10’
? Nêu khái niệm về thơ bảy chữ?
? Hãy cho biết, chung ta xét thơ bảy chữ trong phạm vi nào?
* Gv giải thích thêm về phạm vi luyện tập: tìm hiểu thơ bảy chữ theo phong cách hiện đại.
- Là hình thức thơ lấy câu thơ bảy chữ (tiếng) làm đơn vị nhịp điệu.
- Thơ bốn câu bảy chữ hay bài nhiều khổ (mỗi khổ có bốn câu bảy chữ).
- Cách ngắt nhịp, gieo vần ...
A. Củng cố kiến thức:
1. Khái niệm:
 Là hình thức thơ lấy câu thơ bảy chữ (tiếng) làm đơn vị nhịp điệu.
2. Phạm vi luyện tập:
- Thơ bốn câu bảy chữ hay bài nhiều khổ (mỗi khổ có bốn câu bảy chữ).
- Cách ngắt nhịp, gieo vần ...
Ho¹t ®éng 2: 29’
b. Luyện tập :
- Câu 3 (Trang 165): Nhận xét về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần của các bài thơ, khổ thơ bảy chữ.
a) Nhịp: 2/5, 4/3, 2/5, 2/5.
b) 1/2/1/3, 4/3, 4/3, 2/5.
c) 3/4, 4/3, 3/4, 2/5
->Ngắt nhịp khá đa dạng nhưng chủ yếu là 3/4, 4/3.
- Câu 3 (Trang 165) 
- Câu 1 (Trang 165): Nhận diện luật thơ.
a) Gieo vần: về - nghe - lê.
b) Dùng sai từ xanh xanh, không gieo vần, thay bằng xanh lè. Bỏ dấu phẩy.
- Câu 1 (Trang 165): Nhận diện luật thơ.
- Câu 2 (Trang 166): Tập làm thơ.
a) Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội/ Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
b) Phất phới trong lòng bao tiếng gọi/ Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
- Câu 2 (Trang 166): Tập làm thơ.
* Gv yêu cầu hs đọc thơ bảy chữ (làm ở nhà).
* Hs thực hiện.
Ho¹t ®éng 3: 2’
C. Hướng dẫn tự học:
- Sưu tầm một số bài thơ bày chữ.
- Tập làm thơ bảy chữ không giới hạn số câu về trường lớp, bạn bè.
4. Củng cố: /
5. Dặn dò: 2’
- Xem lại bài, đọc phần “Đọc thêm”, thực hiện theo yêu cầu của “Hướng dẫn tự học”.
- Chuẩn bị “Ôn tập chuẩn bị thi HK”: xem trước các bài ôn tập, các kiến thức đã học ...
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 18	TIẾT 70, 71, 72	NS: 18/12/2010
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
Giúp học sinh .
- Nắm được các kiến thức về đã học.
- Có ý thức cẩn trọng trong việc dùng dấu câu. Tránh được lỗi thường gặp về dấu câu.
- Biết cách viết một đoạn văn hoàn chỉnh.
B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
TIẾT 1
 I. Ổn định : 1’
II. Kiểm tra bài cũ: /
III. Bài mới: 	
I. Công dụng của dấu câu.
Hoạt động 1: HD học sinh lập bảng tổng kết về dấu câu. 44’
- Giáo viên chia bảng thành hai phần:
	+ Phần 1: Dấu câu.
	+ Phần 2: Để trống.
- Yêu cầu HS lên bảng ghi công dụng của các loại dấu vào bảng trống sao cho phù hợp.
 - Sau khi học sinh trình bày xong. Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét chéo.
- Giáo viên đưa đáp án chính xác cho Học sinh sửa chữa.
Dấu
Công dụng
1.Dấu chấm
- Được đặt ở cuối câu trần thuật, miêu tả, kể chuyện hoặc câu cầu khiến để đánh dấu (báo hiệu) sự kết thúc của câu.
2. Dấu chấm hỏi
- Được đặt ở cuối câu nghi vấn, hoặc trong ngoặc đơn, vào sau 1 ý hoặc từ ngữ nhất định, để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hoặc nội dung của từ đó.
3. Dấu chấm than
- Được đặt ở cuối câu cầu khiến, cảm thán hoặc trong ngoặc đơn vào sau 1 ý hoặc 1 từ ngữ nhất định, để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hoặc nội dung từ đó.
4. Dấu phẩy
- Được sử dụng để đánh dấu ranh giới giữa các biện pháp của câu. Cụ thể là: Giữa các thành phần phụ với chủ ngữ, vị ngữ, giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu; Giữa 1 từ ngữ với bộ phận chú thích của nó; Giữa các vế của 1 câu ghép.
5. Dấu chấm lửng
- Được sử dụng để tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa được liệt kê hết, thể hiện ở chỗ lời nói còn bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng; Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của 1 từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hoặc hài hước, châm biếm.
6. Dấu chấm phẩy
- Được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp hoặc đánh dấu ranh giới giữa các biện pháp trong phép liệt kê phức tạp.
7. Dấu gạch ngang
- Được đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, Giải thích trong câu, đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Hoặc để liệt kê, nối các từ nằm trong 1 liên danh.
8. Dấu ngoặc đơn
- Được sử dụng để đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm) cho 1 từ ngữ, 1 vế câu trong câu hoặc cho 1 câu, chuỗi câu trong đoạn văn.
9. Dấu hai chấm
- Được sử dụng để đánh dấu (báo trước) thần giải thích thuyết minh cho 1 phần trước đó, hoặc sử dụng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hoặc lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
10.Dấu ngoặc kép
- Được sử dụng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai, đánh dấu tên tác phẩm; Tờ báo; Tập san... Được dẫn trong câu.
Tiết 2:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 2: HD Học sinh tìm hiểu về các lỗi thường gặp về dấu câu. 25’
- Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ trong SGK.
? Ví dụ trên thiếu dấu ở chỗ nào?
? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó?
? Cần chú ý điều gì nữa?
? Vậy trong ví dụ này người viết đã mắc lỗi gì?
- Giáo viên ghi nội dung 1 lên bảng.
Giáo viên gọi Học sinh đọc ví dụ 2.
? Dùng dấu chấm sau từ "này" là đúng hay sai? Vì sao? 
? Ở chỗ này nên sử dụng dấu gì?
? Lỗi của câu này là gì? 
- Giáo viên ghi nội dung 2 lên bảng.
- Yêu cầu Học sinh ghi vào vở.
- Yêu cầu Học sinh đọc ví dụ 3 trong SGK.
? Câu này thiếu dấu gì?
? Viết lại cho đúng? Viết như vậy nhằm mục đích gì?
? Ở câu văn này người viết đã mắc lỗi gì? 
- Giáo viên ghi nội dung 3 lên bảng.
- Yêu cầu Học sinh chép vào vở.
- Yêu cầu Học sinh đọc ví dụ 3, 4/ 151.
? Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ 2 trong đoạn văn này đã đúng chưa? Vì sao? 
? Vậy các vị trí đó nên sử dụng dấu gì ?
? Theo em lỗi của người viết là gì?
- Giáo viên chữa lỗi trên bảng?
- Giáo viên ghi nội dung 4 lên bảng.
- Giáo viên gọi Học sinh ghi nhớ.
* Học sinh đọc và quan sát VD 1.
*Học sinh đọc.
- Sau từ "xúc động".
- Dùng dấu chấm.
- Viết hoa chữ T.
- Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
* Học sinh đọc thầm ví dụ 2/151.
- Sai - Vì câu chưa kết thúc.
- Dấu phẩy.
- Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
* Học sinh đọc ví dụ 3/151.
- Thiếu dấu phẩy.
- "Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này".
- Phân định danh giới giữa các danh từ cùng giữ chức vụ chủ ngữ trong câu.
- Lỗi thiếu dấu thích hợp để tách bộ phận của câu khi cần thiết.
* Học sinh đọc. 
- Dùng dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất là sai.
Vì: Đây không phải là câu nghi vấn. 
- Đây là câu trần thuật nên sử dụng dấu chấm.
- Dùng dấu chấm ở cuối câu thứ 2 là sai.
Vì: đây là câu nghi vấn nên sử dụng dấu chấm hỏi.
- Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
* Học sinh đọc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn lập bảng các nội dung Tiếng Việt: 20’
A
B
1. Cấp độ khái quát của nghĩa từ là gì? Nêu đặc điểm.
2. Trường từ vựng.
. Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì? Ví dụ?
4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì?
5. Trợ từ, thán từ là gì?
6. Tình thái từ là gì?
7. Nói giảm nói tránh, nói quá.
8. Câu ghép.
9. Dấu câu.
Nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của 1 từ ngữ khác.
- Rộng: Khi phạm vi nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của 1 số từ ngữ khác.
- Hẹp: Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác.
-1 từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với 1 từ ngữ khác. 
-Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa. 
-Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ, mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
- Từ tượng hình, tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao; Thường được sử dụng trong văn miêu tả và tự sự.
- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở 1 hoặc 1 số địa phương nhất định.
- Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ được sử dụng trong 1 tầng lớp xã hội nhất định.
- Trợ từ là những từ sử dụng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
- Thán từ là những từ sử dụng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc sử dụng để gọi đáp.
- TTT là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán để biểu thị các sắc thái, tình cảm của người nói.
- Nói quá: Phóng đại mức độ, quy mô, tình cảm => nhấn mạnh gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
- Nói giản nói tránh: Diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, tránh thô tục...
- Là câu có 2 cụm C - V phát triển và chúng không bao chứa nhau. Mỗi cụm C - V của câu ghép có 1 dạng câu đơn và được gọi chung là 1 vế của câu ghép.
- Dấu ngoặc đơn: sử dụng để đánh dấu phần có chức năng chú thích.
- Dấu hai chấm: sử dụng để đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho 1 phần trước đó, đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
- Dấu ngoặc kép: sử dụng để đánh dấu từ ngữ câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được biểu hiện theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác giả, tờ báo, tập san... dẫn trong đoạn văn.
Tiết 3.
Hoạt động 4: HD học sinh tìm hiểu để lập dàn ý. 43’
- Giáo viên chép bài lên bảng.
- Giáo viên Yêu cầu Học sinh thảo luận và xác định được:
	+ Kiểu văn bản: Văn thuyết minh.
	+ Đối tượng Thuyết minh: Bút máy; Bút bi.
Dàn ý:
A. Mở bài: Giới thiệu về cây bút máy hoặc bút bi.
Cây bút là 1 hành trang, 1 đồ dùng không thể thiếu được của mỗi 1 Học sinh, sinh viên, tất cả những người học tập, nghiên cứu.
B. Thân bài:
* Hình dáng, màu sắc, kích cỡ.
- Cấu tạo của cây bút:
+ Vỏ bút: 	- Chất liệu: nhựa, sắt .... 
 	- Màu sắc: xanh, đen, trắng ... 
+ Ruột bút: - ống; - mực; ....
+ Ngòi bút: 
- Công dụng của bút: Là 1 thứ đồ dùng không thể thiếu được của mỗi Học sinh:
Để ghi chép, học tập.nghiên cứu ...
 - Cách sử dụng và bảo quản.
C. Kết bài: Khẳng định lại vai trò của cây bút đối với Học sinh.
* Cho HS viết đoạn thân bài, đọc và nhận xét.
IV. Hướng dẫn về nhà: 2’
- Xem lại các nội dung đã tìm hiểu.
- Chuẩn bị tốt cho thi HK I.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TUẦN 19	THI HỌC KÌ I
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
Nhằm đánh giá : 
- Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả ba phần Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn của môn học Ngữ văn trong một bài kiểm tra.
- Năng lực vận dụng phương thức thuyết minh hoặc phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm trong một bài viết và kĩ năng tập làm văn nói chung để viết được một bài văn.
B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
Theo kế hoạch của Phòng, Trường.
Đề kèm theo.
--------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc
  • docTiet 70-71-72.doc