Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 24

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 24

 Tiết 85 Văn bản :

Sự GIàU ĐẹP CủA TIếNG VIệT

- Đặng Thai Mai -

 I. MụC TIÊU

1.Về kiến thức:

- Hiểu được trên những nét chung sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả.

- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn: lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học.

2.Về kỹ năng: Rèn kĩ năng tìm hiếu văn bản nghị luận.

3.Về thái độ: - Giáo dục lòng yêu quý tiếng Việt.

II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH

1.Chuẩn bị của GV: : Đọc SGK, nghiên cứu SGV. Tham khảo Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp. Soạn giáo án.

2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 24 
BàI 21
 Kết quả cần đạt
Hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh trong bài nghị luận giầu sức thuyết phục của Đặng Thai Mai. Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
Nắm được các đặc điểm về nội dung và hình thức của trạng ngữ, nhận ra được các loại trạng ngữ trong câu.
Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
Ngày soạn: 8/2/2009 Ngày dạy: /2/2009 Dạy lớp 7A
	 Ngày dạy: /2/2009 Dạy lớp 7C	
 Tiết 85 Văn bản : 
Sự GIàU ĐẹP CủA TIếNG VIệT
- Đặng Thai Mai -
 I. MụC TIÊU 
1.Về kiến thức:
- Hiểu được trên những nét chung sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả..
- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn: lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học.
2.Về kỹ năng: Rèn kĩ năng tìm hiếu văn bản nghị luận.
3.Về thái độ: - Giáo dục lòng yêu quý tiếng Việt.
II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1.Chuẩn bị của GV: : Đọc SGK, nghiên cứu SGV. Tham khảo Thiết kế bài giảng Ngữ văn 7 theo hướng tích hợp. Soạn giáo án.
2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III.TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
1.Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh.
* Đặt vấn đề vào bài mới:
 Chúng ta là người VN, hàng ngày sử dụng tiếng nói của toàn dân VN- Tiếng Việt.TV có những đặc điểm và những nét đẹp độc đáo ntn? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu..
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
2.Dạy nội dung bài mới
* Gọi HS đọc chú thích * SGK tr. 66
Tb? Hãy nêu những hiểu biết về tác giả Đặng Thai Mai và văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt?
- Đặng Thai Mai( 1902- 1984) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, là nhà hoạt động xã hội có uy tín. Ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy nhà nước và cơ quan văn nghệ.
- Năm 1996 ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- nghệ thuật.
- Văn bản là đoạn trích trong phần đầu của bài nghiên cứu dài có nhan đề: “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc của nhà nghiên cứu cố giáo sư Đặng Thai Mai. Có nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ đã viết về đặc tính đó của tiếng Việt chẳng hạn như bài Tiếng Việt giàu đẹp của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nêu ấn tượng chung về sự giàu đẹp của tiếng Việt. Bài Tâm sự với các em về tiếng Việt của nhà thơ Xuân Diệu đi sâu vào những biểu hiện rất cụ thể về từ ngữ hay các thể loại văn học. Bài viết của nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai giúp các em hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh bằng bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục của ông.
GV hướng dẫn đọc: 
 * Bài văn nghị luận này có những câu mở rộng thành phần, cần đọc có ngừng giọng để lưu ý người nghe về phần mở rộng ví dụ: “Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người nghe và chỉ nghe thôi hoặc Một giáo sĩ nước ngoài ( chúng ta biêt rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt )” nhưng vẫn phải đảm bảo sự liên tục về ý trong câu văn. 
- GV đọc mẫu 1 đoạn đầu. Gọi 1 HS đọc tiếp.
- Trong quá trình phân tích chúng ta còn tiến hành đọc, nên phần đọc tạm dừng ở đây.
Y? Hãy giải thích: âm bình, dương bình?
- HS dựa vào chú thích trả lời.
Y? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Văn bản viết theo phương thức nghị luận văn học.
Kh? Hãy tìm luận điểm của bài?
- Nhan đề Sự giàu đẹp của tiếng Việt là luận điểm xuất phát.
- Trong bài viết luận điểm chính được cụ thể hoá thành luận điểm bao trùm đó là: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay..
Kh? Hãy tìm bố cục và nêu trình tự lập luận của bài?
- Bài văn có 2 đoạn với ý chính của mỗi đoạn cũng là trình tự lập luận của bài viết như sau:
 + Đoạn 1, từ đầu đến qua các thời kì lịch sử. : Nêu nhận định Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, giải thích nhận định ấy.
 + Đoạn 2, phần còn lại: chứng minh cái đẹp và sự giàu có, phong phú ( cái hay) của tiếng Việt về các mặt: ngữ âm, từ vựng, cú pháp. Sự giàu đẹp ấy cũng là một chứng cứ về sức sống của tiếng Việt.
 GV : Đoạn trích này tập trung nói về đặc tính đẹp và hay của tiếng Việt, vì chỉ là một đoạn trích nên văn bản không bao gồm đầy đủ các phần thường có trong bài văn nghị luận, cụ thể ở đây chưa có phần kết bài. Tuy nhiên bài văn vẫn rất chặt chẽ trong lập luận và có bố cục rõ ràng, hợp lí.
* Chuyển: Chúng ta cùng phân tích văn bản theo bố cục và trình tự lập luận như nêu ở trên.
Tb? Nhắc lại nd chính của đoạn 1.-2 câu đầu tg’ k/đ điều gì? 
 - Người Việt Nam có 
?Tb: Luận điểm chính của bài được nêu trong câu văn nào?
 - Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
?Kh: Trong câu văn tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? T/d?
(Tại sao tác giả không viết “Tiếng việt là một thứ tiếng đẹp, hay” mà lại tách ra như vây?)
- Nghệ thuật: điệp ngữ.
- Lặp lại từ ngữ để tăng thêm phần trang trọng, nhằm nhấn mạnh về p/c của tiếng việt.( Luận đề trên hàm chứa 2 luận điểm cần làm rõ đó là tiếng việt đẹp, tiếng việt hay)
?Kh: Vậy cái hay-đẹp của TV đã được tg’ giải thích như thế nào (trong những câu tiếp theo)?
 -(về nhịp điệu):Hài hoà về âm hưởng, thanh điệu.(về cú pháp): tế nhị uyển chuyển trong cách đặt câu.
 - Tiếng việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm..l/s.
?Kh: n/x gì về cách s/d từ ngữ và cách lập luận của tg’ trong đoạn văn trên? Tác dụng?
- Điệp ngữ “nói thế có nghĩa là” “để”. Nhằm nhấn mạnh và mở rộng ý văn.
 Cách lập luận ngắn gọn, rành mạch và khúc triết ,đi từ khái quát đến cụ thể, làm cho lời văn rõ ràng, dễ hiểu.
?G: p/t, em hiểu rằng TV đẹp và hay là nhờ đặc điểm gì của nó? 
->TV đẹp và hay vì nó có hình thức và ND độc đáo, có giá trị sử dụng cao.
(Vì vậy tg’ viết:TV có đầy đủ khả năng để diễn đạt t/c..lịch sử)
GV: Vậy tiếp đó tg’ đã c/m cho nhận định của mình ntn? We tìm hiểu tiếp phần 2:
?Tb: Nội dung chính của phần 2?
?Tb: Trước hết tác giả đi chứng minh p/c nào của tiếng việt?
?Kh; Để chứng minh vẻ đẹp của tiếng việt tác giả dựa vào đặc sắc nào trong cấu tạo?
- ..Giàu chất nhạc
?Kh: Chất nhạc của tiếng việt được xác nhận trên các chứng cớ nào( trong đời sống và trong khoa học?)
- (Người nước ngoài nhận xét:) 
+ Rành mạch trong lối nói.
+ Uyển chuyển trong câu kéo.
+ Ngon lành trong tục ngữ.
?G:Qua hiểu biết của mình,em thử lấy vd minh chứng cho n/x này?
-Người sống, đống vàng.
-Đứng bên ni đồng..
?Kh: Tại sao không lấy lời nhận xét của người việt? 
Tạo sự khách quan.
?Kh: Tiếp theo tác giả chứng minh, giải thích vẻ đẹp của tiếng việt ở phương diện nào nữa?
Lấy dẫn chứng?
- Hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú, giàu thanh điệu
+ 11 nguyên âm
+ 3 cặp nguyên âm đôi: ie, uô, ươ
+ Phụ âm: l,b...
+ 6 thanh điệu( hai thanh bằng, 4 thanh trắc)( Tiếng Hán có 4 thanh; Nga, Pháp có 2 thanh)
?Kh: Tác giả bình luận như thế nào về tiếng việt?
- Tiếng việt giàu hình tượng ngữ âm, như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng.
?Kh: Nêu nhận xét của em về cách sd chứng cứ của tg’
- Tác giả kết hợp cả những chứng cớ khoa học và trong đời sống làm cho lí lẽ trở nên sâu sắc.
?Kh: Từ đó em hiểu TV đẹp bởi những gì?
- Tác giả kết hợp cả những chứng cớ khoa học và trong đời sống làm cho lí lẽ trở nên sâu sắc.
?G: Từ đó em hiểu TV đẹp bởi những gì?
TV đẹp bởi nó hài hoà về âm hưởng, thanh điệu.
?Tb: Tiếp theo tg’ c/m p/c nào của TV?
?Kh: Theo quan niệm của tác giả, thế nào là một thứ tiếng hay?
- Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người.
- Dồi dào về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt.
?Kh: Tác giả đưa ra những dẫn chứng nào để chứng minh rằng tiếng việt của chúng ta rất hay?
 Từ vựng..mỗi ngày 1 nhiều..ngữ pháp ..uyển chuyển hơn..những cách nói mới..
?Tb: Lấy vd trong văn học để giúp tg’ làm rõ hơn khả năng của TV?
 - Chú bé loắt choắt, Cái xắc xinh xinh, Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh
 - Cùng ngảnh lại mà cùng chẳng thấy, Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu, Ngàn dâu xanh ngắt một mầu, Tình chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
 - Đường vô xứ Huế quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
 + Về sự uyển chuyển:
 - Người sống, đống vàng.
 - Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng chống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.
?Kh: Nhận xét về cách lập luận của tác giả?
- Lập luận khoa học, dẫn chứng chính xác, thuyết phục người đọc TV là 1 thứ ngôn ngữ giàu đẹp. Tuy nhiên còn thiếu những dẫn chứng cụ thể sinh động.
?G: Qua pt em hiểu TV hay là bởi cái gì?
->TV hay bởi sự tế nhị, uyển chuyển,có đầy đủ k/năng diễn đạt t/c, tư tưởng con người và thoả mãn y/c mọi mặt của đ/s ngày càng phát triển 
?Tb: Trong câu văn cuối bài tác giả khẳng định như thế nào về tiếng việt?
- Cấu tạo tiếng việt...sức sống của nó.
?Kh: Em có suy nghĩ gì về cách nhận định trong câu văn? Nhận định đó bộc lộ t/c nào của tg’?
- nhận định chắc chắn, đầy tin tưởng,tự hào. 
GV: Tiếng việt có sức sống mãnh liệt điều đó cũng nói lên sức mạnh trường tồn của dân tộc Việt Nam, của những giá trị v/c và tinh thần của người Việt- trong đó có ngôn ngữ TV.
GV: Tác giả đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Kh? Em hãy nêu những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận và nội dung của văn bản trên?
- Nghệ thuật: Kết hợp giải thích chứng minh với bình luận. Lập luận chặt chẽ: đưa nhận định ngay ở phần mở bài tiếp đó giải thích và mở rộng nhận đinh, sau đó dùng các chứng cứ chứng minh. Các dẫn chứng đưa ra khá toàn diện, bao quát, không sa vào những dẫn chứng quá tỉ mỉ, cụ thể. Trong 
bài có những câu mở rộng, biện pháp này vừa làm rõ nghĩa( giống như ghi chú) vừa bổ xung thêm những khía cạnh mới hoặc mở rộng điều đang nói mà không cần viết thành 1 câu khác. Các dấu hiệu hình thứcđể tách bộ phận mở rộng có thể là dấu ngoặc đơn, dấu gạch ngang hoặc dấu phẩy.
- Nội dung : Chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt.
* Gọi HS đọc ghi nhớ, nhắc HS học thuộc.
* Phần luyện tập do thời gian hạn hẹp, yêu cầu HS làm ở nhà.
I- Đọc và tìm hiểu chung: (10)
- Đặng Thai Mai (1902- 1984) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, là nhà hoạt động xã hội có uy tín. Ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy nhà nước và cơ quan văn nghệ.
- Năm 1996 ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học- nghệ thuật.
- Văn bản trích trong bài nghiên cứu Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc của ông.
II- Phân tích: (25)
1-Nhận định chung về phẩm chất của tiếng việt:(7’) 
2. Những biểu hiện về sự giàu đẹp của tiếng việt:(12’)
a. Tiếng việt đẹp:
TV đẹp bởi nó hài hoà về  ... ập 3(tr. 40)
3.Củng cố, luyện tập (2’) 
 	- GV nhấn mạnh nội dung bài học, 
- HS nhắc lại nội dung đã nắm được qua bài vừa học.
4.Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
- Về nhà tìm hiểu lại các ví dụ, học bài. Làm bài tập 3 (phần còn lại)
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
Ngày soạn:8/2/2009 Ngày dạy: 13 /2/2009 Dạy lớp 7A
	 Ngày dạy: 12/2/ 2009 Dạy lớp 7C
 Tiết 87, 88 Tập làm văn
	TìM HIểU CHUNG Về PHéP LậP LUậN CHứNG MINH
 I. MụC TIÊU 
1.Về kiến thức: Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
2.Về kỹ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận chứng minh. Có kĩ năng lập luận chứng minh một vấn đề. 
3.Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức nghiên cứu, tìm hiểu văn nghị luận.
II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1.Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV Tham khảo. Soạn giáo án.
2.Chuẩn bị của HS: : Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
III.TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
1.Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra việc làm bài tập và chuẩn bị bài ở nhà của HS.
- GV nhận xét, đánh giá, nhắc nhở ý thức chuẩn bị ở nhà của HS.
* Đặt vấn đề vào bài mới:
Các em thân mến, các em đã được học 2 văn bản nghị luận Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và sự giàu đẹp của tiếng Việt, các tác giả đã đưa ra các dẫn chứng để làm rõ những nhận định của minh trong bài. Đó chính là phép lập luận chứng minh. Xin mời các me tim hiểu về phép lập luận này trong 2 tiết học hôm nay. 
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
2.Dạy nội dung bài mới
* Gọi 1 HS đọc câu hỏi 1(41)
Tb? Trong đời sống khi nào ta cần chứng minh? 
Khi bị ghi ngờ,bị hoài nghi chúng ta đều có nhu cầu chứng minh sự thật.
?Kh: Khi cần chứng minh cho ai đó tin lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? 
- Cần chứng minh mình có tư cách công dân thì đưa thẻ chứng minh thư nhân dân ra. Khi đưa giấy khai sinh là để chứng minh ngày sinh. Khi đưa bằng tốt nghiệp Tiểu học ra là để chứng minh mình đã học xong bậc Tiểu họchoặc khi cần người ta tin mình nói thật ta sẽ chứng minhkhi bị nghi ngờ, hoài nghi ta đều có nhu cầu chứng minh sự thật.
- Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời ta nói là sự thật thì ta dẫn sự vịêc ấy ra, dẫn người đã chứng kiến sự việc ấy. Cũng như toà án người ta dùng bằng chứng, vật chứng, nhân chứng để chứng minh người nào đó có tội hay không có tội. Hoặc dùng dấu vân tay để chứng minh ai đó đã mở khoá vào nhà lấy trộm
Tóm lại Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta phải chứng minh rất nhiều điều là đúng, là sai là thật, là giả Trong suy nghĩ, chúng ta phải dùng những chân lí, lí lẽ, dẫn chứng đã biết hoặc có thực để suy ra cái chưa biết hoặc xác nhận một điều gì đó là đúng đắn. Đó là chứng minh.
Tb? Vậy em hiểu như thế nào là chứng minh?
- HS trả lời GV nhận xét, bổ sung và ghi bảng bài học:
* Chuyển : Trong cuộc sống chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ 1 ý kiếm là chân thực, vậy trong văn nghị luận chứng minh là thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
Kh? Trong văn nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn( không được dùng nhân chứng, vật chứng ) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật, đáng tin cậy?
- Trong văn nghị luận ta phải dùng lời lẽ, lời văn trình bày, lập luận để làm sáng tỏ vấn đề.
- Khi đó ta cần dùng lí lẽ và dẫn chứng chân thực, đã được thừa nhận để thuyết phục. Tức là ta phải kể lại những sự việc, sự vật có thật hay chép lại hay tóm tắt lại những câu nói của ai đó biến chúng thành những dẫn chứng của bài văn, kết hợp với lí lẽ để chứng minh điều mình nói là đúng. Cần chú ý: để cho vấn đề mình đang chứng minh có sức thuyết phục thì điều được kể lại, nhắc lại, hay chép lại phải thật chính xác phù hợp với vấn đề mình đang nói.
 Ví dụ : Trong bài Học cơ bản mới trở thành tài người viết đã kể một sự việc có thật là Đơ Vanh-xi một danh hoạ nổi tiếng thế giới đã học vẽ những ngày đầu tiên như thế nào, từ đó rút ra lời khuyên và nhận định của bài văn.
 Tóm lại: Trong văn nghị luận khi chỉ được sử dụng lời văn để chứng tỏ một ý kiến là đúng sự thật và đáng tin cậy, người ta phải sử dụng những sự việc, sự vật có thật hay chép lại, hoặc tóm tắt lại câu nói của ai đó, biến chúng thành dẫn chứng của bài văn kết hợp với lý lẽ để chứng minh.
- Điều được kể lại, chép lại phải thật chính xác và phù hợp với vấn đề đang nói. 
 * Chuyển : Để các em hiểu cụ thể hơn chúng ta cùng tìm hiểu bài nghị luận chứng minh : Đừng sợ vấp ngã
* Gọi một HS đọc văn bản Đừng sợ vấp ngã
Tb? Luận điểm của bài văn Đừng sợ vấp ngã là gì?
- Nhan đề Đừng sợ vấp ngã là luận điểm, là tư tưởng của bài nghị luận. Luận điểm đó còn được nhắc lại ở câu kết Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.
Tb? Để chứng minh luận điểm, người viết đã đưa ra những luận cứ nào? Những sự thật được dẫn ra có đáng tin không?
- Trước tư tưởng Đừng sợ vấp ngã người đọc sẽ thắc mắc: Tại sao lại không sợ: Bài văn phải trả lời, tức là chứng minh chân lý vừa nêu cho sáng tỏ, vì sao không sợ vấp ngã. Cụ thể :
 Bài văn nêu ra những luận cứ (tức là lí lẽ và dẫn chứng) đó là: Đã bao giờ bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên tập bơi bạn bị uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu Những luận cứ ấy để chứng minh vấn đề vấp ngã là thường trong đời người. Đó là những tình huống mà con người ai cũng từng trải qua nên có sức thuyết phục. Sau đó bài viết đưa ra các ví dụ về sự vấp ngã của các danh nhân nổi tiếng trên thế giới ở các lĩnh vực như văn hoá, nghệ thuật, khoa học cuối cùng đưa đến kết luận Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đó còn đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì bạn chưa cố hết sức mình.
- Vì các danh nhân này là có thật, là những tên tuổi lớn, nổi tiếng trên thế giới được nhiều người biết đến, vì thế đó là những sự thật đáng tin.
Kh? Em hãy tìm hiểu lập luận của bài văn này?
- Bài văn đã lập luận theo trình tự các ý như sau:
a) Vấp ngã là thường và lấy ví dụ ai cũng có kinh nghiệm này để chứng minh.
b) Những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã, nhưng vấp ngã không gây trở ngại cho họ trở thành nổi tiếng. Bài đã nêu 5 danh nhân ai cũng phải thừa nhận.
c) Kết bài nêu ra cái đáng sợ hơn là sự thiếu cố gắng.
Tóm lại: Bài viết dùng toàn sự thật ai cũng công nhận. Chứng minh từ gần đến xa, từ bản thân đến người khác. Lập luận như vậy là chặt chẽ.
Tb? Qua tìm hiểu các ví dụ trên em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?
- HS trả lời GV nhận xét và ghi bảng bài học: 
 Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng lý lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục. 
 * Gọi 2 HS đọc ghi nhớ, nhắc HS học thuộc.
 ( Hết tiết 87 )
I- Mục đích và phương pháp chứng minh: 
* 1. Chứng minh là gì? ( 12)
 * Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến ( luận điểm ) nào đó là chân thực.
* Chứng minh trong văn nghị luận: ( 25)
* Văn bản : “Đừng sợ vấp ngã
* Bài học:
* Ghi nhớ: SGK tr.42
3.Củng cố, luyện tập (2’) 
 	- GV nhấn mạnh nội dung bài học, 
- HS nhắc lại nội dung đã nắm được qua bài vừa học.
4.Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
- Về nhà đọc lại văn bản, trả lời các câu hỏi SGK. Học bài.
- Chuẩn bị tiếp phần luyện tập của bài này.
Ngày soạn:12/2/2009 Ngày dạy: 17 /2/2009 Dạy lớp 7A
	 Ngày dạy: 16 /2/ 2009 Dạy lớp 7C
 Tiết 87, 88 Tập làm văn
	TìM HIểU CHUNG Về PHéP LậP LUậN CHứNG MINH
(Tiếp theo)
 I. MụC TIÊU 
1.Về kiến thức: Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
2.Về kỹ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận chứng minh. Có kĩ năng lập luận chứng minh một vấn đề. 
3.Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức nghiên cứu, tìm hiểu văn nghị luận.
II.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1.Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV Tham khảo. Soạn giáo án.
2.Chuẩn bị của HS: : Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
III.TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
1.Kiểm tra bài cũ : 
a.Câu hỏi: Em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?
b.Yêu cầu : 
- Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy. (5 điểm)
- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục. ( 5điểm)
* Đặt vấn đề vào bài mới:
Các em đã nắm được lí thuyết phép lập luận chứng minh, để giúp các em củng cố, khắc sâu lí thuyết chúng ta cùng luyện tập.
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
2.Dạy nội dung bài mới
* Gọi HS đọc văn bản: “Không sợ sai lầm.
Y? Bài văn nêu luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm?
- Luận điểm của bài văn ở ngay nhan đề Không sợ sai lầm Luận điểm đó còn thẻ hiện ở những câu văn:
 + Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế và suốt đời không thể tự lập được.
 + Nếu bạn sợ sai lầm thì bạn chẳng dám làm gì.
 + Thất bại là mẹ của thành công.
 + Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
Kh? Để chứng minh cho luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, thuyết phục không?
- Để chứng minh cho luận điểm của mình người viết đã đưa ra luận cứ sau:
 + Không thể có chuyện sống mà không phạm chút sai lầm nào.
 + Sợ sai lầm thì không dám làm gì
 + Sai lầm đem đến bài học cho những người biêt rút kinh nghiệm khi phạm sai lầm.
- Các luận cứ trong bài này chủ yếu là lí lẽ và người viết phân tích các lí lẽ đó, chứ không đưa một dẫn chứng là con người cụ thể nào như bài Đừng sợ vấp ngã. Tuy nhiên đó cũng là những luận cứ hiển nhiên, thực tế nên có sức thuyết phục cao.
 Kh? Vậy cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã
- Trong bài Đừng sợ vấp ngã người viết dùng chủ yếu là dẫn chứng để chứng minh.
- Trong bài Không sợ sai lầm người viết lại chủ yếu dùng lí lẽ và phân tích các lí lẽ để chứng minh cho luận điểm. Đó là những lí lẽ đã được thừa nhận nên có sức thuyết phục cao.
* Gọi HS đọc bài đọc thêm Có hiểu đời mới hiểu văn SGKtr. 44. Cả lớp theo dõi.
- Yêu cầu lớp về nhà tìm hiểu văn bản này theo câu hỏi của 2 bài Đừng sợ vấp ngã và Không sợ sai lầm.
II- Luyện tập:
Văn bản: Không sợ sai lầm. ( 30 )
* Đọc bài : Có hiểu đời mới hiểu văn.
SGKtr.44 (8’)
3.Củng cố, luyện tập (2’) 
 	- GV nhấn mạnh nội dung bài học, 
- HS nhắc lại nội dung đã nắm được qua bài vừa học.
4.Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
- Về nhà xem lại các bài tập, tìm hiểu, phân tích lại và học bài. Làm bài tập thêm.
- Chuẩn bị bài: Thêm trạng ngữ cho câu( tiếp theo)

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 24.doc