Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 26 - Tiết 97 đến 100

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 26 - Tiết 97 đến 100

97 Bài 24: Văn bản:

Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG

Hoài Thanh

I/ Mục tiêu bài học:

 1/ Kiến thức:

 Giúp hs: hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu , nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

 2/ Kĩ năng:

 Hiểu sâu hơn phong cách nghị luận của tác giả.

 3/ Thái độ:

 Yêu mến văn thơ Việt Nam .

II/ Chuẩn bị:

 Gv:Tập thơ Hoài Thanh .

 Hs: Soạn bài và phân tích văn chương có ý nghĩa gì trong cuộc sống.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 26 - Tiết 97 đến 100", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26. Tiết 97 Bài 24: Văn bản:
Ngày soạn : 7/3/09 Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
Ngày dạy: 10/3/09 Hoài Thanh
I/ Mục tiêu bài học:
 1/ Kiến thức:
 Giúp hs: hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu , nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
 2/ Kĩ năng:
 Hiểu sâu hơn phong cách nghị luận của tác giả.
 3/ Thái độ:
 Yêu mến văn thơ Việt Nam .
II/ Chuẩn bị:
 Gv:Tập thơ Hoài Thanh .
 Hs: Soạn bài và phân tích văn chương có ý nghĩa gì trong cuộc sống.
III/ Các hoạt động dạy học:
 (5p) Hoạt động 1: Kiểm tra sỉ số và việc chuẩn bị của hs:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Yêu cầu hs báo cáo sỉ số
Đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện qua những phương diện nào?
Qua văn bản em hiểu thêm gì về Bác Hồ cũng như về tác giả Phạm Văn Đồng
HS báo cáo sỉ số.
Trong lối sống; quan hệ với mọi người; trong lời nói; bà viết và việc làm
Với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, dẫn chứng cụ thể
Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ: Giản dị trong cuộc sống, trong quan hệ với mọi người, , trong lời nói và bài viết. Ở Bác sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thắm đượm tình cảm chân thành.
(3p) Hoạt động 2: Giới thiệu bài:
Đến với văn chương có nhiều điều cần biết nhưng có 3 điều cần biết nhất là: Nguồn gốc văn chương là gì?; Công dụng gì trong cuộc sống?Bài viết của Hoài Thanh sẽ cung cấp cho chúng ta hiểu một cách đúng và cơ bản về điều đó. Văn bản được viết năm 1936 có lần đổi tên là công dụng và ý nghĩa của văn chương.
(33p) Hoạt động 3: Tìm hiểu chú thích và văn bản:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
(Thực hiện 13p)
Yêu cầu HS đọc văn bản.
Xem phần chú thích.
(Thực hiện 20p)
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
Quan niệm như vậy có đúng không?
“Văn chương  tạo ra sự sống”. Hãy giải thích làm rõ ý trên?
Hãy tìm chi tiết chứng minh?
Công dụng của văn chương là gì?. Hãy đọc: “Vậy thì.hoặc hình dung sự sống đến hết bài để hình dung?
Ý nghĩa văn chương thuộc loại nghị luận nào trong hai loại văn chương sau đây:
Văn nghị luận của Hoài Thanh có gì đăc sắc? Chọn 1 trong các ý để trả lời.
Nội dung nghệ thuật của bài văn này là gì?
HS đọc văn bản.
Nhận xét cách đọc của bạn.
Tìm hiểu vài nét về tác giả Hoài Thanh
+ Hoài Thanh (1909- 1982).
+ Năm 2000 được nhà nước phong tặng giả thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật.
Nói cốt yếu là cái chính, cái quan trọng chứ không phải là tất cả.
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, thương cả muôn loài muôn vật.
Rất đúng nhưng vẫn còn quan niệm khác.
VD: Văn chương bắt đầu từ cuộc sống lao động của con người. Các quan niệm tuy khác nhau nhưng không loại trừ nhau, bổ sung cho nhau về ý nghĩa.
HS thảo luận 5p. Trình bày.
a. Văn chương sẽ là hình dung muôn hình vạn trạng: Cuộc sống của con người vốn là muôn hình vạn trạng. Văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. Ở đây hình dung là một Danh Từ, nó có nghĩa như hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương.
b. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.
HS tìm hiểu chi tiết.
Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha: “Gây cho ta những tình cảm không có, biết cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên. Lịch sử loài người muốn xóa bỏ văn chương, thì sẽ xóa bỏ dấu vết chính nó, sẽ nghòe nàn tâm linh đến bực nào?
HS: Đọc và thảo luận 2p lựa chọn:
Là nghị luận văn chương.
(Nội dung nghị luận thuộc vấn đề văn chương)
HS: Suy nghĩ lựa chọn: Vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc hình ảnh.
VD: Người ta kể về nguồn gốc văn chương.
HS nêu ghi nhớ.
I./ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
(4p) Hoạt động 4: Hệ thống hóa kiến thức:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Văn nghị luận luận của Hoài Thanh nói lên điều gì?
Với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Hoài Thanh khẳng định:
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện tình cảm sẵn có. Đời sống nhân loại mà nếu thiếu văn chương thì rất nghòe nàn.
HS đọc lại văn bản.
(1p) Hoạt động 5: Chuận bị cho tiết sau:
Học thuộc ghi nhớ.
Soạn bài: “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”
? Tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
? Làm bài tập.
Tuần 26; Tiết 98.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
KIỂM TRA VĂN
I./ MỤC TIÊU:
 1./ Kiến thức:
 Giúp HS nắm vững kiến thức đã học. Khắc sâu những vấn đề về văn bản đã học.
 2./ Kĩ năng:
 Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi.
 3./ Thái độ:
 Siêng năng tích cực làm bài. Nghiêm túc trong khi làm kiểm tra.
II./ CHUẨN BỊ:
 HS: Học thuộc các văn bản.
 GV: Đề kiểm tra pho to
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 (2p) Hoạt động 1: Kiểm tra sỉ số – Bài cũ:
Kiểm tra sỉ số; Kiểm tra việc chuẩn bị của HS
(43p) Hoạt động 2: Phát đề kiểm tra:
Đề kiểm tra:
A./ TRẮC NGHIỆM:
I./ Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng với câu sau:
Câu 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh và mất năm nào?
a. 1890 – 1969; b. 1890 – 1968; c. 1890 – 1970; d. 1890 – 1971
Câu 2: Được nhà nước phong tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa nghệ thuật” là tác giả nào?
a. Hoài Chân; b. Hoài Thanh; c. Phạm Văn Đồng; d. Đặng Thai Mai
Câu 3: Văn bản “Ý ngĩa văn chương” Thuộc thể loại nào?
a. Nghị luận; b. Nghị luận chứng minh; c. Nghị luận văn chương; d. Câu a, b đúng
Câu 4: Từ “ Hình dung” trong câu “ Văn chương hình dung ra đời sống muôn hình vạn trạng” thuộc loại từ nào sau đây?
a. Động từ; b. Danh từ; c. Tính từ; d. Đại từ. 
II./ Hãy ghép cột (A) sao cho phù hợp với cột (B):
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Phạm Văn Đồng.
2. Đặng Thai Mai.
3. Hoài Thanh.
4. Hoài Chân.
5. Hồ Chí Minh
a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
b. Ý nghĩa văn chương.
c. Sự giàu đẹp của tiếng việt.
d. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
1.
2
3
4
5.
B. TỰ LUẬN:
Câu 1: Học sinh chép thuộc lòng đoạn đầu của bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”?
..
..
Câu 2: Chép hai câu tục ngữ nói về kinh nghiệm sản xuất? Hai câu nói về con người và xã hội?
..
..
Đáp án:
A./ TRẮC NGHIỆM:
I./ Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng với câu sau:
Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: 
II./ Hãy ghép cột (A) sao cho phù hợp với cột (B):
Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5:
B. TỰ LUẬN:
Câu 1: 
Câu 2:
 (1p) Hoạt động 3: Chuẩn bị cho tiết sau:
Thu bài, nhắc nhở HS chưa nghiêm túc khi làm bài.
Soạn bài “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”
? Tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
? Làm bài tập.
Tuần 26; Tiết 99. Bài 25: Tiếng việt:
Ngày soạn: CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
Ngày dạy:
I./ MỤC TIÊU:
 1./ Kiến thức:
 Giúp hs nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 2./ Kĩ năng:
 Thực hành nhuyễn các thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động..
 3./ Thái độ:
 Yêu tiếng việt , viết văn hay.
II./ CHUẨN BỊ:
 Gv: ghi những cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 Hs: soạn bài và tìm cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
(5p) Hoạt động 1: Kiểm tra sỉ số – Bài cũ:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Yêu cầu HS báo cáo sỉ số.
Văn nghị luận luận của Hoài Thanh nói lên điều gì?
HS báo cáo sỉ số.
Với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh. Hoài Thanh khẳng định:
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện tình cảm sẵn có. Đời sống nhân loại mà nếu thiếu văn chương thì rất nghòe nàn.
HS đọc lại văn bản.
(15p) Hoạt động 2: I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung.
Hai câu sau có gì giống và khác nhau?
Hãy trình bày qui tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
Những câu sau đây có phải là câu bị động không? Vì sao?
Những câu có từ: Bị / được có phải lúc nào cũng là câu bị động không?
HS đọc hai câu văn.
Giống nhau:
Về nội dung cả hai câu đều miêu tả cùng một sự việc. Cả hai câu đều là câu bị động.
Khác nhau về hình thức: câu a có từ được ; câu b không có từ được.
Người ta đã hạ cánh màn diều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “ hóa vàng” . câu chủ động tương ứng với 2 câu bị động a,b.
Thảo luận 5p.
Câu a,b tuy có từ được/ bị nhưng không phải là câu bị động. Bởi lẽ chỉ có thể nói đến câu bị động trong đối lập với câu chủ động tương ứng.
Không phải bất kì trường hợp nào?
Giống nhau:
Về nội dung cả hai câu đều miêu tả cùng một sự việc. Cả hai câu đều là câu bị động.
Khác nhau về hình thức: câu a có từ được ; câu b không có từ được.
Người ta đã hạ cánh màn diều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “ hóa vàng” . câu chủ động tương ứng với 2 câu bị động a,b.
Câu a,b tuy có từ được/ bị nhưng không phải là câu bị động. Bởi lẽ chỉ có thể nói đến câu bị động trong đối lập với câu chủ động tương ứng.
(20p) Hoạt động 3: II. Luyện tập:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung.
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động theo 2 cách khác nhau.
Chuyển đổi câu chủ động thành hai câu bị động . Một dùng từ bị – một câu dùng từ được. Cho biết sắc thái biểu cảm.
Viết đoạn văn có sử dụng từ bị động nói về sự say mê hoặc ảnh hưởng của em về tác phẩm văn học. 
Thảo luận 5p .
a/ Ngôi chùa ấy được xây dựng vào thế kỉ XIII.
Ngôi chùa ấy xây dựng vào thế kỉ XIII.
b/ Tất cả cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim.
Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c. Con ngựa bạchchàng kị sĩ buộc bên gốc đào.
Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d/ Một lá cờ được dựng ở giữa sân.
Một lá cờ dựng ở giữa sân.
a/ Em bị thầy giáo phê bình.
/ Em được thầy giáo phê bình.
b/ Ngôi làng ấy bị người ta phá.
Ngôi làng ấy được người ta phá.
c/ Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp.
Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.
** Câu bị động dùng từ được mang hàm ý tích cực.
Hs viết đoạn văn ngắn.
a/ Ngôi chùa ấy được xây dựng vào thế kỉ XIII.
Ngôi chùa ấy xây dựng vào thế kỉ XIII.
b/ Tất cả cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim.
Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.
c. Con ngựa bạchchàng kị sĩ buộc bên gốc đào.
Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d/ Một lá cờ được dựng ở giữa sân.
Một lá cờ dựng ở giữa sân.
a/ Em bị thầy giáo phê bình.
/ Em được thầy giáo phê bình.
b/ Ngôi làng ấy bị người ta phá.
Ngôi làng ấy được người ta phá.
c/ Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp.
Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.
** Câu bị động dùng từ được mang hàm ý tích cực.
(4p) Hoạt động 4: Hoạt động 4: Hệ thống kiến thức:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
- Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ ấy.
- Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ chỉ chủ thể của hoạt động thành 1 bộ phận không bắt buộc trong câu.
Không phải câu nào có từ bị , từ được là câu bị động.
(1p) Hoạt động 5 : Chuẩn bị tiết sau:
Học thuộc ghi nhớ. Soạn bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.
Dựa vào lí thuyết để trả lời các câu hỏi. Viết đoạn văn chứng minh theo đề.
Tuần 26; Tiết 100. Bài 25:Tập làm văn:
Ngày soạn: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH 
Ngày dạy:
I./ MỤC TIÊU:	
 1./ Kiến thức:
 Củng cố chắn chắn hơn những hiểu biết về cách làm một bài văn lập luận chứng minh.
 2./ Kĩ năng:
 Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết một đoạn văn chứng minh.
 3./ Thái độ:
 Yêu tiếng việt , viết văn hay.
II./ CHUẨN BỊ:
 Gv:Các đoạn văn mẫu..
 Hs: Viết đoạn văn chứng minh.
III/ Các hoạt động dạy học:
 (5p) Hoạt động 1: Kiểm tra sỉ số và việc học tập của hs:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Yêu cầu hs báo cáo sỉ số.
Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
Báo cáo sỉ số.
Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
- Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ ấy.
- Chuyển từ ( cụm từ) chỉ đối tượng hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ chỉ chủ thể của hoạt động thành 1 bộ phận không bắt buộc trong câu.
Không phải câu nào có từ bị , từ được là câu bị động.
(1p) Hoạt động 2: I/ Chuẩn bị ở nhà:
Gv nêu đề:yêu cầu hs nhắc lại yêu cầu đối với 1 đoạn văn chứng minh:
Cần lưu ý các điểm sau:
Đoạn văn không tồn tại độc lập riêng biệt mà chỉ là một bộ phận của bài văn. Vì vậy khi tập viết một đoạn văn cố hình dung đoạn đó nằm ở vị trí nào của bài văn có thế mới viết được câu chuyển đoạn.
Cần có câu chủ đềnêu rõ luận điểm của đoạn văn. Các ý, các câu trong đoạn 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7(5).doc