Giáo án Ngữ văn 8 Bài 7 Tiết 25: Văn bản: Đánh nhau với cối xay gió (Xéc –van-tét)

Giáo án Ngữ văn 8 Bài 7 Tiết 25: Văn bản: Đánh nhau với cối xay gió (Xéc –van-tét)

Bài 7

Tiết 25: Văn bản: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

(Xéc –van-tét)

 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh hiểu rõ tài nghệ của Xéc-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ki-hô-tê, Xan-chôpan-xa tương phản về mọi mặt.

2. Kĩ năng

-Đánh giá đúng đúng đắn mặt tốt mặt xấu của 2 nhân vật.

-Rèn kĩ năng đọc kể, tóm tắt truyện, phân tích so sánh

3. Thái độ

Có những bài học thực tế liên hệ đến bản thân.

II.CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

2. Học sinh

III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

H? Những biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả An-đéc-xen sử

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Bài 7 Tiết 25: Văn bản: Đánh nhau với cối xay gió (Xéc –van-tét)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7
Tiết 25: Văn bản: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
(Xéc –van-tét)
 I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Học sinh hiểu rõ tài nghệ của Xéc-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-ki-hô-tê, Xan-chôpan-xa tương phản về mọi mặt.
Kĩ năng
-Đánh giá đúng đúng đắn mặt tốt mặt xấu của 2 nhân vật.
-Rèn kĩ năng đọc kể, tóm tắt truyện, phân tích so sánh
Thái độ
Có những bài học thực tế liên hệ đến bản thân.
II.CHUẨN BỊ
Giáo viên
Học sinh 
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
H? Những biện pháp nghệ thuật chủ yếu được tác giả An-đéc-xen sử dụng thành công trong truyện: Cô bé bán diêm là gì?
 Phân tích vài dẫn chứng để chứng minh?
TL: -Kể chuyện hấp dẫn đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng(khi que diêm cháy-- >lò sưởi, bàn ăn, ngỗng quaycây thông Nô en, bà, giao thừa)
Các tình tiết diễn biến hợp lý (tối –sáng, lạnh-ấm)
Diễn biến tâm lý nhân vật.(vui-buồn)
Hình ảnh tương phản(Trời đông giá rét tuyết rơi><ngôi nhà xinh xắn có đầy dây trường xuân bao quanh)
Bài mới 
Tây Ban Nha là 1 nước ở phía tây châu Âu, trong thời đaị phục hưng( thế kỷ XIV-XVI) đất nước này đã sản sinh ra một nhà văn vĩ đại Xéc- van- tet (1547-1616) với tác phẩm bất hủ- bộ tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê (1605-1615).. Chiếc cối xoay gió này đã từng đánh nhau với Đôn Kihôtê???
Vậy quê hương những chiếc cối xoay gió nằm ở đâu? Có thể là Hà Lan, đất mẹ của những cối xoay gió nổi tiếng??? Nơi đó là Consuegra, là một đô thị lớn của tỉnh Toledo ở Tây Ban Nha. Xét về vị trí địa lý trên bản đồ, thì Consuegra nằm miền trung, nơi có những ngọn đồi bạt ngàn đồng cỏ và ruộng lúa bát ngátvà không thể bỏ qua là những cối xoay gió.
Hôm nay, chúng ta nghiên cứu 1 đoạn trích trong tiểu thuyết này. Đoạn trích với tựa đề: Đánh nhau với cối xay gió
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hiểu những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm.
H? Cho biết vài nét về tác giả Xéc -van- tét ?
 XÉC - VAN - TÉT (1547 - 1616)
Xéc-van-tét (Miguel de Cervantes Saavedra) là nhà văn người Tây Ban Nha. Ông sinh tháng 10 năm 1547 tại Ancala đơ Hênarex, một thị trấn gần Thủ đô Madrid, trong một gia đình quí tộc nghèo, bố làm nghề thầy thuốc. Thuở nhỏ, Xéc-van-tét học ở Valađôlit, sau lớn lên chuyển đến học ở Thủ đô, tốt nghiệp Đại học. Ông từng làm thư kí cho Hồng y giáo chủ Accavita, từng theo Hồng y về nước Ytalia, từng tham gia quân đội Tây Ban Nha đóng trên đất Ytalia.
Năm 1571, trong một trận thuỷ chiến ông bị thương, cụt cánh tay trái. Năm năm sau ông giải ngũ. Trên đường về Tây Ban Nha, ông bị bọn cướp biển bắt làm tù binh, giam giữ ở Angiê (Châu Phi).
Năm 1580, ông được trả tự do. Vì gia đình khánh kiệt, ông phải trở lại đời lính.
Năm 1584, ông giải ngũ và lập gia đình. Ông phải viết kịch bản để kiếm sống.
Năm 1587, ông xin được làm nhân viên môi giớ cho việc thu mua quân lương quân nhu.
Năm 1897 phải ngồi tù vì để thiếu tiền quỹ. Ra tù ông được giao việc thu thuế, có điều kiện đi nhiều nơi. Vì không thanh toán được khoản thiếu tiền thuế, năm 1652 ông lại phải ngồi tù. Vợ ông vì hoàn cảnh nghèo túng phải vào tu viện. Ông từ trần ngày 23 tháng 4 năm 1616.
Các tác phẩm chính: Galatêa, Cuộc du ngoạn lên đỉnh núi Pacnanxơ, Truyện làm gương, Đôn ki hô tê.
Cuộc đời nhiều biến động thăng trầm, hoàn cảnh xô đầy đến nhiều nơi khiến cho Xéc-van-tét có một vốn sống vô cùng phong phú, giúp ông có nhiều chất liệu sáng tác. Chủ đề trong các truyện ngắn, tiểu thuyết của Xéc-van-tét là sự lố bịch lỗi thời của xã hội phong kiến cũng như mặt trái của xã hội tư bản. Ông là nhà văn có những đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hoá văn học nhân loại. Nhiều nhà nghiên cứu từng đánh giá rất cao giá trị nghệ thuật của Đôn-ki-hô-tê, coi đây là tác phẩm mở ra một thời đại mới cho thể loại tiểu thuyết. Đônkihôtê đã đưa tên tuổi Xéc-van-tét trở thành một nhà văn tầm cỡ thế giới, sánh ngang với những nhà văn lừng danh như Secxpia, Rabơle... Dưới ngòi bút tuyệt vời điêu luyện của ông, hình ảnh các nhân vật như Đôn Kihôtê, Sanchô cứ lừng lững, hiển hiện, ám ảnh tâm trí, trở thành niềm say mê của bạn đọc nhiều thế hệ, thuộc nhiều quốc gia trên thế giới.
H ? Nêu hoàn cảnh ra đời đoạn trích 
TL
- Đoạn mở đầu kể về chuyến ra đi lần thứ 2- chuyến đi dài nhất, thất bại và bi hài nhất của thầy trò Đôn-ki- hô-tê và giám mã Xan-chôpan-xa.
- Đoạn trích này tập trung miêu tả sự tương phản về mọi mặt của đôn ki hô tê và Xan-chôpan-xa. Đôn ki ô tê có những ưu điểm nhưng rất nực cười vói suy nghĩ, hành động điên rồ. Xan chôpan xa có những mặt tốt nhưng cũng nhiều điểm đáng trách trong cách nghĩ sinh hoạt.
Hoạt động 2: Mục tiêu giúp học sinh biết cách đọc, tóm tắt, chia bố cục, của thể loại này.
HD cách đọc:
Chú ý các câu đối thoại của 2 nhân vật chính, những câu nói của cối xay gió, bọn khổng lồ.
- Đọc giọng thích hợp vừa ngây thơ vừa tự tin xen lẫn hài hước.
-Gọi 3 học sinh đọc tiếp nhau, giáo viên đọc mẫu 1 đoạn.
-Cho học sinh nhận xét cách đọc của bạn, sau đó GV nhận xét và sửa chữa cho học sinh.
-H? Trong bài này có nhiều từ khó cần giải thích chúng em cần phải chú ý với những từ: 
- Hiệp sĩ (hiệp khách): Chỉ người có sức mạnh và lòng hào hiệp hay bênh vực dẻ yếu, cứu giúp người gặp nạn trong xã hội cũ.
-Truyện kiếm hiệp truyện về cuộc đời và sự nghiệp của những hiệp sĩ. Truyện kiếm hiệp hiện đại (xuất hiệp vào nửa cuối thể kỷ XX), còn gọi là truyện chưởng.
-Cối xay gió: Cối xay hoạt động bằng sức gió thổi quay các cánh quạt. Tại các nước châu âu rất phổ biến cối xay nay.
H? Em nào có thể tóm tắt tác phẩm?
TT: Đoạn trích kể về Đôn- ki-hô- tê, 1 lão quý tộc nghèo vì quá say mê truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ giamg hồ. Lão lục tìm những đồ binh giáp đã han rỉ của tổ tiên để trang bị cho mình, phong cho con ngựa còm của lão là chiến mã Rô-xi-nan-tê; còn bản thân lão là nhà hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê xứ Man cha. Lão nhớ đến 1 phụ nữ nông dân lão thầm yêu xưa kia và ban cho chị ta cái tên là công nương Đuyn-xi-nê-a. Lão Đôn ki hô tê gầy gò, cao lênh khênh trên lưng con ngựa còm ra đi làm hiệp sĩ lang thang để trừ lũ gian tà, cứu người lương thiện. Cùng đi với lão là Xan-chôpan-xa béo lùn được lão chọn là giám mã, cưỡi con lừa thấp lè tè. Sau nhiều phiên thất bại ê chề, cuối cùng ốm nặng. Đôn-ki-hô-tê mới nhận ra cái tai hại của loại truyện hiệp sĩ. Lão viết di chúc và qua đời.
H? Truyện viết theo thể loai nào?
Đây là một trích đoạn trong tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê dày gần ngàn trang.
 H? Hãy chia bố cục và nêu nội dung chính?
Hoạt động 3: Mục tiêu giúp học sinh hiểu được và biết phân tích nhân vật.
H ? Xác định 3 phần của đoạn truyện này theo trật tự diễn biến trước, trong và sau Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió. Liệt kê 5 sự việc chủ yếu, qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mã được bộc lộ?
+ Phần 1 mang tiêu đề: những cối xay gió hay là những tên khổng lồ ghê gớm với sự việc thầy trò nhà hiệp sĩ tranh cãi, nhận định về kẻ thù 
+ Phần 2: mang tiêu đề 1 cuộc giao chiến không cân sức với 2 sự việc: Đôn-ki-hô-tê thất bại, giáo gãy, người và ngựa văng ra, thầy trò hiệp sĩ dìu nhau đứng dậy trong 2 tâm trạng khác nhau.
+ Phần 3: tiêu đề tiếp tục cuộc phiêu lưu với 2 sự việc: Xan-chôpan-xa ăn uống no say, trong khi Đôn- ki- hô- tê vẫn bước. Đôn-ki-hô- tê trằn trọc không ngủ, còn Xan-chôpan-xa đánh 1 giấc ngon lành.
*5 sự việc đó là:
- Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Đôn-ki-hô-tê ch rằng đó là những tên khổng lồ ghê gớm, còn Xan-chôpan-xa cho rằng chỉ là những chiếc cối xay gió mà thôi.
- Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió bị thất bại, giáo gãy, người và ngựa văng ra.
- Thầy trò hiệp sĩ dìu nhau rong 2 tâm trạng khác nhau.
- Tiếp tục cuộc phiêu lưu Xan- chô- pan- xa ăn uống no say còn Đôn-ki-hô-tê vẫn thản nhiên dấn bước.
- Đôn-ki-hô-tê trằn trọc không ngủ được còn Xan- chô- pan- xa đánh 1 giấc ngon lành.
H? Qua 5 sự việc ấy, phân tích những nét hay và dở trong tính cách của nhân vật Đôn-ki-hô-tê?
a. Nhân vật nhà quý tộc lừng danh xứ Man-cha- hiệp sĩ mặt buồn Đôn-ki-hô-tê
- Ki-ha-đa là 1 lão quý tộc nghèo, da dẻ sắt seo, tuổi trac 50, thân hình gầy gò, cao lênh khênh
- Lão vẫn chưa lấy vợ, suốt đêm ngày mê mẩn đọc sách truyện kiếm hiệp. Mê đến mức muốn mình trở thành hiệp sĩ và lão quyết tâm thực hiện ý định của mình: Bắt chước các hiệp sĩ trong truyện, lão đổi tên là Đôn-ki-hô-tê (dòng họ quý tộc) tự tìm cho mình 1 người yêu dấu để tôn thờ cô gái béo lùn trong lăng thành nàng Đuyn-xi-nê-a xinh đẹp, kiều diễm.
- Lão đánh bóng mấy thử vũ khí và áo giáp cũ tổ tiên để lại.
- Lão cưỡi con ngựa còn tên mĩ miều Rô –xi-nan-tê, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ sắt, vai vác giáo, trông như 1 hiệp sĩ.
GV: 
Đôn- ki-hô-tê đã chuẩn bi xong, lão quyết định ra đi chu du thiên hạ
Lần thứ nhất thất bại thê thảm không làm lão hụt chí.
Lần thứ 2 tìm thuê được 1 bác nông dân béo lùn, khỏe mạnh làm giám mã phục vụ, hai thầy trò lại lên đường quyết tâm lập chiên công. Đánh nhau với cối xay gió là một trong những chiến tích bi hung của nhà hiệp sĩ.
b. Hành động đánh nhau với cối xay gió
GV:
Lần thứ 2: trên đường đi phiêu lưu chợt hai thầy trò phât hiện có ba bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng thì Đôn-ki-hô-tê đã có lời nói, cử chỉ, hành động như thế nào? 
“Vận may run rủi khiến cho sự nghiệp của chúng ta tốt đẹp quá sự mong muốn vìcó đến ba, bốn chục tên khổng lồ ghê gớm, ta quyết định giao chiến giết chết bọn chúng”
-“Đó chính là những tên khổng lồ, và nếu anh sợ thì hãy lánh xa mà cầu kinh trong lúc ta sẽ đương đầu với chúng trong 1 cuộc giao tranh điên cuồng cân sức.”
-Đôn –ki-hô-tê thúc con ngựa Rô-xi-nan-tê xông lên, chẳng thèm để ý đến giám mã Xan-chôpan-xa đang thét bảo là rõ rang lão đang xông vào đánh những chiếc cối xay gió chứ không phải là bọn khổng lồ.
-Trong bụng vốn đinh ninh phía trước là những tên khổng lồ nên lão chẳng những không nghe lời can của giám mã Xan-chôpan-xa mà khi đã tới gần mà không nhận ra đấy là những chiếc cối xay gió, lão thét lớn “chớ có chạy trốn lũ hèn mạt nhát gan kia bởi duy nhất chỉ có 1 hiệp sĩ tấn công bọn mi đây”.
-Dù cho bọn mi có vung nhiều cánh tay hơn cả gã khổng lồ Bri-a-rê-ô, các ngươi cũng sắp phải đền tộirồi lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, lão thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất ở trước mặt và dầm mũi giáo vào cánh quạt. Gió làm cánh quạt quay tít khiến cho ngọn giáo gãy tan tành, kéo theo cả người và ngựa ngã văng xa.
-Chính lão pháp sư Phơ-rextôn biến những tên khổng lồ kia thành cối xay gió để tước đi của ta niềm vinh quang đánh bại chúng, nhưng rồi các phép thuật xấu xa của lão cũng không thể đối trọi được với thanh kiếm lợi hại của ta.
H?: Em có nhận xét gì về mục đích của hành động đánh nhau với cối xay gió của Đôn-ki-hô-tê ? 
TL: Đó là hành động mục đích tốt đẹp tiêu trừ quân gian ác, giúp đỡ người lương thiện.
H? : Mục đích thì tốt đẹp nhưng không phải lão tấn công vào lũ người gian ác mà tấn công vào những chiếc cối xay gió vì sao vậy?
TL: Vì đầu óc lão đầy hoang tưởng, mê muội nên nhìn những chiếc cối xay gió lão nghĩ là bọn khổng lồ gian ác, là phép thuật của phù thủy Phơ rextôn.
GV giảng bình:
Với động cơ trong sáng hồn nhiên tiêu diệt lũ ác ôn, trừ hại cho dân.
H? Đôn-ki-hô-tê có hành động như thế nào? 
TL: Lão “lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo”, lão “thúc con ngựa”, “phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất và đâm mũi giáo vào cánh quạt: gió làm cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo tan tành, kéo theo cả ngựa lẫn người văng ra xa.
H? Nguyên nhân do đâu mà lão lại thất bại thảm hại như vậy?
- Do sự mê muội, lão chẳng có chút tỉnh táo nào.
GV giảng bình:
Đoạn trích này tập trung thể hiện sự mê muội đó của Đôn-ki-hô-tê. Lão chẳng còn chút tỉnh táo nào, khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, lão lại tưởng là bọn khổng lồ gian ác, khi bị cánh quạt hất tung cả người lẫn ngựa văng ra xa thì lão lại cho rằng đó là do pháp sư Phơ-rextôn dung phép thuật biến những tên khổng lồ thành cối xay gió để làm hại mình. Đôn –ki-hô-tê muốn diệt trừ cái xấu xa. Lão chẳng biết sợ là gì không cần biết sức mạnh của đối phương đến đâu, dũng cảm xông vào như 1 cuộc giao tranh không cân sức. Đó là hành động tốt đẹp, là khát vọng song cái đầu óc hoang tưởng hão huyền đã làm cho việc thực hiện khát vọng trở thành nực cười khi lão đánh nhau với những chiếc cối xay gió và cho đó là những tên khổng lồ gian ác. Lão bị trọng thương mà không hề rên rỉ. Nhưng tiếc thay đó không phải là việc làm tự thân mà do lão muốn làm theo những hiệp sĩ giang hồ được miêu tả trong sách không kêu ca khi bi thương. Lão không quan tâm đến mưu cầu cá nhân, kể cả việc ăn ngủ nhưng đó không phải là do lão không muốn mà chỉ vì tình thương với nàng Đuyn-xi-nê-a. Cái đó lão cũng làm theo sách.
H? : Em có nhận xét gì về con người, tính cách của Đôn-ki-hô-tê ?
TL: 
Là con người giàu long ước muốn, khát vọng tốt đẹp nhưng bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tiểu thuyết hiệp sĩ lỗi thời nên chẳng những không thực hiện được khát vọng mà còn trở thành kẻ lực cười có phần đáng trách mà cũng có phần đáng thương.
GV:
Đúng vậy, dưới ngòi bút sinh động, vừa nghiêm chỉnh, vừa bỡn cợt trào lộng của tác giả Xéc-van-tét, hình ảnh hiệp sĩ Đôn –ki-hô-tê hiện lên là 1 con người đầy mộng mơ ảo tưởng. Lão mang những khát vọng đẹp, hành động dũng cảm bản lĩnh kiên cường nhưng lại có những nhầm lẫn trong suy nghĩ, gàn dở trong việc làm chỉ vì lão bị ảnh hưởng quá nặng nề của những trang sách cũ kĩ, lỗi thời.
Lão hiện lên vừa trang nghiêm, đáng kính nhưng vừa gàn dở đáng cười, vừa già nua vừa trai trẻ, vừa yêu mến, đáng trách, đáng thương.
TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
Tác giả
 XÉC - VAN - TÉT (1547 - 1616)
Là nhà văn Tây Ban Nha.
Là binh sĩ bị thương năm 1571 trong cuộc thủy chiến và bị bắt giam ở An Giê từ năm 1575 đến 1580.
Trở về Tây Ban Nha sống 1cuộc sống cực nhọc, âm thầm mãi đến khi công bố tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê.
2.Trích đoạn
- Là một đoạn trích trong chương 8 với tiêu đề: cuộc gặp gỡ rung rợn quá sức tưởng tượng giữa hiệp sĩ dũng cảm Đôn- ki-hô-tê với những cối xay gió và những việc khác đáng ghi nhớ.
II.Đọc và tìm hiểu trích đoạn
Đọc
2. Chú thích
3.Tóm tắt
4.Thể loại
5.Bố cục
a. Đoan 1:Từ đầu-> không cân sức: Thầy trò Đôn-ki-hô-tê trước trận chiến đấu. 
b.Đoạn 2: Tiếp ->bị toạc cả nửa vai: hiệp sĩ liều mình tấn công bọn khổng lồ và thảm bại.
c. Đoạn 3: còn lại:hai thầy trò tiếp tục lên đường.
III.TÌM HIỂU CHI TIẾT TRÍCH ĐOẠN
1.Hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê
*Nhân vật nhà quý tộc lừng danh xứ Man-cha- hiệp sĩ mặt buồn Đôn-ki-hô-tê
- Ki-ha-đa là 1 lão quý tộc nghèo, da dẻ sắt seo, tuổi trac 50, thân hình gầy gò, cao lênh khênh
- Lão vẫn chưa lấy vợ, suốt đêm ngày mê mẩn đọc sách truyện kiếm hiệp
- Lão vẫn chưa lấy vợ, suốt đêm ngày mê mẩn đọc sách truyện kiếm hiệp
*. Hành động đánh nhau với cối xay gió
-Đôn –ki-hô-tê
Là con người giàu long ước muốn, khát vọng tốt đẹp nhưng bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tiểu thuyết hiệp sĩ lỗi thời nên chẳng những không thực hiện được khát vọng mà còn trở thành kẻ lực cười có phần đáng trách mà cũng có phần đáng thương.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 7Danh nhau voi coi xay gio.doc