Giáo án Ngữ văn 8 (2 cột) - Tuần 1

Giáo án Ngữ văn 8 (2 cột) - Tuần 1

Bài 1 :

TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh)

A.Mức độ cần đạt :

 Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

B.Trọng tâm kiến thức, kỹ năng :

 1.Kiến thức :

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học”.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.

 2.Kỹ năng :

- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

 3.Thái độ :

- Trân trọng những kỷ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.

C.Phương pháp :

 Đọc sáng tạo, thuyết trình, đàm thoại, diễn giảng, bình giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề,

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 (2 cột) - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 : Ngày soạn : 12/08/2011
Tiết 1 - 2 : Ngày dạy : 15/08/2011
Bài 1 :
TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
A.Mức độ cần đạt : 
	Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B.Trọng tâm kiến thức, kỹ năng : 	
 1.Kiến thức : 
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học”.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ nhỏ ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
 2.Kỹ năng :
- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
 3.Thái độ :
- Trân trọng những kỷ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.
C.Phương pháp :
	Đọc sáng tạo, thuyết trình, đàm thoại, diễn giảng, bình giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề,  
D.Tiến trình lên lớp :
 1.Ổn định : Kiểm tra sĩ số và chỗ ngồi.	
 2.Bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS.
 3.Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Trong cuộc đời mỗi con người, những kỉ niệm tuổi học trị thường được lưu giữ tong trí nhớ. Đặc biệt là những kỉ niện về ngày đầu tiên đi học:
 “ Ngày đầu tiên đi học 
 Mẹ dắt tay đến trường
 Em vừa đi vừa khĩc
 Mẹ dỗ dành bên em”
Chúng ta sẽ dược hiểu rõ hơn qua truyện ngắn “Tơi đi học”của Thanh Tịnh
* Tiến trình hoạt động : 
Hoạt động 1 :. Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm “Tôi đi học” và tác giả Thanh Tịnh ? 
Hoạt động 2 : Yêu cầu 3 học sinh đọc từng phần tác phẩm một cách diễn cảm . 
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần chú thích và đọc lại những đoạn văn trọng tâm để tìm hiểu ? 
-Văn bản thuộc kiểu loại nào ?
-Có thể chia bố cục của văn bản này như thế nào ? 
-Hãy nêu nhân vật chính trong tác phẩm ? Tác phẩm đề cập đến vấn đề gì ? Kỉ niệm về buổi tựu trường được nhà văn diễn tả theo trình tự nào ? Nhân vật “ tôi” nhớ lại kỉ niệm buổi tựu trường do những nhân tố khách quan nào tác động ? Trước những nhân tố cảm xúc của nhân vật bộc lộ như thế nào ?
- Hãy diễn tả tâm trạng nhân vật tôi khi
trên đường cùng mẹ đến trường, vì đâu lại có cảm giác đó? 
-Tâm trạng của nhân vật “tôi” giữa không khí ngày khai trường như thế nào ?
-Tâm trạng nhân vật khi nghe gọi tên phải rời tay mẹ cùng các bạn vào lớp ?
-Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên ntn ? 
* Giáo viên bình tại sao trong đời kỉ niệm về buổi tựu trường lại quan trọng và thiêng liêng như vậy ?
-Lớn lên .
-Tập xa mẹ để tựu trường với kiến thức, cuộc sống, bạn bè, thầy cô. 
-Hãy cho biết tâm trạng của em trong buổi tựu trường đầu tiên? 
-Trong tác phẩm người lớn đã bày tỏ tình thương và tình cảm như thế nào đối với những em học sinh nhỏ lần đầu đi học ?
 -Tình thương của ông đốc, tình thương của thầy giáo khi đón nhận học trò mới? Tình cảm của phụ huynh đối với con em và đối với nhà trường?
-Tác phẩm đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy phân tích nghệ thuật đó có tác dụng gì ? Sức cuốn hút của tác phẩm theo em được tạo nên từ đâu ? Qua đó hãy nhận xét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật tác phẩm ?
?Ý nghĩa của văn bản là gì ? 
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/9 .
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập .
-Gọi học sinh làm trên bảng các học sinh khác làm vào vở Giáo viên chấm bài và nhận xét . 
I.Giới thiệu chung :
1.Tác giả: Thanh Tịnh (1911 – 1988) là nhà văn có sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám ở các thể loại thơ, truyện; sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
2.Tác phẩm : 
“Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” xuất bản 1941.
II.Đọc – hiểu văn bản :
1.Đọc – tìm hiểu từ khó :
2.Tìm hiểu văn bản :
- Thể loại : Văn bản biểu cảm .
- Bố cục : 3 đoạn .
a.Nhân vật từ hiện tại nhớ về dĩ vãng :
-Trời đất cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, trên cao có những đám mây bàng bạc .
-Những em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ .
b.Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trên con đường cùng mẹ đến trường :
-Thấy lạ, cảnh vật thay đổi à lòng thay đổi lớn 
àNgỡ ngàng, cảm giác bỡ ngỡ .
-Cảm thấy trang trọng, đứng đắn à lớn lên nhiều để khẳng định mình .
-Cẩn thận nâng niu sách, vừa lúng túng vừa muốn thưå khẳng định mình c c.Khi đến trường :
-Lo sợ vẩn vơ .
-Hồi hôïp, rụt rè .
-Chơ vơ, tim ngừng đập, giật mình, lúng túng “ sợ phải xa mẹ” .
d.Khi vào lớp :
-Cảnh vật, thầy cô, bạn bè vừa xa lạ vừa gần gũi, đáng yêu .
-Ngỡ ngàng, tự tin, nghiêm trang bước vào bài học đầu tiên .
đ.Thái độ cử chỉ của người lớn đối với các em :
-Chuẩn bị chu đáo, lo lắng, hồi hộp cùng con em : Đồng cảm .
-Phụ huynh trân trọng tham dự lễ khai giảng .
-Giáo viên từ tốn, bao dung, giàu tình yêu thương, vui vẻ, luôn quan tâm và có trách nhiệm đối với thế hệ tương lại .
3.Đặc sắc về nghệ thuật :
-Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên di học .
-Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
-Giọng điệu trữ tình trong sáng. 
4.Ý nghĩa văn bản : Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không bao giờ quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.
* Ghi nhớ : (SGK9).
* Luyệt tập : 
Bài 1 : Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ .
Bài 2 : Ghi lại ấn tượng của em về buổi tựu trường đầu tiên bằng bài văn ngắn .
III.Hướng dẫn tự học : 
 - Đọc văn bản theo cảm xúc của em sau khi được học xong truyện ngắn .
 - Nắm những nội dung chính, tâm trạng nhân vật “tôi” và vài nét đặc sắc nghệ thuật của 
 truyện ngắn . 
 - Chuẩn bị bài cho tiết sau: “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”.
 - Soạn bài : “Trong lòng mẹ”.
 - Nắm vững tác giả, tóm tắt tác phẩm và đoạn trích . 
 - Phân tích nhân vật bà cô ? Hình ảnh bé Hồng. Tình cảm của Hồng khi xa mẹ và khi ở trong lòng mẹ .
 E.Rút kinh nghiệm : 
Tuần 1 :	 Ngày soạn : 13/08/2011
Tiết 3	:	 Ngày dạy : 1/08/2011
Bài 1:
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A.Mức độ cần đạt : 
	- Phân biệt được các cấp độ khái quát về của từ ngữ.
	- Biết vận dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
B.Trọng tâm kiến thức, kỹ năng : 	
1.Kiến thức : 
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
2.Kỹ năng :
- Thực hành so sánh, phân tích các cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
3.Thái độ :
- Có thái độ học tập nghiêm túc .
C.Phương pháp :
	Thuyết trình, đàm thoại, diễn giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề,  
D.Tiến trình lên lớp :
1.Ổn định : sĩ số .	
2.Bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS.
3.Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Giáo viên cĩ lời vào bài.
* Tiến trình hoạt động : 
Hoạt động 1 : Giáo viên giới thiệu bài bằng cách hỏi học sinh về nghĩa của từ mà học sinh đã được học ở chương trình ngữ văn lớp 7.
Hoạt động 2 : Giáo viên dùng bảng phụ để phân tích ví dụ sách giáo khoa. Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ chim, thú, cá? Vì sao ? .Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu ? nghĩa của từ chim rộng lớn hay hẹp hơn nghĩa của từ tu hú, sáo ? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu ? Vì sao ? So sánh nghĩa của từ thú, chim, cá với động vật và voi, tu hú, cá thu ? Từ đó nhận xét cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ?
-Yêu cầu học sinh đọc lần lượt các ý ghi nhớ sách giáo khoa. 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập theo các yêu cầu đã nêu rõ. 
Bài tập 6 giáo viên cho 2 học sinh khá giỏi làm trên bảng các học sinh khác làm vào vở.
I.Tìm hiểu chung :Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp :
a.Phân tích ví du : “Động vật”
 Cá rô,
Cá trắm
Voi,
hươu
Sáo,
vẹt
-Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá vì nó bao hàm các loại đó.
-Nghĩa của các từ thú – chim – cá rộng hơn nghĩa của các từ voi, hươu – tu hú, sáo – cá thu, cá rô nhưng đồng thời hẹp hơn nghĩa của từ động vật. 
=> Một từ có nghĩa rộng với một số từ này, đồng thời lại có thể có nghĩa hẹp với một từ ngữ khác .
b.Ghi nhớ : (SGK/10) .
II.Luyện tập:
Bài tập1: Lập sơ đồ khái quát của nghĩa từ ngữ 
Yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ để làm vào vở 
Bài tập2: 
a.Chất đốt 
b.Nghệ thuật.
c.Thức ăn 
d.Nhìn
e.Đánh
Bài tập 3,4 : Hướng dẫn học sinh tự làm vào vở giáo viên chấm.
Bài tập 5: Động từ có nghĩa rộng: khóc; nghĩa hẹp : nức nở, sụt sùi. 
Bài tập 6 : Học sinh tự lấy ví dụ về từ có nghĩa phạm vi rộng và tứ có nghĩa phạm vi hẹp .
 III.Hướng dẫn tự học : 
Học thật kĩ bài cũ. 
Viết đoạn văn có sử dụng ba danh từ (trong đó một danh từ mang nghĩa rộng và hai danh từ mang nghĩa hẹp ) và ba động từ (trong đó một động từ mang nghĩa rộng và hai động từ mang nghĩa hẹp ) .
Chuẩn bị bài tiết sau : “Tính thống nhất về chủ đề của văn bản “. 
 E.Rút kinh nghiệm :
Tuần 1 : 	 Ngày soạn : 13/08/2011
Tiết 4	:	 Ngày dạy : 20/08/2011
Bài 1:
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
A.Mức độ cần đạt : 
	- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể.
	- Biết một văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề.
B.Trọng tâm kiến thức, kỹ năng : 	
1.Kiến thức : 
- Chủ đề văn bản.
- Những thể hiện của chủ đề trong văn bản.
2.Kỹ năng :
- Đọc – hiểu và có khả năng bao quát toàn bộ văn bản.
- Trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.
3.Thái độ :
- Có thái độ học tập nghiêm túc .
C.Phương pháp :
	Thuyết trình, đàm thoại, diễn giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề,  
D.Tiến trình lên lớp :
1.Ổn định : sĩ số .	
2.Bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3.Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Một văn bản muốn trơi chảy mạch lạc thì phải đảm bảo tính thống nhất về chủ đề. Vậy để hiểu rõ vấn đề này, tiết học hơm nay sẽ giúp các em nắm rõ kiến thức.
* Tiến trình hoạt động : 
Hoạt động 1 : Yêu cầu học sinh đọc lại văn bản “ Tôi đi học” ở nhà trước khi vào bài học tác giả nhớ lại những kỉ niệm nào trong thời thơ ấu của mình ? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả ? 
-Tác phẩm đề cập đến ai ? và nói về vấn đề gì ? 
-Từ đó hãy cho biết chủ đề văn bản là gì ?
Hoạt động 2 : Căn cứ vào đâu em biết tôi đi học nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên ? ( chú ý nhan đề, từ ngữ + câu ) .
-Hãy tìm những từ ngữ chứng tỏThanh Tịnh hồi hộp, bỡ ngỡ đã in sâu trong lòng nhân vật “ tôi” suốt đời ?
-Tìm những từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật” Tôi” khi cùng mẹ đến trường, khi cùng các bạn vào lớp ?
-Từ đó hãy cho biết thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản ?
- Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó ? 
-GV gọi HS đọc ý 2,3 ghi nhớ SGK/12.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập.
- GV cho HS đọc bài tập 1, các nhóm tập trung trao đổi cử đại diện trình bày, lớp nhận xét, góp ý bổ sung .
- GV gợi ý về tên văn bản,các phần của văn bản,từ ngữ được dùng trong văn bản dể nói về rừng cọ 
- GV cho HS nhận xét về trật tự các ý lớn của phần thân bài, có thể đảm bảo các ý đó được không ?
Học sinh tìm ra câu lạc đề, nhận xét các câu khác sửa lại cho đúng và hay hơn . 
-Yêu cầu học sinh đọc các câu dẫn và tìm ra những câu lạc đề . 
I.Tìm hiểu chung :
1.Chủ đề của văn bản :
a.Phân tích ví dụ : Văn bản “Tôi đi học” .
-Kỉ niệm trong sáng về buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “tôi” à ấn tượng đẹp, sâu sắc thể hiện những cảm xúc rung động của tác giả.
b.Ghi nhớ : ( Ý 1-SGK/12) .
2.Tính thống nhất về chủ đề của văn bản :
a.Phân tích ví dụ : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản “Tôi đi học” .
- Tên văn bản : nói về chuyện đi học .
- Các từ ngữ biểu thị chủ đề : tôi đi học, hằng năm, tựu trường, lần đầu tiên đến trường, hai quyển vở mới, ông đốc, thầy giáo
è Chủ đề : Hồi tưởng lại buổi tựu trường hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” .
-Tác giả hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ : 
+Trên đường đi. 
+Trên sân trường .
+Trong lớp.
àLàm rõ chủ đề: nhân vật “ tôi” trong buổi học đầu tiên (không xa rời, lạc sang chủ đề khác)
b.Ghi nhớ : ( ý 2 ,3 SGK/12).
II.Luyện tập : 
Bài tập 1 : 
a.Đối tượng : Rừng cọ quê tôi .
Trình bày đối tượng và vấn đề theo thứ tự cảm xúc à nhà à cuộc sống è không thể thay đổi thứ tự vì làm cho văn bản không chặt chẽ, không rõ chủ đề. 
b.Chủ đề : Rừng cọ quê hương gắn bó khăng khít với con người trong cuộc sống hàng ngày và tâm tư tình cảm của người đi xa quê. 
c.Tả cây cọ: 
Cuộc sống con người + cây cọ: cuộc sống quê tôi 
è Chặt chẽ, rõ ràng toát lên chủ đề. 
Bài tập 2 :
 a. ( c) (e) lạc đề vì không đảm bảo tính thống nhấtcủa của văn bản -> các ý đó không phục vụ cho luận điểm chính.
Bài tập 3 :
b.Cảm thấy con đường thường đi lại lắm lần tự nhiên hôm nay thấy là lạ, nhiều cảnh vật dường như thay đổi .
e.Bạn bè, thầy cô gần gũi thân thương 
 III.Hướng dẫn học ở nhà :
- Nắm lại khái niệm chủ đề ,hiểu sâu hơn tính thống nhất của chủ đề trong văn bản .
- Làm các bài tập còn lại ở nhà.
- Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ khi đọc văn bản “Tôi đi học”.
- Chuẩn bị bài tuần sau : “Trong lòng mẹ”.
 E.Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 1.doc