BÀI 12
TIẾT 49: ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN
THUYẾT MINH
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Mục tiêu chung
- Nhận dạng, hiểu được đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu bài.
2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Đề văn thuyết minh.
- Yêu cầu cần đạt khi làm bài văn thuyết minh.
- Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp thuyết minh để làm bài văn thuyết minh.
b. Kĩ năng
- Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh.
- Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng. của đối tượng cần thuyết minh.
- Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1. Kĩ năng giao tiếp
2. Kĩ năng sáng tạo
3. Kĩ năng tư duy lô gic
4. Kĩ năng quản lí thời gian
Ngày soạn: 10/ 11/ 2012 Ngày giảng: 13/ 11/ 2012 Bài 12 Tiết 49: đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh I.Mục tiêu cần đạt 1. Mục tiêu chung - Nhận dạng, hiểu được đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. - Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu bài. 2.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng a. Kiến thức - Đề văn thuyết minh. - Yêu cầu cần đạt khi làm bài văn thuyết minh. - Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp thuyết minh để làm bài văn thuyết minh. b. Kĩ năng - Xác định yêu cầu của một đề văn thuyết minh. - Quan sát nắm được đặc điểm, cấu tạo, nguyên lí vận hành, công dụng... của đối tượng cần thuyết minh. - Tìm ý, lập dàn ý, tạo lập một văn bản thuyết minh. II. Các kĩ năng sống cần được giáo dục trong bài ‘1. Kĩ năng giao tiếp 2. Kĩ năng sáng tạo 3. Kĩ năng tư duy lô gic 4. Kĩ năng quản lí thời gian III. Đồ dùng: bảng phụ IV. Phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, thực hành theo mẫu, thảo luận nhóm/ động não, đặt câu hỏi, thảo luận V. Các bước lên lớp 1. Tổ chức: Lớp 8a / 34; lớp 8b: / 34 2. Kiểm tra ( 5’) H. Có những phương pháp thuyết minh nào ? và nêu tác dụng khi sử dụng các phương pháp thuyết minh? Trả lời - Phương pháp liệt kê, dùng số liệu, so sánh, phương pháp phân tích phân loại - Giúp người đọc hình dung được rõ đối tượng thuyết minh và làm cho đối tượng thuyết minh trở nên sinh động và hấp dẫn. 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động Hđ1. Khởi động ( 1’) H. Các em đã học những bài văn nào có sử dụng phương pháp thuyết minh? - HS trả lời, GV vào bài :Các em đã được biết đặc điểm của phương pháp thuyết minh, 1 số phương pháp thuyết minh cụ thể. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh . HĐ của thầy và trò T/g Nội dung HĐ2.HDHS hình thành kiến thức * Mục tiêu - Đề văn thuyết minh. - Yêu cầu cần đạt khi làm bài văn thuyết minh. - Cách quan sát, tích lũy tri thức và vận dụng các phương pháp thuyết minh để làm bài văn thuyết minh. * Cách tiến hành Hs đọc các đề văn H. Nhận xét về phạm vi các đề văn trên? - Thảo luận nhóm 2’ - Các nhóm báo cáo, nhận xét - GV chốt: Đối tượng rộng phong phú đa dạng nhưng rất gần gũi với đời sống: Con người, đồ vật, di tích, món ăn, đồ chơi. Giáo viên sử dụng bảng phụ ghi các đề (Yêu cầu học sinh đọc các đề) 1. Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích 2. Giới thiệu chiếc áo dài VN 3. Loài hoa em yêu 4. Em hãy kể buổi tối ở gia đình em H: Đâu là đề văn thuyết minh? Căn cứ vào đâu mà em xác định đó là đề văn thuyết minh ? - Đề 1, 2 - Căn cứ vào từ ngữ nêu yêu cầu (thuyết minh, giới thiệu, trình bày, giải thích) Giáo viên: có những dạng đề không có những từ ngữ thuyết minh giới thiệu,... nhưng ta vẫn biết được đó là đề văn thuyết minh? Vì sao? - Căn cứ vào đối tượng thuyết minh và tri thức về chúng - Ví dụ : chiếc xe đạp H: Vậy đề văn thuyết minh được cấu tạo như thế nào? Có mấy dạng - Cấu tạo đề văn thuyết minh: từ ngữ nêu yêu cầu và đối tượng thuyết minh (giới thiệu trình bày giải thích) - Có 2 dạng: + Đề nêu yêu cầu trực tiếp (giới thiệu, trình bày, giải thích) + Đề nêu đối tượng thuyết minh - Đưa bảng phụ : mô hình đề văn thuyết minh GV: Quan sát đề 1, 2 ta thấy phạm vi giới thiệu của đề thuyết minh vừa rộng cụ thể, vừa khái quát vừa hẹp. H: Qua việc tìm hiểu các vấn đề trên, em thấy đề văn thuyết minh có đặc điểm gì? H: Đọc bài thuyết minh cho biết đối tượng là gì ? - Chiếc xe đạp - Đề không có chữ thuyết minh nhưng đây là đề thuyết minh vì có đối tượng thuyết minh H: Văn bản trên gồm mấy phần ? Nêu nội dung ? + Hs thảo luận nhóm 5’ + Các nhóm báo cáo, nhận xét + GV chốt: - Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp (đối tượng thuyết minh) - Thân bài: Nêu đặc điểm cấu tạo và nguyên tắc hoạt động lợi ích của chiếc xe đạp - Kết bài: Vai trò của cái xe đạp trong cuộc sống hàng ngày và trong tương lai H: Phần thân bài người viết đã giới thiệu như thế nào về chiếc xe đạp? + Nêu cấu tạo của từng bộ phận và đặc điểm của chúng: - Hệ thống truyền động gồm: Khung, đĩa, bàn đạp, trục, ổ đĩa, răng cưa, bánh xe - Hệ thống điều khiển: ghi đông, phanh. - Hệ thống chuyên chở: yên, giá đựng hàng, giỏ đựng H: Có nhận xét gì về trình tự giới thiệu? Theo thứ tự quan trọng đến không quan trọng để người đọc dễ hiểu H: ở bài viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? Em thấy những phương pháp đó có hợp lí không? Liệt kê, phân loại, phân tích phương pháp hợp lí. H. Phương pháp thuyết minh trong bài là gì? - Nêu định nghĩa, liệt kê, phân tích, phân loại H: Cách làm bài văn thuyết minh? Hs đọc và khái quát ghi nhớ. HĐ2. HDHS luyện tập * Mục tiêu - Phân loại đề văn thuyết minh với các đề văn miêu tả, kể chuyện. - Quan sát đối tượng cần giới thiệu theo yêu cầu của một đề văn thuyết minh. - Lập dàn ý cho một đề văn thuyết minh cụ thể. * Cách tiến hành Hs đọc và xác định yêu cầu bài tập Hs hoạt động cá nhân Hs trình bày Hs khác nhận xét, bổ sung Gv nhận xét, chốt. 20’ 16’ I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh. 1. Đề văn thuyết minh. - Đối tượng thuyết minh: rộng phong phú đa dạng nhưng rất gần gũi với đời sống - Có 2 dạng đề thuyết minh: + Đề nêu yêu cầu trực tiếp (giới thiệu, trình bày, giải thích) + Đề nêu đối tượng thuyết minh 2. Cách làm bài văn thuyết minh. Văn bản: Xe đạp * Bố cục 3 phần - Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc xe đạp (đối tượng thuyết minh) - Thân bài: Nêu đặc điểm cấu tạo và nguyên tắc hoạt động lợi ích của chiếc xe đạp - Kết bài: Vai trò của cái xe đạp trong cuộc sống hàng ngày và trong tương lai * Phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, liệt kê, phân tích, phân loại II. Ghi nhớ Đề văn thuyết minh Bố cục và nhiệm vụ từng phần trong văn TM III. Luyện tập. Bài tập: dàn ý cho đề bài: “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”. - Tìm hiểu đề: Giới thiệu về chiếc nón lá - Tìm ý: hình dáng, cách làm, nguyên liệu, nguồn gốc, tác dụng - Lập dàn ý: + MB: Nón là vật che nắng, che mưa, tạo nét đọc đáo, duyên dáng + TB: Hình dáng: chóp, thúng Nguyên liệu: tre, lá cọ, sợi cước, kim... Cách làm: quấn vòng, xếp lá, khâu ... Nơi làm: làng quê, Huế, Hà Tây ... Tác dụng: che nắng, che mưa, làm quà lưu niệm + KB: Nón có vai trò lớn đối với người Việt nam, là một di sản văn hoá 4. Củng cố. (2’) Đề văn thuyết minh có đặc điểm gì ? Gv hệ thống kiến thức bài. 5. HDHT (1’) Học bài và tập viết bài thuyết minh “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”. Chuẩn bị: Luyện nói: Thuyết minh một thứ đồ dùng.
Tài liệu đính kèm: