Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 17, 18

Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 17, 18

TIẾT 64

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

(Phần văn)

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.

 - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn.

 - Rèn luyện kỹ năng điều tra, tìm hiểu tình hình địa phương theo một chủ đề.

B. Chuẩn bị.

 - Giáo viên suy nghĩ các đề tài cụ thể giao cho nhóm, tổ học sinh, chuẩn bị gợi ý đề cương, sưu tầm một số kiểu loại văn bản phù hợp.

 - Học sinh có ý thức, kế hoạch chuẩn bị từng bước theo sự hướng dẫn và kiểm tra của giáo viên.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra đầu giờ.

3. Bài mới:

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (3 cột) - Tuần 17, 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:4.12.08
Ngày giảng:8.12.08
Tiết 64
Chương trình địa phương
(Phần văn)
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Vận dụng kiến thức về các chủ đề văn bản nhật dụng ở lớp 8 để tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương.
	- Bước đầu biết bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về những vấn đề đó bằng một văn bản ngắn.
	- Rèn luyện kỹ năng điều tra, tìm hiểu tình hình địa phương theo một chủ đề.
B. Chuẩn bị.
	- Giáo viên suy nghĩ các đề tài cụ thể giao cho nhóm, tổ học sinh, chuẩn bị gợi ý đề cương, sưu tầm một số kiểu loại văn bản phù hợp.
	- Học sinh có ý thức, kế hoạch chuẩn bị từng bước theo sự hướng dẫn và kiểm tra của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1 : khởi động 
Gv nhắc lại yêu cầu của tiết chương trình địa phương
Hoạt động 2 : Hướng dẫn chuẩn bị 
- Học sinh đã có sự chuẩn bị trước ở nhà - giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
Hoạt động 3: 
- Giáo viên chỉ định đại diện tổ lên trình bày việc làm bài tập của tổ mình (cần nắm vững tình hình làm bài tập của tổ, biết cách trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc trước tập thể.
	- Học sinh và giáo viên góp ý, nhận xét về nội dung, cách thức trình bày.
Gv trình bày bài viết tham khảo 
- Bài viết tham khảo: Về tác hại của thuốc lá và hút thuốc lá.
2
5
30
I Chuẩn bị 
II. Hoạt động trên lớp
1 Trình bày các vấn đề về DS-KHHGĐ, tệ nạ xã hội , môi trường 
- Điều tra về vấn đề dân số ở địa phương . Thái độ của chúng ta về vấn đề đó . 
- Điều tra về việc bảo vệ môi trường ở địa phương em . Các chiến dịch bảo vệ môi trường mà mình đã tham gia tại địa phương 
- Các tệ nạn xã hội ở địa phương : Ma tuý , mại dâm , cờ bạc . Thái độ của chúng ta ? chúng ta đã làm già để chống các tệ nạn xã hội đó 
2. Bài tham khảo 
Quan sát ngời hút thuốc lá, ta thấy họ có thói quen hay khạc nhổ. Vì sao vậy? ở người hút thuốc, khí - phế quản luôn bị hóa chất trong thuốc kích thích đi đôi với tình trạng viêm mãn tính. Khi dịch này bị đẩy đến hầu họng, người ta hay khó chịu, ngứa cổ, nên phải khạc nhổ ra ngoài tạo ra tật xấu, kém vệ sinh.
	Lúc hít mạnh vào, điếu thuốc là có nhiệt độ 700 - 8000C, làm khói nóng vào miệng thanh quản, khí quản và phế quản. Niêm mạc của những bộ phận này luôn trong tình trạng nóng bỏng, làm giảm cảm giác ngon miệng khi ăn. Chính như vậy, người cai nghiện thuốc lá ăn ngon miệng hơn và lên cân
	Dù hút thuốc lá có đầu lọc hay không đầu lọc , chủ động hay thụ động đều có hại cho sức khỏe.
	+ Nhiều bệnh phát sinh: Bệnh phổi, tim mạch, ung thư...
	+ Tuổi thọ giảm.
	+ Tử vong tăng.
	Phải dứt khoát bác bỏ lập luận bào chữ cho việc hút thuốc lá và nghiện thuốc lá: Một vài hơi thuốc làm tỉnh táo con người, một điếu thuốc lá làm tan vơi buồn ngủ khi cần thuốc, điếu thuốc chung vui giao lưu cùng bè bạn, mỗi điếu thuốc ngoại giao, làm quen, tiếp khách. Tất cả chỉ là lừa phỉnh bản thân, là ngụy biện, lợi bất cập hại.
	Hiện nay trong khi số người hút thuốc là ở các nước phát triển bị thu hẹp, các hàng thuốc lá nổi tiếng phải chịu ảnh hưởng những món tiền khổng lồ bồi thường thiệt hại do thuốc lá gây nên họ cần mở thị trường mới ở các nước đang phát triển với những vòi bạch tuộc hấp dẫn. Tổ chức WHO đưa ra công ước chống thuốc lá trên toàn cầu.	
4. Củng cố: 
 Tiếp tục sưu tầm các vấn đề của địa phương có liên quan 
5. Hướng dẫn học bài.
 Chuẩn bị tiết địa phương tiếp theo . 
 Viết một bài thuyết minh về danh lam thắng cảnh của địa phương 
________________________________
Ngày soạn : 6.12.08
Ngày giảng : 11.12.08
Tiết :65
 chương trình địa phương 
(phần tập làm văn)
I. Mục tiờu:
- Củng cố kiến thức về văn thuyết minh.
- HS biết vận dụng kỹ năng làm bài văn thuyết minh.
- Học sinh tự giỏc tỡm hiểu những di tớch, thắng cảnh ở quờ hương mỡnh.
- Nõng cao lũng yờu quý quờ hương.
B. Chuẩn bị: GV ra đề sớm để HS chuẩn bị tỡm hiểu, viết thành bài, cú số liệu đỏng tin cậy.
C. Cỏc bước lờn lớp:
I. Ổn định tổ chức.
II. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động
HĐ1: Khởi động: 
- GV giới thiệu nội dung bài mới.
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
HĐ2: GV cho đề để HS viết bài.
Đề bài: Giới thiệu thắng cảnh sụng Hồng ở địa phương em.
- GV yờu cầu HS dựa vào phần đó chuẩn bị để viết thành bài văn thuyết minh, viết vào giấy kiểm tra. GV theo dừi uốn nắn, nhắc nhở HS trong quỏ trỡnh viết bài.
- GV lưu ý HS:
+ Bài viết phải cú số liệu cụ thể (cú thể kết hợp yếu tố miờu tả, tự sự).
+ Sắp xếp ý theo trỡnh tự hợp lý: thời gian, khụng gian.
+ Bài viết khụng quỏ 1000 từ (cú thể tham khảo nhưng khụng được chộp lại bài cú sẵn)
+ Thời gian viết bài tại lớp: 40 phỳt.
- GV thu bài về chấm.
III. Củng cố, hướng dẫn học bài:
- GV nhận xột ý thức của HS trong giờ học.
- Soạn văn bản: Tháng hai 
GV đọc học sinh chép bài thơ về soạn bài 
Gợi ý về tác giả - tác phẩm và nội dung chính . 
 ---------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 7.12.08
Ngày giảng : 12.12.08
 Tiết 66
Chương trình địa phương
(Phần văn)
 Văn bản : Tháng hai
 ( Pờ-Sảo- Mìn)
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Hoc sinh cảm nhận được cảm xúc chân thành sôi nổi sâu lắng về vẻ đẹp quê hương Lao Cai khi mùa xuân về . Thấy được những nét văn hoá truyền thống của quê hương 
 - Giáo lòng yêu quê hương , tự hào về mảnh đất của mình 
 - Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình 
B. Chuẩn bị.
- Gv: bài soạn giáo án – Tài liệu tham khảo 
- Học sinh : Bài soạn theo hướng dẫn 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Khởiđộng 
Lao Cai không chỉ biết đến với những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Sa Pa , Bắc Hà , mà Lao Cai còn đẹp bởi tâm hồn tình cảm dung dị gần gũi của những con người nơi đây . Tại Mảnh đất thân yêu nơi chúng ta đang sống đã có những con người bằng cảm nhận tinh tế của tâm hồn đã viết nên những trang thơ ca ngợi vẻ đẹp và con người nơi đây . Vậy chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu một trong số tác phẩm của ông . 
Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản .
GV : Hướng dẫn học sinh đọc giọng nhẹ nhàng , vu tươi ....
Gv đọc - Gọi từ 5 -> 6 em đọc 
Gv nhận xét cách đọc của học sinh
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả , tác phẩm ? 
Gv yêu cầu HS chú vào chú thích : 1,2,4...
? Văn bản chia làm mấy phần nội dung của mỗi phàn ? 
Chú ý vào khổ thơ đầu 
? Thiên nhiên khi mùa xuân về được tác giả miêu tả qua những từ ngữ hình ảnh nào ? 
? Em nhận xét về những từ ngữ hình ảnh trên ? 
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Thông qua những hình ảnh nghệ thuật đó , em có thể hình dung như thế nào về vẻ đẹp của thiên nhiên khi mùa xuân về ? 
GV bình : Tháng hai là tháng của mùa xuân , tháng đem lại cho con người và vạn vật sức sống . Những dòng thơ của Pơ-xảo-mìn đã giúp chúng ta cảm nhận một vẻ đẹp hiền hoà của một vùng núi cao miền tây Bắc : Đó là những cánh hoa rừng đua nhau kheo sắc , đó là bầy ong ngây ngất trước vẻ đẹp dịu dàng đắm thắm của thiên nhiên và thoả sức làm mật . Đó là tiếng chim hoạ mi hót vang trời tạo không gian cao rộng , thoáng đạt . Có thể nói đó là bức tranh toàn mĩ về vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc 
Không dừng lại ở đó nhà thơ còn cho thổi vào đó niềm hi vọng về một cuộc sống ấm lo , mùa màng bội thu 
? Tìm những hình ảnh thơ thể hiện điều đó ? 
? Nhận xét về biện pháp nghệ thuật và giọng điệu của lời thơ trên ? 
? Qua phân tích ta thấy nhà thơ đã bày tỏ cảm xúc của mình như thế nào trước trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân ? 
Chú ý vào phần hai 
? Hình ảnh con người khi mùa xuân về được tác giả thể hiện qua những hình ảnh thơ nào ? 
? Em nhận xét gì về giọng thơ trong nhữn khổ thơ trên ? 
? Qua đó nhà thơ giúp chúng ta hiểu điều gì về lễ hội và phong tục tập quán của con người nơi đây ? 
Tháng hai đến trai gái bản lại có cơ hội được gặp nhau và rồi sau đó tự tìm kiếm cho mình mối nhân duyên tốt đẹp .Có lẽ đây là thời điểm đẹp nhất trong năm của những cặp nam thanh nữ tú . Tất cả điều đó làm nên vẻ đẹp của phong tục tập quán của con người vùng cao . Họ thật sự là những con người giản dị , chất phác . Chính những con người đó làm nét đẹp, mang đậm bản sắc của quê hương . 
? Từ đó em hiểu thêm được điều gì về tháng hai của những con người nơi đấy ? 
Hoạt động 3 : hướng dẫn tổng kết – Ghi nhớ 
? Qua tìm hiểu vản bản em hiểu gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ? 
Hoạt động 4 . Hướng dẫn luyện tập 
GV hướng dẫn học sinh sưu tâm những bài thơ viết về vẻ đẹp của Lao Cai 
3
8
5
25
3
2
I . Đọc- tìm hiểu chú thích 
1 . Đọc 
2. Tìm hiểu chú thích 
a. Tác giả : Pờ-Sảo- mìn (1.10.1946) Tại thôn Na-khui thuộc huyện Mường Khương Lao Cai . Là dân tộc Pa-dí . Hiện nay nghỉ hưu tại quê nhà 
b. Tác phẩm : Bài thơ sáng tác năm 1988 rút trong tập “ Con trai người Pa –dí”
c. Các chú thích khác . 
II. Bố cục : 2 phần 
Phần 1: Thiên nhiên khi mùa xuân về 
Phần 2: Hình ảnh con người khi mùa xuân về . 
III. Tìm hiểu văn bản 
1 . Thiên nhiên khi mùa xuân về . 
Tháng hai 
Lá cây khúc mọc dài xanh biếc 
Hoa rừng ....
Bầy ong mật ngây ngất 
Hoạ mi hót vang trời 
-Từ ngữ giản dị , trong sáng ,tự nhiên 
giàu hình ảnh 
-Tác giả sử những hình nhân hoá , liệt kê để làm nổi bật vẻ đẹp rực rỡ, tràn trề nhựa sống , đậm đà sắc hương của thiên nhiên vùng cao khi mùa xuân về 
... “Tháng hai gieo hạt
 Tra lúa , lúa mọc nhanh
 Tra ngô, ngô lên xanh
 Tháng hai tháng hiền lành
 Tháng reo hạt năm mới”
- Tác giả dùng điệp từ , giọng thơ tha thiết , sâu lắng 
=> Tháng hai là tháng mùa vụ , hứa hẹn mùa màng bội thu . Nhà thơ đã thực sự ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương mình . 
2. Hình ảnh con người khi mùa xuân về .
“ Tháng hai phơi phới 
Trai gái bản tìm nhau 
...
Con trai tìm con gái 
Con gái chọn con trai 
...
Mong mãi đến tháng hai
- Giọng thơ sôi nổi , ngôn ngữ giản dị , đời thường 
=> Tháng hai là tháng ngày hội , là nét đẹp văn hoá truyền thống của người dân tộc vùng cao.
IV. Ghi nhớ 
 Bài thơ là dòng cảm xúc chân thành sôi nổi mà sâu lắng về vẻ đẹp của quê hương khi bước vào tháng hai mùa xuân . Đó là tháng hai của thiên nhiên vạn vật và con người đang cựa mình phô những vẻ đẹp rực rỡ ,đậm đà hương sắc và tràn trề nhựa sống 
V. Luyện tập 
4. Củng cố :
 Nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ 
5 . Hướng dẫn học bài
 Soạn : Thằng bé và củ mài
 Gv phô tô văn bản yêu cầu học sinh soạn bài thêo hướng dẫn 
 ----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 10.12.08
Ngày giảng : 15.12.08
 Tiết 67
Chương trình địa phương
(Phần văn)
 Văn bản : Thằng bé củ mài 
 ( Mã A Lềnh)
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Hoc sinh cảm nhận được nội dung sâu sắc về giá trị tư tưởng và  ...  đầu của văn bản cho biết hoàn cảnh sống chủa thằng bé ? 
? Em nhận xét gì về hoàn cảnh sống của cậu bé ? 
Gv bình : Có thể thấy gia đình thằng bé rất tội nghiệp . Căn bênh quái ác đã khiến cho mẹ nó phải nằm liệt giường . Nơi mẹ nó nằm mấy tháng liền bốc mùi tanh nồng nặc . Bố nó phải chạy chọt lo toan đến xơ xác cả nhà mà mẹ vẵn không khỏi . Cuối cùng mẹ nó vẫn từ giã bố con nó . 
? Trong những ngay bện tình mẹ nó trở nên nguy kịch , nó đã dành những tình cảm yêu thương nào ? Hãy khái quát các chi tiết đó ? 
? Những chi tiết đó giúp em hiểu gì về tình cảm mà thằng bé dành cho mẹ ? 
? Hãy phân tích các chi tiết để thấy được tình cảm đó ? 
Một cậu bé mới 13 tuổi mà dường như cậu đã phải tự lập . Cậu hiểu rằng căn bệnh quái ác kia đã khiến cho mẹ cậu đau đớn , vì thế cậu luôn muốn ở bên mẹ để phần nào làm xoa dịu những nỗi đau trên thân thể mẹ . Cậu lo sợ cái ngày mà tử thần sẽ đến mang mẹ cậu đi . Vì thế đêm nào câu bé cũng nén đến giường mẹ gối đầu vào cánh tay gầy guộc của mẹ , quên đi cái cảm giác của mùi hôi tanh nồng nặc phát ra từ cơ thể mẹ ...Và rồi trong một giấc ngủ say nồng với một giấc mơ định mệnh mẹ nó đã ra đi , vĩnh viễn ra đi để lại sự đau đớn và niềm tiếc thương vô hạn cho bố con nó 
Chú ý vào phần hai 
? Hãy tóm tắt nội dung phần thứ hai của văn bản ? 
Học sinh tóm tắt 
? Theo em tại sao thằng bé lại muốn cùng các bạn đi đào củ mài ? 
Nó cảm thấy mình đã lớn đã trưởng thành , nó cần phải làm cái giúp bố . Nó muốn khẳng định mình là người đàn ông mạnh mẽ .
? Việc đi đào củ mài là một công việc như thế nào ? có thích hợp với một chú bé 13 tuổi không ? 
Là một công việc rất vất vả và nguy hiểm . Phải ở rừng nhiều ngày , phải đào đất , leo núi ....nó không phù hợp với một cậu bé 13 tuổi . Đây thường là những công việc của người lớn . Với tuổi như cậu bé cẫn phải được đến trường . Thế nhưng những đứa trẻ miền núi do đời sống còn quá khó khăn , trình độ dân trí thấp họ vẫn chưa nhận thức được việc học tập . Thằng bé lúc này cũng vậy. 
GV yêu cầu học sinh đọc từ : Sáng hôm sau- hết phần hai 
? Theo em việc thằng bé đào được củ mài ngay ở cửa hang có ý nghĩa như thế nào ? 
Học sinh chú ý vào phần 3 
? Theo em tại sao thằng bé không thích học khèn ? Điều nó thích là gì ? Vì sao ? 
- Thằng bé thích học chữ . Vì nó hiểu rằng học chữ sẽ giúp nó hiểu biết được nhiều điều 
Học sinh chú ý vào phần cuối của truyện 
? Những ngày sống ở trường cậu bé đã trưởng thành như thế nào? 
? Vậy theo em từ việc thằng bé may mắn đào được củ mài , rồi lại được đến trường học chữ và trở thành một nhà văn liệu có phải đơn thuần là một sự may mắn không ? 
Rõ ràng truyện có mang một chút dáng dấp của một câu chuyện cổ tích nhưng cũng không đơn thuần chỉ là như vậy . 
Có lẽ những ngày tháng ở bên mẹ , cậu bé đã được mẹ nuôi dưỡng những ước mơ , mẹ đã thổi vào lòng cậu những hoài bão , chí khí của kẻ làm trai .Rồi hình ảnh người cha mặc dù hay vắng nhà nhưng những việc cha làm đã phần nào tác động đến suy nghĩ và hành động của cậu bé khi nghĩ về cuộc đời .
? Qua việc phân tích những chi tiết trong truyện em nhận xét gì về ngôn ngữ , hành động và đời sống tâm lí của “ Thằng bé củ mài” ? Từ đó cho thấy nhà văn đã bày tỏ thái độ như thế nào ? 
? Câu chuyện “ Thằng bé củ mài” giúp chúng ta có thể hiểu thêm những điều sâu sắc nào trong cuộc sống ? 
Cuộc sống vốn rất nhiều những điều tốt đẹp . Chúng ta cần phải biết chân trọng những gì chúng ta đang có . Sống trong sáng trung thực và bằng một tâm hồn đầy ắp những kí ức đẹp về những người thân yêu . 
Hoạt động 3 : Tổng kết – Ghi nhớ 
? Nêu nội dung tư tưởng và nghệ thuật của truyện ? 
Học sinh trả lời 
GV yêu cầu học sinh ghi ghi nhớ 
Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập 
Học sinh tóm tắt tác phẩm 
Bài tập 2 GV hướng dẫn học sinh về nhà làm . 
2
8
30
3
1
I . Đọc – tìm hiểu chú thích 
1. Đọc – Tóm tắt 
2. Tìm hiểu chú thích 
a . Tác giả : Mã A Lềnh , sinh năm 1943 tại xã Trung Chải , huyện Sa Pa , Tỉnh Lao Cai , người dân tộc Mông . 
Ông là người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp sáng tác văn học nghệ thuật cho tỉnh . 
b. Tác phẩm : Rút trong tập truyện cùng tên , là một trong tác phẩm đặc sắc dành cho lứa tuổi thiếu nhi . 
c. Chú thích khác
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Những ngày bên mẹ 
 * Hoàn cảnh sống 
 Mẹ mắc bệnh nan ý , khó qua khỏi , bố thường đi làm xa . Bản thân phải hoàn toàn tự lập 
- Hoàn cảnh gia đình rất khó khăn và tội nghiệp 
 * Những ngày ở bên mẹ 
- Giúp bố chăm sóc mẹ 
- Đêm đến rúc đầu vào nách mẹ 
- Lo sợ tử thần sẽ mang mẹ nó đi 
-> Cậu bé luôn ở bên mẹ và dành cho mẹ những tình cảm yêu thương tha thiết chân thành xúc động 
- Việc đào được củ mài là phần thưởng xứng đáng giành cho cậu bé . Chính tình yêu thương và lòng hiếu thảo đã khiến cho “thần đất” ban thưởng cho cậu bé . 
2. Những ngày ở trường . 
+ Lớn phổng phao , trắng trẻo , dáng thư sinh 
+ Có rất nhiều sách 
+ Tự viết truyện “ Thằng bé củ mài”
=>Bằng ngôn ngữ rất giản dị , gần gũi mang đậm những nét đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số kết hợp với cách kể chuyện độc đáo hấp dẫ phù hợp với tâm lí trẻ thơ, đặc biết trẻ em miền núi . Nhà văn góp phần làm sáng lên niềm hạnh phúc được sống trong tình yêu thương của gia đình , nhà trường và xã hội 
III. Ghi nhớ 
 Từ một câu chuyện bàng bạc không khí cổ tích , nhà văn đã gửi đến người đọc , nhất là độc giả tuổi thơ một lời nhắn nhủ : Cuộc sống của mỗi con người sẽ trở nên hạnh phúc và tốt đẹp nếu chúng ta được lớn lên trong tình yêu thương ; chúng ta biết sống trong sáng , trung thực bằng một tâm hồn ăm ắp kỉ niệm về những người thân yêu . 
IV . Luyện tập 
Bài tập 1 
4. Củng cố : 
 Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện ? 
5. Hướng dẫn học bài 
 Học kĩ bài chú ý vào nội dung tư tưởng của chuyện 
 Giờ sau trả bài tiếng Việt 
-----------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 12.12.08
Ngày giảng : 18.12.08
 Tiết: 68
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt: 
 - Nhận ra những mặt mạnh mặt yếu trong bài viết của mình, phát huy mặt tích cực, rút kinh nghiệm mặt tiêu cực.
 - Tự sửa lỗi cho bài viết của mình.
 - Rèn luyện kĩ năng viết bài.
B. chuẩn bị:
- GV: bài soạn cùng bài đã chấm của học sinh 
C. Các bước lên lớp.
 1. ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ( không kiểm tra)
 3. Tiến trình tổ cức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: khởi động.
- GV nêu yêu cầu tiết học.
- Kiểm tra việc tự sửa lỗi của học sinh.
Hoạt động 2.
- HS nhắc lại đề bài.
- GV cùng học sinh giải đáp từng câu hỏi.
Gv nhận xét bài làm của học sinh 
GV nhận xét những lỗi học sinh thường mắc 
1. Đề bài : Đã soạn ở tiết 60
2. Đáp án ( đã làm 157)
3. Nhận xét
3.1 Nhận xét chung:
- Đa số học sinh làm được bài kiểm tra.
- Làm khá tốt phần trắc nghiệm, phần tự luận viết đoạn văn tốt nhưng phân tích tính liên kết chưa tốt.
- Nhiều em viết bài rất ẩu, trình bày cẩu thả
- Còn có bài diễn đạt yếu.
3.2 Nhận xét cụ thể.
 + Tổng số bài 33, 
- Giỏi : 0. 
 - Khá : 9. 
- TB : 18 
- Y : 6.
+ Bài làm khá: Xới, Sơi, Hiêm , Kỉ , Tú 
 + Nhầm lẫn phần trắc nghiệm: Tuấn , Lệ, Hường, Tiến , Nguyễn Hằng
 + Phần đặt câuchưa đúng : Tuế , Huyền, Nhu, Vân, Thoải, 
 + Xác đính dấu câu chưa đúng : Dực Kì , Tuấn , Tiến , Hiêm, 
 + Viết đoạn văn chưa tốt: Tiến , Tuấn , Vân Anh, Oanh, Khải , 
- HS lần lượt lên bảng sửa lỗi.
4. Sửa lỗi.
5. GV lấy điểm.
6. Đọc đoạn văn mẫu
 4. Củng cố: 
 Nhắc nhở một số kĩ năng viết bài.
 5. Hướng dẫn học bài: 
 Về sửa lại toàn bộ các lỗi đã sai vào trong vở 
 Soạn : Tập làm thơ bảy chữ : Sưu tầm các bài thơ bảy chữ đã học 
------------------------------------
Ngày soạn : 13.12.08
Ngày giảng : 19.12.08
 Tiết : 69
Họat động ngữ văn
làm thơ 7chữ
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu, đặt câu thơ 7 chữ biết ngắt nhịp 4/3 biết gieo vần.
	- Tạo hứng thú cho việc học tập và ước mơ sáng tạo thơ văn.
B. Chuẩn bị: 
	- GV: Gián án.
	- HS: Sưu tầm và tập làm thơ 7 chữ.
C. Các bước lên lớp:
A. ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ: 
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Họat động của thầy và trò 
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động 
Trong chương trình ngữ văn chúng ta đã học nhiều thành phần thơ nhưng có lẽ làm thơ thì rất ít bài học hôm nay...
2
Hoạt động2 : Hình thành kiến thức mới:
15
1. Nhận diện luật thơ:
a. Vị trí ngắt nhịp, vần và luật bằng - trắc.
- Học sinh đọc bài thơ "chiều" (SGK) 
? Gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần nhấn mạnh B - T trong bài thơ?
GV: Vần có thể là chính (hoàn toàn khớp: Ta, xa) 
-Nhịp 4/3 và 3/4 nhưng phần nhiều là 4/3.
- Luật B, T thơ 7 chữ thường theo mô hình sau:
+ Mô hình 1:
B B T T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
+ Mô hình 2:
T T B B T T B 
B B T T T B B
B B T T B T T 
T T B B T B B
b. Chỉ ra chỗ sai luật.
GV gọi học sinh đọc lại bài thơ "tối"
? Bài thơ đã bị chép sai, hãy chỉ ra chỗ sai và tím cách sửa cho đúng? 
- Sau "ngọn đèn mờ" không có dấu phẩy (dấu phẩy làm đọc sai nhịp)
"ánh xanh xanh" - > VD: Phải là "ánh xanh lè" mới hấp dẫn và hợp vần.
Hoặc: "Vàng khè", bóng đèn mờ tỏ, bóng đêm nhòe, bóng trăng nhòa, ánh trang lòa.
GV gọi học sinh sửa.
GV nhận xét, bổ sung 
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
25
2. Tập làm thơ 7 chữ.
Học sinh đọc bài tập a, b
Học sinh thảo luân theo nhóm (NL)
Yêu cầu từng nhóm đọc phần bài làm của mình 
GV nhận xét 
- Học sinh có thể làm bài theo ý mính, theo luật thơ Đờng: "nhất, tam ngũ bất luận", “nhi, tứ, lục phân minh".
a, 
- Tôi thấy ngời ta có bảo rằng 
Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng.
Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá 
Hút bụi suốt ngày đã sướng chăng.
- Tôi thấy ngời ta có bảo rằng 
Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng
Đáng cho cái tội quân lừa dối 
Già khắp nhân gian gọi là thằng 
- Tôi thấy ngời ta có bảo rằng 
Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng
Nó hay nói dối nên bị tội 
Tội nó phải ngồi gốc đa chăng ? 
? Làm tiếp bài thơ dang dở cho chọn vẹn theo ý của mình?
b. 
- Vui sao ngày đã chuyển sang hè Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi 
Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
- Vui sao ngày đã chuyển sang hè Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
Bạn bè khắp nơi vang tiếng hát 
Hát mãi bài ca sắp nghỉ hè 
- GV gọi 1 số học sinh đọc bài của mình.
Học sinh khác nhận xét.
- GV nêu ưu điểm, nhược điểm và cách sửa.
- GV gọi học sinh đọc 1 số bài thơ đọc thêm SGK.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học và làm bài ở nhà.
1
4 . Củng cố:
H: Muốn làm 1 bài thơ 7 chữ 4 câu hoặc 8 câu). Cần phải xác định những yếu tố nào?
5. Hướng dẫn học bài:
- Bài cũ: Tiếp tục tìm hiểu kỹ năng về thể thơ 7 chữ.
 - Bài mới: Chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.Ôn toàn bộ nội dung bài học 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17+ 18.doc