Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Hội Yên

Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Hội Yên

Tiết 1 TÔI ĐI HỌC

 (Thanh Tịnh)

A- Mục tiêu:

1- Kiến thức: - Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật 'tôi'' ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Tích hợp ngang với phần Tiếng việt ở bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, với phần tập làm văn ở bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Tích hợp dọc với bài: Cổng trường mở ra ở sách Ngữ văn 7 tập 1.

2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức, biểu cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật tôi - người kể chuyện; liên tưởng đến những kỷ niệm tựu trường của bản thân.

3- Thái độ: Thấy được và trân trọng ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh cũng như trân trọng nâng niu những kỷ niệm đầu đời của tuổi học sinh.

B. Chuẩn bị của thầy và trò

I. Giáo viên : Soạn giáo án, nghiên cứu kỹ văn bản, tham khảo các tài liệu có liên quan, bảng phụ

II. Học sinh: Soạn bài theo cõu hỏi ở sgk

 

doc 305 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Hội Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :22/.8./.2008.
 Ngày giảng:..23../8./ 2008. 
Tiết 1	 Tôi đi học 
	(Thanh Tịnh)
A- Mục tiêu:
1- Kiến thức: - Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật 'tôi'' ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Tích hợp ngang với phần Tiếng việt ở bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, với phần tập làm văn ở bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Tích hợp dọc với bài: Cổng trường mở ra ở sách Ngữ văn 7 tập 1.
2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức, biểu cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật tôi - người kể chuyện; liên tưởng đến những kỷ niệm tựu trường của bản thân.
3- Thái độ: Thấy được và trân trọng ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh cũng như trân trọng nâng niu những kỷ niệm đầu đời của tuổi học sinh.
B. Chuẩn bị của thầy và trò 
I. Giáo viên : Soạn giáo án, nghiên cứu kỹ văn bản, tham khảo các tài liệu có liên quan, bảng phụ
II. Học sinh: Soạn bài theo cõu hỏi ở sgk
C- Tiến tình lên lớp:
I- ổn định : 1' nắm sỉ số h/s. lớp 8d. lớp8c : 
II- Bài cũ: 
III- Bài mới:
1- Đặt vấn đề:1'
 Những kỷ niệm của thời áo trắng, tung tăng cắp sách đến trường luôn được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ, luôn gợi mở, luôn khơi dậy những nổi niềm xúc cảm thiêng liêng. Truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là một trong những văn bản giàu chất thơ đã khai thác đề tài này rất thành công. Mời các em chúng ta cùng tìm hiểu....... 
	2. Triển khai bài.
	a. Hoạt động1 : 3' Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
Gv: Yêu cầu học sinh đọc thầm chú thích * ở sgk trang 8, sau đó trình bày ngắn gọn về nhà văn Thanh Tịnh và truyện ngắn "Tụi đi học".
b. Hoạt động 2: 5'
* Đọc: Yêu cầu đọc giọng chậm, dịu hơi buồn, lắng sâu. 3 học sinh nối nhau đọc. 
- Giáo viên: nhận xét cách đọc của học sinh sau khi nghe các em đọc .
Đọc kỹ chú thích (2) (6) (7)
 c. Hoạt động 3: 28'
GV. Nêu bố cục của văn bản?
HS:Chia làm 3 phần ;phần 1 : Từ đầu ->trên ngọn núi :tâm trạng của nhân vật tôi trên đường tới trường :
Phần 2:Tiếp -> được nghỉ cả ngày nữa: tâm trạng của nhân vật tôi trên đường tới trường. 
Phần3: Còn lại : Tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi vào học.
 Gv: ? Trong văn bản tôi đi học có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? Vì sao
Hs: Có những nhân vật tôi, mẹ, ông đốc, những cậu học trò, những bậc phụ huynh. Tôi là nhân vật chính. Vì nhân vật này được kể nhiều nhất. Mọi sự việc đều được kể từ cảm nhận “Tôi” 
?Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “Tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên ? những kỉ niệm ấy được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào ?
Hs. Những biến chuyển của đất trời vào dịp cuối thu “Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều ...tựu trường “
Hình ảnh những em nhỏ rụt rè núp dưới nón Mẹ lần đầu tiên đến trường ...
Những kỉ niệm được kể theo trình tự thời gian: Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng.
Gv: Chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản này theo bố cục mà các em vừa tìm ra.
Gv:? Lần đầu tiên đến trường tác giả có những cảm giác thật đặc biệt . Vậy cảm giác đó được tác giả diễn đạt bằng hình ảnh gì?
- Cảm giác trong sáng, như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Gv:? Em có nhận xét gì về hình ảnh so sánh này.
Gv: Cách so sánh ấy thật ấn tượng bằng cách so sánh ấy, tác giả đã dẫn người đọc vào một thế giới đầy ắp những sự việc, những con người, những cung bậc tâm tư tình cảm đẹp đẽ, trong sáng, rất đáng nhớ, đáng chia sẽ và mến thương.
 Trung tâm của thế giới ấy là cậu học trò nhỏ lần đầu tiên đến trường, trong lòng nảy nở biết bao ý nghĩ tình cảm xao xuyến mới lạ, suốt đời không thể quên.
Gv:? Kỷ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật tôi gắn với thời gian, không gian cụ thể nào ?
Gv:? Vì sao không gian và thời gian ấy trở thành kỷ niệm trong tâm trí của tác giả.
Đó cũng là lần đầu tiên tôi được đến trường nên thời khắc đó rất thiêng liêng, nó in đậm trong ký ức.
Gv:? Trên con đường cùng mẹ đến trường nhân vật tôi có những cảm nhận gì? Tại sao tôi lại có những cảm nhận đó.
HS. - Thấy con đường quen mà lạ, cảnh vật thay đổi, lòng tôi thay đổi: tôi đi học
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn. với bộ quần áo.
- Cẩn thận nâng niu mấy quyển vỡ .
Gv:? Những chi tiết đó cho thấy sự thay đổi gì trong nhận thức của cậu bé?.
- Muốn thử sức để khẳng định mình khi xin mẹ được cầm cả bút, thước => tôi tự thấy mình lớn lên, có ý thức nghiêm túc trong việc học hành muốn được chững chạc như bạn.
Gv:? Cho Hs Thảo luận nhóm: Khi nhớ lại ý nghỉ "chỉ có người thạo mới cầm nổi bút thước", tỏc giả viết: “ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi”.
Hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn trên?
Thảo luận:
- Sử dụng nghệ thuật so sánh .
- Hình ảnh so sánh nhẹ nhàng trong sáng, đẹp đẽ.
- Thể hiện khát vọng muốn vươn tới của tâm hồn trẻ thơ.
*Tiểu kết: Lần đầu tiên được tới trường, cùng với mẹ đi trên con đường làng thân quen, cậu bé thấy ngỡ ngàng và hồi hộp xiết bao, bởi cậu hiểu mình đã lớn, sắp bước vào một thế giới mới lạ, một chân trời đang rộng mở trước mắt cậu bé.
 I. Giới thiệu tỏc giả, tỏc phẩm
1.Tác giả: ( 1911-1988) Tên khai sinh: Trần Văn Ninh. Từng dạy học, viết báo, làm văn. 
- Sáng tác của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm nhẹ nhàng mà lắng sâu, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
2. Tỏc phẩm: Truyện ngắn "Tôi đi học" in trong tập "Quê Mẹ" xuất bản 1941
 II. Đọc- Tỡm hiểu chỳ thớch
1.Đọc: 
2.Chú thích: 2,6,7 
III. Tìm hiểu văn bản
1. Bố cục: 3 phần
 2. Phân tích 
a. Cảm nhận của nhânvật “Tôi“trên đường tới trường. 
-Thời gian: Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh .
-Không gian: con đường làng dài và hẹp
=> Đó là thời điểm và nơi chốn quen thuộc, gần gũi, gắn liền với tuổi thơ của tác giả với lần đầu tiên đến trường
Tôi đi học :
=> Đây là sự kiện lớn, một sự đổi thay quan trọng, đánh dấu bước ngoặt của tuổi thơ.
=>Sự thay đổi về tình cảm và nhận thức: sự mới mẻ, ngỡ ngàng
IV- Củng cố : 3'
- Cảm nhận của nhân vật “Tôi “ trên đường tới trường?
V- Dặn dò: 4' Về nhà đọc lại tác phẩm, tóm tắt tác phẩm
- Học bài cũ, nắm kĩ nội dung bài học.
Chuẩn bị phần nội dung cũn lại để tiết sau học tiếp bài này 
Cụ thể : Trả lời tiếp những câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản 
Rút kinh nghiệm :.............................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Ngày soạn:.24../.8../.2008. 
Ngày giảng 25/8./ 2008..
Tiết 2:	Tôi đi học 
	(Thanh Tịnh)
A- Mục tiêu: 
1- Kiến thức: - Giúp học sinh cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Tích hợp ngang với phần Tiếng việt ở bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, với phần tập làm văn ở bài : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. Tích hợp dọc với bài: Cổng trường mở ra ở sách ngữ văn 7 tập 1.
2- Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản hồi ức, biểu cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật tôi - người kể chuyện; liên tưởng đến những kỷ niệm tựu trường của bản thân.
3- Thái độ: Thấy được và trân trọng ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh cũng như trân trọng nâng niu những kỷ niệm đầu đời của tuổi học sinh.
B- Phương Pháp : 
Đàm thoại , thảo luận nhóm
C. Chuẩn bị của thầy và trò 
I. Giáo viên : Soạn giáo án, nghiên cứu kỹ văn bản, tham khảo các tài liệu có liên quan, bảng phụ
II. Học sinh: Soạn bài theo cõu hỏi ở sgk
D- Tiến trình lên lớp:
I- ổn định : 1' nắm sỉ số h/s: lớp 8C: lớp8D:
II- Bài cũ: 5'
Hóy phõn tớch tõm trạng và cảm nhận của nhõn vật " Tụi " trờn đường tới trường?
III- Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: 1’ Cảm nhận của nhân vật “Tôi” lúc ở sân trường , trong lớp học được thể hiện như thế nào?Chúng ta tìm hiểu tiết 2...
a.Hoạt động 1: 26' Tìm hiểu văn bản 
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung ghi bảng 
 -Học sinh đọc lại phần 2.
 - Nội dung của phần này là gỡ?
Gv:? Cảnh trước sân trường Mỹ Lý ngày tựu trường có gì nổi bật ?.
? Hãy so sánh cảnh tượng đó với cảnh tượng ngày khai trường của trường ta ? Cảnh tượng đó đã phản ánh được điều gì ?.
Gv: ? Trong cái nhìn của cậu học trò nhỏ, trường Mỹ Lý ngày khai trường có gì đặc biệt ?.
Gv:? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh so sánh này.
Gv:? Để diễn tả cái tâm trạng bỡ ngỡ, rụt rè và lo sợ của những cậu học trò nhỏ lần đầu tiên đến trường tác giả đã dùng hỡnh ảnh nào ?
- Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn khoảng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng, e sợ.
GV:? Em có cảm nhận gì về hình ảnh đó .
GV bình: Hình ảnh so sánh diễn tả đúng tâm trạng nhân vật, vừa gợi cho người đọc liên tưởng về một thời tuổi nhỏ dưới mái trường thân yêu. Mái trường đẹp như tổ ấm, mỗi học trò ngây thơ hồn nhiên như một cánh chim đầy khát vọng và biết bao bồi hồi lo lắng nhìn bầu trời rộng, nghĩ tới những chân trời học vấn mênh mang.
GV:? (Dùng phiếu học tập)
Bên cạnh dùng những hình ảnh so sánh tác giả còn sử dụng một loạt những từ láy diễn tả tâm trạng. Hãy chỉ ra .
GV:? Trong những từ láy mà em vừa chỉ ra, từ nào được tác giả sử dụng nhiều nhất ? Vì sao?.
Được sử dụng đến 4 lần. Đây là từ có nghĩa khái quát được sử dụng chính xác để diễn tả tâm trạng, miêu tả chân thực cử chỉ, ánh mắt, ý nghĩ, cảm giác hồn nhiên trong sáng của cậu học trò nhỏ. Giúp ta hiểu sâu thêm nỗi lòng nhân vật và tài năng kể chuyện của tác giả.
GV:? Đây là lần đầu tiên cậu bé được tiếp xúc với trường, lớp với các thầy cô giáo? Vậy ấn tượng ban đầu của cậu về thầy hiệu trưởng ra sao.
Gv:? Điều đó gợi lên những tình cảm gì ở cậu bé đối với thầy giáo.
Gv: Gọi học sinh đọc phân tích “Tôi cảm thấy sau lưng có một bàn tay dịu dàng... vuốt mái tóc tôi”.
Gv:? (Thảo luận nhóm )
? Em nghĩ gì về những tiếng khóc của những cậu học trò nhỏ trong đoạn trích vừa rồi.
GV bình: Vừa lúc nãy các cô, các cậu rất náo nức, muốn chứng tỏ mình rất lớn, cảm thấy hãnh diện vì được nhiều người chú ý. Vậy mà giờ đây lại khóc như phản ứng dây chuyền, rất tự nhiên, rất ngây thơ và giàu ý nghĩa. Miêu tả cụ thể 3 dạng khóc “Ôm mặt khóc” “Nức nở khóc” “Thút thít”. Một lần nữa cây bút văn xuôi Thanh Tịnh truyền cảm biết bao, trữ tình biết bao.
Chuyển: Đến những phút cuối của buổi tựu trường phải rời tay mẹ, bước vào lớp tâm trạng và cảm giác của cậu bé ra sao mời các em chúng ta tìm hiểu phần còn lại của tác phẩm.
 - Học sinh đọc phần cũn lại của văn bản
GV:? Khi sắp hàng đợi vào lớp học tại sao “Tôi” lại cảm thấy trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này ?.
Hs. Bước vào lớp học là ... trường...
Ghi nhớ 1: SGK
II. Cách làm văn bản thông báo.
1. Tình huống cần làm văn bản thông báo
Tình huống a : Tường trình
Tình huống b: Thông báo
Tình huốn c : Có thể viết thông báo hoặc giấy mời, giấy triệu tập.
2. Cách làm văn bản thông báo
- VB thông báo có 3 phần
a. Thể thức mở đầu
+ Tên cơ quan chủ quản, đơn vị trực thuộc.
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
+ Địa điểm thời gian
+ Tên văn bản
b. Nội dung thông báo
c. Thể thức kết thúc
+ Nơi nhận
+ Ký tên , ghi rõ họ tên, chức vụ của người có trách nhiệm
3. Những điều cần lưu ý
- Tên văn bản cần viết hoa
- Giữa các phần cần chừa khoảng cách để dễ phê duyệt.
- Không viết sát lề giấy bên trái, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá lớn.
e. Cũng cố : Đọc lại phần ghi nhớ ở sách giáo khoa
. Dặc dò : Về nhà soạn các câu hói sgk ở bài tổng kết phần văn.
Ngày soạn: 14/05/2008
Ngày giảng: / /2008 
Tiết 133 - 134: 	-Tổng kết phần văn 
A- Mục tiêu: Giúp học sinh
- Cũng cố hệ thống hóa kiến thức văn học của cụm văn bản nghị luận đựơc học ở lớp 8, nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản.
b. Chuẩn bị :
GV : soạn nội dung bài giảng , tham khảo sách giáo viên, tư liệu có liên quan.
c- kiểm tra bài cũ:
 Tiến hành trong quá trình học
D. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định 
II. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
a. Hoạt động 1
? Dựa vào các VBNT ở SGK hãy cho biết thế nào là văn nghị luận.
? Nhgị luận trung đại có gì khác với nghị luận hiện đại.
? Hãy chứng minh VBNL ở SGK đều được viết có lý, có tình, có chứng cứ, có sức thuyết phục cao.
- HS tự chứng minh và đứng dậy trình bày.
? Chỉ ra điểm giống nhau của 3 văn bản nước Đại việt ta, Hịch Tướng Sĩ, chiếu dời đô (về nội dung)
? Chỉ ra điểm khác nhau về hình thức giữa 3 văn bản này.
? Tại sao nói Cáo Bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lậo của dân tộc 
* Thảo luận :So với bài Sông núi nước nam, ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện ở văn bản Nước Đại Việt ta có gì mới.
I. Hướng dẫn trả lời những câu
 hỏi ở SGK.
3. Văn nghị luận : Là loại văn bản nhằm xác lập cho người đọc người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó.
- Nghị luận trung đại : Sử dụng nhiều hình ảnh. Hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biến ngẫu sóng đôi nhịp nhàng văn nghị luận trung đại mang đậm dấu ấn thế giới qua, con người trung đại : tư tưởng “thiên mạnh” (mạnh trời) trong chiếu dời đô, đạo “ thần chủ” trong Hịch Tướng Sĩ lý tưởng nhân nghĩa trong Nước Đại Việt ta tâm lý sùng cổ đã dẫn đến việc sử dụng điễn cổ, điễn tích cách phổ biến .
- Văn NL hiện đại : Văn phong giãn dị, câu văn gần với lời nói mướng gần với đời sống hơn.
4. 
Có lý : Có luận điểm xác đáng, lập luận chặt chẻ.
Có tình : Có cảm xúc tác giả gởi gắm vào một thái độ, một niềm tin, một khát vọng thiết tha.
Có chứng cứ : Có sự thật hiễn nhiên để khẳng định luận điểm
+ Có thể lấy bài chiếu dời đô để phân tích .
5. 
Điễm giống của 3 văn bản (22,23,24): Đều bao trùm một tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí tự cường của dân tộc Đại việt, tinh thần quyết chính quyết thắng, ý thức sâu sắc, đầy tự hào về một nước Việt Nam độc lập.
Điểm khác nhau về hình thức thể loại. Chiếu dời đô : thể loại chiếu -> ban bố mệnh lệnh.
Hịch Tướng Sĩ: thể loại hịch -> kêu gọi, cổ vũ.
Nước đại việt ta : thể cáo-> công bố kỹ một sự nghiệp lớn.
6.
Cáo Binh Ngô được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, bài cáo đã khẳng định dứt khoát Đại Việt là một nước độc lập, đó là chân lý hiễn nhiên.
Nội dung trên được thể hiện tập trung trong đoạn mở đầu bài cáo. Nước Đại việt ta. Từ lời văn đến tính thần đều mang tính chất tuyên ngôn về độc lập của dân tộc.
- Nước đại việt ta -> ý thức về nền độc lập dân tộc được mở rộng, bổ sung bằng các yếu tố mới, đầy ý nghĩa: đó là nền văn hóa lâu đời, là phong tục tập quán, riêng, là truyền thống anh hùng.
e. Dặn dò : ôn tập kỹ các văn bản để kiểm tra học kỳ.
---------------------------
tiết 135-136: 	kiểm tra tổng hợp cuối năm
	(Đề phòng giáo dục ra)
Ngày soạn: 18/05/2008
Ngày giảng: / /2008 
Tiết 137: 	chương trình địa phương
A- Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương.
- Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
b- Chuẩn bị:
Gv:
c- kiểm tra bài cũ:
? Từ địa phương là gì
D- Tiến trình lên lớp:
I- ổn định:
II- Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
a- Hoạt động 1
- Hs đọc đoạn trích.
? Tìm từ xưng hô là từ địa phương
b- Hoạt động 2
? Tìm những từ xưng hô ở địa phương em
c- Hoạt động 3
? Từ xưng hô địa phương chỉ nên dùng khi nào.
d- Họat động 4
- Hs tự làm -> trình bày.
- Gv nhận xét và cho điểm.
I- Đọc đoạn trích
U: từ địa phương (từ xưng hô)
Mợ: Biệt ngữ xã hội.
II- Tìm từ xưng hô ở địa phương em.
+ Mạ, oong , o , eng, ã, mự, mệ, tui choa, bầy choa...
- Từ xưng hô ở những địa phương khác.
+ Tía, má, bầm , bu....
III- Lưu ý
Từ xưng hô địa phương nên dùng trong những quan hệ thân thuộc, và dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp không dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
IV- Luyện tập
- Viết mẫu đối thoại ngắn, có dùng từ xưng hô địa phương.
e- Dặn dò: 
Ôn lại lý thuyết văn bản thông báo tiết sau luyện tập .
Ngày soạn: 18/05/2008
Ngày giảng: / /2008 
Tiết 138: 	- luyện tập làm văn bản thông báo-
A- Mục tiêu: Giúp học sinh
- Ôn lại những tri thức về văn bản thông báo: Mục đích, yêu cầu cấu tạo của một thông báo.
- Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
b- Chuẩn bị:
Giáo viên:
c- kiểm tra bài cũ:
D- Tiến trình lên lớp:
II- Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
a- Họat động 1
? Tình huống nào cần làm VBTB.
? Ai sẽ người viết VB TB.
?Người nào được nhận thông báo.
? Nội dung của VBTB thường nói về vấn đề gì.
? VBTB có mấy phần
? Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa VBTT với VBTB.
b- Hoạt động 2
I- Ôn tập lý thuyết
1) 
Tình huống cầu toàn VBTB: Khi cần truyền đạt thông tin cụ thể.
Ai thông báo: Người đại diện cho các cơ quan, đoàn thể.
Thông báo cho ai: Người dưới quyền thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo.
2) Nội dung của VBTB: nói rõ về một thông tin nào đó.
3) VBTB thường có 3 phần.
Gv bổ sung.
4) Điểm giống nhau và khác nhau giữa VB tường trình và VB thông báo.
Điểm giống : Đều là những VB hành chính có 3 phần.
Điểm khác.
VBTB : Truyền đạt thông tin.
VB tường trình: Trình bày thịêt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây ra hậu quả cần phải xem xét.
II- Luyện tập
Bài tập 1: 
a) Làm văn bản thông báo
b) Làm văn bản báo cáo
c) Làm văn bản thông báo
Bài tập 2: 
? Thông báo này đã đầy đủ các mục cần thiết chưa.
(Thiếu số công văn, thiếu nơi gởi ở góc trái phía dưới.
? Phần nội dung công việc đã thông báo đầy đủ chưa.
(Tên văn bản là thông báo kế hoạch mà nội dung yêu cầu sắp xếp kế hoạch, tức là chưa có kế hoạch).
Bản thông báo này cần phải được viết lại mới đạt yêu cầu.
(sắp tới trường tổ chức 
đợt kiểm tra từ ngày.....đến ngày........., thành lập ban kiểm tra, đề nghị ban Kiểm tra lập kế hoạch cụ thể ...thì mới đúng).
Bài tập 3 - 4:
Hs tự chọn một tình huống nào đó để viết một văn bản thông báo.
- Trình bày trước lớp.
- Gv nhận xét.
e- Củng cố:
- Dặn dò:
Ôn lại phần tập làm văn để chuẩn bị cho ôn tập làm văn.
Ngày soạn: 18/05/2008
Ngày giảng: / /2008 
Tiết 139: 	ôn tập phần tập làm văn
A- Mục tiêu: Giúp học sinh
- Hệ thống hóa các kiến thức và kỹ năng phần TLV đã học trong năm .
- Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận.
b- Chuẩn bị:
c- kiểm tra bài cũ:
D- Tiến trình lên lớp:
I- ổn định:
II- Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
a- Hoạt động 1
? Nhắc lại khái niệm về văn thuyết minh.
?Những đòi hỏi về tri thức trong VBTM.
? Muốn làm VB thuyết minh, trước tiên cần phải làm gì.
? Có những phương pháp thuyết minh nào đã được học.
? Bố cục thường gặp khi làm một bài văn TM.
b- Hoạt động 2
? Luận điểm là gì
? Thế nào là 1 luận điểm hay.
c- Họat động 3
Gợi ý cho bài tập 1: Hs có thể kể vào một vài sự tích đánh giặc như Thánh Gióng, sự tích Hồ Gươm nhưng phải ngắn gọn chỉ để phục vụ luận điểm.
Gợi ý cho bài tập 2: Hs có thể tả lại một số cảnh vật tươi đẹp để tôn thêm niền tin tự hào về quê hương.
Gợi ý cho bài tập 3: Hs có thể phát biểu những cảm nghĩ của mình về vấn đề này.
I- Văn bản thuyết minh
Khái niệm: VBTM là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm. tính chất nguyên nhân... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Tri thức trong văn thuyết minh đòi hỏi phải khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.
- Muốn làm tốt VBTm, trước hết người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng, tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu không quan trọng.
- Phương pháp thuyết minh: 6 phương pháp.
+ Phương pháp nêu định nghiã, giải thích .
+ Phương pháp liệt kê.
+ Phương pháp nêu ví dụ
+ Phương pháp dùng số liệu
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp phân loại, phân tích
- Bố cục văn thuyết minh: Có 3 phần .
+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
+ Thân bài: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm lợi ích.. của đối tượng.
+Kết bài: bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
II- Văn nghị luận:
- Luận điểm: Là ý kiến để thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.
- Luận điểm hay là luận điểm có tư tưởng đúng, mới, cách phát biểu sáng tỏ, gây chú ý, không gây hiểu lầm.
- Trong văn bản nghị luận cần kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm một cách hài hòa, nhuần nhuyễn và linh họat để tăng sức thuyết phục cho bài văn. Nên nhớ rằng, đây chỉ là những yếu tố phụ trợ vì vậy không được để nó lấn lướt phá vỡ mạch lạc nghị luận của văn bản.
III- Luyện tập:
- Đưa các yếu tố tự sự, biểu cảm miêu tả vào bài văn NL.
Bài tập 1:
Cho câu văn sau “Mỗi khi quân xâm lăng phạm bờ cõi thì dân ta già trẻ gái trai đều đứng lên đánh giặc”
Yêu cầu đưa yếu tố tự sự vào.
Bài tập 2: 
Cho câu “Con người ai cũng yêu quê cha đất tổ của mình.
- Hãy đưa yếu tố miêu tả vào.
Bài tập 3: 
Cho câu “Những kẻ ích kỹ không bao giờ nhìn thấy điều gì xa hơn lợi ích nhỏ bé của họ.
- Hãy nối tiếp những câu biểu cảm vào.
e- Dặn dò:
Chúc các em nghĩ hè vui vẽ, bổ ích. Hẹn gặp lại trong năm học mới....

Tài liệu đính kèm:

  • docGA NG VAN 8(2).doc