Tiết 49
LUYỆN NÓI:
THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
A. Mục tiêu:
- Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức.
- Rèn luyện khả năng quan sát, suy nghĩ độc lập, kỹ năng nói, kỹ năng xây dựng kiểu bài thuyết minh tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu.
B . Chuẩn bị:
- GV: SGK, bài thuyết minh.
- HS: Sọan - lập dàn ý.
C . Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. Kết hợp trong quá trình luyện nói.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động .
Ngày soạn: 5.11.08 Ngày giảng: 10.11.08 Tiết 49 Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng A. Mục tiêu: - Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức. - Rèn luyện khả năng quan sát, suy nghĩ độc lập, kỹ năng nói, kỹ năng xây dựng kiểu bài thuyết minh tạo điều kiện cho học sinh mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu. B . Chuẩn bị: - GV: SGK, bài thuyết minh. - HS: Sọan - lập dàn ý. C . Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Kết hợp trong quá trình luyện nói. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động . Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung HĐ1: Khởi động: 2 Bài học hôm nay dùng hình thức luyện nói ngoài việc củng cố kiến thức cho các em về văn thuyết minh còn giúp cho các em mạnh dạn hơn trong suy nghĩ, phát biểu trước đông người... HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu và luyện nói. Học sinh đọc SGK phần I. ? Đề bài yêu cầu như thế nào? 15 I. Đề bài: Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy). 1. Yêu cầu: Giúp người nghe có những hiểu biết tương đối đầy đủ và đúng về phích nuớc. ? Em hãy nêu các thao tác chuẩn bị thuyết minh? 2. Thao tác chuẩn bị. - Tìm hiểu, quan sát, ghi đúng. - Làm đề cwng ra giấy. 3. Lập dàn ý. ? Lập dàn ý đủ các phần MB, TB, KB? - Mở bài: Phích nước là 1 thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình (giới thiệu về đồ dùng -> bằng cách nêu định nghĩa). *Thân bài: + Cấu tạo : Vỏ phích và ruột phích - Vỏ phích :vỏ bằng nhôm, nhựa... màu sắc (trắng, xanh đỏ...) có tay cầm... - Ruột: 2 lớp thủy tinh có chân không ở giữa, phía trong lớp thủy tinh có tráng bạc...) + Công dụng: Giữ nhiệt, dùng cho đời sống và sinh hoạt. + Bảo quản và sử dụng phích như thế nào để khỏi vỡ, nước sôi gây nguy hiểm cho trẻ em. ? Dự kiến nội dung các phương pháp thuyết minh nào? - Phân loại, phân tích, giới thiệu, định nghĩa. - Thảo luận nhóm 5/ theo dàn ý đã chuẩn bị, để học sinh nói với nhau tự nhiên -> giáo viên theo dõi. - Nhóm thống nhất ý kiến - Mỗi nhóm cử ra 1 đại diện trình bày trớc lớp. 23 - Kết bài: Vì vậy từ lâu cái phích đã trở thành 1 vật dụng quen thuộc không thể thiếu trong nhiều gia đình người Việt Nam chúng ta. II. Luyện nói: * Lưu ý: Nói thành câu trọn vẹn dùng từ đúng, mạch lạc phát âm rõ ràng, âm lượng đủ cho các lớp nghe. GV + học sinh nhận xét về kiểu bài, cách trình bày. - Đánh giá hiệu quả của cách trình bày: ưu điểm, nhược điểm. - Cho điểm động viên, khuyến khích. - Rút kinh nghiệm để chuẩn bị cho bài viết. 4. Củng cố: Nhận xét chung về việc chuẩn bị và quy trình tập nói trên lớp. 5. Hướng dẫn học bài : Ôn lại lý thuyết, đọc thêm một só bài thuyết minh mẫu, chuẩn bị làm bài viết số 3. Soạn bài Dấu ngoặc đơn , dấu hai chấm . Chú ý câu hỏi SGK ------------------------------------------------------------------ Ngày soạn:7.11.08 Ngày giảng: 12.11.08 Tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm A. Mục đích: - Học sinh hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. - Rèn kỹ năng sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết văn bản. B. Chuẩn bị: - GV: SGK, tài liệu tham khảo, bảng phụ. - HS: Đọc, soạn bài. C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: H: Giữa các vế câu trong câu ghép có những quan hệ ý nghĩa nào? Dựa vào đâu để biết quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu? Làm bài tập 3: 3. Tiến trình họat động. Họat động của thầy và trò TG Nội dung HĐ1: Khởi động: 2 Trong quá trình viết văn bản, chúng ta đã sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Vậy dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm có cộng dụng nh thế nào chung ta sé đi tìm hiểu bài hôm nay. HĐ2: Hình thành kiến thức mới. 15 I. Dấu ngoặc đơn. GV treo bảng phụ. HS bài tập ? Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích được dùng để làm gì? a. Giúp người đọc hiểu rõ hơn phần được chú thích. b. Giúp người đọc hình dung rõ hơn đặc điểm của con kênh này. 1 . Bài tập : SGK Tr 134. - Dùng để đánh dấu a. Phần giải thích để làm rõ "họ" ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ). b. Phần thuyết minh về 1 loài động vật mà tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên 1 con kênh. c. Phần bổ xung thông tin về năm sinh (701), năm mất (762) của nhà thơ Lí Bạch và giúp cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh nào (Tứ Xuyên) ? Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích có thay đổi không? Tại sao? - Không thay đổi vì phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là thông tin phụ. - ý nghĩa của câu không thay đổi vì phần dấu ngoặc đơn chỉ là phần phụ được thêm vào nhằm giải thích, thuyết minh, bổ sung. ? Vậy trong các đoạn trích, dấu ngoặc đơn có tác dụng gì? - Học sinh đọc ghi nhớ. 2. Ghi nhớ (SGK) - Giáo viên lưu ý thêm trường hợp dùng dấu ngoặc đơn với dấu chấm hỏi (?) để tỏ ý hoài nghi và dấu chấm than trong dấu ngoặc đơn (!) để tỏ ý mỉa mai. - Ví dụ bổ sung: Phần nào trong các câu sau đây có thể cho vào trong dấu ngoặc đơn! Tại sao!. Nam, Lớp trưởng lớp 8B, có 1 giọng hát rất hay. -> Phần nằm giữa 2 dấu phẩy vì đó là các phần chỉ có tác dụng giải thích thêm. 12 II. Dấu hai chấm. Giáo viên treo bảng phụ - học sinh đọc ví dụ. ? Dấu hai chấm trong những đoạn trích sau dùng để làm gì? GV tích hợp VB. 1. Bài tập SGK Tr 135. a. Báo trước một lời thoại. b. Báo trước một lời dẫn trực tiếp. c. Giải thích một nội dung. ? Những trường hợp nào phải viết hoa sau dấu hai chấm? Viết hoa khi báo trước một lời thoại và một lời dẫn. Có thể không viết hoa khi giải thích 1 nội dung. ? Vậy dấu hai chấm có những công dụng nào? HS đọc ghi nhớ. 2. Ghi nhớ 2: SGK - T 135. HĐ3: Hướng dẫn luyện tập. Học sinh đọc nội dung yêu cầu - Thảo luận mối dãy 1 câu: a, b, c. 13 III. Luyện tập: 1. Bài tập 1: Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn. a. Đánh dấu phần phải thích. b. Đánh dấu phần thuyết minh c. Đánh dấu phần bổ sung. 2. Bài tập 2: Giải thích công dụng của dấu hai chấm. Học sinh đọc nội dung yêu cầu. a. Báo trước phần giải thích. b. Báo trước lời thoại. c. Báo trước phần thuyết minh. Học sinh đọc nội dung yêu cầu. Thảo luận bài. 3. Bài tập 3. ? Có thể bỏ dấu hai chấm được không? ? Tác giả dùng dấu 2 chấm nhằm mục đích gì? - Có thể bỏ được dấu hai chấm vì ý nghĩa cơ bản của câu, đoạn văn không thay đổi, nhưng nghĩa của phần đặt sau dấu 2 chấm không được nhấn mạnh bằng. 4. Bài tập 4. ? Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn không? Nếu thay thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi? - Có thể thay đổi dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn, nghĩa của câu có bản không thay đổi. ? Nếu viết lại là Phong Nha gồm: Động Khô và Động Nước thì có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được không ? vì sao ? - Không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn vì vế Đông Khô và Động nước không thể coi là phần chú thích. 4. Củng cố: Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm. 5. Hướng dẫn học sinh học bài . - Bài cũ: Học sinh học kĩ ghi nhớ: Làm BT 5 - 6 (137). - Bài mới: Soạn: Dấu ngoặc kép. Chú ý phần bài tập SGK _________________________________ Ngày soạn : 10.11.08 Ngày giảng:15.10.08 Tiết 51- 52 Viết bài tập làm văn số 3 A. Mục tiêu: HS biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn thuyết minh - GD học sinh ý thức tự lập trong suy nghĩ. - Rèn luyện kĩ năng xây dựng văn bản theo những yêu cầu bắt buộc về cấu trúc, kiều bài, tính liên kết, khả năng tích hợp. B. Chuẩn bị: - GV: Ra đề bài. - HS: Ôn tập kỹ văn thuyết minh . C. Các bước lên lớp. 1. ổn định tổ chức. 2. GV chép đề bài lên bảng. * Đề bài: Em hãy thuyết minh về cây bút bi. * Yêu cầu: - Mở bài : Giới thiệu về cái bút bi . Bút dùng đề làm gì? - Thân bài : + Giới thiệu chủng loại nguồn gốc( Nếu biết) Có mấy loại bút bi? + Cấu tạo cả bút. Gồm mấy phần ? Hình dáng , kích thước ... + Cách sử dụng và bảo quản bút. - Kết bài : Nêu ý nghĩa của bút bi đối với mỗi người * Giáo viên thu bài. * Giáo viên nhận xét: Làm bài nghiêm túc: * Thanh điểm Điểm 9-10: Bài viết phải viết đúng thể loại , đảm bảo những ý cơ bản , sắp xếp một cách hợp lí các phần đoạn văn . Làm nổi bật yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày . Diễn đạt trôi chảy , bố cục chặt chẽ rõ ràng , chữ viết sạch đẹp đúng chính tả , không mắc lỗi về dùng từ đặt câu . Điểm 7-8 : Đảm bảo đúng thể loại . Đúng về nội dung và hình thứcảtình bày, bố cục rõ ràng , diễn đạt khá lưu loát , mạch lạc .Trình bày sạch sẽ , có thể mắc về một số lỗi về cách dùng từ đặt câu , chính tả Điểm 5-6 : giới thiệu được về cái bút theo yêu cầu , đảm bảo về hình thức và nội dung nhưng có thể diễn đật chưa tốt hoặc có thể sai về lỗi dùng từ đặt câu . Điểm 3-4 : Giới thiệu được cái bút nhưng nội dung sơ sài , diễn đạt chưa tốt , mắc nhiều lỗi chính tả , dùng từ đặt câu . Điểm 1-2 : bài viết không đảm bảo các yêu cầu trên hoặc lạc đề . 3 . Củng cố 4. Hướng dẫn học bài . soạn bài : Dấu ngoặc kép Chú ý hệ thống câu hỏi bài tập SGK -----------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: