Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 31

Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 31

Tiết 123-124

TỔNG KẾT PHẦN VĂN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 - Bước đầu củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học qua các văn bản đã học (từ các văn bản tự sự và nhật dụng) khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.

 - Tập trung ôn tập kỹ hơn cụm văn bản thơ (các bài 18, 19 20, 21)

B. CHUẨN BỊ:

 - Học sinh: Soạn kỹ bài theo yêu cầu SGK.

C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ : Hãy nêu nội dung của đoạn trích : Ông Giuốc đanh mặc lễ phục .?

3. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC.

HOẠT ĐỘNG 1 : Khởi động

 Gv nói nói ngắn gọn về chương trình và nội ôn tập phần văn lớp 8

HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn ôn tập

Bài tâp 1. Lập bảng thống kê các văn bản VHVN đã học từ 15 ở lớp 8.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 824Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14.4.09
Ngày giảng:17.4.09
Tiết 123-124
Tổng kết phần văn
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Bước đầu củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học qua các văn bản đã học (từ các văn bản tự sự và nhật dụng) khắc sâu những kiến thức cơ bản của những văn bản tiêu biểu.
	- Tập trung ôn tập kỹ hơn cụm văn bản thơ (các bài 18, 19 20, 21)
B. Chuẩn bị:
	- Học sinh: Soạn kỹ bài theo yêu cầu SGK.
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : Hãy nêu nội dung của đoạn trích : Ông Giuốc đanh mặc lễ phục .? 
3. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học.
Hoạt động 1 : Khởi động 
 Gv nói nói ngắn gọn về chương trình và nội ôn tập phần văn lớp 8 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn ôn tập 
Bài tâp 1. Lập bảng thống kê các văn bản VHVN đã học từ 15 ở lớp 8.
TT
Văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung chủ yếu
Giá trị nghệ thuật
1
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.
Phan Bội Châu (1867 - 1940)
Thất ngôn bát cú Đường luật.
Khí phách kiên cường bất khuất và phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên trên cảnh tù ngục của nhà chiến sỹ yêu nước.
Giọng điệu hào hùng , khoáng đạt có sức lôi cuốn mạnh mẽ . 
2
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh (1871 - 1962)
Thất ngôn bát cú đường luật.
Hình tượng đẹp ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước CM trên đảo Côn Lôn.
Bút pháp lãng mạn , giọng điệu hào hùng , trần đầy khí thế . 
3
Muốn làm thắng Cuội.
Tân Đà (1889 - 1939)
Thất ngôn bát cú đường luật.
Tâm sự của 1 con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường muốn thoát li bằng mộng tưởng len cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.
Hồn thơ lãng mạn siêu thoát , pha chút ngông nghênh nhưng vẫn rất đáng yêu .
4
Hai chữ nước nhà.
á Nam Trần Tuần Khải.
Song thất lục bát.
Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ câu xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
Mượn tích xưa để nói chuyện hiện tại , giọng điệu trữ tình thống thiết . 
5
Nhớ rừng
Thế Lữ (1907 - 1989)
Thơ mới 8 chữ/câu.
Mợn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thấm kín của người dân mất nước thủa ấy.
Bút pháp lãng mạn truyền cảm , sự đổi mới câu thơ vẫn điệu , nhịp điệu , phép tương phẩn đối lập – nghệ thuật tạo hình đặc sắc 
6
Ông đồ 
Vũ Đình Liên 
(1913 - 1996)
Thơ mới Ngũ Ngôn
Tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước 1 lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ, ngày xưa.
Bình dị cô đọng hàm súc . Hình ảnh đối lập tương phản , ngôn ngữ thơ gợi cảm , câu hỏi tu từ .
7
Quê hương
Tế Hanh 1921
Thơ mới 8chữ/câu
Tình quê hương trong sáng thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài.
Lời thơ bình dị , hình ảnh thơ mộc mạc và tinh tế giàu ý nghĩa biểu cảm , tượng trưng ( cánh buồm , hồn làng , thân hình nồng thở vị xa xăm ...
8
Khi con tu hú
Tố Hữu (1920 - 2002)
Lục bát
Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người ca sĩ CM trẻ tuổi trong nhà tù.
Giọng thơ tha thiết sôi nổi , tưởng tượng phong phú dồi dào 
9
Tức cảnh Pác Bó 
Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống CM đầy gian khổ ở Pác Bó.
Với người, làm CM và sống hòa hợp với thiên nhiên là 1 niềm vui lớn.
Giọng thơ hóm hỉnh , nụ cười vui , từ láy gợi hình ảnh , ý thơ vừa cổ điển vừa hiện đại 
10
Ngắm trăng (Vọng nguyệt) Trích nhật kỹ trong tù
Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
Thất ngôn tú tuyệt (Chữ Hán)
Tình yêu nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung của BH ngay trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm.
Nhân hoá điệp ngữ , câu hỏi tu từ đối xứng và đối lập 
11
Đi đường (Tẩu lộ) trích NKTT.
Hồ Chí Minh
Thất ngôn từ tuyệt (chữ Hán)
ý nghĩa tượng trưng và triết lý sâu sắc. Từ việc đi đường núi gợi ra chân lý đường đời vợt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Điệp từ , tính đa nghĩa của hình ảnh câu thơ bài thơ 
Tiết 2 : 
Bài tập 2 : Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15,16 và trong các bài 18 - 19. Vì sao thơ trong các bài 18, 19 được gọi là "thơ mới". Chúng "mới" ở chỗ nào?
Học sinh thảo luận 
Đại diện nhóm báo cáo 
GV lập bảng . 
Tên văn bản
Tác giả
Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật.
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác. Đập đá ở Côn Lôn; muốn làm thắng cuộc; hai chữ nước nhà.
Phan Bộ Châu; Phan Châu Trinh; Tản Đà; Trần Tuấn Khải -> đều là các nhà nho tinh thông Hán học.
- Thơ cũ (cổ điển): Hạn định về số câu, số tiếng, niêm luật chặt chẽ, gò bó.
- Cảm xúc cũ, tự duy cũ: Cái cá nhân chưa được đề cao và biểu hiện trực tiếp.
Nhớ rừng; Ông đồ; Quê hương.
Thế Lữ; Vũ Đình Liêm; Tế Hanh -> là những nhà tri thức mới, những chiến sỹ CM trẻ chịu ảnh hưởng VHP Tây (Pháp).
- Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp, phong khoáng, tự do, thơ mới.
- Thể thơ tự do, đổi mới vần điệu, nhịp điệu; lời thơ tự nhiên, bình dị, giảm tính công thức, ước lệ.
- Vẫn sử dụng các thể thơ truyền thống nhng đổi mới cảm xúc và tư duy thơ.
? Những điểm chung cơ bản của các bài thơ Cảm tác vào nhà ..., Đập đá ở Côn Lôn , Ngắm trăng , Đi đường . 
Học sinh hoạt động cá nhân suy nghĩ .
? Những câu đoạn mà em yêu thíc . Giải thích và nêu rõlí do về sự yêu thích đó ? 
Bài tập 3 : 
- Đều là thơ viết trong tù 
- Tác giả đều là chiến sĩ cách mạng lão thành nổi tiếng , đồng thời là những nhà nho tinh thông hán học 
- Thể hiện khí phách hiên ngang , tinh thần bất khuất kiên cường của người chiến sĩ cách mạng 
- Sẵn sàng chấp nhận , khinh thường mọi gian khổ , hiểm nguy của cuộc sống tù đày 
- Giữ vững phong thái ung dung bình tĩnh trong thở thách 
- Khao khát tự do , tinh thần lạc quan cách mạng 
- Những dặc điểm chung ấy lại được thể hiện trong từng bài theo cách riêng , tạo nên sự xúc động , hấp dẫ riêng của từng bài 
4. Củng cố:
	? Nêu những đặc điểm chung cơ bản của các bài thơ Cảm tác, Đập
5. Hướng dẫn học bài:
	- Bài cũ: Học bài + làm bài tập về nhà: Hãy chép lại những câu thơ (hoặc bài thơ) em thích và nêu cảm nhận cảu em về câu thơ (học bài thơ) đó?.	 - Bài mới: Soạn chữa lỗi diễn đạt 
 Làm các bài tập SGK 
________________________________________
Ngày soạn:15.4.09
Ngày giảng:18.4.09
Tiết 125
Chữa lỗi diễn đạt (lỗi Lôgíc)
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Củng cố lại kiến thức liên kết về nội dung trong văn bản.
	- Rèn luyện kỹ năng nhận ra lỗi và biết cách chữa lỗi. 
 - Qua đó trau rồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói và viết.
B. Chuẩn bị.
 - Gv : bài soạn – bảng phụ 
	- Học sinh soạn bài.
C. Các bước lên lớp 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : 4p Gv đưa bài tập : 
 Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ đàn chim dáo dác bay .
Phân tích cách lựa chọn trật tự từ trong câu trên ? 
3. Tiến trình tổ chức các họat động dạy học.
HĐ của thầy và trò
TG
Nội dung
HĐ1:Khởi động 
Lỗi diễn đạt không chỉ thuần tuý liên quan đến mặt sử dụng ngôn ngữ , mà còn liên quan đến tư duy của người nói , người viết . Vì vậy để tránh lỗi diễn đạt một mặt phải nắm vững những nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ , mặt khác phải không ngừng rèn luyện năng lực tư duy . Bài nêu ra một số lỗi diễn đạt có liên quan đến tư duy . 
Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm
Học sinh đọc bài tập (a )SGK 
Giáo viên giải thích : Khi viết một câu có kiểu kết hợp “ AvfB khác” thì A , B phải cùng loại . Trong đó B là từ ngữ nghĩa rộng , A là từ ngữ nghĩa hẹp . 
? Trong bài tập phần (a) đâu là A , đâu là B . Vậy A, B đã kết hợp với nahu chưa ? Vì sao ? 
? Hãy chữa lại cho hợp lí ? 
Học sinh đọc bài tập (b) 
GV giải thích : Khi viết kiểu câu kết hợp “ A nói chung và B nói riêng” thì A, B là những từ cùng một trường từ vựng . Trong đó A phải là từ ngữ nghĩa rộng và B là từ ngữ nghĩa hẹp .
? Trong bài tập trên , đâu là A , đâu là B cách viết trong bài tập hợp lí chưa ? Vì sao ? 
Học sinh đọc bài tâp phần (c) 
Khi viết một câu có kiểu kết hợp "A, B và C" (bình đắng với nhau thì A, B, C phải là những từ ngữ thuộc cùng một trờng từ vựng.
? Hãy phát hiện câu dưới đây mắc lỗi diễn đạt ? 
2
35
1. Bài tập 1:
 * Bài tâp a
A : quần áo, giầy dép.
 B : đồ dùng học tập.
A, B không cùng loại nên B không bao hàm được A
Chữa: Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị lũ lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh họat khác.
* Bài tập b. 
A: thanh niên nói chung 
B: bóng đá nói riêng 
A,B không cùng loại nên A không bao hàm được B 
- > Chữa: 
- Trong thanh niên nói chung và trong sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng đến thành công.
- Trong thể thao nói chung và trong bóng đã nói riêng , niềm say ... thành công .
* Bài tập c
 Lão Hạc , Bước đường cùng , Ngô Tất Tố không cùng trường từ vựng
- > Chữa: "Lão Hạc”, “Bước đường cùng" và "Tắt đèn" đã giúp...
Học sinh đọc bài tập (d) SGK 
? Hãy phát hiện về lỗi diễn đạt trong câu trên ? ( đâu là A , đâu là B và A, B quan hệ với nahu như thế nào ? 
Học sinh đọc bài tập (e) SGK 
? Hãy phát hiện về lỗi diễn đạt trong câu trên ? 
Khi viết câu có kiểu kết hợp “ Không chỉ A mà còn B” thì tương tự như câu (d) A và B không bao giờ là những từ ngữ có quan hệ nghĩa rộng – hẹp với nhau , nghĩa là A không bao hàm B và ngược lại 
. Trong câu trên A bao hàm B . Vì trong giá trị nghệ thuật của một tác phẩm văn học có giá trị ngôn từ -> câu sai 
Học sinh đọc bài tập g, h, i ,k 
Gv chia nhóm cho học sinh thảo luận hai nhóm trình bày một nội dung . 
Gv nhận xét – kết luận 
* Bài tập (d) . 
A : Tri thức 
B: Bác sĩ . 
Khi đặt câu hỏi lựa chọn A hay B thì A, B phải bình đẳng với nhau không có cái nào bao hàm cái nào . 
 Không bao hàm B và ngợc lại.
-> Chữa: Em muốn trở thành giáo viên hay một bác sĩ 
* Bài tâp (e). 
A: nghệ thuật 
B: ngôn từ 
- > Chữa: Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung:
Bài tập (g) 
A: cao gầy 
B: mặc áo ca rô 
A,B không cùng trường từ vựng
-> Chữa: Trên ...... một người thì cao gầy, còn một ngời thì lùn và mập.
Bài tâp (h) 
 A và B không phải là quan hệ nhân quả . Từ nên là quan hệ từ nối hai vế câu có mối quan hệ nhân quả * Sửa lại : Chị Dậu rất cần cù chịu khó và yêu thương chồng con 
Bài tập (i.) 
 A và B không phải là quan hệ điều kiện - giả thiết nên không dùng cặp quan hệ từ nếu - thì 
- > Chữa: Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì phụ nữ Việt Nam ngày nay khó mà hoàn thành được những nhiệm vụ ....của mình.
Bài tập (k.) 
 Khi dùng cặp từ hô ứng "vừa ....vừa" thì A, B phải bình đẳng với nhau, không cái nào bao hàm cái nào.
-> Chữa: Hút thuốc là vừa có hại cho sức khỏe, vừa tốn kém về tiền bạc.
Học sinh đọc bài tập 2 SGK 
Học sinh họat động bàn.
2. Bài tập 2:
Học sinh tìm những lỗi diễn đạt tương tự (lỗi Lôgíc) trong bài TLV của mình hoặc của các bạn trong lớp, trong lời nói hàng ngày hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Củng cố:2p
	H: Trong khi nói và viết, chúng ta cần chú ý điều gì?
5. Hướng dẫn học bài.2p
	- Bài cũ: Tiếp tục tìm ra những lỗi sai trao đổi với nhau và chữa.
	- Bài mới: Chuẩn bị viết bài tập làm văn số 7 . 
_______________________________
Ngày soạn:18.4.09
Ngày giảng:25.4.09
Tiết 126+ 127
Viết bài tập làm văn số 7
Nghị luận (Làm tại lớp)
A. Mục tiêu cần đạt.
	- Vận dụng kỹ năng đưa các yếu tố biểu cảm tự sự và miêu tả vào việc viết văn chứng minh (giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học.
	- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó, rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài TLV sau đạt kết quả tốt hơn.
B. Chuẩn bị.
	- Giáo viên chuẩn bị đề đáp án 
	- Học sinh ôn kỹ lại văn nghị luận.
C. Các bước lên lớp .
 1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra chuẩn bị của học sinh 
3. Bài mới.
* Đề bài:
	Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các cháu”.
	Em hiểu lời dạy trên đây của Bác Hồ như thế nào ? 
* Yêu cầu:
	- Bài viết có bố cụ rõ ràng.
	- Diễn đạt lưu loát, không sai chính tả.
	- Nghị luận xen yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả.
	- Bài viết cần phải có các nội dung sau:
	+ Trước tiên phải hiểu thế nào là một đất nước tơi đẹp sánh vai với các cường quốc năm châu.
	+ Chúng ta cũng giải thích: Vì sao ta hiểu nh vậy? Vì chính thế hệ trẻ bây giờ sẽ là chủ nhân tơng lai của đất nước.
	+ Còn với chúng ta, những người ngồi trên ghế nhà trường phải làm gì?
	* Giáo viên thu bài, chấm.
	* Nhận xét giờ làm bài: Nghiêm túc.
* Biểu điểm .
- Điểm 9-10 : Đảm các yêu cầu trên .
- Điểm 7-8 : Cơ bản đảm bảo các yêu cầu trên , có thể mắc một vài lỗi chính tả , đôi chỗ diễn đạt chưa thật tốt .
- Điểm 5-6 : Hiểu đề có luận điểm , luận cứ và biết cách lập luận . Song lập luận cha chặt chẽ , lộn xộn , luận cứ chưa phong phú , đầy đủ . Có thể sai một số lỗi chính tả 
- Điểm 3-4 : Bài viết chung chưa rõ ràng , có luận điểm song chưa biết cách phân tích làm rõ luận điểm , sai nhiều lỗi chính tả , diễn đạt còn yếu .
- Điểm 1-2 : Bài viết sơ sài , sai thể loại 
4. Hướng dẫn học bài.
	Soạn bài: Văn tường trình
 Chú ý đọc các văn bản mẫu trong SGK 
__________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31.doc