Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 15, tiết 2: Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh

Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 15, tiết 2: Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh

 Bài 15 ,tiết 2:

ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN

 Phan Châu Trinh

I- MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh thấy được tư thế hiên ngang, khí phách anh hùng và ý chí kiên định của nhà chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày gian khổ.

- Giọng thơ, khẩu khí, hào hùng, khoa trương.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ Đường luật

- Đọc diễn cảm thơ

3. Thái độ:

- Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.

- Rèn luyện ý chí bền vững trước khó khăn.

II- CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Xem SGK, SGV, soạn giáo án,tranh ảnh nhà thơ.

2. Học sinh: Xem và soạn bài theo câu hỏi SGK.

 III- KIỂM TRA:

1- Dòng nào nói đúng nhất tư tưởng của Phan Bội Châu trong 2 câu thơ kết bài ?

a. Khẳng định tư thế hiên ngang, lạc quan.

b. Khẳng định tư thế hiên ngang, kiên trì, tin tưởng vào tương lai sự nghiệp cách mạng.

c. Khẳng định thái độ coi thường đời.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1770Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Bài 15, tiết 2: Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15	Ngày soạn:
Tiết: 58	Ngày dạy: 30/ 11/ 2010 
 Bài 15 ,tiết 2:
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
 Phan Châu Trinh
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh thấy được tư thế hiên ngang, khí phách anh hùng và ý chí kiên định của nhà chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày gian khổ.
- Giọng thơ, khẩu khí, hào hùng, khoa trương.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ Đường luật
- Đọc diễn cảm thơ
3. Thái độ:
- Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc.
- Rèn luyện ý chí bền vững trước khó khăn.
II- CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Xem SGK, SGV, soạn giáo án,tranh ảnh nhà thơ.
2. Học sinh: Xem và soạn bài theo câu hỏi SGK.
 III- KIỂM TRA:
1- Dòng nào nói đúng nhất tư tưởng của Phan Bội Châu trong 2 câu thơ kết bài ?
a. Khẳng định tư thế hiên ngang, lạc quan.
b. Khẳng định tư thế hiên ngang, kiên trì, tin tưởng vào tương lai sự nghiệp cách mạng.
c. Khẳng định thái độ coi thường đời.
2- Nêu cảm nghĩ của em về hình tượng người anh hùng cách mạng được thể hiện trong bài thơ?
IV- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động
*Mục tiêu:Định hướng kiến thức mới.
Giới thiệu bài mới:
Đầu năm 1908 nhân dân Trung Kì nổi dậy chống sưu thuế, Phan Châu Trinh bị bắt, bị kết án chém và đày ra Côn Đảo ( tháng 4 – 1908). Vài tháng sau, nhiều nhân sĩ yêu nước khắp Trung Kỳ, Bắc Kì cũng bị đày ra. Ngày đầu tiên Phan Châu Trinh đã ném một mãnh giấy vào khám của học để an ủi động viên: “Đây là một trường học thiên nhiên, mùi cay đắng trong ấy làm trai giữa thế kĩ XX này, không thể không niếm cho biết”. Bài thơ nài làm trong thời gian Phan Châu Trinh bị đày ở đảo.
- Nghe
HĐ2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu chú thích:
*Mục tiêu: hiểu về tác giả và tác phẩm.
- Gọi hs đọc chú thích (năm sinh, năm mất ), quê quán, ông hoạt động cứu nước ở đâu ? như thế nào ?
- Ngoài ra ông còn có tài gì?
- Biến cố lớn trong đời ông là gì ?
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ?
- Ngoài ra ông còn có những tác chính nào ?
- HS đọc phần tác giả -> nêu vài nét sơ lược về tác giả.
- Giỏi biện luận có tài văn chương.
- 1908 bị khép tội xúi giục nhân dân nổi loạn, bị bắt và bị đày ra Côn Đảo.
- Tâây Hồ thi tập
- Tỉnh quốc hồn ca
I- Đọc – Hiểu chú thích:
1. Tác giả:
- Phan Châu Trinh (1972-1926) hiệu Tây Hồ, biệt hiệu là Hi Mã.
- Quê ở Quảng Nam
- Là người yêu nước, giỏi biện luận, có tài văn chương.
2. Tác Phẩm
-Ra đời khi tác giả bị đày ra Côn Đảo.
 - Thể thơ : Thất ngôn bát cú.
HĐ3: Đọc – hiểu văn bản:
*Mục tiêu: thấy được tư thế hiên ngang, khí phách anh hùng và ý chí kiên định của nhà chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày gian khổ.
* GV hướng dẫn hs đọc:Khẩu khí ngang tàng, giọng điệu hào hùng.
GV đọc mẫu.
- Gọi hs đọc lại
- Gọi hs nhận xét
- Yêu cầu tìm hiểu chú thích từ 1-6.
* Gọi hs đọc 4 câu thơ đầu SGK.
- Tìm câu thơ thể hiện đúng con người giữa trời đất ?
- Qua đó toát lên tư thế gì của người làm trai? 
- Công việc đập đá được miêu tả ở những câu thơ nào, từ ngữ, hình ảnh nào ?
- Tác giả sử dụng bút phát nghệ thuật gì, tác dụng ra sao?
- Qua đó em thấy người đập đá thế nào ?
GV: Người tù cách mạng ngạo nghễ, vươn ngang tầm vũ trụ, biến công việc lao động khổ sai thành cuộc chinh phục dũng mãnh của con người có sức mạnh phi thường.
* Gọi hs đọc 4 câu còn lại
- Em hãy cho biết tác giả nói lên cảm xúc, suy nghĩ gì ?
-Phương thức biểu đạt chính của bốn câu thơ là phương thức gì ?
- Em có cảm nhận điều gì khi tác giả viết : bao quản/ thân sành sỏi?
GV: sự thật bản án mà PCT phải mang và hoàn cảnh khắc nghiệt ông đang chịu đựng đâu phải là nhỏ, nhưng với ông điều đó chẳng là gì. Từ đó, mới thấy hết cái chí, cái gan lẫm liệt phi thường của tác giả.
- Ngoài bút phát nói quá, biểu cảm tác giả còn sử dụng bút pháp gì ?
HĐ5: Hướng dẫn tổng kết:
*Mục tiêu:Khái quát nội dung , nghệ thuật.
- Em hãy nêu bút pháp và giọng điệu nd tiêu biểu của bài thơ?
-Nêu cảm nhận của em qua bài thơ? 
L: Đọc ghi nhớ.
- HS: đọc văn bản
- HS: lắng nghe
+ Đọc
+ Nhận xét
+ Giải thích từ.
- Đọc: “Làm trai  Côn Lôn”
“Lững lẩy làm cho  núi non”
- Con người đường hoàng đứng giữa biển rộng non cao, đầu đội trời chân đạp đất.
-Tư thế hiên ngang sừng sững. Từ câu thơ toát lên vẽ đèp hùng tráng của người làm trai.
- HS phát hiện – trả lời
-> Nhận xét.
- Nói quá: sức mạnh to lớn của con người khổng lồ.
- Đọc
- HS phát hiện – trả lời
- Biểu cảm
- Nhận xét
- HS phát hiện – trả lời
- Nhận xét
- HS: nghe.
- HS: phát hiện – trả lời
- Lãng mạn
Khái quát lại .
Nhận xét.
Cảm nhận.
Đọc ghi nhớ.
II- Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc:
- Nhịp 4/3.
2. Tìm hiểu văn bản:
 a. Bốn câu đầu:
- Thế đứng của con người giữa trời đất “làm trai Côn lôn” 
-> Lòng kiêu hãnh, ý chí muốn tự khẳng định mình.
-> Vẽ đẹp hùng tráng
- “Lững lẩy” “làm cho lở núi non” “xách búa” ra tay “đánh tan năm bảy đống” “đập bể mấy trăm hòn”
-> Nói quá -> Hành động quả quyết ghê gớm, thần kì.
=> Bốn câu thơ dựng lên tượng đài uy nghi về người anh hùng cách mạng khí phách, hiên ngang.
3. Bốn câu thơ cuối:
- Xem thường thử thách.
- Giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son.
-> Chí khí đường hoàng và oai dũng của người tù yêu nước.
- Bút pháp lãng mạn
III. Tổng kết:
1.NT: Giọng điệu hào hùng , bút pháp lãng mạn.
2.ND: Hình tựơng đẹp về người anh hùng.
*Ghi nhớ (SGK).
HĐ5: Hướng dẫn luyện tập:
*Mục tiêu: Giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc. Rèn luyện ý chí bền vững trước khó khăn.
GV đọc câu hỏi, yêu cầu luyện tập.
HS ghi vào bài tập
IV- Luyện Tập:
- Đọc diễn cảm 2 bài thơ.
- Nêu cảm nhận của em về hai bài thơ.
 HĐ6: Củng cố kiến thức: 
 1. Hình ảnh người anh hùng cách mạng được Phan Châu Trinh miêu tả như thế nào ?
 2. Trong bốn câu thơ cuối, tác giả đã trực tiếp bộc lộ suy nghĩa và cảm xúc về việc gì ?
a. Sự nghiệp cứu nước của bản thân
b. Sự nghiệp cứu nước + người
c. Những ngày khó khăn đã qua
d. Công việc đập đá trong những ngày sắp tới..
HĐ7: Hướng dẫn công việc ở nhà: 
- Học thuộc bài cũ và thuộc lòng bài thơ.
- Phát biểu cảm nghĩ của mình về nhân vật người anh hùng bị tù đày được miêu tả trong bài thơ.
- Xem trước bài: Ôn luyện dấu câu ( Trả lời theo câu hỏi SGK ).
HĐ8: Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15 Van 8 Time New Roman.doc