Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (125 tiết)

Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (125 tiết)

Ngữ văn : B ài 1 Tiết 1.

G:17.08.09

 TÔI ĐI HỌC

 -Thanh Tịnh -

A. Mục tiêu cần đạt: HS

1.Kiến thức:

- Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình mang mác của tác giả.

2.Kĩ năng:

- Có kĩ năng đọc, cảm thụ phân tích, tâm trạng nhân vật.

3.Thái độ:

- Giáo dục tình cảm, khơi dậy cảm xúc về những kỉ niệm trong buổi tựu trường đầu tiên của mỗi người.

B. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bài soạn + tài liệu.

- HS Soạn bài.

C. Phương pháp:Đàm thoại,thuyết trình.

D. Tổ chức giờ học:

 1. Ổn định tổ chức: 29/32

 2. Kiểm tra đầu giờ: GV giới thiệu chương trình Ngữ văn 8 và những yêu cầu học tập bộ môn.

 3. Bài mới:

*Khởi động:

Mục tiêu:Tạo hứng thú cho học sinh học bài mới.

Thời gian:3p

Đồ dùng:Băng hình

Cách tiến hành:

GV: Giới thiệu bài mới

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên. Kỉ niệm đó luôn êm dịu, trong trẻo sâu lắng, ngọt ngào. Thanh Tịnh đã ghi lại những cảm xúc ấy thật xúc động, hôm nay cô trò chúng ta cùng trở lại cảm giác buổi đầu đi học qua bài viết của ông.

 

doc 541 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (125 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S:15.08.09 Ngữ văn : b ài 1 Tiết 1. 
G:17.08.09 
 Tôi đi học
 -Thanh Tịnh -
Mục tiêu cần đạt: HS
1.Kiến thức:
Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" ở buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời.
Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình mang mác của tác giả.
2.Kĩ năng:
Có kĩ năng đọc, cảm thụ phân tích, tâm trạng nhân vật.
3.Thái độ:
Giáo dục tình cảm, khơi dậy cảm xúc về những kỉ niệm trong buổi tựu trường đầu tiên của mỗi người.
Đồ dùng dạy học:
GV: Bài soạn + tài liệu.
HS Soạn bài.
Phương pháp:Đàm thoại,thuyết trình.
Tổ chức giờ học:
 1. ổn định tổ chức: 29/32 
 2. Kiểm tra đầu giờ: GV giới thiệu chương trình Ngữ văn 8 và những yêu cầu học tập bộ môn.
 3. Bài mới:
*Khởi động:
Mục tiêu:Tạo hứng thú cho học sinh học bài mới.
Thời gian:3p
Đồ dùng:Băng hình
Cách tiến hành:
GV: Giới thiệu bài mới
Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên. Kỉ niệm đó luôn êm dịu, trong trẻo sâu lắng, ngọt ngào. Thanh Tịnh đã ghi lại những cảm xúc ấy thật xúc động, hôm nay cô trò chúng ta cùng trở lại cảm giác buổi đầu đi học qua bài viết của ông.
Hoạt động 1: Đọc - Hiểu văn bản.
Mục tiêu:Đọc thành thạo,hiểu tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Thời gian:27pĐồ dùng:Sgk,Sgv
Cách tiến hành:
Bước 1:HD học sinh đọc và thảo luận chú thích
- GV hướng dẫn đọc: đọc to, rõ ràng, giọng đọc nhẹ nhàng, trẻ trung. GV đọc mẫu.
- HS đọc
Nêu vài nét về Thanh Tịnh? Em biết gì về văn bản “Tôi đi học” của nhà văn?
“Ông đốc” là gì?
“Lạm nhận” nghĩa là gì?
HS đọc các chú thích còn lại.
Bước 2:Tìm hiểu bố cục
Có thể chia văn bản làm mấy phần?
HS: Trả lời.
Bước 3:Tìm hiểu văn bản
- HS đọc từ đầu đến " hôm nay tôi đi học"
Những gì đã gợi trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường?
- Vào cuối thu, lá rụng nhiều, hình ảnh em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.
Những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự nào?
- HS đọc " Buổi mai hôm ấy"
Tìm những hình ảnh, chi tiết diễn tả tâm trạng, cảm giác của “tôi” khi cùng mẹ trên đường tới trường, khi nghe gọi tên, và lúc rời tay mẹ?
Tâm trạng nhân vật “tôi” được thể hiện bằng những phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của nó?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
-> Đó là những yếu tố làm tăng giá trị diễn đạt.
Từ những chi tiết trên, em nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đến trường lần đầu tiên?
I. Đọc –Thảo luận chú thích
1. Đọc.
2. Thảo luận chú thích.
a. Tác giả; Thanh Tịnh ( 1911-1988), sáng tác của ông nhìn chung đều đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm trong trẻo êm dịu.
b. Tác phẩm: Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” (1941).
c.Từ khó:SGK
II.Bố cục:
III Tìm hiểu văn bản.
1. Trình tự diễn tả những kỉ niệm của nhà văn trong tác phẩm.
- Từ hiện tại tác giả nghĩ về dĩ vãng.
- Trình tự: 
+ Tâm trạng cảm giác của “tôi” trên đường cùng mẹ đến trường.
+ Tâm trạng cảm giác của “tôi” khi nhìn ngôi trường, bạn bè, khi gọi tên mình, khi rời tay mẹ.
+ Tâm trạng cảm giác của “tôi” khi ngồi vào bàn đón giờ học đầu tiên.
2. Tâm trạng của nhân vật “tôi”.
- Con đường, cảnh vật vốn rất quen, tự nhiên thất lạ, thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình.
- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với quần áo, sách vở mới.
- Cẩn thận nâng niu mấy quyển sách, xin mẹ được cầm bút thước-> khẳng định mình.
- Bỗng thấy sân trường dày đặc người, ai cũng quần áo sạch sẽ, gương mặt tươi vui.
- Ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm khác thường -> lo sợ vẩn vơ.
- Thấy chơ vơ, hồi hộp chờ gọi tên.
- Lo sợ phải rời tay mẹ.
- Cảm thấy vừa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn bên cạnh.
- Vừa ngỡ ngàng và tự tin-> nghiêm trang vào giờ học.
*Bài diễn tả một cách tự nhiên cảm động tâm trạng hồi hộp, cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật “tôi” khi đến trường buổi đầu tiên.
Hoạt động 2: Luyện tập
Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học Thời gian:10 p
Đồ dùng:SBT
Cách tiến hành:
Bước 1: 
- HS đọc, nêu yêu cầu bài tập.
Bước 2:
- GV hướng dẫn: đọc lại đoạn văn, so sánh tâm trạng của nhân vật “tôi”.
* Bài tập 1(SBT)
- Đoạn 1: Tâm trạng ngỡ ngàng mới lạ trước ngôi trường không phải mình thấy lần đầu hôm nay “tôi” cảm thấy nó oai nghiêm cao rộng còn mình thấy nhỏ bé nên lo sợ vẩn vơ.
- Đoạn 2: Tâm trạng ngỡ ngàng nhưng bắt đầu thấy ấm áp, quyến luyến tự nhiên, Tôi không sợ hãi nữa.
-> Đoạn 1, “tôi” bỗng thấy xa lạ trước những điều đã quen. Đoạn 2, “tôi” từ xa lạ bỗng có cảm giác gần gũi, tin cậy.
Kết luận: Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà:5P
 Hãy kể lại tâm trạng của em buổi đầu đến trường? So sánh với nhân vật tôi em thấy tâm trạng mình và Tôi như thế nào?
 Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật tôi. Chuẩn bị tiết 2, trả lời các câu hỏi 3,4,5.
 ...............................................
S: 17.08.09 Tiết2 Tôi đi học (tiếp) 
G:19.08.09 - Thanh Tịnh -
A, Mục tiêu cần đạt: HS
1.Kiến thức:
Hiểu được tình cảm yêu thương, trìu mến, chu đáo, cởi mở của những người lớn (mẹ, ông đốc, thầy giáo)> Hiểu rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai.
- Tìm và phân tích những hình ảnh so sánh đặc sắc,nghệ thuật của tác phẩm.
2. Kĩ năng :
Có kĩ năng đọc, phân tích, phát hiện các biện pháp nghệ thuật. trong truyện ngắn.
3.Thái độ:
Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với trường lớp, thầy cô, cha mẹ.
B, Đồ dùng dạy học:
 Chuẩn bị
- GV bài soạn + tài liệu
- HS soạn bài, SGK.
C.Phương pháp: Vận động.
D.Tổ chức giờ học:
 1, ổn định tổ chức: 30/32 
 2, Kiểm tra đầu giờ: Phân tích tâm trạng của nhân vật "tôi" khi đi trên đường, khi đứng trước ngôi trường, khi rời trường?
 3, Bài mới:
Khởi động.
Mục tiêu:Tạo tâm thế cho học sinh bước vào bài mới.
Thời gian:3p
Đồ dùng dạy học:Các bài hát về thầy cô và mái trường.
Cách tiến hành:
Gv giới thiệu bài mới:
Giờ trước ta đã thấy tâm trạng từ lo sợ vẩn vơ đến gần gũi tin cậy. Vậy ai là người đã giúp đỡ Tôi có sự tin cậy ấy, họ là những người như thế nào, chúng ta tiếp tục tìm hiểu trong tiết ngày hôm nay.
Hoạt động 1:Đọc –hiểu văn bản(tiếp tiết 1) 
Mục tiêu:Đọc thành thạo,hiểu tâm trạng của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Thời gian:31p
Đồ dùng:Sgk,Sgv
Cách tiến hành:
HS đọc:Ông đốc trường Mĩ Lí đến tôi cũng thấy làm lạ.
Tìm những chi tiết miêu tả tình cảm của ông đốc đối với học sinh?
Em nhận xét gì về tình cảm của ông đốc dành cho học sinh?
Hiền từ, bao dung.
Tìm chi tiết miêu tả thầy giáo trẻ trước khi đón học sinh vào lớp?
Em thấy thầy là người như thế nào?
Bà mẹ của nhân vậy tôi có những hành động, thái độ gì để chuẩn bị và đưa con đến trường?
Em cảm nhận điều gì về tình cảm của mọi người đối với những em học sinh lần đầu đến trường? Cảm nhận gì về môi trường giáo dục đó?
* HS liên hệ bản thân, nêu trách nhiệm của người học sinh trong nhà trương với gia đình và xã hội.
Tìm và phân tích hình ảnh so sánh được nhà văn vận dụng trong truyện ngắn? 
(HS thảo luận nhóm 2 người trong 3 phút) Báo cáo? Nhận xét? 
GV kết luận.
Những hình ảnh so sánh trên có tác dụng gì? 
Truyện có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
Theo em sức cuốn hút của truyện là ở điểm nào?
Kết luận:
III. Tìm hiểu văn bản.
2.3 Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với những em nhỏ lần đầu đi học.
a, Ông đốc.
- Nhìn chúng tôi và nói sẽ: "Thế là các em được vào lớp 5, các em phải cố gắng học...Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động...
Ông đốc là hình ảnh một người thầy, một lãnh đạo nhà trường rất hiền từ và bao dung.
b, Thầy giáo trẻ.
- Gương mặt tươi cười đang đón chúng tôi trước cửa lớp
-> là người vui tính, giàu lòng yêu thương.
c. Bà mẹ: chuẩn bị quần áo, sách vở, đưa con đến trường, cầm sách vở cho con -> chu đáo, quan tâm.
- Ta nhận thấy trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai. Đó là một môi trường giáo dục ấm áp, là nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
4, Nghệ thuật truyện.
- NT so sánh:
+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
+ ý nghĩ ấy thoáng qua trí tôi nhẹ nhàng như làn mây lướt qua trên ngọn núi.
+ Họ như con chim đang đứng trên bờ tổ.
=>Đó là những phép so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gựi cảm để diễn tả cảm xúc của “tôi” nhờ đó người đọc cảm nhận rõ nét cảm xúc, ý nghĩ của nhân vật tạo chất trữ tình trong trẻo.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Bố cục theo dòng hồi tưởng, trình tự thời gian.
Kết hợp kể, tả, biểu cảm.
- Sức cuốn hút: 
+Tình huống truyện.
+ Tình cảm ấm áp, trìu mến của người lớn.
Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, ngôi trường và hình ảnh so sánh.
Hoạt động 2:HDHS tổng kết:
Mục tiêu:Khăc sâu kiến thức trọng tâm
Thời gian:3p
Đồ dùng dạy học:SGK
Cách tiến hành:
Bước 1: Gv ra câu hỏi tổng kết
Qua bài em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật tôi khi đến trường lần đầu? Tâm trạng ấy được diễn tả theo trình tự nào?
Bước 2:GV nhấn mạnh gọi hs đọc ghi nhớ 
IV. Ghi nhớ(SGK).
Hoạt động 5 : HDHS Luyện tập. 
Mục tiêu:Biết vận dụng phần lí thuyết đã học vào làm bài tập. Thời gian:5p
Đồ dùng dạy học:Bảng phụ
Cách tiến hành:
Bước 1:
Hướng dẫn:
Tổng hợp khái quát cảm xúc theo trình tự thời gian , đó là căn cứ để nhìn ra sự thống nhất của văn bản. chú ý sự kết hợp hài hoà giữa biểu cảm, miêu tả, tự sự.
Bước 2:
HS tự làm ra nháp gv gọi học sinh đọc và nhận xét. 
V.Luyện tập: 
Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn : Tôi đi học”.
Kết luận: Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà:3p
 Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” diễn tả như thế nào?
 Học bài, làm bài tập 2 (tr 9) và các bài tập trong SBT.
Chuẩn bị: Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ. Đọc kĩ, trả lời các câu hỏi SGK, xem trước các bài tập.
........................................................
S:17.08.09 Bài 1 Tiết 3 
G:19.08.09 Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ.
A, Mục tiêu cần đạt:HS
1.Kiến thức:
- Hiểu rõ cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ.
2.Kĩ năng:
- Học sinh rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
3.Thái độ:
- Có ý thức sử dụng đúng nghĩa của từ ngữ.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: bài soạn + tài liệu,bảng phụ
- HS soạn bài 
C. Phương pháp:Vận động
D.Tổ chức giờ học:
1, ổn định tổ chức: 28/32
2, Kiểm trađầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3,Bài mới:
Khởi động.
 Mục tiêu:Tạo tâm thế cho học sinh bước vào bài mới.
Thời gian:3p
Đồ dùng dạy học:
Cách tiến hành:
GV giới thiệu bài mới:
ở lớp 6,7 chúng ta đã tìm hiểu về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Bên cạnh những từ ấy, còn có các từ có nghĩa bao hàm nhau. Những từ ấy gọi là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết hôm nay.
Hoạt động1. Hình thành kiến thức mới.
Mục tiêu:Hình thành khái niệm nghĩa rộng và nghĩa hẹp của từ
Thời gian:24p
Đồ dùn ... hích học đòi, thích đựơc trọng vọng.
Thợ phụ.
- Bẩm ông lớn.
- Bẩm cụ lớn.
- Bẩm đức ông.
* Thợ phụ là người ranh mãnh, khéo nịnh hót để moi tiền.
4, Nhân vật hài bất hủ.
- Khán giả cười ông Giuốc - Đanh ngu dốt vì học đòi làm sang mà bị lợi dụng.
- Người ta cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc hoa ngược mới sang trọng, khi they ông cứ moi tiền mãi để mua cái danh hão.
- Cười khi thấy ông bị lột quần áo để mặc lễ phục lố lăng mà vẫn vênh vang ra vẻ ta đây.
III, Ghi nhớ.
IV, Luyện tập.
Đọc diễn cảm theo vai văn bản trên.
 4, Củng cố: Em suy nghĩ gì về ông Giuốc - Đanh?
 5, Hướng dẫn học ở nhà: Đọc kĩ lại văieọt nam bản, học ghi nhớ, nắm nội dung phân tích.
Chuẩn bị: Lựa chọn trật tự từ trong câu, trả lời câu hỏi SGK, xem trước các bài tập.
..
NS: 01/04/09
NG:03/04/09 Tiết 116: Lựa chọn trật tự từ trong câu.
A, Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh vận dụng kiến thức về trật tự từ trong câu để phân tích hiệu quả diến đạt của trật tự từ trong một số câu trích từ tác phẩm văn học chủ yếu là những tác phẩm đã học, viết được đoạn văn ngắn thể hiện khả năng sắp xếp trật tự từ hợp lí.
 - Rèn kĩ năng lựa chọn trật tự từ hợp lí khi nói và viết.
B, Chuẩn bị:
- Giáo viên: giáo án, SGK.
- Học sinh: soạn bài, SGK.
C, Các bước lên lớp:
1, ổn định tổ chức: (1’)
2, Kiểm tra: (2’)
 Em hiểu thế nào là lựa chọn trật tự từ trong câu? Nêu tác dụng của lựa chọn trật tự từ?
3, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung.
Hoạt động 1: Khởi động.
Giờ trước chúng ta đã thấy vai trò, tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu. Để củng cố kiến thức đó, chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Đọc bài tập 1, nêu yêu cầu bài tập?
Học sinh làm bài.
Gọi 2 em nêu kết quả.
Học sinh nhận xét.
Giáo viên sửa chữa.
Đọc bài tập, xác định yêu cầu, làm bài.
Học sinh nhận xét.
Giáo viên sửa chữa, bổ sung.
Đọc bài tập 3, nêu yêu cầu bài tập.
Thảo luận theo nhóm 4, thời gian 4 phút.
Báo cáo. Nhận xét.
Giáo viên kết luận.
Đọc bài tập 6, nêu yêu cầu bài tập.
Học sinh viết bài rồi đọc.
Nhận xét.
1, Bài tập 1 (122). Trật tự các từ và cụm từ thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động và trạng thái như thế nào.
a. Các hoạt động được liệt kê theo thứ tự trước sau, việc này nối tiếp việc kia: Trong công tác vận động quần chúng, trước tiên là phải giải thích cho quần chúng hiểu, sau đó tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng, rồi mới tổ chức cho quần chúng làm, lãnh đạo để làm cho đúng và kết quả là làm cho tinh thần yêu nước của quần chúng được thực hiện vào công cuộc yêu nước, công cuộc kháng chiến.
b. Các hoạt động được liệt kê xếp theo thứ bậc: việc chính, việc diễn ra hàng ngày của bà mẹ là bán bóng đèn, còn bán vàng hương là việc phụ, việc làm thêm trong những phiên chợ chính.
2, Bài 2: vì sao các cụm từ in đậm được đặt ở giữa câu.
a. ở tù.
b. Vốn từ vựng ấy.
c. Còn một trâu và một thong gạo.
d. Trong mười năm ấy.
 Trong sự thắng lợi ấy.
-> Các cụm từ này được lặp lại ở ngay đầu câu để liên kết câu ấy với các câu trước cho chặt chẽ hơn.
3, Bài tập 3. Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm.
Việc đảo trật tự từ trông thường của các từ trên nhằm mục đích nhấn mạnh hình ảnh hoặc tâm trạng nêu ỏ các từ đứng đầu câu.
4, Bài 4: Cả hai câu a và b phụ ngữ của động từ “thấy” đều là cụm C-V.
- Trong câu a, cụm C-V này có chủ ngữ đứng trước nhằm nêu tên nhân vật và miêu tả hành động nhân vật.
- Câu b, cụm C-V làm phụ ngữ có vị ngữ đảo lên trước đồng thời từ “trịnh trọng” lại đặt trước động từ nhằm nhấn mạnh sự làm bộ làm tịch của nhân vật.
-> Ta chọn b điền vào chỗ trống.
5, Bài tập 6: Viết đoạn văn ngắn :
a, Lợi ích của đi bộ đối với sức khoẻ.
b. Lợi ích của đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực sự.
 4, Củng cố: Vai trò, tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu.
 5, Hướng dẫn học ở nhà: Học bài, làm bài 5.
Chuẩn bị: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự vào miêu tả vào bài văn tự sự. Trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
S:
G: Tiết 120: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả 
 vào bài văn nghị luận.
A, Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh củng cố chắc chắn hơn những kiến thức hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học ở tiết trước.
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự s và miêu tả vào một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi qen thuộc.
 B, Chuẩn bị:
- Giáo viên: giáo án, SGK.
- Học sinh: soạn bài, SGK.
C, Các bước lên lớp:
1, ổn định tổ chức: 8A1 8A2 8A3:
2, Kiểm tra: 
Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận ?
3, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động1: Khởi động:
Chúng ta đều bết các yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò hết sức quan trọng trong văn nghị luận. Để củng cố kiến thức về vấn đề này, chúng ta cùng học bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Đọc đề bài. 
Đề bài đó có thể cụ thể hoá như thế nào?
Xác định thể loại, nội dung của đề bài?
Nên đưa vào bài viết những luận điểm nào trong số các luận điểm sau? (SGK- 125(.
Thảo luận bàn 3 phút.
Đại diện báo cáo.
Giáo viên kết luận.
Có thể sắp xếp các luận điểm như thế nào cho hợp lí?
Em sẽ bổ sung thêm luận điểm nào?
Học sinh đọc 2 đoạn văn SGK.
Nhận xét gì về việc đưa yếu tố tự s và miêu tả vào trong hai đoạn văn nghị luận trên?
- Đoạn a: yếu tố, hình ảnh miêu tả một bạn suốtt ngày dán mắt vào màn hình máy vi tính để chơi trò điện tử là không phù hợp với luận điểm.
Em rút ra kết luận gì?
Em thấy có nên đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao?
- Nên đưa vào vì nhờ đó mà việc trình bày luận điểm. Luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn.
Học sinh viết đoạn văn vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả .
Đọc và chỉ rõ các yếu tố tự sự, miêu tả?
HS vàGV nhận xét, bổ sung.
 I Đề bài : Một số bạn em đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hoá của dân tộc và gia đình. Em hãy viết bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn thay đổi cách ăn mặc đó cho đúng đắn hơn.
* Xác định đề: 
- Thể loại: nghị luận.
- Nội dung: thuyết phục các bạn cách ăn mặc cho đứng đắn.
II, Xác dịnh luận điểm:
Nên đưa vào bài các luận điểm:
a.Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn lành mạnh, giản dị như trước nữa.
b. Việc chạy theo các mốt ăn mặc ấy có nhiều tác hại.
c. Các bạn lầm tưởng ăn mặc như vậy làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu.
e. Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại.
III, Sắp xếp các luận điểm.
Có thể sắp xếp như sau:
a. Gần đây cách ăn mặc của các bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.
b. Các bạn lầm tưởng rằng cách ăn mặc như thế sẽ làm cho mình trở thành “văn minh”, “ sành điệu”.
c. Việc ăn mặc cần hợp với thời đại.
d. Việc chạy theo mốt, ăn mặc như thế làm mất thời gian của các bạn, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và gây tốn kém tiền của cho cha mẹ.
e. Các bạn cần sửa đổi lại trang phục cho lành mạnh, đúng đắn.
IV. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả.
Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào quá trình lập luận phải làm cho việc lập luận rõ ràng cụ thể, sinh động hơn.
V, viết đoạn văn tự sự có yếu tố tự sự và miêu tả.
 4, Củng cố: Yếu tố tự sự, miêu tả có vai trò gì?
 5, Hướng dẫn học ở nhà: Ôn lý thuyết, xem các bài tập.
Tìm đọc các văn mbản nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả.
Chuẩn bị : Chương trình địa phương phần tập làm văn, trả lời câu hỏi SGK.
S:
G: Tiết 125: Tổng kết phần văn.
A, Mục tiêu cần đạt:
- Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thứcvăn học qua các văn bản đã học trong SGK lớp 8 trừ các văn bản tự sự và nhật dụng.Khắc sâu những những kiến thức cơ bản của các văn bản tiêu biểu.
- Tập trung ôn tập kĩ hơn các văn bản thơ.
 B, Chuẩn bị:
- Giáo viên: giáo án, SGK.
- Học sinh: soạn bài, SGK.
C, Các bước lên lớp: 
1, ổn định tổ chức: 
2, Kiểm tra: 
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3, Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động:
Để giúp các em củng cố, hệ thống hoá kiến thức về các văn bản đã học ở kì 1,2 chúng ta sẽ học bài hôm nay.
Hoạt động 2: Ôn tập.
Văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung chủ yếu
Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông
Đập đá ở Côn Lôn.
Muốn làm thằng cuội.
Hai chữ nước nhà.
Nhớ rừng.
Ông đồ.
Quê hương.
Khi con tu hú .
Tức cảnh Pác Bó.
Đi đường.
Chiếu dời đô.
Hịch tướng sĩ.
Nước Đại Việt.
Bàn luận về phép học.
Thuế máu.
Đi bộ ngao du.
NNPhan Bội Châu
Phan châu Trinh
Tản Đà.
Trần Tuấn Khải.
Thế Lữ.
Vũ Đình Liên.
Tế Hanh.
Tố Hữu.
Hồ Chí Minh.
Hồ Chí minh.
Lí Thái Tổ.
Trần Quốc Tuấn
Nguyễn Trãi.
Nguyễn Thiếp.
Nguyễn ái Quốc.
Ru-xô,
Thơ bát cú Đường luật
Thơ bát cú Đường luật.
Thơ bát cú Đường luật.
Thơ song thất lục bát.
Thơ 8 chữ.
Thơ 5 chữ.
Thơ 8 chữ.
Thơ lục bát.
Thơ tuyệt cú Đưòng luật.
Thơ lục bát.
NL tđại.
NL Tđại.
NL Tđại.
NL Tđại.
Nghị luận.
Nghị luận.
Vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX mạng chí lớn cứu nước, cứu dân, dù ở hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung, khí phách hiên ngang bất khuất và niềm tin sắt đá vào sự hiệp giải phóng dân tộc.
Buồn chán trước hiện thực đen tối và tầm thường, thi sĩ muốn thoát li thực tại ấy bằng một ước mộng rất ngông.
Nỗi đau mất nước và ý chí phục thù cứu nước qua lời trăng trối với con là Nguyễn Trãi của Nguyễn Phi Khanh.
Niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét thực tại tù tong giả dối qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
Tình cảnh đáng buồn của ông đồ và niềm cảm thương, nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của thi sĩ trước một lớp người tài hoa nay trở nên tàn tạ và đang dần vắng bóng.
Vẻ đẹp tươi tắn, khoẻ khoắn của một làng quê ven biển miền Trung.
Lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục.
Tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ.
Từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.
Khát vọng của nhân dân về một đất nước thống nhất, hùng cường và khí phách của nhân dân Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Long yêu nước bất khuất của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
Lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV.
Nục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nứơc hưng thịnh.
Bộ mặt giả nhân giả nghĩa và thủ đoạn tàn bạo dùng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa của bọn thực dân.
 Muốn ngao du cần phải đi bộ, tác dụng của việc đi bộ với sức khoẻ, việc mở mang kiến thức và tinh thần con người. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 8(11).doc