I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS :
- Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như một lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV.
- Thấy được sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi : lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Phát vấn, diễn giảng
- Nếu vấn đề, quy nạp kiến thức
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng chữ Hán, bảng phiên âm đoạn đầu của Bình Ngô Đại Cáo
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :
- Nêu vài nét về tác giả Trần Quốc Tuấn ?
- Em hãy phân tích lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài “Hịch tướng sĩ”.
- Để thuyết phục người đọc cả bằng nhận thức và tình cảm, nghệ thuật văn chính luận của Trần Quốc Tuấn có gì đáng chú ý ? (chủ yếu lấy dẫn chứng ở phần tác giả phê phán tướng sĩ và khẳng định việc làm đúng).
Văn bản BÀI 24 NƯỚC ĐẠI VIỆT TA (Trích Bình Ngô Đại Cáo) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS : - Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như một lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV. - Thấy được sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi : lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn. II. PHƯƠNG PHÁP - Phát vấn, diễn giảng - Nếu vấn đề, quy nạp kiến thức III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng chữ Hán, bảng phiên âm đoạn đầu của Bình Ngô Đại Cáo IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ : - Nêu vài nét về tác giả Trần Quốc Tuấn ? - Em hãy phân tích lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua bài “Hịch tướng sĩ”. - Để thuyết phục người đọc cả bằng nhận thức và tình cảm, nghệ thuật văn chính luận của Trần Quốc Tuấn có gì đáng chú ý ? (chủ yếu lấy dẫn chứng ở phần tác giả phê phán tướng sĩ và khẳng định việc làm đúng). 2. Vào bài : GV hỏi HS : Trải qua lịhc sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam có mấy bản tuyên ngôn độc lập ? (3 bản). Cho HS kể ra bản thứ nhất “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt. Hôm nay chúng ta sẽ được học văn bản “Nước Đại Việt ta” trích trong “Bình Ngô Đại Cáo”, là bản tuyên ngôn thứ hai của dân tộc ta. 3. Hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên * Hoạt động 1 : Tìm hiểu chú thích Gọi HS đọc phần chú thích (SGK/63) Nhớ lại bài học ở chương trình lớp 7, em hãy nêu vài nét về Nguyễn Trãi? Ghi bảng I. TÌM HIỂU CHÚ THÍCH : 1. Tác giả - Nguyễn Trãi (1380 - 1442) - Là nhà yêu nước, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. GV đọc mẫu (đọc với giọng hùng hồn) Gọi HS đọc văn bản Em hãy cho biết “Nước Đại Việt ta” được làm theo thể loại nào ? 2. Tác phẩm : * Thể loại : -> Cáo Dựa vào phần chú thích, em hãy cho biết thể cáo là gì? So sánh thể cáo thể chiếu và hịch? -> Cũng là văn bản chính luận lập luận chặt chẽ, sắc bén được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu, được ban bố công khai, nhưng cáo dùng để -> trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Bài cáo được ra đời trong hoàn cảnh nào ? - Bài cáo ra đời sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi hoàn toàn (1428) - Bố cục bài cáo : 4 phần Nêu bố cục của bàicáo : Văn bản “Nước Đại Việt ta” là đoạn trích trong Cáo Bình Ngô. Hay cho biết vị trí của đoạn trích ? - “Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu của bài cáo. Nội dung phần đầu của bài cáo là gì ? (Nêu luận đề chính nghĩa) Được trích được chia làm mấy phần ? (3 phần) -> Hai câu đầu : vị trí và nguyên lý nhân nghĩa. Tám câu tiếp : vị trí và chân lý độc lập dân tộc Đoạn còn lại : thực tiễn lịch sử Chúng ta tìm hiểu văn bản theo bố cục đã chia II. TÌM HIỂU VĂN BẢN Tìm hiểu văn bản (đoạn trích) GV kiểm tra phần đọc chú thích của HS Bình Ngô Đại Cáo là gì ? -> Bài cáo lớn tuyên bố cuộc kháng chiến chống quân Minh vừa kết thúc thắng lợi. Ngô : có hai cách giải thích + Ông tổ của nhà Minh là Chu Nguyên Chương dấy nghiệp từ đất Ngô + Thời Tam Quốc, nước Ngô cai trị nước ta nửa thế kỷ, từ đó có cách gọi quân Trung Quốc là giặc Ngô. Hoạt động 2 : Phân tích vị trí và nội dung nhân nghĩa Gọi một HS đọc hai câu đầu trong phiên âm, một HS dịch Hai câu đầu Nguyễn Trãi có nói đến khai niệm nhân nghĩa, theo em hiểu nhân nghĩa là gì ? (HS trả lời theo chú giải trong SGK) 1. Vị trí và nguyên lý nhân nghĩa Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phát trước lo trừ bạo -> Nhân nghĩa : ngoài mối quan hệ giữa người và người, ở đây, với Nguyễn Trãi khái niệm này còn nằm trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Vì sao mở đầu bài cáo, tác giả lại nêu lên nguyên lý nhân nghĩa. -> Đây là nguyên lý cơ bản, làm nền tảng để triển khai toàn bộ nội dung bài cáo. Tìm hiểu câu thơ đầu, em hãy cho biết cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? (yên dân, trừ bạo) -> Yên dân là làm cho dân được an hưởng thái bình. Người dân mà tác giả nó đến là ai ? Và kẻ bạo ngược là kẻ nào ? (dân nước Đại Việt và giặc Minh) Việc nêu tiêu đề “nhân nghĩa” ở đầu đoạn trích có tính chất chân lý Theo em, tác giả đã khẳng định chân lý nào ? -> Nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống ngoại xâm 2. Vị trí và chân lý độc lập dân tộc Hoạt động 3 : Phân tích vị trí và nội dung chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Gọi HS đọc tám câu tiếp theo Khi nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống ngoại xâm thì bảo vệ nền độc lập của đất nước cũng là việc làm nhân nghĩa. Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố nào để xác định chủ quyền độc lập của dân tộc ? - .. nền văn hiến đã lâu - Núi sông bờ cõi đã chia - Phong tục Bắc Nam cũng khác - Triệu, Đinh, Lý, Trần/ Hán, Đường, Tống, Nguyên Gọi HS giải thích khái niệm “văn hiến” Tác giả nêu lên những yếu tố ấy, nhằm mục đích gì ? -> Nêu lên quan niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc Thảo luận (5 phút) Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở Nam Quốc Sơn hà, vì sao ? GV hướng dẫn HS xem phần gợi ý trong SGK. Đại diện nhóm trả lời, GV tổng hợp ý kiến và chốt ý. - Ý thức dân tộc của Nam Quốc Sơn Hà được xác định chủ yếu ở hai yếu tố : lãnh thổ và chủ quyền, đến Bình Ngô đại cáo ba yếu tố nữa được bổ sung : văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. Như vậy so với thời Lý, học thuyết của Nguyễn Trãi cao hơn, mang tính toàn diện và sâu sắc hơn. Sâu sắc ở chỗ điều mà kẻ thù luôn phủ nhận (văn hiến nước Nam) thì chính lại là thực tế, tồn tại với sứcmạnh của chân lý khách quan Với những yếu tố đưa ra trong bài cáo, Nguyễn Trãi đã -> Khẳng định sự tiếp nối, và phát triển ý thức dân tộc của nước Đại Việt Để tăng sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn, nghệ thuật của đoạn văn có gì đặc sắc ? (xét ở cách dùng từ, cách sử dụng biện pháp so sánh, và tác dụng của các văn biền ngẫu) - Cách dùng từ thể hiện tính chất hiển nhiên : từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác -> khẳng định sự độc lập tự chủ. - Các biện pháp so sánh, câu văn biền ngẫu : so sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với Trung Quốc về trình độ chính trị, tổ chức, chế độ quản lý, quốc gia. 3. Thực tiễn lịch sử Hoạt động 4 : Phân tích vị trí đoạn văn lấy dẫn chứng thực tiễn lịch sử ... Gọi HS đọc đoạn còn lại Hai đoạn đầu, tác giả nêu lên nguyên lý nhân nghĩa, chân lý độc lập dân tộc. Để làm sáng tỏ chân lý trên, tác giả đã làm gì ? (Đưa ra những dẫn chứng từ thực tiễn lịch sử) Đó là những điều nào ? - Lưu Chung tham công ... thất bại - Triệu Tiết thích lớn ... Tiêu vong - ... bắt sống Toa Đô - ... giết tươi Ô Mã Việc nêu những chứng cứ như thế có ý nghĩa gì ? -> Chứng minh cho sức mạnh chính nghĩa đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích * Bài văn chính luận, lập luận chặt chẽ, sắc bén, dùng lý lẽ để khẳng định nguyên lý chính nghĩa, chân lý độc lập dân tộc và dùng thực tiễn chứng minh để làm sáng tỏ thêm lý lẽ. Nguyễn Trãi đúng là một tài năng lỗi lạc: vừa là nhà chính trị, quân sự, vừa là nhà ngoại giao, nhà tư tưởng, lịch sử, địa lý của dân tộc Việt Nam III. GHI NHỚ : sgk/66 Gọi HS đọc phần ghi nhớ IV. LUYỆN TẬP Trong khi giảng, GV có nêu câu hỏi thảo luận và đã chốt ý. Trên cơ sở đó HS vận dụng bài học và trình bày ý kiến của mình. Cho HS luyện tập câu hỏi 6/sgk. 4. Củng cố : - Vì sao Nguyễn Trãi lại lấy tư tưởng nhân nghĩa làm đầu ? 5. Dặn dò : - Soạn bài “Hành động nói” (tt) - Học bài (thuộc lòng đoạn trích) - Bài tập về nhà : Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh. ---------------- HÀNH ĐỘNG NÓI (Tiếp theo) I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU (tiết 98) II. PHƯƠNG PHÁP - Nêu vấn đề, quy nạp kiến thức III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY 1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ - Hành động nói là gì? - Hành động điều khiển là gì? Cho ví dụ - Hành động hỏi là gì? Cho ví dụ 2. Vào bài Tiết trước các em đã học hai kiểu hành động nói. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu them các kiểu hành động khác. 3. Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi giảng Hoạt động 1: Truyền thụ kiến thức về hành động trình bày, hành đọng bộc lộ cảm xúc II. CÁC KIỂU HÀNH ĐỘNG NÓI 1. Tìm hiểu các kiểu hành động nói (tiếp) Gọi học sinh đọc đoạn trích Trong các câu trên, câu nào người nói dùng để kể lại số lần dời đô của các vua nhà Thương và các vua nhà Chu? c. Hành động trình bày * Xét đoạn trích Chiếu dời đô (SGK/66). Câu 1 Câu (1) người nói kể về việc các vua nhà Thương, nhà Chu dời đô Câu nào người nói dùng để nhận định vè việc làm của các vua nhà Thương, nhà Chu? Câu 2,3,4 Câu (2), (3), (4) nhận định về việc làm của các vua nhà Thương, nhà Chu. Câu nào người nói nhận định về việc làm của nhà Đinh, Lê? Câu 5 Câu (5) nhận định về việc làm của hai nhà Đinh, Lê Câu nào người nói dùng để nêu ý định của mình/ Câu 6 Câu (6) người nói nêu ý định của mình Khi dùng những câu để kể, nhận định, để nêu ý định người nói cho rằng chúng đúng hay sai? Đúng Người nói hay người nghe phải chịu trách nhiệm về sự đúng đắn trong nội dung của lời nói? Người nói ® Những hành động kể, nhận định, nêu ý định thuộc lớp hành động trình bày. Hành động trình bày là gì? Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ (chấm thứ nhất) Gọi học sinh đọc đoạn trích sgk/67 ** Ghi nhớ: Mục 2 (sgk/68) d) hành động bộc lộ cảm xúc * xét đoạn trích văn bản Lão Hcj, Nam Cao (sgk/67) Câu “Hỡi ơi lão Hạc!” diễn đạt trạng thái tình cảm nào của người nói? Chọn một trong những tình cảm sau : buồn thương, kinh ngạc, kính phục Kinh ngạc - “Hỡi ơi Lão Hạc!” ® Kinh ngạc Câu “một người như thế ấy!” diễn đạt tâm trạng gì? (quý trọng hay khinh bỉ) của người nói? Quý trọng - Một người như thế ấy! ® quý trọng Những tâm trạng được diễn đạt bằng hai câu xét trên là của người nói hay người nghe? Người nói ® Những hành động thể hiện tâm trạng kinh ngạc, quý trọng của người nói thuộc lớp hành động bộc lộ cảm xúc. Hành động bộc lộ cảm xúc là gì? Gọi học sinh đọc ghi nhớ (sgk/68) ** Ghi nhớ: Mục 2 (sgk/68) Hoạt động 3: Truyền thụ kiến thức về hành động ước kết, hành động tuyên bố đ) Hành động ước kết Gọi hs đọc đoạn trích sgk/70 Trong câu in đậm, phần nào là phần em bé tự ràng buộc mình làm việc gì đó trong tương lai? * Xét đoạn trích sgk/70 tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường. Người nói muốn người nghe thực hiện một việc gì đó trong tương lai là đích của hành động nào? Hành động điều khiển Đích của hành động nói vừa nêu khác ở chỗ nào với việc người nói tự ràng buộc mình làm việc gì đó trong tương lai? Khác ở chỗ người nói sẽ tự mình làm việc đó chứ không phải là người nghe. ® Em bé trong đoạn trích tự mình làm việc trả lời với ông quan nọ là em đã thực hiện hành động ước kết. ® Hành động ước kết Hành động ước kết là gì? Gọi học sinh ghi nhớ (Chấm thứ nhất) sgk/71 Gọi học sinh đọc mục e (sgk/70) ** Ghi nhớ: Mục 1 (sgk/71) e) Hành động tuyên bố * Khảo sát câu: - Kính thưa quý vị, mọi người đã có mặt đông đủ, tôi tuyên bố khai mạc hội thảo Đây là phần đầu của buồi hội thảo có ba phàn. Câu này làm cho cuộc hội thảo biến đổi từ tình trạng chưa bắt đầu sang tình trạng bắt đầu Từ nào trong câu này chỉ ra việc làm thay đổi tình trạng đó? ® Những từ gạch có tác dụng mở màn cuộc hội thảo. ® Đây là hành động tuyên bố Cho câu sau: “mở đầu cuộc hội thảo, người chủ toạ tuyên bố khai mạc cuộc hội thảo ấy” Hãy so sánh với câu trên, cả hai câu khác nhau như thế nào về mục đích nói? ® Câu sau chỉ là câu thuộc lớp hành động kể ® Hành động tuyên bố là gì? Gọi học sinh đọc ghi nhớ mục 2 (sgk trang 71) ** Ghi nhớ: Mục 2 (sgk/71) 2. Luyện tập @ Hành động trình bày, bộc lộ cảm xúc a. Bộc lộ cảm xúc, người nói nửa tin nửa ngờ về việc làm của Lão Hạc. b. (1) Lão Hạc ơi! ® Tâm trạng buồn thương (2) Lão hãy yên lòng nhắm mắt! Kiểu câu cầu khiến, nhưng mục đích là bộc lộ cảm xúc. (3) Hành động trình bày, đích của lời nói là cho việc mình nói ra là đúng, là có cơ sở. (4) Hành động nhận định: 2 câu đầu Hành động kể: Các câu còn lại c. (1)Hành động hỏi: “Ông vấp toạc chân, mày còn bảo may là thế nào?” (2) Hành động bộc lộ cảm xúc: May cho mình thật! May là mình không đi dày! Chớ mà rách mất mũi giày rồi còn gì! (3) Người nói: Người kể chuyện, thực hiện hành động kể @ Hành động hứa: Tôi sẽ cố gắng giữ gìn cho lão. Đến khi con trai bảo hắn. Ông giáo hứa với Lão Hạc b. Viết giao ước thi đua là thực hiện hành động giao kết. Người viết phải có trách nhiệm thực hiện những điều đã giao ước. c. Hành động nguyện thề ® là một kiểu nhỏ trong hành động giao kết d. Gọi học sinh cho ví dụ và phân tích đ. Hành động tuyên bố e. Đây là dạng bài tập khó, có thể giáo viên cho học sinh làm tại nhà 4. Củng cố - Hành đọng trình bày, bộc lộ cảm xúc gồm những hành động cụ thể nào? - Hành động giao kết, tuyên bố gồm những hành động cụ thể nào? - So sánh giữa hành động điều khiển và hành động tuyên bố. 5. Dặn dò: - Học bài, làm bài tập - Soạn bài: Ôn tập về luận điểm ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh - Nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm, tránh được những sự hiểu lầm mà các em thường mắc phải (như lẫn lộn luận điểm với luận đề hoặc coi luận điểm là một bộ phận của luận đề ) - Thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với luận đề và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận. II. PHƯƠNG PHÁP - Ôn, luyện - Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp cho học sinh III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định và kiểm tra bài cũ - Kiểm tra việc soạn bài của học sinh 2. Vào bài Từ việc kiểm tra bài soạn của học sinh, từ đó giáo viên dẫn vào bài mới bằng cách nêu câu hỏi về văn nghị luận, về đề bài, luận điểm và bố cục của bài văn nghị luận (những ý kiến, bình luận, xã luận nhằm thể hiện quan điểm của người nói (viết) về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Đề bài thường nêu luận đề, nêu tính chất: ngợi ca, phân tích, bàn bại, giải thhích, chứng minh. Bố cục có ba phần). Bài học hôm nay nhằm ôn lại kiến thức về luận đề, luận điểm và mối quan hệ giữa chúng trong bài văn nghị luận. 3. Hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi giảng Hoạt động 1: Ôn kiến thức lớp 7: Quan sát mục 1,2 sgk/73 và trả lời câu hỏi về khái niệm luận điểm. ® Là những ý kiến, quan điểm chính mà người nói (viết) nêu ra trong bài văn nghị luận. I. KHÁI NIỆM LUẬN ĐIỂM 1. Khái niệm: Sgk lớp 7 Cho học sinh đọc lại bài tinh thần yêu nước 2. Xét văn bản “Tinh thần yêu nước” và “Chiếu dời đô” 1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh có bao nhiêu luận điểm? (3 luận điểm) - “Tinh thần yêu nước” 2. Đó là những luận điểm nào? + Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước (luận điểm xuất phát). + Lòng yêu nước trong quá trình lịch sử dân tộc. + Lòng yêu nước ngày nay. + Bổn phận của chúng ta. 3. Văn bản “Chiếu dời đô” có mấy luận điểm? (2luận điểm) 4. Những luận điểm đưa ra trong mục 2 ở sgk có đúng không? Vì sao? (Sai vì luận điểm là ý kiến, quan điểm của người viết tức là câu trả lời chứ không phải là câu hỏi) 5. Em hãy đưa ra luận điểm đúng + Mục đích của việc dời đô. + Ca ngợi địa thế thành Đại La. 6. Luận điểm là gì? Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ mục 1 Học sinh làm bài luyện tập 1,2 (sgk/75) Þ Khi nói đến văn nghị luận người nói (viết) cần quan tâm đến luận đề và thiết lập hệ thống luận điểm. Giữa luận đề và luận điểm có mối quan hệ như thế nào? Và mối quan hệ của các luận điểm với nhau trong cùng một hệ thống ra sao? Hoạt động 2: Giáo viên chuyển sang phần 2 II. Mối quan hệ giữa luận điểm với luận đề và giữa các luận điểm trong một bài văn nghị luận Xét hai văn bản “tinh thần yêu nước” và “Chiếu dời đô” 7. Luận đề của hai bài ấy là gì? (Tinh thần yêu nước của nhân dân; Cần phải dời đô đến Đại La) 1. Mối quan hệ giữa luận đề và luận điểm * Xét văn bản “Tinh thần yêu nước”, “Chiếu dời đô”. 8. Những luận điểm nêu ra ở mục I có phù hợp với luận đề không? Học sinh quan sát mục II.1 9. Có thể làm sáng tỏ luận đề trên được hay không, nếu trong bài văn Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra một luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”? (không) Tương tự, ở “Chiếu dời đô”, Nếu Lý Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà Vua khi ban chiếu có thể đạt được không? Vì sao? (Không, vì không đủ sức thuyết phục) 10. Luận điểm trong bài văn nghị luận có mối quan hệ như thế nào với luận đề? ® Luận điểm cần phải Phù hợp và đủ để làm sáng tỏ luận đề Hoạt động 3 Học sinh quan sát mục II.3 (sgk/trang 74) ® Hệ thống thứ nhất đạt được các điều kiện về luận điểm: chính xác, liên kết với nhau, không bị trùng lặp và được sắp xếp theo trình tự hợp lý. 11. Tính chất của luận điểm là gì? Cho biết mối quan hệ giữa các luận điểm trong một bài văn nghị luận? Học sinh trả lời 2. Mối quan hệ giữa luận điểm. Giáo viên gọi một vài học sinh đọc phần ghi nhớ trong sgk III. GHI NHỚ: Sgk/75 Hoạt động 4: Luyện tập IV. LUYỆN TẬP Làm bài LT 3 sgk trang 76 4. Củng cố Luận để là gì? Luận điểm là gì? Luận điểm có phải là một bộ phận của luận đề hay không? 5. Dặn dò: - Học bài, xem lại tìm hiểu từng kiểu bài nghị luận: Chứng minh, giải thích. - Bài tập về nhà: Xác lập luận điểm của các đề bài sau: 1. Nhiều người còn chưa hiểu thế nào là học đi đôi với hành và vì sao ta rất cần phải “theo điều học mà làm” như lời La Sơn Phu Tử trong bài “bàn luận về phép học”. Hãy viết một bài nghị luận để giải đáp những thắc mắc trên. 2. Giải thích câu nói sau của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. - Soạn bài: Bàn luận về phép học
Tài liệu đính kèm: