Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 34

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 34

Tiết 125 126 Tập làm văn :

 LUYệN TậP LàM VĂN BảN Đề NGHị Và BáO CáO

I. MụC TIÊU

1. Về kiến thức: Giúp HS Thông qua thực hành biết ứng dụng các văn bản báo cáo, đề nghị vầo các tình huống cụ thể, nắm được cách thức làm 2 loại văn bản này.

- Thông qua các bài tập trong SGK để tự rút ra những lỗi thường mắc phải khi viết 2 loại văn bản trên.

2. Về kỹ năng: Rèn kĩ năng ôn tập, hệ thống kiến thức văn bản.

3.Về thái độ: - Giáo dục tư tưởng tình cảm tốt đẹp qua các tác phẩm văn chương.

II. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH

1. Chuẩn bị của GV: - Rèn kĩ năng làm 2 loại văn bản báo cáo và đề nghị.

2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 923Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 34 BàI 31
 Kết quả cần đạt :
Tìm hiểu các đề gợi ý phần văn và lập dàn bài cho một số đề tự chọn.
Thông qua thực hành, biết ứng dụng các văn bản đề nghị và báo cáo vào các tình huống cụ thể, nắm được cách thức làm các loại văn bản này.
Chốt lại được những kiến thức cơ bản về văn biểu cảm và văn nghị luận.
Tìm hiểu các đề gợi ý phần TLV và lập dàn bài cho một số đề tự chọn.
Ngày soạn: 17/4/2010 Ngày dạy: 26 /4/2010 	 Dạy lớp :7A,7B,7C
 Tiết 125 126 Tập làm văn :
 LUYệN TậP LàM VĂN BảN Đề NGHị Và BáO CáO
I. MụC TIÊU 
1. Về kiến thức: Giúp HS Thông qua thực hành biết ứng dụng các văn bản báo cáo, đề nghị vầo các tình huống cụ thể, nắm được cách thức làm 2 loại văn bản này.
- Thông qua các bài tập trong SGK để tự rút ra những lỗi thường mắc phải khi viết 2 loại văn bản trên.
2. Về kỹ năng: Rèn kĩ năng ôn tập, hệ thống kiến thức văn bản.
3.Về thái độ: - Giáo dục tư tưởng tình cảm tốt đẹp qua các tác phẩm văn chương.
II. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1. Chuẩn bị của GV: - Rèn kĩ năng làm 2 loại văn bản báo cáo và đề nghị.
2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
III. TIếN TRìNH BàI DạY
1. Kiểm tra bài cũ : (4’)
	Kiểm tra việc chuẩn bị bài ôn tập của HS. GV gọi 4 em đưa vở để kểm tra.
* Đặt vấn đề vào bài mới:(1’)
 các em đã được học cách viết 2 loại văn bản thông thường trong đời sống, đó là văn bản đề nghị và văn bản báo cáo. Để giúp các em nắm chắc hơn về lí thuyết và ứng dụng vào các tình huống cụ thể, hai tiết học hôm nay cô trò ta cùng tiến hành luyện tập.
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
2. Dạy nội dung bài mới
 a. Câu hỏi: Thế nào là văn bản báo cáo? Nêu những điều cần chú ý khi viết một văn bản báo cáo?
 b.Đáp án: 
- Báo cáo thường là bản tổng hợp trình bày về tình hình sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể.
- Báo cáo cần trình bày trang trọng, rõ ràng và sáng sủa, theo một số mục quy định sẵn, nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục sau: Báo cáo của ai? báo cáo với ai? báo cáo về việc gì? kết quả như thế nào.
* Đặt vấn đề vào bài mới:
Các em đã được học cách viết 2 loại văn bản thông thường trong đời sống, đó là văn bản đề nghị và văn bản báo cáo. Để giúp các em nắm chắc hơn về lí thuyết và ứng dụng vào các tình huống cụ thể, hai tiết học hôm nay cô trò ta cùng tiến hành luyện tập.
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
b) Dạy nội dung bài mới
?Tb
GV
?KH
?TB
?TB
Mục đích của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau?
Mục đích: văn bản đề nghị: nhằm đề xuất một nguyện vọng ,ý kiến
Văn bản báo cáo: nhằm tổng kết nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết.
Nội dung của 2 lọại văn bản đề nghị và báo cáo có gì khác nhau?
Hình thức trình bày của 2 văn bản này có gì giống và khác nhau?
Các lỗi nào cần trành khi viết 2 loại văn bản trên?
Những mục nào cần chú ý trong cả 2 văn bản trên?
Cả 3 mục ở trên.
I. Lý thuyết
Mục đích viết văn bản báo cáo và đề nghị.
Văn bản đề nghị: Khi cần đề dật nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Văn bản báo cáo: khi cần tổng hợp, trình bày về tình hình sự việc và kết quả đạt được của một cá nhân hay tập thể.
2.Nội dung của văn bản đề nghị và báo cáo.
Văn bản đề nghị: đề nghị ai? Ai đề nghị? đề nghị điều gì?
Văn bản báo cáo: Cần chú ý các mục: báo cáo của ai? báo cáo với ai? báo cáo việc gì? kết quả như thế nào?
3. Hình thức trình bày
- Giống nhau: đều là văn bản hành chính. Khi viết đều trình bày theo 1 số mục quy định sẵn.
- Khác nhau: Là do nội dung cụ thể của từng văn bản nhiều hay ít mà văn bản có độ dài hay ngắn.
4. Các lỗi cần tránh khi viết .
Nơi nhận đè nghị hay báo cáo.
Người (tổ chức ) đề nghị hoặc báo cáo.
Nêu sự việc, lí do, ý kiến cần đề nghị (hoặc báo cáo)
II.Luyện tập
* Đề nghị: 
Đề nghị nhà trường sửa lại bàn giáo viên đã hỏng
 Đề nghị cô giáo chủ nhiệm tổ chức những ngày sinh nhật cho các bạn trong lớp.
Đề nghị nhà trường tổ chức đi tham quan nhà tù Sơn La sau khi học về lịch sử địa phương.
 * Báo cáo: 
Báo cáo với cô giáo chủ nhiệm về kết quả của tháng thi đua chào mừng ngày 20- 11 của lớp.
Báo cáo về hoạt động của lớp trong tuần vừa qua với cô hiệu trưởng.
Báo cáo về sự việc một nhóm học sinh trong lớp hay bỏ học đi đánh điện tử với BGH nhà trường.
Báo cáo về kết quả ủng hộ mua sổ số quyên góp cho các bạn học sinh nghèo với chi hội CTĐ nhà trường.
Báo cáo về thành tích học tập của cá nhân điển hình cho toàn trường nghe.
Hết tiết 1 chuyển tiết 2.
Văn bản đề nghị và văn bản báo cáo (34 phút)
? Hãy viết một văn bản đề nghị và văn bản báo cáo từ các tình huống trên ?
Văn bản đề nghị: đề nghị nhà trường tổ chức cho lớp đi tham quan nhà tù Sơn La nhân dịp kỉ niệm ngày Sơn La được giải phóng.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
Giấy đề nghị
Kính gửi: Ban giám hiệu trường THCS Chiềng An
Tập thể Lớp 7A chúng em xin được tình bày với cô hiệu trưởng một việc như sau: Trong không khí vui mừng của cả thị xã hưởng về ngày giải phóng Sơn La, chúng em rất muốn được đi tham quan nhà tù Sơn La nơi đã từng giam giữ rất nhiều các chiến sĩ cộng sản của ta.
	Chúng em kính đề nghị cô cho chúng em được đến tham quan nhà tù SơnLa vào một ngày gần nhất.Chúng em xin chân thành cảm ơn cô.
 Thay mặt lớp 7A
* Văn bản báo cáo:
Báo cáo thành tích học tập của tập thể lớp 7A trong thành 11 vừa qua nhân ngày hiến chương các nhà giáo.
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
 -------------------------------
 Chiềng phung, ngày 21 tháng 4 năm 2009
báo cáo 
 ( Về thành tích học tập ,lao động của lớp 7A trong tháng 11)
Kính gửi: Ban giám hiệu trường THCS Chiềng phung
Để lấy thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, tập thể lớp 7A đã đạt được mọt số kết quả cụ thể trong tháng 11.
Học tập: 40 điểm giỏi, 29 điểm khá, không có điểm trung bình và điểm kém
Lao động: Tu sửa lại vườn hoa của lớp, lao động vệ sinh sân trường theo đúng quy định của nhà trường.
Đội: Đạt giải khuyến khích thi chuyên hiệu nghi thức đội
 Thay mặt lớp 7A
 Lớp trưởng 
Chỉ ra những lỗi sai trong việc sử dụng các văn bản sau đây(10 phút)
GV đọc các văn bản viết sai
a, Viết báo cáo là sai, ở tình huống này phải viết đơn để trình bày về hoàn cảnh gia đình và đề nguyện vọng của cá nhân.
b, không thể viết văn bản đề nghị . Trường hợp này phải viết văn bản báo cáo để cô giáo CN biết được tình hình và kết quả cảu lớp trong việc giúp đỡ các gia đình thương binh và bà mẹ Việt Nam anh hùng.
c, Viết đơn là không đúng mà phải viết giấy đề nghị BGH nhà trường biểu dương, khen ngợi bạn .
c) Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	d) Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
 - Nắm chắc đặc điểm của hai loại văn bản trên.
 - Tiếp tục ôn tập đề kiểm tra học kì II.
 - Soạn bài: ôn tập tập làm văn.
Ngày soạn: 22 /4/2010 Ngày dạy:27 /4/2010 
	 Dạy lớp :7A,7B,7C
 Tiết 127 128 - Tập làm văn 
	ÔN TậP PHầN TậP LàM VĂN
I. MụC TIÊU 
1. Về kiến thức: 
- Ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm và văn nghị luận
2 Về kỹ năng: Rèn kĩ năng làm 2 kiểu văn bản biểu cảm và nghị luận.
3. Về thái độ: - Giáo dục tư tưởng tình cảm tốt đẹp qua các tác phẩm văn chương.
II. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
III. TIếN TRìNH BàI DạY
 1.Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. Gọi 4 HS mang vở chuẩn bị bài lên kiểm tra.
- GV nhận xét rút kinh nghiệm chung cho cả lớp.
* Đặt vấn đề vào bài mới:
 Trong chương trình TLV lớp 7 các em đã học về văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận. Để giúp các em ôn tập và củng cố các vấn đề cơ bản của 2 kiểu văn bản này, trong 2 tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập.	
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
2. Dạy nội dung bài mới
A - ÔN Lí THUYếT :
 I- Về văn biểu cảm : (40 )
Tb? Em hãy đọc tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7 tập một ( chỉ đọc tên các bài văn xuôi ) ?
- Các bài văn biểu cảm văn xuôi đã học và đọc thêm trong Ngữ văn 7 tập một gồm các bài sau:
 Cổng trường mở ra, Trường học, Mẹ tôi, Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ, Cuộc chia tay của những con búp bê, Nhớ thầy Song An Hoàng Ngọc Phách, Thư cho một người bạn để bạn hiểu đất nước mình. Hoa học trò, Tản văn Mai Văn Tạo ( Nhớ về quê hương An Giang), Cây sấu Hà Nội, Tấm gương, Trích Cây tre Việt nam của Thép Mới, Trích Mõn Lũng Cú tột bắc của Nguyễn Tuân, Quà bánh tuổi thơ, Trích Tuổi thơ im lặng của Nguyễn Duy Khán, Kẹo mầm, Cảm nghĩ về một bài ca dao. Một thứ quà của lúa non: Cốm, Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi.
Kh? Hãy chọn trong các bài văn đó một bài mà em thích và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì? 
- HS tự chọn 1 bài văn mà mình tâm đắc nhất.
- Văn biểu cảm có những đặc điểm sau :
 + Văn biểu cảm ( còn gọi là văn trữ tình) là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giói xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
 + Tình cảm trong văn biếu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn và phải là những tình cảm chân thực của người viết mới có giá trị.
 + Một bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. 
 + Văn biểu cảm biểu đạt tình cảm bằng những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng hoặc bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm cảm xúc trong lòng.
 + Bài văn biểu cảm thường có ba phần như một bài văn khác.
Tb? Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong trong văn biểu cảm ?
- Yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm có vai trò khơi gợi tình cảm. Văn biểu cảm sử dụng 2 loại yếu tố này như những phương tiện trung gian để truyền cảm chứ không phải nhằm mục đích miêu tả phong cảnh hay kể lại sự việc một cách đầy đủ.
Kh? Khi muốn bày tỏ tình thương yêu , lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được điều gì của con người, sự vật, hiện tượng đó?
- Khi muốn bày tỏ tình thương yêu , lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu được vẻ đẹp, nét đáng yêu, đáng trân trong của con người, sự vật, hiện tượng đó. Riêng đối với con người cần phải nêu được cả tính cách cao thượng của người ấy.
Kh? Ngôn ngữ văn biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào? ( Lấy ví dụ ở bài Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi)?
- Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng nhiều phương tiện tu từ như: So sanh, nhân hoá, đối lập, điệp ngữ, liệt kê, câu hỏi tu từ, dùng hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng.
Ví dụ : Trong 2 văn bản Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi :
Phép tu từ
 Trong văn bản :
 Sài Gòn tôi yêu
 Trong văn bản :
 Mùa xuân của tôi
Đối lập
Sài Gòn vẫn trẻ, tôi thì đương già. Ba trăm năm so với  ...  lộ những cảm nghĩ, cảm xúc sâu sắc
Kết bài
Tình cảm đối với hiện tượng, sự vật, sự việc ấy
Ngày soạn: 22/4/2010 Ngày dạy:28 /4/2010 
	 Dạy lớp :7A,7B,7C
 Tiết 127 128 - Tập làm văn 
	ÔN TậP PHầN TậP LàM VĂN
I. MụC TIÊU 
1. Về kiến thức: 
- Ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm và văn nghị luận
2 Về kỹ năng: Rèn kĩ năng làm 2 kiểu văn bản biểu cảm và nghị luận.
3. Về thái độ: - Giáo dục tư tưởng tình cảm tốt đẹp qua các tác phẩm văn chương.
II. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
III. TIếN TRìNH BàI DạY
 1.Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. Gọi 4 HS mang vở chuẩn bị bài lên kiểm tra.
- GV nhận xét rút kinh nghiệm chung cho cả lớp.
* Đặt vấn đề vào bài mới:
 Trong chương trình TLV lớp 7 các em đã học về văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận. Để giúp các em ôn tập và củng cố các vấn đề cơ bản của 2 kiểu văn bản này, trong 2 tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập.	
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
2. Dạy nội dung bài mới
 Sang học kì II tiếp theo phần văn biểu cảm các em được học văn nghị luận, chúng ta cùng ôn lại phần này.
II- Về văn nghị luận: 28
Tb? Em hãy đọc tên các văn bản nghị luận đã học và đọc trong Ngữ văn 7 tập hai?
- Các bài văn nghị luận đã học và đọc trong nhgữ văn học kì II gồm có :
 Chống nạn thất học, Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội, Haoi biển hồ, Học thầy học bạn, ích lợi của việc đọc sách, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Học cơ bản mới trở thành tài,, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Tiếng Việt giàu và đẹp, Đừng sợ vấp ngã, Không sợ sai lầm, Có hiểu đời mới hiểu văn, Đức tính giản dị của Bác Hồ, ý nghĩa văn chương, Lòng khiêm tốn, Lòng nhân đạo, Tự do và nô lệ.
Kh? Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa em thấy văn nghị luận xuất hiên trong trường hợp nào, dưới dạng bài gì? Nêu một số ví dụ?
- Trong đời sống văn bản nghị luận thường xuất hiện trong các hội nghị, hội thảo dưới dạng ý kiến tham gia thảo luận.
 Ví dụ : ý kiến về phòng chống tác hại của thuốc lá, ý kiến làm thế nào để học tốt
- Trên báo chí, văn bản nghị luận thường xuất hiện trong các bài xã luận, lời kêu gọi
 Ví dụ: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh.
- Trong sách giáo khoa, văn bản nghị luận thường xuất hiện ở các bài văn bàn về những vấn đề xã hội, nhân sinh và những vấn đề văn chương
 Ví dụ : Các bài văn vừa kể tên ở trên.
Tb? Trong bài văn nghị luận phải có những yếu tố cơ bản nào?
- Trong bài văn nghị luận phải có các yếu tố cơ bản là: luận điểm, luận cứ và lập luận. Yếu tố luận điểm là cơ bản.
Kh? Luận điểm là gì? Hãy cho biết trong 4 câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao?
a) Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
b) Đẹp thay tổ quốc Việt Nam!
c) Chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất.
d) Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh.
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn, là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định ( hay phủ định). Luận điểm phải đúng đắn, chân thật mới có sức thuyết phục.
- Trong 4 câu đã cho có 2 câu a và d là luận điểm vì chúng đã khẳng định một vấn đề, thể hiện tư tưởng của người viết.
 Câu a : Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
 Câu d : Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh. Khẳng định sức mạnh của tiếng cười .
 Câu b là một câu cảm thán.
 Câu c chỉ là một cụm danh từ nêu lên một vấn đề mà chưa phải là một luận điểm.
Kh? Có người nói : làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu lên luận điểm và chứng minh là xong. Ví dụ sau khi nêu luận điểm : “Tiếng Việt ta giàu đẹp, chỉ cần dẫn ra câu ca dao : Trong đầm gì đẹp bằng sen. Lá xanh bông trắng lại chen nhị vànglà được.
 Theo em nói như vậy có đúng không? Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn phải thêm điều gì nữa? Có cần chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không? Chúng như thế nào thì đạt yêu cầu?
- Cách nói như trên là không đúng. Để làm được văn chứng minh ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải phân tích dẫn chứng và dùng lí lẽ diễn giải sao cho dẫn chứng khẳng định được luận điểm cần chứng minh. Lí lẽ và dẫn chứng cũng phải được lựa chọn tiêu biểu
* GV chép 2 đề tập làm văn lên bảng :
a) Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
b) Chứng minh rằng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn.
Kh? Hãy cho biết cách làm 2 đề bài này có gì giống nhau và khác nhau? Từ đó 
suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào?
- Hai đề tập làm văn đã cho có điểm giống và khác nhau:
 + Giống nhau : đều nêu ra luận đề là lòng biết ơn.
 + Khác nhau : 
 Đề a phải giải thích câu tục ngữ theo các bước:
* Ăn quả nhớ kẻ trồng cây nghĩa là gì?
* Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây?
* Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là phải làm những gì?
 Đề b phải dùng các dẫn chứng chứng minh Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn.
 Từ đó suy ra :
 - Giải thích là dùng lí lẽ ( và dẫn chứng ) để làm sáng tỏ vấn đề.
 - Chứng minh là dùng dẫn chứng (và lí lẽ) để khẳng định vấn đề.
B- LUYệN TậP : 15
Đề 4 (SGKtr.141): Hãy chứng minh rằng: Trong đoạn trích Nỗi oan hại chồng, nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
1- Tìm hiểu đề - tìm ý :
Tb? Em hãy đọc lại đề và tìm hiểu đề bài trên?
 * Tìm hiểu đề :
- Kiểu văn bản : Nghị luận chứng minh.
- Nội dung : Chứng minh Thị Kính khổ vì bị oan và mang nỗi nhục của một thân phận nghèo bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
 * Tìm ý :
Kh? Bài văn cần có những ý cơ bản như thế nào ?
- Thị Kính đau đớn, xót xa vì bị oan.
- Thị Kính khổ đau, tủi cực vì mang nỗi nhục của một thân phận nghèo bị kẻ giàu có, tàn ác cũng chính là người nhà chồng qui nhiều tội không có , không được thanh minh, bị hành hạ , khinh rẻ, bị gọi cha đẻ đến trả về nhà
 2- Lập dàn bài :
Y? Nêu ý mở bài ?
a) Mở bài :
 - Giới thiệu sơ lược vở chèo Quan Âm Thị Kính, đoạn trích Nỗi oan hại chồng.
- Nêu vấn đề cần chứng minh : Thị Kính là vai nữ chính không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phân nghèo bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh rẻ.
 b) Thân bài :
Kh? Dựa vào mục tìm ý, hãy triển khai ý phần thân bài ?( Gọi nhiều em bổ sung phần dàn ý thân bài ).
- Thị Kính đau khổ vì bị nghi ngờ oan : Là một người vợ hiền rất mực quí trọng chồng nhưng bị nghi oan cầm dao sát hại chồng khiến Sùng bà có cơ hội quy kết nàng tội giết chồng .
- Thị Kính khổ vì mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn, chỉ vì xuất thân nghèo khó mà:
 + Bị Sùng bà đay nghiến, sỉ nhục, mạt sát, ầm ầm gào thét qui cho những tội mà nàng không có. Thái độ của mụ là đàn áp người nghèo.
 + Năm lần nàng kêu oan mà không được bày tỏ, lắng nghe, tội của nàng chung qui lại là do xuất thân nghèo khó.
 + Bị Sùng bà hành hạ : đẩy ngã khuỵ xuống, giật tóc ngửa mặt lên là hành động bạo lực của kẻ giàu đối với người nghèo.
 + Cha đẻ cũng bị khinh rẻ một cách vô cớ, bị lừa một cách cay độc : Sang ăn cữ cháu, thái độ vui mừng của người cha làm lòng nàng đau đớn, xót xa, cay đắng.
 + Hình ảnh người cha bị hành hạ : đẩy ngã , bị rẻ khinh, là đỉnh cao của sự chua xót, Thị Kính như bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau: Nỗi đau oan ức, nỗi đau tình chồng vợ tan vỡ và bây giờ lại thêm nỗi đau trước cảnh cha già thân yêu, người mà bấy lâu Thị Kính mong được báo đền công dưỡng dục, bị chính cha chồng khinh khi, hành hạ.
 c) Kết bài : 
Tb? Hãy nêu những ý cần có trong phần kết bài?
- Qua đoạn trích ta càng hiểu thêm thân phận những người nghèo trong xã hội cũ và sự tàn ác của những kẻ giàu có vô nhân tính. Chúng ta càng căm ghét giai cấp thống trị, áp bức và càng thêm yêu quí chế độ tốt đẹp của chúng ta ngày nay.
3- Viết bài :
- HS tự chọn một ý mà em tâm đắc nhất để viết một đoạn văn 5 đến 7 dòng.
4- Đọc lại và sửa lỗi :
- Gọi 1-2 HS đọc, GV và HS cùng nhận xét, sửa lỗi.
- GV đọc cho HS nghe tham khảo một đoạn văn như sau: 
 Năm lần Thị Kính kêu oan. Trong năm lần ấy thì bốn lần tiếng kêu ấy hướng về mẹ chồng và chồng. Lần thứ nhất kêu oan với mẹ chồng Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi. Lần thứ hai vẫn với mẹ chồng: “Oan cho con lắm mẹ ơi!”. Lần thứ ba, kêu oan với chồng: “Oan thiếp lắm chàng ơi!”. Lần thứ tư, một lần nữa, lại kêu oan, van xin mẹ chồng: “ Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!”. Thị Kính kêu oan với chồng nhưng vô ích. Thiện Sĩ đớn hèn và nhu nhược đã hoàn toàn bỏ mặc người vợ đã từng thương yêu chăm chút, gắn bó với mình cho mẹ hành hạ. Lời van xin của Thị Kính đối với Sùng bà chỉ là thứ lửa đổ thêm dầu, càng làm bùng lên những lời đay nghiến tàn nhẫn. Thị Kính càng kêu oan, nỗi oan càng dày. Giữa gia đình chồng thì người phụ nữ đức hạnh ấy hoàn toàn cô độc. Chỉ đến lần cuối cùng, lần thứ năm, kêu oan với cha ( Mãng ông), Thị Kính mới nhận được một sự cảm thông. Nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực, Mãng ông đã nói:
 Con ơi! Dù oan dù nhẫn chẳng oan
 Xa xôi cha biết nỗi oan nhường nào!
 Kết cục của nỗi oan là mối tình vợ chồng Thị Kính- Thiện Sĩ tan vỡ! Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng. Đoạn chèo này làm xúc động lòng người đọc, người nghe vì tức giận mẹ con Thiện Sĩ, vì xót thương cho nàng Thị Kính bị hàm oan, bị hắt hủi.
 Trước khi đuổi Thị Kính Sùng bà và Sùng ông còn dựng lên một vở kịch tàn ác : lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu, kì thực là bắt Mãng ông sang nhận con về. Chúng có thú vui làm điều ác, làm cho cha con Mãng ông phải nhục nhã ê chề. Hơn thế nữa, nhanh như trở bàn tay, Sùng ông đã thay đổi quan hệ thông gia bằng những hành động vũ phu:
 Mãng ông:
 - Ông ơi! Ông cho tôi biết đầu đuôi câu chuyện với ông ơi!
 Sùng ông:
 - Biết này !
 ( Sùng ông dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào. Thị Kính chạy vội lại đỡ cha. Hai cha con ôm nhau than khóc.) Đây là chỗ xung đột kịch tập trung cao nhất. Thị Kính như bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau: Nỗi đau oan ức, nỗi đau tình chồng vợ tan vỡ và bây giờ lại thêm nỗi đau trước cảnh cha già thân yêu, người mà bấy lâu Thị Kính mong được báo đền công dưỡng dục, bị chính cha chồng khinh khi, hành hạ. Hình ảnh hai cha con ôm nhau khóc là hình ảnh của những người chịu oan, đau khổ mà hoàn toàn bất lực. Cảnh Sùng bà quy kết, đổ vạ cho Thị Kính diễn ra chóng vánh, dồn dập. Còn cảnh hai cha con Thị Kính ôm nhau than khóc thì kéo dài trên sân khấu, mang đầy ý nghĩa
3. Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	4.Hướng dẫn HS học ở nhà : (1’) 
- Về nhà ôn tập lại các kiến thức như đã ôn tập.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập tiếng Việt ( Tiếp theo) Cần trả lời thành câu cho từng ô trong sơ đồ ôn tập trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 34.doc