Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Hiếu Tử

Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Hiếu Tử

VĂN BẢN TÔI ĐI HỌC

 -Thanh Tịnh -

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật Tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG:

 1. Kiến thức:

 - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhơr tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc-hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

 

doc 273 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 cả năm - Trường THCS Hiếu Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN BẢN TÔI ĐI HỌC
 -Thanh Tịnh - 	
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật Tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG:
 1. Kiến thức:
	- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhơr tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút của Thanh Tịnh.
 2. Kĩ năng:
	- Đọc-hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Khởi động.
 1.Ổn định lớp :
 2. KTBC :
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
 3.Giới thiệu: Bài đầu tiên của chương trình ngữ văn 7, em đã đuợc học bài “Cổng trường mở ra” của Lí Lan. Bài văn đã thể hiện tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con mình. Chương trình ngữ văn 8 truyện ngắn “tôi đi học” đã diễn ra những kĩ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấu.
Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
- GV hướng dẫn HS đọc thầm chú thích (*) và trình bày ngắn gọn về tác giả Thanh Tịnh.
- GV nhấn mạnh ý cơ bản.
- GV yêu cầu HS đọc các chú thích còn lại chú ý chú thích 2,6,7 và hỏi thêm.
+ Ông đốc là DT chung hay DT riêng.
+ Lớp 5 trong truyện có phải là lớp 5 mà em đã học cách đây 3 năm.
- GV cho HS tiếp xúc với VB “tôi đi học” hướng dẫn HS đọc: giọng châm, dịu, hơi buồn, sâu lắng. Chú ý những câu nói của nhân vật “tôi”, “người mẹ”, “ông đốc” cần đọc với giọng phù hợp.
- GV và HS đọc.
- GV nhận xét cách đọc của HS.
- HS đọc chú thích (*)
- Hs lắng nghe+ ghi.
- HS đọc tiếp chú thích và trả lời.
- HS đọc văn bản
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1.Tác giả:
 Thanh Tịnh (1911 – 1988) quê ở Huế, dạy học viết báo, làm thơ thành công ở truyện ngắn và thơ.
 2.Tác phẩm chính:
 Quê mẹ (truyện ngắn), Đi từ giữa một mùa sen (truyện thơ)
3.Xuất xứ: 
“Tôi đi học” được in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941.
* Hoạt động 3: Phân tích.
- Xét về thể loại có thể xếp vào kiểu loại VB nào? Vì sao?.
- Mạch truyện được kể như thế nào?
GV: chốt ý
- Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên?
 (gợi ý: thời điểm gợi nhớ, cảnh vật)
- Lý do gợi nhớ tâm trạng nhân vật “tôi” như thế nào? 
- Những kĩ niệm ấy diễn tả theo trình tự như thế nào?
GV chốt: Lần đầu tiên được đi học nên nhân vật tôi đã có sự thay đổi: cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn, thèm được như những học trò cũ cho nên cần 2 quyển vở “tôi” thấy nặng, băm, ghì xóc lên nắm lại cho cẩn thận.
- Đó là tâm trạng và cảm giác rất tự nhiên của 1 đứa bé lần đầu đi học.
-GV đọc đoạn văn nêu vấn đề: Tâm trạng của “tôi” khi đến trường, khi đứng giữa sân trường, khi nhìn cảnh dày đặc cả người, nhất là khi nhìn cảnh học trò cũ vào lớp. . . là tâm trạng lo sợ vẫn vơ, vừa bỡ ngỡ, vừa lúng túng cách kể – tả thật tinh tế và hay – ý kiến của em?
- GV chốt lại nội dung:(GV nên diễn giảng lồng ghép GDMT cho học sinh)
 Tâm trạng “tôi” thay đổi mà nguyên nhân chính là ngôi trường Mĩ Lí xinh xắn, oai nghiêm, khi nghe thầy đọc tên vào lớp tâm trạng tôi như thế nào?
- Khi ngồi vào bàn học tâm trạng tôi như thế nào?
- Hình ảnh “một con chim con. . . bay cao” có ý nghĩa gì?.
- Dòng chữ “tôi đi học” gợi cho em suy nghĩ gì?
- Qua truyện, em có suy nghĩ gì về thái độ của người lớn đối với những em bé lần đầu đi học? (gợi ý: các bậc phụ huynh, ông đốc, thầy giáo trẻ.
- Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong truyện.
GV hỏi: Em hãy nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện?.
Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên từ đâu?
GV chốt.
GV hỏi: Học xong truyện ngắn này, nội dung tư tưởng của truyện được tóat lên từ đâu? Và bằng nghệ thuật gì?.
- GV tổng hợp.
-GV yêu cấu hs đọc ghi nhớ.
- HS: VB tự sự.
- HS: Theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”, theo trình tự thời gian của 1 buổi tựu trường.
- Hs phát biểu - bổ sung – nhận xét.
-HS: Dựa vào câu hỏi để thảo luận, nêu ý kiến, (ý có thể không hòan tòan giống nhau)
-HS:thảo luận 3 phút.
-HS:nghe+ ghi
-HS : Hồi hộp, lúng túng.
- HS trả lời: tự tin.
- HS trả lời
- HS suy nghĩ đôc lập sau đó trả lời .
- HS tìm trong bài những câu văn so sánh – phân tích
- HS thảo luận theo tổ – phát biểu đại diện.
HS dựa vào kết quả cần đạt và ghi nhớ trả lời – bổ sung.
HS nghe + ghi
HS đọc
II- PHÂN TÍCH.
 1. Nội dung.
 1.1. Những sự việc gợi kỉ niệm của “Tôi”.
 Những sự việc khiến “tôi” có những lien tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình: biến chuyển của cảnh vật sang thu,hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường.
HẾT TIẾT 1
 1.2. Những hồi tưởng của “tôi”.
- Không khí của ngày hội tựu trường: náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng.
 - Tâm trạng, cảm xúc, ấn tượng của “tôi” về thầy giáo, trường lớp, bạn bè và những người xung quanh trong buổi tựu trường đầu tiên.
2. Nghệ thuật:
 - Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học. 
 - Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi hộp của nhân vật tôi.
 - Giọng điệu trữ tình trong sáng.
 3. Ý nghĩa.
 - Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không bao giờ quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
 - Trong cuộc đời mỗi con người, kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường đầu tiên, thường được ghi nhớ mãi.
- Tác giả đã diễn tả lòng cảm nghĩ này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm, với những rung động tinh tế qua truyện ngắn “tôi đi học”
* Hoạt động 4: Củng cố-Dặn dò.
- Truyện ngắn “Tôi đi học” gợi cho em suy nghĩ gì?
-Chuẩn bị bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
 +Xem lại từ đồng nghĩa , từ trái nghĩa.
 + Hình thành khái niệm từ ngữ nghĩa rộng , từ ngữ nghĩa hẹp.
 +xem các bài tập ở phần luyện tập.
-Hs thực hiện.
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
	- Phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
	- Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG:
 1. Kiến thức:
	- Cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
 2. Kĩ năng:
	-Thực hành so sánh,phân biệt các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Khởi động.
 1.Ổn định lớp :
 2. KTBC :
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
 3.Giới thiệu Ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa, em hãy nêu ví dụ về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa. Sau đó GV hướng HS vào bài: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
* Hoạt động 2: Hình thành khái niệm.
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ trong SGK và trả lởi câu hỏi phần I (a,b,c)
a)
GV hỏi:
- Vì sao nghĩa của 3 từ: thú, chim, cá rộng hơn so với voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu?
GV nhận xét
c) Nghĩa của từ “thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của từ nào đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ nào?
- Sau khi Hs trả lời xong, GV dùng sơ đồ vòng tròn biểu diễn mối quan hệ bao hàm này, sau khi phân tích xong gv gợi dẫn Hs tổng kết lại 3 ý trong mục ghi nhớ (SGK).
- GV gọi Hs nêu ví dụ tương tự.
- GV nhận xét – kết luận 
- GV yêu cầu Hs trả lời các câu hỏi sau:
1. Thế nào là một từ có nghĩa rộng và nghĩa hẹp?
2. Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, vừa có nghĩa hẹp được không? Vì sao?
- GV chỉ định một HS đọc chậm phần ghi nhớ.
HS dựa vào sơ đồ trả lời các câu hỏi 
a) Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá
b) Nghĩa của từ thú rộng hơn nghĩa của từ: voi, hươu.
Nghĩa của từ chim rộng hơn nghĩa của từ: tu hú, sáo
Nghĩa của từ cá rộng hơn nghĩa của từ: cá rô, cá thu
- HS trả lời:
 Các từ: thú, chim, cá có phạm vi nghĩa bao hàm nghĩa của các từ: voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu (HS nhận xét)
c) HS trả lời: Nghĩa của từ: thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của từ: voi, cá rô, cá thu đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ động vật (HS nhận xét)
- HS nêu ví dụ
- Nhận xét
- HS trả lời
- Hs đọc.
I- TỪ NGỮ NGHĨA RỘNG, TỪ NGỮ NGHĨA HẸP.
- Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác.
- Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. 
- Một từ ngữ có nghiã rộng đối với từ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với 1 từ ngữ khác.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- BT1: Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây (theo sơ đồ bài học.)
Bài tập 2:
- Tìm từ ngữ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ ở mỗi nhóm sau đây:
 (a,b,c,d,e)
Bài tập 3:
- Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau đây (a,b,c,d,e)
- Gv yêu cầu Hs lên bảng thực hiện.
- Hs lần lượt lên bảng thực hiện.
- Hs lần lượt lên bảng thực hiện.
II- LUYỆN TẬP.
Vũ khí
Súng 
bom
Súng trường,
Đại bác
Bom ba
 càng
Bom bi
 1. Bài tập 1.
a)
Y phục
b) 
Quần
Áo
Áo sơ mi,
Áo dà
Quần dài,
Quần đùi
2. Bài tập 2:
a) từ chất đốt
b) nghệ thuật
c) thức ăn
d) nhìn
e) đánh
3.Bài tập 3:
 a) xe cộ: xe ôtô, đạp
b) kim loại: sắt, đồng, gang
c) Hoa quả: chanh, chuối, cam
d) Họ hàng: họ nội, họ ngoại chú, bác, cô dì,
e) Từ mang bao hàm từ xách, khiêng, gánh
* Hoạt động4: Củng cố - Dặn dò.
 - Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng từ ngữ nghĩa hẹp?
- Về học bài và làm bài tập 4, 5
- Chuẩn bị bài: Tính thống nhất về chủ để của văn bản.
 +Hình thành khái niệm chủ đề của văn bản .
 + Hình thành khái niệm tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
 +Xem các bài tập ở phần luyện tập.
- Hs thực hiện.
 TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể.
- Biết viết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG:
 1. Kiến thức:
	- Cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
 2. Kĩ năng:
	-Thực hành so sánh,phân biệt các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1: Khởi động.
 1.Ổn định lớp :
 2. KTBC :
Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
 3.Giới thiệu : GV giới thiệu bài mới.	
Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
* Hoạt động 2: Hình thành khái niệm.
-GV yêu cầu Hs đọc văn bản “tôi đi học” trả lời câu hỏi.
- Văn bản miêu tả việc đang xảy ra hay đã xảy ra?
- Tác giả viết nhằm mục đích gì?
GV chốt lại: Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chủ chốt những ý kiến, cảm xúc của tác giả được thể hiện một cách nhất quán trong văn bản.
GV nêu câu hỏi: Căn cứ vào đâu em biết văn bản “Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu ...  loại VB trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xãy ra gây hq cần phải xem xét.
-Thông báo là loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan , đoàn thể , người tổ chức cho những người dưới quyền , thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia .
*Hoạt động 3:HDHS luyện tập.
-Viết thành đoạn văn từ mỗi chủ đề : 
 +Em rất thích đọc sách .
 +Mùa hè thật hấp dẫn .
 GV NX cho HS ghi.
-HS chú ý .
-HS thực hiện .
-HS sủa bài.
II. luyện tập:
*Hoạt động 4:Củng cố -Dặn dò .
 -Vì sao mộtvăn bản cần có tính thống nhất ?Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở mặt nào ?(HS-YK)
 -Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố tự sự ,miêu tả biểu cảm như thế nào ?hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp đó ?
 -Về nhà soạn bài “VĂN BẢN THÔNG BÁO”
 +Đặc điểm của văn bản thông báo . ?(HS-YK)
 +Cách làm văn bản thông báo . ?(HS-YK) 
VĂN BẢN THÔNG BÁO
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	Nhận biết và nắm được đặc điểm , cách làm loại văn bản thông báo .
 II.KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
 - Hệ thống hóa kiến thức về văn bản hành chính.
 - Mục đích, yêu cầu và nội dung của văn bản hành chính có nội dung thông báo.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết rõ được hoàn cảnh phải tạo lập và sử dụng văn bản thông báo.
 - Nhận diện và phân biệt văn bản có chức năng thông báo với các văn bản hành chính khác.
 - Tạo lập 1 văn bản hành chính có nội dung thông báo.
III.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1 :Khởi động.
1.ổn định :Kiểm diện, trật tự
2.KTBC: 
3.Bài mới: GV giới thiệu bài mới . 
*Hoạt động 2 :Hình thành khái niệm 
 GV cho HS đọc văn bản 1,2 SGK/140,141
 GV nêu câu hỏi :
 -Trong các văn bản 1 ai là người thông báo , ai là người nhận thông báo ?mục đích thông báo là gì ?
 -Trong các văn bản 2 ai là người thông báo , ai là người nhận thông báo ?mục đích thông báo là gì ?(HS-YK)
-Nội dung thông báo thường là gì ?nhận xét về thể thức của văn bản thông báo .
-Hãy dẫn một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường .
 -Gv rút ra đặc điểm của văn bản thông báo .
-HS đọc .
-BGH thông báo cho GVCN cùng lớp trưởng các lớp .HSTL mục đích .
-HSTL.
-HS suy nghĩ trả lời .
-HS dẫn một số trường hợp.
-HS ghi.
I.Đặc điểm của văn bản thông báo : 
-Thông báo là loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan , đoàn thể , người tổ chức cho những người dưới quyền , thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia .
-văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo , thông báo cho ai , nội dung công việc , quy định , thời gia , địa điểm .cụ thể , chính xác .
*Hoạt động 3:Cách làm văn bản thông báo .
-Gv cho HS đọc các tình huống SGK.
-Trong các tình huống sau đây , tình huống nào cần phải viết văn bản thông báo ?ai thông báo và thông báo cho ai?
 GVNX chốt ý .
-GVHD HS cách làm văn bản thông báo .
*GV nhắc HS một số chú ý :
 -Tên văn bản cần phải viết chữ in hoa cho nổi bật.
 -Giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ , địa điểm và thời gian làm thông báo , tên văn bản và nội dung thông báo cần chừa khoảng cách hơn mọt dòng để dễ phân biệt .
 -không viết sát lề giấy bên trái , không để phần bên trang giấy có khoảng trống quá lớn 
-HSTL.
-HS chú ý .
-HS chú ý +nghe.
II.Cách làm văn bản thông báo:
văn bản thông báo phải tuân thủ thể thức hành chính , có ghi tên cơ quan , số công văn quốc hiệu và tiêu ngữ , tên văn bản , ngày , tháng , người nhận , người thông báo , chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.
*Hoạt động 4:Củng cố -dặn dò .
 -Trình bày đặc điểm của văn bản thông báo ?(HS-YK)
 -Trình bày cách làm văn bản thông báo?(HS-YK)
 -Xem và soạn bài “CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)”
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Thấy được sự đa dạng trong từ ngữ xưng hô ở địa phương mình và một số địa phương khác .
 II.KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
 - Sự khác nhau về từ ngữ xưng hô của tiếng địa phương và ngôn ngữ toàn dân.
 - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ xưng hô ở địa phương, từ ngữ xưng hô toàn dân trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
2. Kĩ năng:
 - Lựa chọn cách xưng hô phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
 - Tìm hiểu, nhận biết từ ngữ xưng hô ở địa phương đang sinh sống ( ở quê hương)
III.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1 :Khởi động.
1.ổn định :Kiểm diện, trật tự
2.KTBC: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
3.Bài mới: GV giới thiệu .
*Hoạt động 2 :Gv kiểm tra sự chuẩn bị của Hs .
-HS để vớ bài soạn cho Gv kiểm tra.
I. Chuẩn bị :
*Hoạt động 3:GVHDHS các bài tập SGK.
 Gv cho HS thực hiện các bài tập SGK.
*Bài tập 1:Cho HS đọc bài tập 1(HS-YK)
 -Xác đinh từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích trên . Trong các đoạn trích trên , những từ xưng hô nào là từ toàn dân , những từ xưng hô nào không phải từ toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương ?
 GV nhận xét .
*Bài tập 2:Cho HS đọc bài tập 2(HS-YK)
Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và những địa phương khác mà em biết .
 GV nhận xét 
*Bài tập 3:Cho HS đọc bài tập 3
 Tìm từ xưng hô ở địa phương có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào ?
 GV nhận xét 
*Bài tập 4:Cho HS đọc bài tập 4
Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở bài tập 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài chương trình địa phương (phần Tiếng Việt )ở HK I và cho nhận xét .
 GV nhận xét chốt ý .
-HS chú ý .
-HS đọc .
-HS xác định:
-HS đọc .
-Hs tìm .
Hs nghe.
-HS đọc 
-HS tìm .
-HS nghe.
-HS đọc .
-HS đối chiếu và cho nhận xét .
-HS nghe. 
II. Bài tập:
 1.Bài tập 1:
 -Đoạn trích a có từ xưng hô địa phương “u”đùn để gọi mẹ . Còn đoạn trích b , từ “mợ”dùng để gọi mẹ mặc dù không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân , nhưng cũng không phải là từ xưng hô địa phương . Đó là một biệt ngữ xã hội 
2.Bài tập 2:
Mỗi địa phương thường có những từ xưng hô khác với từ xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân .
 +Đại từ trỏ người :tui , choa, qua (tôi), bầy tui(chúng tôi), mi(mày )..
 +danh từ chỉ thân thuộc dùng để xưng hô :bọ , thày , tía , ba (bố), u, bầm , mạ (mẹ),ả(chị)
3.Bài tập 3:
 -Chị của mẹ mình :cháu- bá hoặc cháu –dì .
 -Chồng của cô mình :cháu –chú hoặc cháu – dượng 
 -Ông nội là :cháu –ông hoặc cháu –nội 
4.Bài tập 4:
 HS thực hiện .
*Hoạt động 4:Củng cố -dặn dò .
 -Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh.
 -về nhà học bài chuẩn bị tuần sau thi HK II.
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
NGÀY SOẠN
NGÀY THI
PHỤ CHÚ
 37
133
134
 KIỂM TRA HỌC KÌ II
 09-04-2011 
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
NGÀY SOẠN
NGÀY DẠY
PHỤ CHÚ
 38
139
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO 
 09-04-2011
8.1:
8.2
8.3
 140
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
09-04-2011
8.1:
8.2
8.3
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
LÊ THỊ CHUYÊN
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 -Củng cố lại những hiểu biết và rèn kĩ năng về văn bản hành chính .
 -Biết viết được một loại văn bản hành chính phù hợp . 
 II.KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức:
 - Hệ thống hóa kiến thức về văn bản hành chính.
 - Mục đích, yêu cầu và cấu tạo của văn bản thông báo.
2. Kĩ năng:
 - Nhận biết rõ hơn tình huống cần viết văn bản thông báo.
 - Nắm được trình tự sự việc, lựa chọn các thông tin cần truyền đạt.
 - Nâng cao 1 bước kĩ năng tạo lập văn bản và viết được 1 văn bản thông báo đúng quy cách.
III.HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1 :Khởi động.
1.ổn định :Kiểm diện, trật tự
2.KTBC: GV kiểm tr chuẩn bị của HS.
3.Bài mới: GV giới thiệu bài mới . 
*Hoạt động 2 : HDHS ôn lại lý thuyết 
-GV gọi lần lược 3 HS trả lời 3 câu hỏi SGK/ 136 -137.
-GVNX, pt, chốt ý.
-HS ghi đề mục
 -HS nói lại kiến thức đã học
-HS nghe.
I.On tập lý thuyết:
 SGK/136-137
*Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1:
 -Gọi 3HS làm bài tập 1.
 -Gọi HS khác nhận xét 
 -GVNX, pt, chốt ý.
Bài tập 2:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm làm bài tập 2 trong 10’
 -Gọi đại diện trình bày (HS- YK)
 -Gọi HS khác nhận xét 
 -GVNX , bổ sung, sửa chữa.
Bài tập 3:Gv cho HS làm bài tập 3 
-Học sinh trình bày (HS- YK)
-Gọi HS khác nhận xét 
-GVNX , sửa chữa.
Bài tập 4:chọn một trong các tình huống cụ thể vừa nêu và viết văn bản thông báo .
 Gv nhận xét .
-HS ghi đề mục
-Nghe+ghi nháp
-HSNX
-nghe
-HS thảo luận 10’
-Đại diện trình bày 
-HSNX 
-HS nghe.
-HS ghi đề mục
-Học sinh trình bày 
-HSNX 
-nghe.
-HS chọn và viết .
II.Luyện tập:
 Bài tập 1:
 a)cần viết văn bản thông báo . 
 b)viết văn bản báo cáo 
 c)viết văn bản đề nghị.
Bài tập 2:
 HS xem và phát hiện .
Bài tập 3: 
 HS tìm một số tình huống thường gặp .
Bài tập 4:HS viết .
*Hoạt động 4:Củng cố -Dặn dò.
 Hãy đặc một tình huống cụ thể trong học tập mà em thường gặp cần viết văn bản thông báo ?
 -Về làm các bài tập còn laị ,học bài 
 -chuẩn bị tiết sau mang tập bài sửa để sửa bài thi học kì II.
 ..
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS
 -Củng cố, khắc sâu một số kiến thức đã học trong chương trình lớp 8.
 -Thấy được những sai sót trong quá trình làm bài để có hướng khắc phục, học tốt hơn.
 II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 -Củng cố lại kiến thức đã học qua 3 phân môn: văn, tiếng việt, tập làm văn.
 	-Đánh giá bài làm của mình, từ đó rút kinh nghiệm cho năm sau.
III- TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.On định lớp:
2.KTBC: Thông qua
 3.Bài mới: Gv tiến hành phát bài.
 * Hoạt động1:Gv tổ chức cho Hs xây dựng đáp án cho đề bài.
 -Gv nêu lại đề bài.
 -Yêu cầu HS phân tích đề: chỉ ra các yêu cầu về nội dung.
 -Tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng đáp án cho bài kiểm tra.
 -GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh đáp án.
 * Hoạt động2: Nhận xét và đánh giá bài kiểm tra.
 -GV cho HS tự nhận xét bài kiểm tra của mình (ưu , nhược điểm) từ việc đối chiếu với đáp án.
 -GV nhận xét, đánh giá của mình về bài kiểm tra của HS: 
@ Ưu điểm:	
 - Đa số học sinh đều xác định được nội dung trọng tâm cần thực hiện.
 - Đa số đều có học bài và biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện bài thi.
 - Đa số đều trình bày tốt yêu cầu bài tập làm văn.
@ Nhược điểm: 
 - Một số bài còn sai sót trong phần Văn- Tiếng Việt. (chưa nắm vững các đặc điểm của các loại câu đã học ,chưa thuộc bài ở phần văn học ;.......)
 - Một số Hs chưa thể hiện đúng hình thức của một bài Tập làm văn(không chia bố cục , ở mỗi phần thì đặt dấu cộng ....)
 - Sắp xếp các ý chưa phù hợp ở 1 số bài.
.
@ Biện pháp khắc phục:
Yêu cầu Hs đọc kĩ yêu cầu của đề để tránh sai sót.
Hướng dẫn Hs hình thức của một bài Tập làm văn.
@ Bảng tỉ lệ:
MÔN
LỚP
SS/NỮ
GIỎI
KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
KÉM
SL
Nữ
SL
Nữ
SL
Nữ
SL
Nữ
SL
Nữ
8.1
29/12
NGỮ VĂN
8.2
32/12
8.3
32/17
 4. Củng cố:
 5.Dặn dò:

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van lop 8 2012 2013.doc