Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 33

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 33

 Tiết 121 Văn bản :

 ÔN TậP PHầN VĂN

I. MụC TIÊU

1. Về kiến thức: Giúp HS

- Giúp HS nắm được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, những giới thuyết về văn chương, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giầu đẹp của Tiếng Việt thuộc chương trình ngữ văn lớp 7.

2. Về kỹ năng: Rèn kĩ năng ôn tập, hệ thống kiến thức văn bản.

3. Về thái độ: - Giáo dục tư tưởng tình cảm tốt đẹp qua các tác phẩm văn chương.

II. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH

1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - soạn giáo án.

2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.

III. TIếN TRìNH BàI DạY

1. Kiểm tra bài cũ :(4’)

 Kiểm tra việc chuẩn bị bài ôn tập của HS. GV gọi 4 em đưa vở để kểm tra.

* Đặt vấn đề vào bài mới:(1’)

 Chúng ta đã học xong phần văn thuộc chương trình ngữ văn lớp 7. Để giúp các em nhớ lại và nắm chắc những kiến thức, kĩ năng cơ bản của phần văn đã học này, tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập. Các em mở vở học bài mới.

 ( GV ghi tên bài lên bảng )

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 630Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 33 BàI 30
 Kết quả cần đạt :
Nắm được hệ thống văn bản, những giá trị về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, những quan niệm về văn chương, về đặc trưng thể loại của các văn bản , về sự giàu đẹp của Tiếng Việt thể hiện trong tác phẩm thuộc chương trình Ngữ văn lớp 7.
Thuộc lòng một số bài thơ, đoạn văn hay.
Biết cách dùng dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
Hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu đơn và các dấu câu.
Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
Ngày soạn: 12/4/2010 Ngày dạy: 14 /4/2010 	 Dạy lớp:7A,7B, 7C
 Tiết 121 Văn bản :
 ÔN TậP PHầN VĂN 
I. MụC TIÊU 
1. Về kiến thức: Giúp HS
- Giúp HS nắm được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, những giới thuyết về văn chương, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giầu đẹp của Tiếng Việt thuộc chương trình ngữ văn lớp 7.
2. Về kỹ năng: Rèn kĩ năng ôn tập, hệ thống kiến thức văn bản.
3. Về thái độ: - Giáo dục tư tưởng tình cảm tốt đẹp qua các tác phẩm văn chương.
II. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1. Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
III. TIếN TRìNH BàI DạY
1. Kiểm tra bài cũ :(4’) 
	Kiểm tra việc chuẩn bị bài ôn tập của HS. GV gọi 4 em đưa vở để kểm tra.
* Đặt vấn đề vào bài mới:(1’)
 Chúng ta đã học xong phần văn thuộc chương trình ngữ văn lớp 7. Để giúp các em nhớ lại và nắm chắc những kiến thức, kĩ năng cơ bản của phần văn đã học này, tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập. Các em mở vở học bài mới. 
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
2. Dạy nội dung bài mới
I - Hệ THốNG CáC KIếN THứC CƠ BảN : ( 35)
 Học kì I
 Học kì II
1. Cổng trường mở ra
2. Mẹ tôi
3. Cuộc chia tay của những con búp bê
 4. Những câu hát về tình cảm gia đình
 5. Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
 6. Những câu hát thân thân
 7. Những câu hátchâm biếm
 8. Nam quốc sơn hà
 9. Tùng giá hoàn kinh sư
 10.Thiên trường vãn vọng
 11. Côn sơn ca
 12. Chinh phụ ngâm khúc
 13. Bánh trôi nước
 14. Qua đèo ngang
 15. Bạn đến chơi nhà
 16. Vọng lư sơn bộ bố
 17. Tĩnh dạ tứ
 18. Mao ốc vị thu phong sở phá ca
 19. Nguyên tiêu
 20. Cảnh khuya
 21. Tiếng gà trưa
 22. Một thứ quà của lúa non: Cốm
 23. Sài Gòn Tôi yêu
 24. Mùa xuân của tôi
25. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
26. Tục ngữ về con người và xã hội
27. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
28. Sự giàu đẹp của tiếng việt.
29 Đức tính giản dị của Bác Hồ.
30. Ý nghĩa văn chương.
31. Sống chết mặc bay
32 Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
33. Ca Huế trên sông Hương.
34 . Quan Âm Thị Kính.
II. Giá trị văn học
I- TụC NGữ, CA DAO DÂN CA :
 1- Ca dao, dân ca :
Tb? Em hãy nhắc lại thế nào là ca dao dân ca?
- HS trả lời theo vở chuẩn bị. 
- GV thống nhất ghi bảng:
 * Ca dao, dân ca là các khái niệm chỉ các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc diễn tả nội tâm con người. Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, Ca dao là lời của dân ca.
Kh? Những thái độ, tình cảm thể hiện trong các bài ca dao dân ca đã học là gì?
- Những câu hát về tình cảm gia đình thường là những lời ru của mẹ, lời ru của những người con hoặc ông bà, cha mẹ nói với con, cháu để tâm tình, nhắc nhở về công ơn của các thế hệ sinh thành, về tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt.
- Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người thường hay nhắc đến tên sông, tên núi, tên những vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử văn hoá từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi đáp, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh luôn là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào về quê hương đất nước, con người của nhân dân Việt Nam.
- Những bài ca dao than thân thường dùng những con vật, sự vật nhỏ bé, tội nghiệp làm hình ảnh biểu tượng ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Những bài ca dao này ngoài ý nghĩa than thân, thể hiện niềm đồng cảm với nỗi niềm cuộc đời đau khổ đắng cay của người nông dân, người phụ nữ còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến đẩy con người vào hoàn cảnh khốn cùng.
- Những câu hát châm biếm thể hiện khá tập trung những nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, cường điệu phóng đại những câu hát châm biếm phơi bày các hiện tượng, mâu thuẫn ngược đời, phê phán những thói hư tật xấu, những hạng người và những hiện tượng đáng cười trong xã hội.
Y? Em hãy đọc một vài câu ca dao mà em tâm đắc nhất?
- HS tự chọn đọc trước lớp.
 2- Tục ngữ :
 Tb? Em hiểu thế nào là tục ngữ?
- HS trả lời, GV bổ sung, thống nhất ghi bảng
 * Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân ta về mọi mặt.
Kh? Những câu tục ngữ đã học thể hiện những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội như thế nào?
- Mỗi câu tục ngữ đều thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân ta về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội, cụ thể:
 + Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất truyền đạt những bài học kinh nghiệm của nhân dân về sự đoán thời tiết, khí tượng, về canh tác mùa vụ, về đất đai; về thái độ đối với lao động những bài học ấy là hành trang của nhân dân lao động, giúp họ chủ động trong sản xuất và nâng cao năng xuất lao động.
 + Tục ngữ về con người và xã hội truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích , vô giá trong cách nhìn nhận giá trị con người, trong cách học, cách sống và cách ứng xử hàng ngày. Những bài học đó được nhân dân đúc kết nhằm tôn vinh giá trị con người.
II- THƠ TRữ TìNH VIệT NAM Và TRUNG QUốC:
Tb? Em hãy kể tên các bài thơ, đoạn thơ trữ tình Việt nam và Trung Quốc đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7?
- HS trả lời, GV thống nhất ý kiến : Các bài thơ, đoạn thơ đã học ở lớp 7 đã được ôn tập kĩ trong học kì I ( tiết 67 ) bài: Ôn tập tác phẩm trữ tình vì vậy chúng ta chỉ nhắc lại như sau:
 + Các bài thơ trữ tình Việt nam gồm: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra, Bài ca Côn Sơn, Chinh phụ ngâm khúc, Bánh trôi nước, Qua Đèo Ngang, Bạn đến chơi nhà. Đây là những sáng tác nổi tiếng của các tác giả văn học Việt Nam trung đại tiêu biểu không những có giá trị lớn về mặt nội dung tư tưởng mà còn có giá trị lớn về mặt nghệ thuật.
 + Các bài thơ Đường Trung Quốc đã học gồm: Xa ngắm thác Núi Lư, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, là những bài thơ tiêu biểu, nổi tiếng của các nhà thơ đời Đường( Trung Quốc), tiêu biểu cả về nội dung và hình thức nghệ thuật.
Kh? Em hãy nêu những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình Việt Nam, Trung Quốc đã học?
- HS trả lời, GV thống nhất chung:
 * Những giá trị lớn về tư tưởng , tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình Việt nam, Trung Quốc đã học là:
 + Lòng yêu quê hương đất nước, hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị.
 + Sự hoà hợp giữa con người và thiên nhiên.
 + Tố cáo chiến tranh phi nghĩa khát khao hạnh phúc lứa đôi.
 + Trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ Việt nam. Thương cảm cho số phận chìm nổi của họ.
 + Tình yêu thương con người và mong muốn mọi người đều no ấm.
 * Tất cả các nội dung trên cần học lại trong các phần ghi nhớ trong SGK và các bài học để hiểu hơn tư tưởng tình cảm thể hiện trong các bài thơ này.
III- CáC TáC PHẩM VĂN XUÔI:
Y? Em hãy kể tên các tác phẩm văn xuôi dã học ở lớp 7( trừ phần văn nghị luận)?
- HS trả lời theo sự chuẩn bị ở nhà. 
- Gọi HS đọc bảng tổng kết theo mẫu câu hỏi 6 SGK trang 128.
 BảNG TổNG KếT CáC TáC PHẩM VĂN XUÔI
 S
TT
Nhan đề 
văn bản
 Giá trị chính về nội dung
Giá trị chính về nghệ 
 thuật
1
Cổng trường mở ra
- Tấm lòng thương yêu, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với đứa con nhỏ và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
- Ngôn ngữ độc thoại tâm tình, khuyên nhủ chan chứa yêu thương của người mẹ đối với đứa con
2
Mẹ tôi
- Qua bức thư người đọc thấm thía công lao và tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái.
- Bài văn mang tính truyện nhưng dưới dạng một vức thư chân thành và cảm động
3
Cuộc chia tay của những con búp bê
- Những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong truyện. Cảm nhận đợc nỗi đau đớn xót xa của những người bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy
- cách kể chuyện rất chân thật và cảm động
4
Sống chết mặc bay
- Lên án gay gắt một tên quan phủ lòng lang dạ thú trước sinh mạng của nhân dân và bày tỏ lòng thương cảm của mình trước cảnh nghìn thảm muôn sầu của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền
- Vận dụng kết hợp tài tình hai phép tương phản và tăng cấp
5
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
- Khắc hoạ sắc nét hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu với hai tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội phi nghĩa và chính nghĩa - thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam- hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời Pháp thuộc
- Hình thức tưởng tượng hư cấu.
- Sử dụng phép tương phản đối lập
G? Dựa vào bài 21 ( Sự giàu đẹp của tiếng Việt ), kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học bằng tiếng Việt đã có, hãy phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của tiếng Việt ( có dẫn chứng kèm theo)?
- HS trả lời theo ý kiến riêng.
- GV giảng:
 + Trong bài viết của mình Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt ở 3 phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó đã là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.
 + Tiếng Việt giàu chất nhạc tạo nên từ một hệ thống nguyên âm, phụ âm và thanh điệu khá phong phú. Những câu thơ của ta cũng trầm bổng, du dương như các giai âm trong nhạc, giàu hình tượng ngữ âm. Ví dụ đoạn thơ sau đây là một đoạn thơ rất giàu nhạc điệu:
 Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
 Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
 Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương
 Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
 Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?
 + Tiếng Việt dồi dào về từ vựng, uyển chuyển về ngữ pháp, phong phú về hình thức diễn đạt, thoả mãn được nhu cầu đời sống, đủ khả năng để phản ánh cuộc sống và tâm hồn. Ví dụ: Đoạn trích trong văn bản Mùa xuân của tôi của tác giả Vũ Bằng Mùa xuân của tôi. giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh. 
( SGK kì I tr174)
 à Sự giàu đẹp của tiếng Việt là khôn cùng, nói mấy cũng không hết. Ta càng yêu quí và tự hào về tiếng mẹ đẻ của ta.
G? Dựa vào bài 24 (ý nghĩa văn c ... hể chia câu thành những loại nào?
- Hai loại : Câu bình thường và câu đặc biệt.
Kh? Thế nào là câu bình thường? Thế nào là câu đặc biệt?
- Câu bình thường là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ.
- Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.
 2- Về dấu câu :
Y? ở lớp 7 em đã được học những loại dấu câu nào?
- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, dấu gạch ngang? 
Tb? Hãy nêu công dụng của những loại dấu câu trên?
- Dấu chấm dùng để đánh dấu kết thúc một câu, ngăn cách câu ấy với câu khác trong văn bản.
- Dấu phẩy dùng để đánh dấu các thành phần có vai trò ngang nhau(đổng chức) trong một câu.
- Dấu chấm lửng dùng để :
 + Tỏ ý rằng còn nhiều sự vật hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
 + Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dở, ngập ngừng hay ngắt quãng.
 + làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ ngữ biểu thị một nội dung bất ngờ, hài hước, châm biếm
- Dấu chấm phẩy : dùng để 
 + Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
 + Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp
* Yêu cầu HS kẻ bảng thống các dấu câu đã học ( SGK tr. 132) vào vở.
II. Luyện tập: 13
1. Bài tập 1 (SBT ngữ văn 7 tập 2)
- Gọi HS đọc bài tập.
- Gọi 1 HS đọc truyện cười Mất rồi SGK trang 17 ( Ngữ văn 7 tập II)
- Hướng dẫn HS kẻ bảng phân loại câu theo mục đích nói các câu trong truyện cười Mất Rồi
Câu PLTMDN
 Câu bình thường
Câu đặc biệt
Câu trần thuật
- Một người có việc đi xa dặn con 
- Sợ con mải chơi quên mất, ông ta viết mấy câu vào giấy, đưa cho con 
- Đứa con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chả thấy ai hỏi. Tối đến, nó thắp đèn lấy giấy ra xem, chẳng may để giấy cháy mất.
- Hôm sau có người khách lại chơi hỏi: 
- Thằng bé ngẩn ngơ hồi l\âu, sực nhớ ra, sờ túi không thấy giấy liền nói
- Ông khách sửng sốt
- Mất rồi.
- Thưa tối hôm qua
- Cháy ạ
Câu nghi vấn
- bó cháu có nhà không?
- mất bao giờ?
- Sao mà mất nhanh thế?
Câu cầu khiến
- ở nhà có ai hỏi thì bảo bố cháu đi vắng nhé!
- Có ai hỏi thì cứ đưa cái giấy này.
2. Bài tập 2 (SBT Ngữ văn 7 tập 2)
- Gọi HS đọc bài tập.
- GV treo bảng phụ cho HS lên điền dấu thích hợp:
“Chàng mèo mướp mà, chàng mèo nào cũng thấy, không cố ý ăn thịt chuột nhắt bao giờ. Mèo chỉ bắt những con chuột tiểu yêu đó để đùa nghịch và để hả cơn cáu kỉnh vì loại chuột nhép cứ bặng nhặng, rúc rích trong xó bếp, là chỗ nghỉ ngơi của mèo. Chính những con chuột lớn lại đứng đắn, không ầm ĩ đến thế. Chỉ vì bực mình mà mèo bắt chuột nhắt. Nhưng chú chuột nhỏ khôn ngoan vẫn hay chạy trốn được. Đời đời cái giống chuột nhắt tai quái cứ làm rức tai loài mèo
3.Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	4. Hướng dẫn HS học ở nhà : (1’) 
- Về nhà ôn tạp theo hướng dẫn trên lớp.
- Chuẩn bị bài : Văn bản báo cáo.
Ngày soạn: 16/4/2010 Ngày dạy: 23 /4/2010 	 Dạy lớp:7A,7B, 7C
 Tiết 124 - Tập làm văn :
 VĂN BảN BáO CáO
I. MụC TIÊU 
1.Về kiến thức: 
Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo :mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
2. Về kỹ năng: Rèn kĩ năng tạo lập văn bản hành chính.
3. Về thái độ: Giáo dục lòng yêu thích tạo lập văn bản đúng yêu cầu.
II. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1.Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV soạn giáo án.
2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và tim hiểu chuẩn bị bài mới.
III. TIếN TRìNH BàI DạY
1. Kiểm tra bài cũ : (5’)
a. Câu hỏi: Khi nào thì cần viết văn bản đề nghị? Hãy trình bày dàn mục một văn bản đề nghị? 
 b. Đáp án 
- Trong cuộc sống sinh hoạt học tập, khi xuất hiện một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể ( thường là một tập thể ) thì người ta viết văn bản đề nghị ( kiến nghị) gửi lên các cá nhân hay tỏ chức có thẩn quyền để nêu ý kiến của mình. 
- Văn bản đề nghị cần trình bày trang trọng ngắn gọn , sáng sủa theo các dàn mục sau :
 a) Quốc hiệu và tiêu ngữ.
 b) Địa điểm làm giấy đề nghị và ngày tháng năm
 c) Tên văn bản : Giấy đề nghị hay bản kiến nghị.
 d) Nơi nhận đề nghị.
 e) Người ( tổ chức ) đề nghị.
 g) Nêu sự việc, lí do, ý kiến cần đề nghị với nới nhận.
 h) Kí tên. 
* Đặt vấn đề vào bài mới:(1’)
Trong cuộc sống có một loại văn bản hành chính công vụ khác ngoài văn bản đề nghị ( kiến nghị ) cũng rất hay được sử dụng đó là văn bản báo cáo. Vậy văn bản báo cáo có những đặc điểm và cách viết như thế nào ? Mời các em cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
( GV ghi tên bài lên bảng )
2. Dạy nội dung bài mới
 Gọi 2 HS đọc 2 văn bản báo cáo trong SGK tr. 133
Tb? Em hãy cho biết tên từng văn bản vừa đọc?
- Văn bản 1 : Báo cáo về kết quả hoạt động chào mừng ngày 20-11.
- Văn bản 2 : Báo cáo về kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt.
Tb? Các văn bản trên của ai gửi cho ai? Nội dung trình bày những vấn đề gì?
- Văn bản 1 : Do lớp trưởng lớp 7B thay mặt lớp viết báo cáo gửi lên Ban giám hiệu trường THCS Trần Quốc Toản. Bản báo cáo đã tổng hợp trình bày về tình hình hoạt động và kết quả đạt được của lớp 7B trong đợt thi đua chào mùng Ngày nhà giáo Việt nam 20-11.
- Văn bản 2 : Do lớp trưởng lớp 7C thay mặt lớp viết báo cáo gửi lên tổng phụ trách Đội trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Bản báo cáo này đã tổng hợp trình bày tình hình hoạt động và kết quả đạt được của lớp 7C trong đợt quyên góp ủng hộ các bạn HS vùng lũ lụt.
- Hai bản báo cáo trên do lớp trưởng thay mặt tập thể viết. Như vậy báo cáo công tác của một tập thể thường do người đúng đầu tập thể đó viết, như lớp trưởng, bí thư chi Đoàn, chi đội trưởng
Tb? Qua 2 ví dụ trên em hiểu viết báo cáo để làm gì?
- Người ta viết báo cáo để tổng hợp, trình bày về tình hình sự việc và các kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể nào đó để cho cấp trên nắm được. 
Kh? Quan sát lại 2 bản báo cáo trên trong SGK, em hãy cho biết báo cáo cần phải chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?
- Bản báo cáo cần đảm bảo yêu cầu :
 + Về hình thức: trình bày trang trọng, rõ ràng, sáng sủa theo một số mục quy định.
 + Về nội dung : cần báo cáo cụ thể , có số liệu rõ ràng.
 Cả 2 văn bản trên đều làm được điều này.
Tb? Em đã viết báo cáo lần nào chưa? Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết báo cáo trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp em?
- HS có ý kiến riêng.
- GV : Trong sinh hoạt và học tập có nhiều trường hợp cần viết báo cáo như : báo cáo kết quả học tập học kì I của lớp. Báo cáo về việc hoạt động trong học kì I của chi đội lớp em
* Gọi 1 HS đọc 3 tình huống trong SGK tr134.
Tb? Hãy cho biết tình huống nào cần viết báo cáo?
- Trong 3 tình huống chỉ có tình huống b là cần viết báo cáo. Đó là văn bản báo cáo về tình hình học tập, sinh hoạt và công tác của lớp trong 2 tháng cuối năm do ban cán sự lớp viết gửi cho cô giáo chủ nhiệm.
- Hai trường hợp còn lại : tình huống a phải viết văn bản đê nghị, tình huống c phải viết đơn xin nhập học.
Y? Tại sao trong 3 tình huống phải viết 3 loại văn bản khác nhau?
- Ba tình huống có 3 mục đích khác nhau nên phải viết 3 văn bản khác nhau. Không thể dùng văn bản đề nghị để báo cáo kết quả hoặc không thể dùng văn bản báo cáo để xin nhập học được.
 Vì vậy phải phân biệt được các tình huống để biết khi nào phải viết văn bản báo cáo, khi nào phải llàm các loại văn bản khác như bản kiểm điểm, bản tường trình, kiến nghị, đề nghị, biên bản
GV tóm lại : Báo cáo là một trong những loại văn bản hành chính khá tiêu biểu và thông dụng trong cuộc sống. Mục đích của văn bản báo cáo là trình bày nội dung và kết quả công việc của cá nhân hay một tập thể. Tuỳ theo yêu cầu và tính chất của sự việc cần báo cáo mà người ta viết loại văn bản này dài hay ngắn, đơn giản hay phức tạp. Trên đây là 2 văn bản báo cáo đơn giản, có những vấn đề gần gũi với các em. Những báo cáo có nội dung và hình thức phức tạp sẽ học ở những lớp, những cấp học cao hơn. Nội dung của văn bản báo cáo có thể khác nhau nhưng nhìn chung hình thức trình bày theo một số mục nhất định
Gọi 1 HS đọc câu hỏi a mục 1 nhỏ.
Tb? Em hãy đọc lại hai văn bản báo cáo trên và xem các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào? Cả 2 văn bản có điểm gì giống và khác nhau?
- Cả hai văn bản đều có các mục và trình bày thứ tự giống nhau:
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Địa điểm, ngày tháng viết báo cáo.
+ Tên bản báo cáo.
+ Tên người nhận hoặc tổ chức nhận.
+ Nội dung báo cáo.
+ Kí tên.
Kh? Điểm giống nhau và khác nhau của hai văn bản là gì?
- Giống về cách trình bày.
- Khác ở nội dung cụ thể.
Tb? Những phần nào là quan trọng, cần chú ý trong cả hai văn bản báo cáo?
- Các mục quan trọng cần chú ý là: Báo cáo với ai? Ai báo cáo? Báo cáo về vấn đề gì? Báo cáo để làm gì?
- GV: Trong một văn bản báo cáo một số mục có thể thiếu nhưng có một số nội dung không thể thiếu trong một văn bản báo cáo. Những mục không thể thiếu là: Báo cáo gửi ai? Ai báo cáo? Báo cáo về vấn đề gì? kết quả như thế nào?
 Phần nội dung báo cáo là trọng tâm, dài nhất. Kết quả công việc cần báo cáo bao giờ cũng cụ thể có số liệu rõ ràng.
Tb? Từ 2 văn bản trên hãy rút ra dàn mục chung một văn bản báo cáo?
- làm văn bản báo cáo phải theo một dàn mục chung đó là: GV ghi bảng: à dàn mục
a) Quốc hiệu tiêu ngữ.
b) Địa điểm nơi làm báo cáo và ngày tháng năm.
c) Tên văn bản.
d) Nơi nhận báo cáo.
e) Người ( Tổ chức) báo cáo.
g) Nêu lí do, sự việc, kết quả đã làm được.
e) Kí tên
Y? Tên văn bản báo cáo thường viết như thế nào?
- Tên văn bản cần viết chữ in hoa khổ to.
Tb? Các mục trong văn bản báo cáo được trình bày ra sao? (về khoảng cách giữa các mục, lề trên và lề dưới?)
- Trình bày văn bản báo cáo cần sáng sủa, cân đối: các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, nơi nhận và nội dung báo cáo mỗi phần cách 2 3 dòng. Không viết sát lề giấy, không để phần trên và phần dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn.
Tb? Các kết quả văn bản báo cáo cần trình bày như thế nào?
- Các kết quả bao giờ cũng được nêu rõ ràng với các số liệu chi tiết, cụ thể, tránh tình trạng nói chung chung.
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ - Nhắc HS học thuộc
Tb? Em hãy chọn một tình huống cụ thể và luyện viết 1 văn bản báo cáo?
- HS tự chọn tình huống và viết báo cáo theo đúng yêu cầu đã học.
VD: Báo cáo về kết quả học tập, tu dưỡng của bản thân em trong năm học vừa qua - hoặc trong đợt thi đua chào mừng ngày 20 11 vừa qua.
- Gọi 1 HS đọc bài viết của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa .
I- Đặc điểm của văn bản báo cáo :
10
 1- Ví dụ :
II- Cách làm văn bản báo cáo: 20
1- Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo:
2- Dàn mục một văn bản báo cáo:
3- Lưu ý :
* Ghi nhớ : SGK tr136
III- Luyện tập:
8’
3. Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	4. Hướng dẫn HS học ở nhà : (1’) 
- Về nhà xem lại hai văn bản mẫu - học bài.
- Làm bài tập: 1,2,3,4 SBT Ngữ văn 7 tập 2 tr.86.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 33 doc.doc