Giáo án Ngữ văn 8 Bài 24: Tập làm văn Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ

Giáo án Ngữ văn 8 Bài 24: Tập làm văn Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ

Bài 24 Tập làm văn

Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ

A- Kết quả cần đạt

 1. Kiến thức:

 Giúp HS nắm được:

 - Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 - Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về đoạn thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết học tiếp theo.

 2. Thái độ học sinh

 - Cảm nhận về thể loại văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

 - Cảm thụ, bình giảng, chỉ ra và nhận xét đánh giá cái hay, cái đẹp cụ thể của tác phẩm.

 3. Kĩ năng

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích đánh giá về văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

 - Rèn luyện cho HS biết kết hợp hài hòa giữa nêu nhận định và ý kiến (luận điểm) khái quát và sự phân tích, thẩm bình cụ thể.

B- Chuẩn bị

 - Giáo viên: Đọc và soạn giáo án

 Sách giáo viên + sách tài liệu liên quan

- Học sinh: SGK+bài soạn ở nhà.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Bài 24: Tập làm văn Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 24 Tập làm văn
Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ
A- Kết quả cần đạt
 1. Kiến thức:
	 Giúp HS nắm được:
 - Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về đoạn thơ để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết học tiếp theo.
 2. Thái độ học sinh
	 - Cảm nhận về thể loại văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Cảm thụ, bình giảng, chỉ ra và nhận xét đánh giá cái hay, cái đẹp cụ thể của tác phẩm.
 3. Kĩ năng
	 - Rèn luyện kĩ năng phân tích đánh giá về văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
	 - Rèn luyện cho HS biết kết hợp hài hòa giữa nêu nhận định và ý kiến (luận điểm) khái quát và sự phân tích, thẩm bình cụ thể.
B- Chuẩn bị
	 - Giáo viên: Đọc và soạn giáo án
	 Sách giáo viên + sách tài liệu liên quan
- Học sinh: SGK+bài soạn ở nhà.
 C- Tiến trình tổ chúc dạy học
 1. Ổn định lớp
	Kiểm tra sĩ số
	Sĩ số: 	Vắng:
 2. Kiểm tra bài cũ
 .
 3. Bài mới
Hoạt động 1: Vào bài mới
- Mục tiêu: tạo tâm thế hứng khởi vào bài học
- Phương pháp: thuyết trình
 - Thời gian: 1 phút
Chúng ta đã được học và tìm hiểu các thể loại văn nghị luận như: NL về một tư tưởng đạo lý, NL về một hiện tượng xã hôi, hay NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Hôm nay chúng ta sẽ học them một thể loại NL văn học mới. Đó là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Mục tiêu: Giới thiệu HS biết được thể loại nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp
 - Thời gian: 30 phút
Nội dung cần đạt
Hoạt động giáo viên
Hoạt động HS
I, Tìm hiểu bài nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ
a, Hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của Thanh Hải trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ
b, có 3 luận điểm chính(GV treo bảng phụ chốt lại luận điểm)
*LĐ1
*LĐ2
*Xét LĐ3
c,bài NL chia làm 3 phần hoàn chỉnh:
-Mở bài
-Thân bài
-Kết bài
*Ghi nhớ SGK
II, Luyện tập
*GV gọi HS đọc văn bản trong SGK
 GV: Qua phần bạn đọc và chuẩn bị ở nhà. Em hãy cho biết văn bản trên thuộc thể loại văn học gì?
->Thể loại văn nghị luận
? Vậy sao lại coi là văn NL
->Vì văn bản đã đề cập và trình bày những lí lẽ và dẫn chứng. Những suy nghĩ và ý kiến của mình về vấn đề liên quan đến văn học nghệ thuật.
? Vậy vấn đề văn học nghệ thuật ở đậy là thể loại gì.
->Thể loại thơ, bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”.
GV nói: thể loại văn nghị luận đề cập đến 1 đoạn thơ bài thơ người ta gọi là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
? Vậy vấn đề NL của văn bản trên là gì.
(GV goi HS trả lời và nhận xét)
GV nói: có ý kiến cho rằng đây là bài nghị luận vê “mùa xuân và bức tranh mùa xuân của thiên nhiên”
(Cho HS nhận xét và đánh giá)
->GV chốt lại: Vấn đề NL của văn bản Hình ảnh mùa xuân và tình cảm tha thiết của Thanh Hải trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ
GV nói: các em hãy tìm những luận điểm chính có trong văn bản
( gọi HS tìm và nhận xét)
->3 luận điểm
- LĐ1: Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng nghĩa.
- LĐ2: Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ.
- LĐ3: Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hòa nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, đất nước ở trước.
? 3 LĐ chính đó nằm ở vị trí nào trong văn bản.
->LĐ1: từ “ hình ảnh mùa xuâncũng thật đáng yêu”.
 LĐ2: từ “ Bức tranh xuân của thiên nhiêntrong mạch tâm tình”.
 LĐ3: từ “ Từ rung cảm thiết thacác hình ảnh ấy của mùa xuân”.
GV nói: Bài nghị luận có 3 luận điểm chính,3 luận điểm này sẽ làm sáng tỏ mà vấn đề của bài NL mà chúng ta đã nêu.
? Các em hãy tìm những luận cứ trong 3 luận điểm, để làm sáng tỏ chúng.
*Xét luận điểm1: Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng nghĩa có các luận cứ:
-Mùa xuân của thiên nhiên.
-Mùa xuân đất nước trong lao động và chiến đấu.
-Mùa xuân và ước nguyện của nhà thơ.
? Nhận định, nhận xét đánh giá của nhà thơ ở đây về “các tầng nghĩa mùa xuân” như thế nào.
->Trong đó, mùa xuân nào cũng thật gợi cảm, cũng thật đáng yêu.
*Xét luận điểm2: Hình ảnh mùa xuân rạo rực của thiên nhiên, đất nước trong cảm xúc thiết tha trìu mến của nhà thơ 
? các chi tiết nào trong luận điểm thể hiện nói lên được hình ảnh mùa xuân.
->Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, lộc trên nương, tiếng chim chiền chiện
 Với những hình ảnh này đã để lại những cảm xúc trong nhà thơ.
->Cảm xúc thiết tha trìu mến thể hiện qua tư thế độc đáo “tôi đưa tay tôi hứng”
? Vậy nhà thơ muốn hứng cái gì.
->Hứng đỡ lấy nhưng giọt âm thanh từ trời xanh rơi xuống.
 Giọt âm thanh của trời xanh, âm thanh của đất trời của mùa xuân tràn đầy sức sống.
? Tiếng chim chiền chiện nhà thơ cảm nhận như nào.
->Cảm nhận thành từng giọt mang màu sắc long lanh.
GV nói: Hình ảnh thiên nhiên mùa xuân của đất trời từ: dòng sông, bông hoa, con chim, tiếng hót, âm thanh vạn vật thiên nhiênđươc nhân vật trữ tình cảm nhận,bộc lộ tất cả chỉ có trong tâm hồn thi sĩ.
? Có phải thi sĩ nào cũng cảm nhận được như vậy không.
->phải có 1 lòng thiết tha, yêu mến thiên nhiên, hòa mình vào đất trời vạn vật. Xem và đón nhận thiên nhiên, cuộc sống bằng chính bản thân mình, hòa nhập vào làm một.
(GV cho HS đọc văn bản và tìm ý, dòng cảm xúc của ngươi viết bày tỏ)
? Từ hình ảnh mùa xuân hiện tại nhà thơ đã hồi tưởng về điều gì.
->Truyền thống 4000 lịch sử của dân tộc
? Em hiểu 4000 năm trong suy nghĩ nhà thơ như thế nào
->4000 đó cũng như 4000 năm mùa xuân trải qua của dân tộc- tràn đầy sức sống “cứ đi lên phía trước”
? Nhà thơ từ hiện tại hồi tưởng quá khứ 4000 năm. Vậy em có nhậ xét gì về chi tiết này
->Nhà thơ Thanh Hải là một thi sĩ vô cùng yêu thiên nhiên, yêu mùa xuân của đất nước. Mùa xuân tràn đầy sức sống, mùa xuân của sự vĩnh hằng của sự trường tồn mãi mãi, mùa xuân với những sự phát triển của đất nước ta.
Nhận xét: vậy là bài văn đã đưa ra các luận cứ: hình ảnh mùa xuân, âm thanh đất trời bao gồm là những cảm xúc, suy tư, tình cảm của tác giả.
-> Từ các luận cứ này đã làm sang tỏ LĐ2 của bài nghị luận.
*Xét luận điểm3: Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thể hiện khát vọng hòa nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, đất nước ở trước
GV nói đọc 4 câu thơ dẫn, chúng ta thấy rõ ngay được câu thơ viết về ước nguyện của mình.
-tác giả nhắc lại nhan đề và đưa ra nhận xét: “ trước Thanh Hài chưa từng có hình ảnh thơ vừa lạ, vừa hồn nhiên, thân thương này.”
-Văn bản có trích dẫn câu thơ “một nốt trầm xao xuyến” và được phân tích và nhận đinh( GV cho HS đọc và tìm)
GV: khổ thơ 1 là mùa xuân thực tế của đất trời con khổ4 là mùa xuân, ước nguyện của nhân vật trữ tình.
->Vậy là bài NL đă liên kết các mảng ý ở các khổ thơ trước lại với nhau và xây dựng một mùa xuân nho nhỏ trong nhà thơ với ước nguyện của tác giả.
GV tóm lại: Trong 3 luận điểm nhà văn đã đưa ra các luận cứ. Các luận cứ ở đây là gì?
-> Để chứng minh cho các LĐ, người viết đã chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc trong bài. Sử dụng giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ.
? Bài NL chia làm mấy phần và chia ra như thế nào.
->3 phần đầy đủ: mở,than,kết bài
 -Mở bài:từ đầuđáng trân trọng
 -Thân bài:tiếp theocác hình ảnh ấy của mùa xuân.
 -Kết bài:đoạn còn lại.
? Nội dung chính 3 phần nhắc đến là gì.
-Mở bài: Giới thiệu bài thơ “mùa xuân nho nhỏ”
-Thân bài: Trình bày sự cảm nhận đáng giá của tác giả về nội dung, nghê thuật bài thơ thông qua các luận điểm, luận cứ
-Kết bài: Tổng kết, khái quát hóa về giá trị và tác dụng của bài thơ
? Em có nhận xét gì cách diễn đạt của văn bản.
->Người viết đã trình bày những cảm nghĩ dánh giá của mình bằng thái độ tình yêu, tình cảm tha thiết, trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK
GV goi HS đọc yêu cầu phần luyện tập.
->Luận điểm về: “nhạc điệu của bài thơ”
+ Bất kì bài thơ hay nào cũng có nhạc hàm chứa trong nó
+ Nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc thành công bài thơ này
->Luận điểm về: một “mùa xuân nho nhỏ” hay phải chăng là một ẩn dụ cho cuộc đời Thanh Hải
+“lặng lẽ dâng cho đời” mới là cống hiến, cống hiến là mũa xuân của cuộc đời nhà thơ.
+Nhà thơ khiêm nhường xin làm một “mùa xuân nho nhỏ”
+ “lặng lẽ dâng cho đời” là sự hi sinh thầm lặng, vô điều kiện
4. Hoạt động3 Củng cồ
- Mục đích: củng cố chốt lại kiến thức
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
GV cho HS đọc lại ghi nhớ
? hãy đặt đề bài cho văn bản NL “ khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời
HS đọc
HS trả lời
HS trả lời
HS lắng nghe
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS lắng nghe
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS lắng nghe
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS lắng nghe và trả lời
HS trả lời
5, Dặn dò
-HS về học bài và chuẩn bị bài tiếp theo
-Làm bài trong sách bài tạp
*Rút kinh nghiệm:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 24 Tập làm văn.doc