Giáo án Ngữ văn 8 cả năm

Giáo án Ngữ văn 8 cả năm

Bài 1- Tiết 1

 Văn bản: Tôi đi học

 (Thanh Tịnh)

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 Thông qua bài học, giúp học sinh:

 - Hiểu và cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.

 - Thấy được nét đặc sắc của ngòi bút văn xuôi Thanh Tịnh.

 - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng phát hiện, phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”- người kể chuyện và liên tưởng đến những kỉ niệm của bản thân.

II/ CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên:

 Đọc kĩ nội dung văn bản

 Tham khảo các tài liệu liên quan.

 2. Học sinh:

 Đọc văn bản, đọc chú thích, tìm bố cục

 Trả lời câu hỏi vào vở soạn.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1.Ôn định lớp

 2. Kiểm tra: Vở soạn bài của học sinh.

 3. Bài mới:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.

 Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên.

 “ Ngày đầu tiên đi học

 Mẹ dắt tay đến trường

 Em vừa đi vừa khóc

 Mẹ dỗ dành yêu thương”.

 

doc 500 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
 Bài 1- Tiết 1 
 Văn bản: Tôi đi học
 (Thanh Tịnh)
I/ Mục tiêu bài học:
 Thông qua bài học, giúp học sinh:
 - Hiểu và cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.
 - Thấy được nét đặc sắc của ngòi bút văn xuôi Thanh Tịnh.
 - Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, kĩ năng phát hiện, phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”- người kể chuyện và liên tưởng đến những kỉ niệm của bản thân.
II/ Chuẩn bị:
 1.Giáo viên:
 Đọc kĩ nội dung văn bản
 Tham khảo các tài liệu liên quan.
 2. Học sinh:
 Đọc văn bản, đọc chú thích, tìm bố cục
 Trả lời câu hỏi vào vở soạn.
III/ Các hoạt động dạy- học:
 1.Ôn định lớp
 2. Kiểm tra: Vở soạn bài của học sinh.
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
 Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu trong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niệm về buổi đến trường đầu tiên.
 “ Ngày đầu tiên đi học
 Mẹ dắt tay đến trường
 Em vừa đi vừa khóc
 Mẹ dỗ dành yêu thương”.
 Thật khó diễn tả bằng lời những cảm xúc của các em học sinh lúc đó. Bởi mỗi người lại có những cảm xúc riêng. Hôm nay, cô và các em sẽ được tìm hiểu tâm trạng của một bạn học trò xưng “tôi” trong văn bản “Tôi đi học” với những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng của một thời thơ ấy. 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động2:
* GV hướng dẫn cách đọc:
 Đọc với giọng chậm, dịu dàng, lắng sâu; chú ý ngữ điệu.
* GV đọc mẫu: Từ đầu -> Tôi đi học.
 - Gọi 2 HS đọc nối tiếp đến hết.
 - Nhận xét cách đọc của học sinh.
H: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu đôi nét về nhà văn Thanh Tịnh?
-> Thanh Tịnh (1911- 1988) Tên khai sinh là Trần Văn Ninh quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô tp Huế. Năm lên 6 tuổi được đổi tên là Trần Thanh Tịnh, học tiểu học và trung học tại Huế. Từ năm 1933, bắt đầu đi làm và vào nghề dạy học. Đây cũng là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương.
 Trong sự nghiệp sáng tác của mình,Thanh Tịnh đã có mặt trong khá nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, bút kí văn học...song có lẽ ông thành công hơn cả ở thể loại truyện ngắn và thơ. Những truyện ngắn hay nhất của Thanh Tịnh nhìn chung đều toát lên một tình cảm êm dịu, trong trẻo. Văn ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến. “Tôi đi học” là một trường hợp tiêu biểu như vậy. Tác phẩm được in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.
H: Ngay mở đầu truyện, tác gỉa đã viết: “Hằng năm, cứ vào cuối thu...tựu trường”. Em hiểu “tựu trường” ở đây có nghĩa như thế nào?
->Đến trường khai giảng năm học mới. 
H: “Ông đốc trường Mĩ Lí cho gọi mấy cậu học trò mới đến” Vậy “ông đốc” ở đây là ai?
-> Ông hiệu trưởng.
H: Từ “lạm nhận” trong câu “ Tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình” có nghĩa là gì? 
-> Nhận quá đi, nhận vào mình những điều, những phần không phải của mình.
GV: Còn một số từ khó khác, trong quá trình tìm hiểu văn bản chúng ta sẽ giải thích tiếp.
 Hoạt động 3:
H: Trong văn bản, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
-> Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
GV: Giảng giải cho HS các biểu hiện và kết luận: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự cụ thể như thế nào, các em sẽ được tìm hiểu kĩ trong tiết Tập làm văn.
H: Em có nhận xét gì về mạch kể của truyện?
-> Kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”, theo trình tự thời gian và không gian của buổi tựu trường đầu tiên.
H: Có những nhân vật nào được kể lại trong truyện? Nhân vật chính là ai? Vì sao em biết?
-> Tôi, mẹ, ông đốc, những cậu học trò.
 Tôi là nhân vật chính. Vì nhân vật này được kể nhiều nhất, mọi sự việc trong truyện đều thông qua sự cảm nhận của nhân vật này.
H: Qua mạch kể của nhân vật “Tôi”, em hãy cho biết bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung từng phần là gì?
-> 5 phần:
 + P1: Từ đầu-> Tưng bừng rộn rã. (Khơi nguồn kỉ niệm)
 + P2: Buổi mai-> Ngang trên ngọn núi. (Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi”trên đường cùng mẹ đến trường)
 + P3:Trước sân trường-> Trong các lớp. (Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi” khi ở giữa sân trường, quan sát mọi người và các bạn).
 + P4: Ông đốc-> Chút nào hết. (Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi” khi nghe gọi tên và rời mẹ vào lớp).
 + P5: Còn lại. (Tâm trạng và cảm giác của nhân vật “tôi” khi vào lớp, đón nhận tiết học đầu tiên).
GV: Truyện ngắn đậm chất trữ tình “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh đã giúp chúng ta sống lại những kỉ niệm tuổi thơ mơn man, trong sáng ở buổi tựu trường đầu tiên. Những kỉ niệm ấy được khơi nguồn từ thời điểm nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
*HS đọc thầm 4 câu văn đầu.
H: Nỗi nhớ buổi tựu trường đầu tiên của tác giả được khơi nguồn từ thời điểm nào?
H: Vì sao cứ đến thời điểm này, những kỉ niệm của tác giả lại ùa về?
-> Do có sự liên tưởng tương đồng, tự nhiên giữa hiện tại và quá khứ.
GV: Cứ vào thời điểm ấy, cảnh vật ấy, không gian ấy...làm cho nhân vật nghĩ ngay về ngày xưa theo 1 quy luật tự nhiên cứ lặp đi lặp lại. Vì vậy tác giả đã viết “ Hằng năm, cứ vào cuối thu...”
H: Khi nhớ lại những kỉ niệm cũ, nhân vật “tôi” có tâm trạng như thế nào?
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật tu từ và cách sử dụng từ ngữ của tác giả khi nhớ lại buổi tựu trường đầu tiên?
GV: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh và từ láy để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Những tình cảm trong sáng ấy nảy nở trong lòng “tôi” như những cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng, mà “tôi” không thể nào quên. Câu văn như cánh cửa dịu dàng mở ra, dẫn người đọc vào một thế giới đầy ắp những sự việc, những con người, những cung bậc tâm tư tình cảm đẹp đẽ, trong sáng, rất đáng nhớ, đáng chia sẻ và trân trọng.
H: Những cảm xúc khi thì nao nức, mơn man (nhẹ nhàng), lúc lại tưng bừng, rộn rã(mạnh mẽ) có mâu thuẫn với nhau không? Vì sao?
-> Không mâu thuẫn. Ngược lại chúng còn gần gũi, bổ sung cho nhau nhằm diễn tả một cách cụ thể tâm trạng thực của nhân vật “tôi” khi ấy.
 Các từ láy đã góp phần rút ngắn khoảng cách thời gian giữa quá khứ và hiện tại. Chuyện đã xảy ra từ bao năm qua mà cứ như vừa mới xảy ra hôm qua, hôm kia.
GV: Vậy tâm trạng của “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu.
* HS đọc thầm: Buổi mai...-> Trên ngọn núi.
H: Kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường của nhân vật “tôi” gắn với thời gian, không gian cụ thể nào?
H: Vì sao không gian và thời gian ấy trở thành kỉ niệm trong tâm trí “tôi”?
-> Vì đó là thời điểm, là nơi chốn quen thuộc, gần gũi, gắn liền với tuổi thơ tác giả.Và đó cũng là lần đầu tiên được cắp sách đến trường.
H: Trên con đường cùng mẹ tới trường, “tôi” đã quan sát cảnh vật xung quanh và cảm thấy tâm trạng mình như thế nào?
H: Vì sao tâm trạng “tôi” lại có sự thay đổi như vậy?
-> Vì cảm giác nôn nao, bồn chồn của ngày đầu tiên đi học đã ảnh hưởng đến sự cảm nhận của nv.
GV: Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của 1 cậu bé trong ngày đầu tiên đến trường: Tự thấy mình như đã lớn lên, con đường hằng ngày đi lại đã bao nhiêu lần hôm nay bỗng trở nên là lạ, mại vật đều như thay đổi...Đối với 1 em bé mới chỉ biết chơi đùa, qua sông thả diều, ra đồng chạy nhảy với bạn...thì đi học quả là 1 sự kiện lớn - 1 thay đổi quan trọng đánh dấu 1 bước ngoặt tuôỉ thơ.
H: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả ý nghĩ, hành động của chú bé? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy?
H: Tất cả những cử chỉ ngộ nghĩnh, ngây thơ, đáng yêu ấy bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
GV: Lần đầu tiên đến trường học, được bước vào một thế giới mới lạ, được tập làm người lớn chứ không chỉ nô đùa, rong chơi, thả diều nữa. Chính ý nghĩ ấy làm cho nhân vật cảm thấy mình “người lớn” hơn. Nhưng đây là lần đầu tiên chưa quen, và thật ra, “tôi” vẫn còn nhỏ lắm, cho nên “tôi” vẫn thèm được tự nhiên, nhí nhảnh như các học trò đi trước... Đó là tâm trạng, là cảm giác được diễn tả một cách rất tự nhiên.
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích
II/ Tìm hiểu văn bản
1. Khơi nguồn kỉ niệm.
- Thời điểm: Cuối thu:
 + Lá rụng nhiều
 + Mây bàng bạc
 + Mấy em nhỏ rụt rè tới trường.
- Tâm trạng:
 + Nao nức, mơn man
 + Tưng bừng rộn rã.
- Nghệ thuật: So sánh, dùng từ láy. 
2. Tâm trạng của “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên
 a) Khi trên đường tới trường:
- Thời gian: Buổi sớm mai đầy sương thu và gió lạnh.
- Không gian: Con đường dài và hẹp.
- Tâm trạng: Thay đổi
 + Con đường quen: thấy lạ.
 + Cảnh vật: đều thay đổi.
 + Lòng: thay đổi lớn.(Cảm thấy mình trang trọng, đứng đắn).
-Nghệ thuật: 
 + So sánh
 + Sử dụng nhiều động từ.
-> Cử chỉ ngộ nghĩnh, ngây thơ, đáng yêu.
=> Sự thay đổi trong nhận thức bản thân.
4. Củng cố: GV hỏi HS về:
 - Thời điểm khơi nguồn kỉ niệm
 - Tâm trạng của “tôi” trên đường cùng mẹ tới trường.
5. Hướng dẫn học bài:
 - Đọc lại văn bản.
Nắm vững nội dung đẫ học.
Tìm hiểu tiếp các phần còn lại để chuẩn bị cho tiết sau.
IV/ rút kinh nghiệm:
................................................................................
................................................................................
.................................................................................
 ************************************************
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
 Bài 1 – Tiết 2
 Văn bản: Tôi đi học (tiếp)
 (Thanh Tịnh)
I/ Mục tiêu bài học:
 Qua bài học, GV tiếp tục giúp HS:
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình vừa man mác buồn thương, vừa ngọt ngào quyến luyến của Thanh Tịnh.
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Đọc kĩ và cảm nhận nội dung văn bản
 Tham khảo tài liệu.
 2. Học sinh:
 Trả lời câu hỏi vào vở soạn.
III/ Các hoạt động dạy – học:
 1. Ôn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Những kỉ niệm của nhân vật “tôi” vào ngày đầu đến trường được khơi nguồn từ thời điểm nào? Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đó? 
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Mùa thu – mùa khai trường đã tới như gợi nhớ, gợi thương, như khơi nguồn kỉ niệm khiến cho ai trong chúng ta cũng thấy xúc động bồi hồi. Và nhân vật “tôi” trong văn bản “Tôi đi học” cũng không ngoại lệ. Thiên nhiên thay đổi, cảm nhận của “tôi” cũng thay đổi khi trên đường đến trường buổi đầu tiên.Vậy tâm trạng của “tôi” khi tới trường, khi nghe ông đốc gọi tên, khi rời xa vòng tay mẹ để đón nhận tiết học đầu tiên có gì đặc biệt? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu. 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 2:
GV khái quát lại nội dung tiết 1.
* Gọi HS đọc: “Trước sân trường...-> các lớp”.
H: Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí tác giả có ... ận).
b.Phần thân bài: 7đ
* Thế nào là người có tài? Thế nào là người có đức? Tài và đức có quan hệ với nhau ntn? (2 đ) 
* Tại sao nói có tài mà không có đức là người vô dụng? (nêu dẫn chứng).(1,5 đ)
* Tại sao nói có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó? (nêu dẫn chứng).(1,5 đ)
* Liên hệ với bản thân. (2 đ)
c. Phần kết bài: 1,5đ
 Khẳng định lại sự cần thiết của tài và đức đối với việc học tập, rèn luyện của con người.
 Khẳng định tính đúng đắn và sức sống của câu nói.
*) Thu bài:
 - Hết giờ giáo viên thu bài.
 - Nhận xét giờ làm bài của học sinh.
*) Hướng dẫn học bài:
- Xem lại lí thuyết về kiểu bài để tự rút kinh nghiệm.
- Chuẩn bị tiết sau: Tổng kết phần Văn.
VI/ rút kinh nghiệm:
_______________________________________
_______________________________________
_______________________________________
_______________________________________ 
 *******************************************
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Bài 31– Tiết 125
 Tổng kết phần Văn
I/ mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGK Ngữ văn 8 (Trừ Vb tự sự và nhật dụng) và khắc sâu kiến thức cơ bản về những VB đó.
 2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp.
 3. Thái độ:
 Có tình cảm yêu mến với văn thơ, tập trung vào các VB thơ mới.
II/ chuẩn bị:
 1. Giáo viên: 
 Hệ thống lại kiến thức về các VB theo yêu cầu của SGK..
 Kẻ bảng thống kê.
 2. Học sinh:
 Đọc lại các VB liên quan, kẻ bảng thống kê vào vở soạn.
III/ các hoạt động dạy – học
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS. 
 3. Bài mới: 
Câu1: Bảng thống kê các VB văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8.
TT
Tên
VB
 Tên 
T. giả
Thể 
Loại
 Giá trị nội dung
 Giá trị nghệ thuật
1
Vào nhà ngục QĐ cảm tác
Phan Bội Châu (1867-1940)
TNBC Đường luật
Khí phách kiên cường, bất khuất và phong thái ung dung đường hoàng, vượt lên cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước và CM.
Giọng điệu hào hùng, khoáng đạt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
2
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh (1872-1926)
TNBC Đường luật
Hình tượng đẹp ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước CM trên đảo Côn Lôn
Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, tràn đầy khí thế.
3
Muốn làm thằng cuội
Tản Đà (1889- 1939)
TNBC Đường luật
Tâm sự của 1 con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.
Hồn thơ lãng mạn, siêu thoát; pha chút ngông nghênh nhưng vẫn đáng yêu.
4
Hai chữ nước nhà
á Nam Trần Tuấn Khải
Song thất lục bát
Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
Mượn tích xưa để nói chuyện hiện tại; giọng điệu trữ tình thống thiết.
5
Nhớ rừng
Thế Lữ (1907- 1989)
Thơ 8 chữ
Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ. Khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.
Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm; Sự đổi mới câu thơ, vần thơ, nhịp điệu, phép tương phẩn đối lập, NT tạo hình đặc sắc.
6
Ông đồ
Vũ Đình Liên (1913- 1996).
Thơ 5 chữ
Khắc hoạ thành công tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó nói lên nỗi niềm cảm thương chân thành trước 1 lớp người dang tàn tạ và nỗi nhớ tiéc cảnh cũ, người xưa.
Ngôn ngữ bình dị, cô đọng, hàm xúc. NT đối lập-tương phản, câu hỏi tu từ; Hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm.
7
8
Quê hương 
Khi con tu hú
Tế Hanh (1921)
Tố Hữu
(1920- 2002)
Thơ 8 chữ
Lục bát
Tình yêu quê hương thể hiện qua bức tranh TN tươi sáng, sinh động. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài.
Thể hiện tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do mãnh liệt của người chiến sĩ CM trẻ tuổi trong nhà tù.
Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế, nhiều ý nghĩa tượng trưng.
Giọng thơ tha thiết, sôi nổi; tưởng tượng phong phú, dồi dào.
9
Tức cảnh Pác Bó
Hồ Chí Minh (1890- 1969)
TNTT Đường luật
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống CM đầy gian khổ ở Pác Bó. Với người, được làm CM và sống hoà hợp với TN là 1 niềm vui lớn.
Giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui, từ láy tượng hình. Bút pháp vừa cổ điển, vừa hiện đại.
10
Ngắm trăng
Hồ Chí Minh (1890- 1969)
TNTT Đường luật (Chữ Hán)
Tình tyêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung, tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ trong hoàn cảnh tù ngục.
Nhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ, đối xứng, đối lập.
11
Đi đường
Hồ Chí Minh (1890- 1969)
TNTT Đường luật (Chữ Hán
ý nghĩa tượng trưng và ý nghĩa sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí: Đường đời vượt qua gian nan chồng chất sẽ lên tới thắng lợi vẻ vang.
Điệp từ, tính đa nghĩa của câu thơ, bài thơ.
12
Chiếu dời đô
Lí Công Uẩn (974- 1028)
Chiếu
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nươc độc lập thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của DT Đại Việt đang đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ.
Phương pháp lập luận: Kết hợp hài hoà giữa lí và tình.
13
Hịch tướng sĩ
Ttần Quốc Tuấn (1231- 1300)
Hịch
Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của DT ta trong cuộc kháng chién chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
áng văn chính luận xuất sắc. Lập luận chặt chẽ, sắc bén; lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn.
14
15
Nước Đại Việt ta
Bàn luận về phép học
Nguyễn Trãi
Nguyễn Thiếp (1723- 1804)
Cáo
Tấu
Như 1 bản tuyên ngôn độc lập tràn đầy lòng tự hào dân tộc: Nước ta là nc có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ... Kẻ xâm lược là trái với nhân nghĩa, nhất định thất bại.
Mục đích chân chính của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp học đúng.
Lập luận chặt chẽ, chứng cớ hùng hồn.
Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo.
16
Thuế máu
Nguyễn ái Quốc
Văn xuôi chính luận
Lên án chính quyền thực dân Pháp đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh đẫm máu.
Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng hùng hồn, mang tính khách quan và thực tế cao; giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu cay.
Câu 2:
* Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các VB thơ trong các bài 15, 16 và 18, 19.
Bài 15, 16 (Vào nhà ngục QĐ cảm tác, 
Đập đá ở Côn Lôn, muốn làm thằng cuội).
Bài 18, 19: (Nhớ rừng, ông đồ, quê hương, khi con tu hú).
- Ra đời trước năm 1932.
- Thuộc thể thơ TNBC Đường luật nên chịu quy phạm của thơ cổ về số câu, số chữ, cách gieo vần, luật B-T, phép đối, quy tắc gieo vần...
- Ra đời sau 1932.
- Hình thức linh hoạt, phóng khoáng, tự do hơn nhiều.Tuy nhiên vẫn tuân thủ 1 số nguyên tắc: Số chữ trong các câu bằng nhau, vần liền hoặc cách, nhịp 3/2/3 hoặc 5/3, cũng theo luật B-T nhưng chỉ 1 số câu, không chặt chẽ như thơ Đường.
* Thơ trong các bài 18, 19 được gọi là “Thơ mới” vì:
- Có quy tắc nhưng không quá gò bó, chặt chẽ mà linh hoạt, tự nhiên, số câu thơ trong bài không hạn định.
- Lời thơ tự nhiên, gần với lời nói thường ngày, không có tính chất ước lệ, không hề công thức, khuôn sáo.
- Cảm xúc được bày tỏ trực tiếp, chân thực, gắn với tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người viết.
4. Hướng dẫn học bài:
- Học bài theo quá trình ôn tập
- Học thuộc lòng các VB thơ có liên quan
- Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập phần Tiếng Việt.
 *********************************************
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Bài 31– Tiết 126
 Ôn tập phần Tiếng Việt
I/ mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 Củng cố chắc hơn kiến thức về các kiểu câu: Nghi vấn, Cầu khiến, Cảm thán, Trần thuật, Phủ định; các kiểu hành động nói: Trình bày, hỏi, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ tình cảm, cảm xúc; Lựa chọn trật tự từ trong câu.
 2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng vận dụng những hiểu biết vừa được củng cố lại để làm 1 số bài tập trong phần luyện tập.
 3. Thái độ:
 Có thái độ nghiêm túc khi sử dụng các kiểu câu phù hợp với mục đích, hành động nói.
II/ chuẩn bị:
 1. Giáo viên: Nghiên cứu nội dung kiến thức.
 Làm các bài tập đã cho trong sgk.
 2. Học sinh: 
 Học lại kiến thức các bài học có liên quan
 Làm trước các bài tập vào vở soạn.
III/ các hoạt động dạy – học
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS. 
 3. Bài mới: 
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 1: 
GV hướng dẫn HS nhắc lại nhanh gọn khái niệm về các kiểu câu đã học. 
H: Đọc những câu sau và cho biết mỗi câu thuộc kiểu câu nào trong số các kiểu câu đã học?
- HS đọc các phần trích dẫn và nêu Kquả.
H: Dựa vào nội dung của câu 2 trong BT1, hãy đặt 1 câu NV hỏi theo kiểu câu bị động và chủ động?
H: Hãy đặt những câu cảm thán chứa một trong những từ ngữ như: vui, buồn, hay, đẹp?
- Gọi HS đọc nội dung các câu văn
H: Trong những câu trên, câu nào là câu TT, câu nào là câu NV, ...câu nào là câu CK?
H: Câu nào trong những câu NV trên được dùng để hỏi, cần được giải đáp?
H: Câu nào trong số các câu NV trên không được dùng để hỏi? Chúng được dùng để làm gì?
H: Hãy xác định kiểu câu NV, CK, CT, TT trong các câu sau?
- Gọi mỗi HS đọc 1 câu và trả lời.
 Hoạt động 2: 
GV hướng dẫn HS nhắc lại khái niệm hành động nói.
* GV nêu yêu cầu (gộp BT1 và BT2)
- Kẻ sẵn bảng vào bảng phụ
- Gọi HS đọc và lên bảng điền.
I.Kiểu câu: Nghi vấn, Cầu khiến, Cảm thán, Trần thuật, Phủ định.
1. Khái niệm:
2. Bài tập:
BT1:
- Vợ tôi không ác, nhưng ... quá rồi.
-> Câu TT, vế trước có dạng phủ định.
- Cái bản tính...che lấp mất.
-> Câu TT đơn.
- Tôi biết...không nỡ giận.
-> Câu TT, vế sau có 1 vị ngữ mang ý phủ định.
BT2:
Ví dụ: 
- Cái bản tính tốt đẹp của người ta có thể bị những gì che lấp mất?
- Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt đẹp của người ta?
- Cái bản tính tốt đẹp của người ta có thể bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất không?
BT3:
- Chao ôi, buồn!
- Vui quá! Thế là bố mẹ mình đồng ý rồi!
- Bông hoa này đẹp thật!
- Bài hát rất hay!
BT4:
a. Câu TT: 1, 3
 Câu CK: 4
 Câu NV: 2, 5, 7.
b.
 Câu NV dùng để hỏi: câu 7.
 Câu NV không dùng để hỏi: Câu 2, câu 5.
(Câu 2: Biểu lộ sự ngạc nhiên về việc LH nói ra những chuyện chỉ có thể xảy ra trong tương lai chứ chưa thể xảy ra trước mắt. Câu 7: Được dùng để giải thích cho đề nghị nêu ở câu 4 theo quan điểm của người nói và cũng là theo lẽ thường tình của cuộc sống).
BT5:
- Câu CK: a, e
- Câu TT: b, h
- Câu NV: c, d
- Câu cảm thán: g.
II. Hành động nói:
1. Khái niệm:
2. Bài tập:
Bài 1+2.
TT
 Câu đã cho
 Kiểu câu
Hành động nói
 Cách dùng
1
Tôi bật cười bảo lão:
T. thuật
Kể
T. tiếp
2
Sao cụ lo xa quá thế?
N. vấn
Bộc lộ t/c, c/x
G.tiếp
3
Cụ còn khoẻ lắm, .....mà sợ!
C. thán
T.bày
G.tiếp
4

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 8.doc